Nguyên tắc xả nước thải vào nguồn
lượt xem 13
download
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD: Biological Oxygen Demand) - Là lượng oxy cần thiết để cung cấp cho VSV hiếu khí oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải ở nhiệt độ và thời gian xác định (mg/L) - BOD thường được đo ở 20oC trong vòng 5 ngày (mg/L) - BOD không phải là chỉ tiêu cho biết chính xác nhưng nó thường sử dụng để xác định chất lượng hữu cơ của nước và được xem như là một định lượng thô về mức độ ô nhiễm hữu cơ trong nước - Thử nghiệm BOD...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nguyên tắc xả nước thải vào nguồn
- GVHD: Trương Quang Bình – Môn: Nước cấp nước thải trong CBTS Câu 1: Hãy cho biết nguyên tắc xả thải vào nguồn? Cho biết BOD, COD là gì? Phương pháp xác định? Ý nghĩa của BOD và COD trong đánh giá chất lượng nước thải? NGUYÊN TẮC XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD: Biological Oxygen Demand) - Là lượng oxy cần thiết để cung cấp cho VSV hiếu khí oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải ở nhiệt độ và thời gian xác định (mg/L) - BOD thường được đo ở 20oC trong vòng 5 ngày (mg/L) - BOD không phải là chỉ t iêu cho biết chính xác nhưng nó thường sử dụng để xác định chất lượng hữu cơ của nước và được xem như là một định lượng thô về mức độ ô nhiễm hữu cơ trong nước - Thử nghiệm BOD được thực hiện bằng cách hòa loãng mẫu nước thử với nước đã khử ion và bão hòa về ôxy, thêm một lượng cố định vi sinh vật giống, đo lượng ôxy hòa tan và đậy chặt nắp mẫu thử để ngăn ngừa ôxy không cho hòa tan thêm (t ừ ngoài không khí). Mẫu thử được giữ ở nhiệt độ 20 °C trong bóng tối để ngăn chặn quang hợp (nguồn bổ sung thêm ôxy ngoài dự kiến) trong vòng 5 ngày và sau đó đo lại lượng ôxy hòa tan. Khác biệt giữa lượng DO (ôxy hòa tan) cuối và lượng DO ban đầu chính là giá trị của BOD. Giá trị BOD của mẫu đối chứng được trừ đi từ giá trị BOD của mẫu thử để chỉnh sai số nhằm đưa ra giá trị BOD chính xác của mẫu thử - BOD về chức năng là tương tự như nhu cầu ôxy hóa học (COD) ở chỗ cả hai đều đo lượng các chất hữu cơ có trong nước. Châu Văn Mạnh-DH09CT - http://www.facebook.com/manhduy4588 Trang 1
- GVHD: Trương Quang Bình – Môn: Nước cấp nước thải trong CBTS Mức BOD (bằng ppm) Chất lượng nước Rất tốt-không có nhiều chất thải hữu cơ 1-2 Tương đối sạch 3-5 Hơi ô nhiễm 6-9 Rất ô nhiễm 10+ - Công thức chuyển đổi BOD5 sang BOD20 BOD BOD20 0,685 Nhu cầu oxy hóa học COD (Chemical Oxygen Demand): - COD (Chemical Oxygen Demand) là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước thải bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. - Chỉ t iêu BOD không đủ để phản ánh khả năng oxy hoá các chất hữu cơ khó bị oxy hoá và các chất vô cơ có thể bị oxy hoá trong nước thải, nhất là nước thải công nghiệp. - Tỷ số COD/BOD luôn luôn lớn hơn 1 và nếu t ỷ số này càng nhỏ thì xử lý sinh học càng dễ - Tuy nhiên, COD là ít cụ thể hơn do nó đo mọi thứ mà về mặt hóa học có thể bị ôxi hóa hơn là chỉ đo mức của các chất hữu cơ hoạt hóa về mặt sinh học - Phương pháp phổ biến nhất để xác định COD là phương pháp bricromate cơ chế của phản ứng sau: - Chất hữu cơ + K2Cr2O7 + H+ CO2 + H2O + 2Cr3+ + 2K Phép đo COD thường cho kết quả nhanh (khoảng 3 giờ, tronh khi đó BOD phải 5 ngày) - nên nhiều loại nước thải giữa chỉ số BOD và COD có những mố i tương quan nhất định Câu 2: Cho biết các phương pháp xử lý nước thải cơ bản? Cho biết dây chuyền công nghệ của một trạm xử lý nước thải? Có 3 loại phương pháp xử lý nước thải – Xử lý cơ học – Xử lý hoá – lý – Xử lý sinh học PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ CƠ HỌC • Mục đích • Tách các chất không hoà tan và 1 phần dạng chất keo ra khỏi nước • Công trình xử lý cơ học – Song chắn rác, chắn giữ các cặn bẩn có kích thước lớn hay ở dạng sợi: giấy, rau, cỏ, rác… – Bể lắng cát, tách các chất bẩn vô cơ có trọng lượng riêng lớn hơn nhiều so với trọng lượng riêng của nước như xỉ than, cát…ra khỏi nước – Bể lắng, để tách các chất lơ lửng có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của nước. Chất lơ lửng nặng hơn sẽ từ từ lắng xuống đáy, còn chất lơ lửng nhẹ hơn sẽ lắng xuống đáy -> công trình xử lý cặn Châu Văn Mạnh-DH09CT - http://www.facebook.com/manhduy4588 Trang 2
- GVHD: Trương Quang Bình – Môn: Nước cấp nước thải trong CBTS • Bể vớt dầu mỡ nhằm tách các tạp chất nhẹ. Nếu hàm lượng không cao có thể tách ở bể lắng • Bể lọc nhằm tách các chất ở trạng thái lơ lửng kích thước nhỏ bằng cách cho đi qua lớp vật liệu lọc • Trong nước thải sinh hoạt, xử lý cơ học có thể loại bỏ đến 60% các tạp chất không hoà tan và giảm 20% BOD • Ngoài ra, tùy theo nhu cầu và tăng hiệu suất xử lý cơ học: bể tự hoại, bể lắng 2 vỏ, bể lắng có ngăn phân hủy - vừa để lắng, vừa để phân huỷ • Nếu điều kiện cho phép, sau khi xử lý cơ học thì nước thải được khử trùng và xả vào nguồn, nhưng thông thường thì xử lý cơ học chỉ là xử lý sơ bộ PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ HOÁ LÝ • Mục đích – Đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động với tạp chất bẩn, biến đổi hoá học, tạo thành chất khác có thể dễ dàng tách ra khỏ i nước thải, hoặc chất không gây ô nhiễm môi trường • Các phương pháp hoá lý thường ứng dụng: keo tụ, hấp thu, trích ly, bay hơi, tuyển nổ i… • Biện pháp hoá lý là phương pháp cuố i cùng hoặc là giai đoạn xử lý sơ bộ cho các giai đoạn xử lý tiếp theo phụ thuộc vào yêu cầu địa phương, tính chất nước thải… PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SINH HỌC • Mục đích – Dựa vào sự sống và hoạt động của VSV để ôxy hoá chất bẩn hữu cơ ở dạng keo và hoà tan có trong nước thải • Công trình xử lý sinh học chia thành hai nhóm: – Những công trình trong đó quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện tự nhiên: cánh đồng tưới, bãi lọc, hồ sinh học…Qúa trình xử lý diễn ra chậm, dựa vào nguồn ôxy và vi sinh có trong đất và nước – Những công trình trong đó quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện nhân tạo: bể lọc sinh học (Biophin), bể làm thoáng sinh học (Aeroten). Qúa trình xử lý diễn ra nhanh hơn, cường độ mạnh hơn • Qúa trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo có 2 mức: xử lý hoàn toàn BOD giảm 90 – 95% và không hoàn toàn BOD giảm tới 40 – 80% • Giai đoạn xử lý sinh học tiến hành sau giai đo ạn xử lý cơ học. Bể lắng sau giai đoạn xử lý cơ học là bể lắng đợt 1. Bể lắng đợt 2 để chắn giữ màng sinh học (bể biophin) hoặc bùn hoạt tính (bể aeroten) • Đối với bể aeroten, để công trình đạt hiệu quả cao hơn thường đưa 1 phần bùn hoạt tính trở lại bể aeroten. Phần bùn hoạt tính còn lại là bùn hoạt tính dư -> bể nén bùn -> bể metanten -> lên men • Qúa trình xử lý sinh học nhân tạo không loại trừ triệt để các loại vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Sau giai đoạn xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo cần thực hiện quá trình khử trùng trước khi xả vào nguồn • Xử lý cặn: • Trong quá trình xử lý nước thải bằng bất kỳ phương pháp nào cũng t ạo nên một lượng cặn đáng kể (0,5 - 1% tổng lưu lượng nước thải). Các chất lơ lửng không hoà tan ở bể lắng đợt 1 gọi là cặn tươi; cặn giữ lại ở bể lắng đợt 2 gọi là màng sinh học (bể biophin) hoặc bùn hoạt tính (bể aeroten) Châu Văn Mạnh-DH09CT - http://www.facebook.com/manhduy4588 Trang 3
- GVHD: Trương Quang Bình – Môn: Nước cấp nước thải trong CBTS • Cặn bùn sau khi xử lý đều có mùi hôi thối khó chịu (nhất là cặn tươi) và nguy hiểm về mặt vệ sinh -> cần xử lý cặn thích đáng • Để giảm hàm lượng chất hữu cơ trong cặn và để đạt các tiêu chuẩn vệ sinh thường áp dụng phương pháp xử lý sinh học kỵ khí trong các công trình t ự hoại bể lắng hai vỏ hoặc bể metanten • Bể tự hoại và bể lắng hai vỏ thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ: lắng cặn và lên men cặn lắng • Bể metaten chỉ ứng dụng lên men cặn lắng. Đôi khi bể này được dùng để xử lý sơ bộ nước thải công nghiệp có nồng độ cao Dây chuyền công nghệ của một trạm xử lý nước thải 1) Khố i xử lý cơ học: nước thải theo thứ tự qua: song chắn rác, bể lắng cát và bể lắng đợt 1 2) Khố i xử lý sinh học: nước thải theo thứ tự qua: khối xử lý cơ học, công trình xử lý sinh học, bể lắng đợt 2 3) Khố i khử trùng: nước thải sau khi qua khố i xử lý cơ học hoặc sinh học thì được hoà trộn vào chất khử trùng và cho tới bể trộn, bể tiếp xúc. 4) Khố i xử lý cặn: bể lắng công trình làm khô cặn Câu 3: Liệt kê các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải? Nêu chi tiết các chỉ tiêu: hàm lương chất rắn, oxy hòa tan (DO), BOD và COD? Vẽ sơ đồ quy trình xử lý nước thải cơ bản? CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI Châu Văn Mạnh-DH09CT - http://www.facebook.com/manhduy4588 Trang 4
- GVHD: Trương Quang Bình – Môn: Nước cấp nước thải trong CBTS Nhóm chỉ t iêu vật lý: 2. Nhóm chỉ t iêu cảm quan: 3. Nhóm chỉ t iêu sinh học 4. Độ đục (độ trong): 5. Oxy hoà tan (DO) 6. Hàm lượng chất rắn 7. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD: Biological Oxygen Demand) 8. Nhu cầu oxy hóa học COD (Chemical Oxygen Demand): 9. Photpho và các hơp chất của photpho 10. Nitơ và các hơp chất của nitơ 11. Các chất khí hòa tan 12. Các kim loại nặng . Hàm lượng chất rắn - Chất rắn trong nước thải bao gồm các chất rắn lơ lửng, chất rắn có khả năng lắng, các hạt keo và chất rắn hòa tan. + Tổng chất rắn (TS: total solids) Tổng các chất rắn (TS) trong nước thải là phần còn lại sau khi đã sấy khô đến trọng lượng không đổi ở nhiệt độ từ 103 - 105oC. Các chất bay hơi ở nhiệt độ này không được coi là chất rắn. Tổng các chất rắn được biểu thị bằng đơn vị mg/L + Tổng chất rắn lơ lửng (TSS: total suspended Solids) Chất rắn lơ lửng là các hạt nhỏ (hữu cơ hoặc vô cơ) trong nước thải. Khi vận tốc của dòng chảy bị giảm xuống (do nó chảy vào các hồ chứa lớn) phần lớn các chất rắn lơ lửng sẽ bị lắng xuống đáy hồ; những hạt không lắng được sẽ tạo thành độ đục (turbidity) của nước. Các chất lơ lửng hữu cơ sẽ t iêu thụ oxy để phân hủy làm giảm DO của nguồn nước. Các cặn lắng sẽ làm đầy các bể chứa làm giảm thể tích hữu dụng của các bể này. Để xác định hàm lượng các chất rắn lơ lửng phải tiến hành phân tích chúng bằng cách lọc qua giấy lọc bằng sợ thủy tinh Whatmann 934AH và 948H (Whatmann GF/C) có kích thước các lổ khoảng 1,2 micrometter (μm) hoặc của Đức loại A/E. Lưu ý là các giấy lọc cấu tạo bằng Polycarbonate cũng có thể sử dụng được, tuy nhiên các số liệu có thể chênh lệch do cấu trúc của các loại giấy này khác nhau. Các chất rắn lơ lửng bị giữ lại ở giấy lọc. Đem giấy lọc này sấy khô đến trọng lượng không đổi ở 105oC A B TSS V TSS: tổng các chất rắn lơ lửng (mg/L) A: trọng lượng của giấy lọc và các chất rắn lơ lửng sau khi sấy khô tuyệt đối (mg) B: trọng lượng ban đầu của giấy lọ c (mg) V: thể tích mẫu nước thải qua lọc (L) + Chất rắn lơ lửng bay hơi VSS (volatile suspended solid) Chỉ t iêu VSS của nước thải thường được sử dụng để biết rõ khả năng phân hủy sinh học của nó Xác định bằng cách đem hóa tro các chất rắn ở 550 ± 50oC trong 1 giờ. Phần bay hơi là các chất hữu cơ (VSS), phần còn lại sau khi hóa tro là các chất vô cơ FSS (Fixed suspended solid). - Để xác định hàm lượng các chất rắn có khả năng lắng (settable solid) ngưới ta dùng một dụng cụ thủy tinh gọi là nón Imhoff có chia vạch thể tích. Cho 1 lít nước thải vào nón Imhoff để cho lắng tự nhiên trong vòng 45 phút, sau đó khuấy nhẹ sát thành nón rồi để cho lắng tiếp trong vòng 15 phút. Sau đó đọc thể tích chất lơ lửng lắng được bằng các vạch chia bên ngoài. Hàm lư ợng chất rắn lơ lửng lắng được biểu thị bằng đơn vị mL/L. Chỉ t iêu chất rắn có khả năng lắng biểu diễn gần đúng lượng bùn có thể loại bỏ được bằng bể lắng sơ cấp. Oxy hoà tan (DO) - DO (Dissolved Oxygen) là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước thường được tạo ra do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. - Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm Châu Văn Mạnh-DH09CT - http://www.facebook.com/manhduy4588 Trang 5
- GVHD: Trương Quang Bình – Môn: Nước cấp nước thải trong CBTS - Phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, hoạt động của thuỷ sinh, các hoạt động hoá sinh, hoá học và vật lý của nước - Quang hợp làm tăng lượng oxy trong nước, hô hấp làm giảm lượng oxy trong nước. Trong tự nhiên, lượng ôxy hòa tan thấp nhất là khi gần sáng - Không khí và dòng chảy: nồng độ ôxy trong không khí cao hơn trong nước, chiếm khoảng 21% thể tích không khí trong khi đó trong nư ớc chỉ chiếm khoảng vài chục phần triệu (mg/l). Trên bề mặt nước do có sự khác nhau lớn về nồng độ ôxy nên các phân t ử ôxy sẽ khuyếch tán vào trong nước. Nồng độ ôxy sẽ khuyếch tán vào nước nhiều hơn khi có gió khuấy trộn nước hay khi có sóng trên bề mặt nước - Nhiệt độ của nước và sự bão hoà khí. Nước lạnh sẽ giữ được nhiều ôxy hoà tan hơn trong nước ấm. Nước ấm sẽ trở nên dễ bão hoà ôxy hơn. Khi nước trở nên ấm, nó giữ được ít ôxy hoà tan hơn. +Từ 0 đến 2 mg/l là không cung cấp đủ ôxy cho sự sống; +Từ 2 đến 4mg/l thì chỉ có một số loài cá và côn trùng sống được; +Từ 4 đến 7 mg/l phù hợp cho các loài thu ỷ sản (cá, tôm) sống ở vùng nước nóng; +Từ 7 đến 11 mg/l là tốt cho cá sống trong vùng nước lạnh và dòng chảy. Câu 4: Cho biết mục đích, phân loại và nguyên tắc thiết kế song chắn rác? Cho biết mục đích và nguyên tắc thiết kế bể lắng cát? Cho biết có mấy loại bể lắng cát? Cho biết bể lắng cát dưới đây là bể lắng cát gì? Ghi chú thích? SONG CHẮN RÁC - Song chắn rác giữ lại các tạp chất thô có kích thước lớn trong nước thải và là công trình xử lý sơ bộ chuẩn bị cho các giai đoạn xử lý tiếp theo - Song chắn rác gồm các thanh đan sắp xếp cạnh nhau ở trên mương dẫn nước. Khoảng cách giữa các thanh đan là khe hở (mắt lưới) 1) Theo khe hở song chắn phân biệt loại thô (30 – 200mm) và loại trung bình (5-25mm) 2) Theo đặc điểm cấu tạo: + Loại cố định với cào rác thủ công. + Loại cào rác chuyển động và kết hợp với máy nghiền rác. Châu Văn Mạnh-DH09CT - http://www.facebook.com/manhduy4588 Trang 6
- GVHD: Trương Quang Bình – Môn: Nước cấp nước thải trong CBTS 3) Theo phương pháp lấy rác khỏ i song chắn phân biệt loại thủ công và cơ giới Phạm vi áp dụng : - Lượng rác dưới 0,1 m3/ngày đêm : Song chắn rác thủ công. - Lượng rác lớn hơn 0,1 m3/ngđ : song chắn rác cơ giới + máy nghiền rác. - Lượng rác trên 1T/ngđ cần phải đặt thêm máy nghiền rác dự phòng - Song chắn rác thưởng đặt nghiêng so với mặt nằm ngang một góc 450 – 900 (600). Theo mặt bằng có thể đặt vuông góc hoặc tạo thành 1 góc α so với hướng nước chảy • Cào rác có thể đặt trước hoặc đặt sau song chắn rác. Cào rác đặt sau có nhiều ưu điểm hơn cào rác đặt trước Bảng 1: BỂ LẮNG CÁT Mục đích, vị trí: - Bể lắng cát nhằm loại bỏ cát, sỏi, đá dăm, các loại xỉ khỏ i nước thải. Trong nước thải, bản thân cát không độc hại nhưng sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các công trình và thiết bị trong hệ thống như ma sát làm mòn các thiết bị cơ khí, lắng cặn trong các kênh hoặc ống dẫn, làm giảm thể tích hữu dụng của các bể xử lý và tăng tần số làm sạch các bể này. Vì vậy trong các trạm xử lý nhất thiết phải có bể lắng cát. - Bể lắng cát thường được đặt phía sau song chắn rác và trước bể lắng sơ cấp. Đôi khi người ta đặt bể lắng cát trước song chắn rác, tuy nhiên việc đặt sau song chắn có lợi cho việc quản lý bể lắng cát hơn. Trong bể lắng cát các thành phần cần loại bỏ lắng xuống nhờ trọng lượng bản thân của chúng. Ở đây phải tính toán thế nào để cho các hạt cát và các hạt vô cơ cần giữ lại sẽ lắng xuống còn các chất lơ lửng hữu cơ khác trôi đi. - Theo đặc tính chuyển động của nước, bể lắng cát phân biệt thành bể lắng cát ngang nước chảy thẳng, chảy vòng; bể lắng cát đứng nước dâng từ dưới lên; bể lắng cát có sục khí; bể lắng cát chảy xoắn ốc… 1) BỂ LẮNG CÁT NƯỚC CHẢY THẲNG Châu Văn Mạnh-DH09CT - http://www.facebook.com/manhduy4588 Trang 7
- GVHD: Trương Quang Bình – Môn: Nước cấp nước thải trong CBTS 2) BỂ LẮNG CÁT NGANG 3) Bể lắng cát có sục khí Câu 5: Cho biết mục đích, phân loại và vị trí của bể điều hòa, bể lắng đợt 1? Động học lắng của chất thải? Hãy chú thích sơ đồ dưới đây: BỂ ĐIỀU HÒA - Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa nước thải về lưu lượng và nồng độ, duy trì sự ổn định của dòng thải, khắc phục những vấn đề vận hành do sự dao động của lưu lượng dòng nước thải gây ra và nâng cao hiệu suất của các quá trình ở cuố i dây chuyền xử lý. - Bể điều hòa cũng giúp làm giảm kích thước và tạo chế độ làm việc ổn định cho các công trình phía sau, tránh hiện tượng quá tải. - Trong bể có hệ thống khuấy trộn để đảm bảo hoà tan và san đều nồng độ, tránh lắng cặn. - Nước thải được đưa về bể điều hòa và bơm đ ịnh lượng ra cho những công trình phía sau - Ngoài ra, để tránh hiện tượng lắng cặn và ngăn chặn mùi trong bể điều hoà cần cung cấp một lượng khí thường xuyên. - Có 2 loại bể điều hòa: + Điều hòa lưu lượng + Điều hòa chất lượng và lưu lượng BỂ LẮNG ĐỢT 1 1) Mục đích: - Để giữ lại các chất hữu cơ không tan trong nước thải trước khi cho nước thải vào các bể xử lý sinh học người ta dùng bể lắng sơ cấp. Bể lắng sơ cấp dùng để loại bỏ các chất rắn có khả năng lắng (tỉ trọng lớn hơn tỉ trọng của nước) và các chất nổi (tỉ trọng nhẹ hơn tỉ trọng của nước). Nếu thiết kế chính xác bể lắng sơ cấp có thể loại được 50 - 70% chất rắn lơ lửng, 25 - 40% BOD của nước thải. PHÂN LOẠI BỂ LẮNG - Lắng là phương pháp đơn giản nhất để tách chất bẩn không hòa tan ra khỏi nước thải - Tùy theo yêu cầu về mức độ cần thiết xử lý nước thải mà ta có thể dùng bể lắng như một công trình xử lý sơ bộ trước khi đưa tới những công trình xử lý phức tạp hơn. Cũng có thể sử dụng bể lắng như công trình xử lý cuố i cùng nếu điều kiện vệ sinh cho phép Châu Văn Mạnh-DH09CT - http://www.facebook.com/manhduy4588 Trang 8
- GVHD: Trương Quang Bình – Môn: Nước cấp nước thải trong CBTS - Tùy theo công dụng của bể lắng trong dây chuyền công nghệ mà người ta phân biệt bể lắng đợt 1 và 2. Bể lắng đợt 1 đặt trước công trình xử lý sinh học. Bể lắng đợt 2 đặt sau công trình xử lý sinh học. - Căn cứ vào chế độ làm việc ta có thể phân thành bể lắng liên tục và bể lắng gián đoạn +Bể lắng gián đoạn thực chất là 1 bể chứa mà ta cứ việc xả nước vào đó và để đứng yên trong khoảng thời gian nhất định. Nước đã lắng tháo ra và cho lượng nước mới vào. Bể lắng này áp dụng cho lượng nước thải ít và chế độ thải không đồng đều +Bể hoạt động liên tục: nước qua bể liên tục - Căn cứ vào chiều nước chảy trong bể người ta phân chia thành bể lắng ngang, lắng đứng, bể lắng radian + Bể lắng ngang: nước chảy ngang từ đầu đến cuối bể + Bể lắng đứng: nước chảy từ dưới lên theo phương thẳng đứng + Bể lắng radian: nước chảy từ tâm ra quanh thành bể hoặc có thể ngược lại. Trong trường hợp thứ nhất gọi là bể lắng ly tâm, trong trường hợp thứ hai gọ i là bể lắng hướng tâm - Ngoài ra còn có loại bể lắng trong đó quá trình lắng nước được lọc qua tầng cặn lơ lửng- gọi là bể lắng trong - Số lượng cặn tách ra khỏi nước thải trong các bể lắng phụ thuộc vào nồng độ nhiễm bẩn ban đầu, đặc tính riêng của cặn và thời gian lưu nước trong bể 2) Động học lắng nước thải: - -Một hạt tạp chất không hòa tan có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của nước, khi lắng sẽ chịu tác dụng của 2 lực: trọng lực của bản thân và lực cản tổng cộng xuất hiện khi hạt chuyển động dưới tác dụng của trọng lượng. Mối tương quan giữa 2 lực đó sẽ quyết định tốc độ lắng của hạt - -Trọng lượng P của hạt phụ thuộc vào khối lượng, kích thước bản thân và tỷ trọng. Lực cản P1 phụ thuộc vào kích thước, hình dạng, tốc độ của hạt và độ nhớt của nước - -Tốc độ lắng của mỗ i hạt riêng biệt có thể coi là đều trong suốt thời gian lắng, bởi vì gia tốc rơi tự do cân bằng với lực cản môi trường. Khi đó tốc độ lắng của các hạt riêng biệt trong nước ở trạng thái tĩnh có thể xác định từ điều kiện cân bằng các lực tác dụng đối với hạt (P1=P) - - Đối với hạt hình cầu lớn (d>0.1mm) lực cản t ỉ lệ với bình phương tốc độ lắng. Song hình dạng các hạt trong nước ở trạng thái lơ lửng rất đa dạng và không phải hình cầu => bán kính tương đương-tức là bán kính bằng bán kính hạt hình cầu có cùng tốc độ lắng và tỷ trọng ở nhiệt độ t = 150C - - Bán kính tương đối của hạt thay đổ i theo vị trí khi lắng, đặc biệt là các hạt không phải là hình cầu - - Trong nước thải, hỗn hợp không hòa tan bao gồm nhiều phần nhỏ khác nhau về số lượng, hình dáng và trọng lượng riêng. Trong quá trình lắng các phần nhỏ sẽ liên kết với nhau làm thay đổ i hình dáng, kích thước và trọng lượng riêng của chúng. Quy luật lắng của tập hợp các hạt dạng bông hoàn toàn khác đối với các hạt hình cầu riêng lẻ và đồng nhất. Ngoài ra quá trình lắng được thực hiện không phải trong điều kiện tĩnh mà nước luôn luôn chuyển động - - Như vậy tốc độ lắng thực tế của các hạt cặn nhỏ hơn tốc độ U0 (xác định trong phòng thí nghiệm và bằng U0-W (W-tốc độ thành phần đứng rối, phụ thuộc vào chiều sâu bể lắng và tốc độ nước chảy)) Châu Văn Mạnh-DH09CT - http://www.facebook.com/manhduy4588 Trang 9
- GVHD: Trương Quang Bình – Môn: Nước cấp nước thải trong CBTS - Jukov A.L. đưa ra phương trình xác đ ịnh thành phần đứng rối trong các bể lắng khi tốc độ tính toán < 20 mm/s W=kVn Trong đó k=const n=f(v) - Đến nay, người ta vẫn chưa thể biểu thị tất cả các yếu tố ảnh hưởng phức tạp về lý hóa và thủy lực của quá trình lắng bằng một phương trình toán học. Do đó quá trình lắng động học chỉ có thể xác định bằng thực nghiệm - Để đặc trưng cho quá trình lắng thường được biểu thị bằng biểu đồ quan hệ giữa số lượng cặn và tốc độ lắng, giữa hiệu suất và thời gian lắng - Thời gian lắng cần thiết xác định theo công thức t=H/3,6U0 H – chiều sâu công tác của bể lắng, m U0- tốc độ lắng mm/s Trong thực tế, thuận t iện nhất là sử dụng các số liệu sẵn có về U0. - Tốc độ lắng phụ thuộc vào số lượng và khả năng kết tụ của các hạt cặn. Hàm lượng bẩn càng cao thì tốc độ lắng càng lớn. Câu 6: Hãy cho biết khái niệm và cơ sở lý thuyết về xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học? Vai trò của năng lượng và chất dinh dưỡng trong xử lý nước thải bằng phương pháp Châu Văn Mạnh-DH09CT - http://www.facebook.com/manhduy4588 Trang 10
- GVHD: Trương Quang Bình – Môn: Nước cấp nước thải trong CBTS sinh học? Ảnh hưởng nhiệt độ và kim loại nặng lên xử lý hiếu khí? Ảnh hưởng của pH, độ kiềm và dinh dưỡng lên xử lý hiếu khí? XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC Khái niệm Phương pháp dựa trên cơ sở : hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn trong NT. Các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và một số chất khoáng làm chất dinh dưỡng và tạo năng lượng. Chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng, sinh sản nên sinh khố i của chúng tăng lên. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa. - NT được xử lý bằng phương pháp sinh học sẽ được đặc trưng bằng chỉ tiêu COD và BOD. Tự làm sạch: do trong môi trường có các vi khuẩn giúp cho quá trình chuyển hóa, phân hủy chất hữu cơ nên khi XLNT cần xem xét NT có các vi sinh vật hay không để lợi dụng sự có mặt của nó và nếu có thì tạo điều kiện tốt nhất cho các vi sinh vật phát triển. Phân loại: - Phương pháp hiếu khí: - Phương pháp kỵ khí CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NƢỚC THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP SINH HỌC • Lợi dụng sự sống và hoạt động của các vi sinh vật để thực hiện các dạng phân huỷ khác nhau • Sự phân huỷ chất hữu cơ thường kèm theo sự thoát khí dưới tác dụng của các enzyme do vi khuẩn tiết ra • Nhiệm vụ của công trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là tạo điều kiện sống và hoạt động tốt nhất cho các vi sinh vật VAI TRÒ CỦA NĂNG LƢỢNG • Cùng với enzyme năng lượng cần thiết cho các phản ứng sinh hoá của tế bào • Năng lượng được cung cấp cho tế bào là năng lượng được giải phóng ra t ừ các phản ứng oxy hoá các hợp chất hữu cơ và vô cơ (phản ứng dị hoá) hoặc do các phản ứng quang hợp. Năng lượng này được thu nhận và tích trữ trong tế bào bằng các hợp chất hữu cơ nhất định và được dùng để tổng hợp các chất hữu cơ còn lại thành tế bào mới. Khi chất hữu cơ trong nước thấp giảm sinh khối và hô hấp nộ i bào VAI TRÒ CỦA CHẤT DINH DƢỠNG • Vi sinh vật tiêu thụ các chất hữu cơ để sống, hoạt động và đòi hỏi một lượng chất dinh dưỡng để phát triển: N, S, P, K, Mg, Ca, Cl, Fe, Mn, Mo, Ni, Co, Zn, Cu…trong đó N, P và K là các nguyên tố chủ yếu, cần được đảm bảo 1 lượng cần thiết trong xử lý sinh hoá • Khi thiếu Nitơ lâu dài ngoài việc cản trở quá trình sinh hoá các chất bẩn hữu cơ, còn tạo ra bùn hoạt tính khó lắng Khi thiếu phốtpho sẽ dẫn đến sự phát triển vi khuẩn dạng sợi là nguyên nhân chính làm cho bùn hoạt tính “phồng lên”, khó lắng và bị cuốn theo dòng chảy ra khỏ i hệ thống xử lý, làm giảm sinh trưởng của bùn hoạt tính và giảm cường độ của quá trình oxy hoá ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ Châu Văn Mạnh-DH09CT - http://www.facebook.com/manhduy4588 Trang 11
- GVHD: Trương Quang Bình – Môn: Nước cấp nước thải trong CBTS ẢNH HƯỞNG CỦA KIM LOẠI NẶNG Ảnh hưởng của pH, độ kiềm và dinh dưỡng lên xử lý kị khí? ẢNH HƢỞNG CỦA pH VÀ ĐỘ KIỀM (ALKALINITY) • pH trong hầm ủ nên được điều chỉnh ở mức 6,6 đến 7,6 tối ưu trong khoảng 7 đến 7,2 vì tuy rằng vi khuẩn tạo acid có thể chịu được pH thấp khoảng 5,5 nhưng vi khuẩn tạo methane bị ức chế ở pH đó. pH của hầm ủ có khi hạ xuống thấp hơn 6,6 do sự tích tụ quá độ các acid béo do hầm ủ bị nạp quá tải hoặc do các độc tố trong nguyên liệu nạp ức chế hoạt động của vi khuẩn methane. Trong trường hợp này người ta lập tức ngưng nạp cho hầm ủ để vi khuẩn sinh methane sử dụng hết các acid thừa, khi hầm ủ đạt được tốc độ sinh khí bình thường trở lại người ta mới nạp lại nguyên liệu cho hầm ủ theo đúng lượng quy định. Ngoài ra người ta có thể dùng vôi để trung hòa pH của hầm ủ. Châu Văn Mạnh-DH09CT - http://www.facebook.com/manhduy4588 Trang 12
- GVHD: Trương Quang Bình – Môn: Nước cấp nước thải trong CBTS Alkalinity của hầm ủ nên được giữ ở khoảng 1.000 đến 5.000 mg/L để tạo khả năng đệm tốt cho nguyên liệu nạp ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC CHẤT DINH DƢỠNG • Để bảo đảm năng suất sinh khí của hầm ủ, nguyên liệu nạp nên phố i trộn để đạt được tỉ số C/N từ 25/1 đến 30/1 bởi vì các vi khuẩn sử dụng carbon nhanh hơn sử dụng đạm từ 25 đến 30 lần. Các nguyên t ố khác như P, Na, K và Ca cũng quan trọng đối với quá trình sinh khí tuy nhiên C/N được coi là nhân tố quyết định. Châu Văn Mạnh-DH09CT - http://www.facebook.com/manhduy4588 Trang 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xử lý nước thải sinh hoạt
6 p | 1090 | 453
-
Bài giảng Kỹ thuật xử lý nước thải - ThS. Lâm Vĩnh Sơn
202 p | 64 | 15
-
Tác động đến môi trường và xã hội của các dự án thủy điện ở Việt Nam
7 p | 119 | 10
-
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên
6 p | 113 | 9
-
Giải pháp bảo vệ nguồn nước hệ thống thủy lợi Thác Huống
5 p | 73 | 2
-
Hện trạng xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương và những khó khăn trong công tác quản lý
4 p | 18 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn