YOMEDIA
ADSENSE
Nhà giáo nhân dân Phan Cự Đệ
79
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Phan Cự Đệ (1933 - 2007) là một giáo sư văn học, viện sĩ, nhà giáo nhân dân Việt Nam. Ông quê ở Nghệ An, là một trong những nhà phê bình, lý luận văn học hàng đầu tại Việt Nam. Giáo sư Phan Cự Đệ sinh ngày 20 tháng 7 năm 1933 trong một gia đình có truyền thống Nho học ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhà giáo nhân dân Phan Cự Đệ
- Phan Cự Đệ Phan Cự Đệ (1933 - 2007) là một giáo sư văn học, viện sĩ, nhà giáo nhân dân Việt Nam. Ông quê ở Nghệ An, là một trong những nhà phê bình, lý luận văn học hàng đầu tại Việt Nam. Giáo sư Phan Cự Đệ sinh ngày 20 tháng 7 năm 1933 trong một gia đình có truyền thống Nho học ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Sau khi tốt nghiệp đại học, năm 1957, ông được giữ lại giảng dạy bộ môn văn học Việt Nam tại Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội, một cơ sở đầu ngành giảng dạy, nghiên cứu về văn học ở Việt Nam. Ngoài 30 tuổi, Phan Cự Đệ đã có giáo trình viết về phong trào Thơ Mới và đã hướng dẫn luận văn tốt nghiệp cho nhiều sinh viên. Song song với công tác giảng dạy, ông còn là người say mê nghiên cứu lý luận, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết. Hơn 50 năm cầm bút, ông đã xuất bản gần 30 đầu sách thuộc các thể loại lý luận, phê bình, nghiên cứu văn học. Sau này, ông còn đảm nhận cương vị giám đốc Trung tâm Nghiên cứu văn hoá quốc tế và chủ tịch Câu lạc bộ Giao lưu văn hoá - kinh tế quốc tế. Trung tâm này đã thu hút nhiều sứ quán, các tổ chức nước ngoài tại Hà Nội và góp phần nâng cao kiến thức văn hóa cho những người tham dự. Ông mất đột ngột ngày 5 tháng 9 năm 2007 tại Hà Nội do bệnh nhồi máu cơ tim. Văn nghiệp Thơ Mới và Tự Lực văn đoàn Một trong những công trình phê bình đáng chú ý đầu tiên của ông là cuốn Phong trào Thơ Mới lãng mạn 1932 - 1945, được xuất bản năm 1966. Khác với Hoài Thanh, người tiếp cận Thơ Mới bằng phương pháp phê bình ấn tượng, Phan Cự Đệ đã vận dụng phê bình mác-xít để nghiên cứu “trào lưu thơ lãng mạn” này. Ông khảo sát những phương diện lý luận như chủ nghĩa lãng mạn theo quan điểm mác-xít, đặc trưng thẩm mỹ của phương pháp sáng tác lãng mạn chủ nghĩa, quan điểm nghệ thuật, quan điểm thẩm mỹ của các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới, những yếu tố chi phối đến sáng tác của mỗi nhà thơ và của cả trào lưu. Ông cũng đặt Thơ Mới trong mối quan hệ với đời sống xã hội những năm trước Cách mạng tháng Tám để lý giải sự “thoát ly” của các nhà thơ mới với thời cuộc như là một sự “bế tắc” của chủ nghĩa cá nhân, từ đó sàng lọc, ghi nhận những đóng góp của Thơ Mới cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Phan Cự Đệ đánh giá cao tinh thần dân tộc cũng như những đổi mới về hình thức của Thơ Mới đối với lịch sử thi ca hiện đại Việt Nam.
- Giáo sư Phan Cự Đệ còn là một chuyên gia về văn xuôi Tự Lực văn đoàn, một bộ phận quan trọng trong văn học lãng mạn Việt Nam 1932-1945. Cuốn sách Tự Lực văn đoàn - con người và văn chương cùng bài tiểu luận dài 60 trang của ông về Tự Lực văn đoàn là một bài viết có giá trị về phương pháp luận cũng như những nhận định có tính khoa học. Ông đã phân tích chỉ ra sự đổi mới quan trọng của Tự Lực văn đoàn trong nghệ thuật phân tích tâm lý dưới ánh sáng của khoa tâm lý học hiện đại, trong việc đổi mới kết cấu và cốt truyện, sự vận động của tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn từ luận đề đến tâm lý... Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại Ngoài văn học lãng mạn, giáo sư Phan Cự Đệ còn đặc biệt đóng góp vào lý luận, phê bình văn học hiện đại qua những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Năm 1974, hai tập Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại được xuất bản và đến nay đã được tái bản lần thứ sáu, đây vẫn là bộ sách công phu nhất về tiểu thuyết hiện đại Việt Nam. Vận dụng phương pháp phê bình mác-xít, giáo sư Phan Cự Đệ phân tích và nhận định những thành công và hạn chế của tiểu thuyết Việt Nam qua các thời kỳ trước 1930, 1930-1945, 1945-1975, và sơ bộ đánh giá tiểu thuyết thời kỳ đổi mới. Trong mỗi thời kỳ, ông vừa phân tích các đề tài chính, vừa giới thiệu một số phong cách tiêu biểu. Ông thể hiện khả năng bao quát nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Riêng về tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn ba mươi năm chiến tranh 1945 - 1975, ông là người cày xới kỹ nhất, xét cả hai bình diện đọc và thẩm định. Trên cơ sở những dẫn liệu từ tiểu thuyết Việt Nam và thế giới, Phan Cự Đệ phân tích khả năng điển hình hóa trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, những vấn đề đặc trưng thể loại của tiểu thuyết, những cuộc tranh luận về tiểu thuyết ở Việt Nam và trên thế giới và cả những công việc "bếp núc" của người viết tiểu thuyết. Do vậy, Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại không chỉ là một công trình có tính chất tổng kết, mà còn có tính gợi mở to lớn. Cũng liên quan đến lý luận tiểu thuyết, giáo sư Phan Cự Đệ còn phân loại khá hệ thống một số kiểu tiểu thuyết chính trong văn học Việt Nam hiện đại: tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết phiêu lưu, tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết sử thi. Hàn Mặc Tử và Ngô Tất Tố Trong số các nhà thơ lãng mạn thời Thơ Mới, Phan Cự Đệ tỏ ra yêu thích nhất Hàn Mặc Tử, một nhà thơ tài hoa, "đi xuyên qua thế kỷ", sớm mắc căn bệnh hiểm nghèo, từ giã nàng Thơ khi còn quá trẻ, để lại một vệt sáng lung linh trên thi đàn hiện đại. Phan Cự Đệ là người viết, biên soạn hai cuốn sách về Hàn Mặc Tử: Thơ văn Hàn Mặc Tử - Phê bình và tưởng niệm (1993), Hàn Mặc Tử - Về tác gia và tác phẩm (soạn chung với Nguyễn Toàn Thắng, 2001). Trong đó, ông đã viết hai bài tiểu luận rất công phu về nhà thơ tài hoa, yểu mệnh: Hàn Mặc Tử sống mãi với thời gian và Hàn Mặc Tử - những vấn đề đang tranh luận. Hai bài viết góp phần giúp người đọc sáng tỏ hơn nhiều vấn đề liên quan đến thế giới thơ lung linh, huyền ảo và bí ẩn của Hàn Mặc Tử, từ phong cách, bút pháp đến những dấu tích tình yêu, tôn giáo trên những ngôn từ thơ đầy đau thương và vô cùng sáng láng của nhà thơ. Phan Cự Đệ không chỉ góp phần chứng minh Hàn Mặc Tử là một hồn thơ hài hòa đạo với đời, mà còn làm sáng tỏ tác giả Gái quê, Đau thương... là nhà thơ giàu lòng yêu nước. Ông cũng khẳng định Hàn Mặc Tử là "một phong cách thơ đa dạng và hết sức độc đáo", "đã đi một con đường dài từ thơ Đường cổ điển chuyển nhanh sang lãng mạn, tượng trưng và chớm đến bờ siêu thực"
- Phan Cự Đệ cũng là một chuyên gia về Ngô Tất Tố, một nhà văn lớn, nhà báo xuất sắc trên văn đàn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Viết về Ngô Tất Tố, ông có những chuyên luận, tiểu luận đáng chú ý in trong các cuốn sách: Ngô Tất Tố (viết chung với Bạch Năng Thi, 1962), Ngô Tất Tố - tác phẩm (1975), Ngô Tất Tố (giáo trình Văn học Việt Nam 1930 - 1945, tập một, viết chung với Hà Văn Đức, Nguyễn Hoành Khung, 1988), Di sản báo chí Ngô Tất Tố - Ý nghĩa lý luận và thực tiễn (chủ biên, 2005)... Ông đánh giá cao khả năng quan sát và khái quát nông thôn Việt Nam thời thực dân phong kiến của nhà văn qua tiểu thuyết Tắt đèn và tập phóng sự Việc làng. Phan Cự Đệ cũng là người khảo sát, phân tích có hệ thống về tiểu phẩm của Ngô Tất Tố và đánh giá cao những đóng góp của nhà văn, nhà báo này. Phan Cự Đệ đánh giá tiểu phẩm của Ngô Tất Tố có giá trị như "một bộ sử biên niên của xã hội Việt Nam những năm ba mươi và bốn mươi", là "tài liệu quý giá về triết học, sử học, xã hội học, dân tộc học", là "phòng triển lãm những chân dung khác nhau của giai cấp thống trị và những kiểu người điển hình trong xã hội cũ". Tác phẩm Sơ tuyển văn thơ yêu nước và cách mạng (viết chung, Nhà xuất bản Giáo dục, 1959) Văn học Việt Nam 1930 - 1945 (hai tập, viết chung, Nhà xuất bản Giáo dục, 1961) Ngô Tất Tố (chuyên luận, viết chung, Nhà xuất bản Văn hóa, 1962) Nguyễn Huy Tưởng (viết chung, Nhà xuất bản Văn học, 1966). Phong trào Thơ Mới (1932 - 1945) (Nhà xuất bản Khoa học, 1969, tái bản, 1982) Cuộc sống và tiếng nói nghệ thuật (Nhà xuất bản Văn học, 1971) Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại (viết chung với Hà Minh Đức, 1974) Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (hai tập, viết chung với Hà Minh Đức, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1974-1975, 1977-1978, 2000, 2001) Nhà văn Việt Nam (hai tập, viết chung, Nhà xuất bản Giáo dục, 1979, 1983) Tác phẩm và chân dung (Nhà xuất bản Văn học, 1984) Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ở nước ngoài (lý luận văn học, viết chung, Nhà xuất bản Cầu vồng, Moskva, 1985) Tự Lực văn đoàn - Con người và văn chương (Nhà xuất bản Văn học, 1990) Hàn Mặc Tử (Nhà xuất bản Giáo dục, 1993, tái bản, 1998) Về lý luận và phê bình văn học nghệ thuật (viết chung, Nhà xuất bản Sự thật, 1984) Văn học Việt Nam 1930 - 1945 (hai tập, giáo trình đại học, chủ biên, Nhà xuất bản Đại học, 1988) Tác phẩm văn học 1930 - 1975 (bình giảng văn học, chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1991) Đổi mới và giao lưu văn hóa (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1997) Văn học lãng mạn Việt Nam 1932 - 1945 (Nhà xuất bản Giáo dục, 1997) Văn học của chủ nghĩa lạc quan lịch sử (viết chung, lý luận văn học, Nhà xuất bản Tiến bộ, Moskva, 1997) Văn học Việt Nam 1900 - 1945 (giáo trình đại học, chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục, 1997, 1998, 1999) Văn bản và văn mạch - giao lưu giữa văn học và văn hóa ở Đông Nam Á (viết chung, Nhà xuất bản Đại học Tổng hợp Diliman, Manila, 1999)
- Tuyển tập Phan Cự Đệ (bốn tập, Nhà xuất bản Văn học, 2000) Lý luận phê bình văn học miền Trung thế kỉ XX (chủ biên, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2001) Hàn Mặc Tử - Về tác gia và tác phẩm (Nhà xuất bản Giáo dục, 2001) Di sản báo chí Ngô Tất Tố - ý nghĩa lý luận và thực tiễn (chủ biên, Nhà xuất bản Văn học, 2005) Là Nhà nghiên cứu lý luận, phê bình Phan Cự Đệ (bút danh khác: Thanh Hiên) sinh ngày 20/7/1933; quê quán : xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh nghệ An. Tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1957. Sau đó, từ 1957 đến 2003, suốt 46 năm liên tục, ông giảng dạy môn văn học Việt Nam hiện đạiTrường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội). Là Giáo sư Ngữ văn, nhà giáo nhân dân. Từ năm 1991 đến khi mất (2008), ông là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu văn hóa quốc tế (RICC) và từ năm 1995 là Chủ tịch Câu lạc bộ giao lưu văn hóa – kinh tế quốc tế. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1967, ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III (1983-1989), Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2006). Phan Cự Đệ cầm bút viết tiểu luận văn học đầu tiên đăng báo từ khi đang còn là sinh viên Văn khoa (1955). Từ đó cho đến khi mất (2008), trong hơn nửa thế kỷ, cây bút Phan Cự Đệ đã cho xuất bản gần 30 công trình, gồm các tập phê bình tiểu luận, chuyên luận đứng tện riêng; những giáo trình văn học sử, chuyên luận do ông chủ biên hoặc viết chung; các bộ sưu tập, tuyển chọn giới thiệu tác phẩm và công trình nghiên cứu các tác giả văn học Việt Nam hiện đại : Đặng Thai Mai, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Bùi Hiển, Ngô Tất Tố, Hàn Mặc Tử, nhóm Tự lực Văn đoàn… Ngay từ khi mới vào nghề giảng dạy và nghiên cứu văn học cho đến cuối đời, ông không ngừng hoàn thiện vốn ngoại ngữ ( tiếng Nga , tiếng Anh) để tự đọc các tài liệu lý luận của nước ngoài và giao tiếp, trao đổi khoa học trên các diễn đàn quốc tế. Suốt đời ông kiên định với phương pháp nghiên cứu, phê bình văn học mác- xít, có sự kết hợp ngày càng nhuần nhuyễn với phương pháp văn học so sánh và thi pháp học hiện đại. Ngoài hàng trăm bài tiểu luận, phê bình đăng tải trên báo chí chuyên ngành trong nước và ngoài nước, sau này được tập hợp vào các tập phê bình – tiểu luận như:Cuộc sống và tiếng nói nghệ thuật (1971); Tác phẩm và chân dung ( 1984); Văn học đổi mới và giao lưu văn hóa ( 1997) và Tuyển tập Phan Cự Đệ ( tập 3, 2006), ông từng nhiều lần chủ biên hoặc đồng tác giả các tập Giáo trình văn học sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, Văn học Việt Nam thế kỷ XX… Song nói đến Phan Cự Đệ, không thể không đề cập đến những công trình công phu, tâm huyết, ghi dấu đậm nét trong đời sống học thuật nước nhà mà ông nỗ lực thực hiện. Đó là: Phong trào Thơ Mới 1932 – 1945 ( 1966); Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại ( 2 tập, 1974 – 1975); Nhà văn Việt Nam ( 2 tập – in chung 1979 – 1983) và Văn học Việt Nam thế kỷ XX – lịch sử và lý luận ( chủ biên 2004).
- Chuyên luận đầu tiên về phong trào Thơ Mới lãng mạn trước Cách mạng Tháng 8 đã mạnh dạn sử dụng phương pháp phê bình mác-xít để nhìn nhận Thơ Mới như một hiện tượng văn học sử độc đáo với nhiều thành tựu và cả những hạn chế. Ông làm rõ những đặc trưng cơ bản về thi pháp của Thơ Mới lãng mạn Việt Nam vốn chịu ảnh hưởng ít nhiều của các trào lưu lãng mạn, tượng trưng, siêu thực của văn học Pháp và phương Tây, những cách tân đáng ghi nhận của Thơ Mới trong tiến trình hiện đại hóa thơ Việt Nam từ nửa đầu thế kỷ XX. Trong khi đó, Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 2 tập khởi viết từ 1966 đến 1973 mới hoàn thành, đã nỗ lực phác họa những nét tổng quát của sự hình thành phát triểntiểu thuyết hiện đại ở Việt Nam trên chặng đường hơn 70 năm tính từ đầu thế kỷ XX với các trào lưu kế tiếp nhau: lãng mạn. hiện thực phê phán, hiện thực xã hội chủ nghĩa. Vận dụng thành tựu lý thuyết về thi pháp tiểu thuyết của M. Bachtin, Phan Cự Đệ khảo sát những đặc trưng thẩm mỹ của các khuynh hướng tiểu thuyếtViệtNam hiện đại. Cả hai chuyên luận nói trên đã vận dụng khá thành công phương pháp văn học so sánh và thi pháp học để xem xét sự diễn tiến trong đời sống của hai thể loại trữ tình và tự sự của văn học Việt Nam khi bắt nhịp vào quỹ đạo hiện đại hóa. Nhà văn Việt Nam hiện đại ( viết chung với Hà Minh Đức) cùng với các chuyên luận nghiên cứu riêng về sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố, Nguyễn Huy Tưởng, Hàn Mặc Tử… cho thấy một phạm vi quan tâm khác của Phan Cự Đệ: ghi nhận sự nghiệp văn chương và đóng góp đặc sắc bút pháp và phong cách, tài năng độc đáo của các tác giả trên phương diện là những chủ thể sáng tạo. Đến Văn học Việt Nam thế kỷ XX, có thể xem đây là một công trình văn học sử đầu tiên của thế kỷ XXI nhìn nhận lại một thế kỷ của Văn học Việt Nam hiện đại theo sự diễn tiến của các thể loại văn học mới, các trào lưu văn học chủ yếu đã tồn tại và phát triển cùng sự hoàn thiện của ngôn ngữ văn học tiếng Việt. Công trình gợi mở hướng nghiên cứu văn học sử mới mẻ, khảo sát diễn tiến và vận động của các quá trình, hiện tượng văn học từ góc độ ngôn ngữ văn học, cấu trúc tác phẩm theo thể loại và nguyên tắc mỹ học quy định bởi các trào lưu văn học. Trong 15 năm cuối đời, Phan Cự Đệ trên cương vị mới đã có nhiều đóng góp xúc tiến quá trình giao lưu văn học, văn hóa giữa ViệtNamvà thế giới. Năm 2000, ông được phong tặng là Viện sỹ chính thức Viện Hàn lâm thông tin quốc tế Liên bang Nga. Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 12-1987 có đăng bài “Mấy ý kiến về đổi mới tư duy trong lý luận phê bình văn học” của Phan Cự Đệ. Nhan đề ấy đi với tên tác giả ấy đã dễ gây ngạc nhiên. Một anh bạn phê bình đã bình luận khẽ vào tai tôi: “Đến ông Phan Cự Đệ mà cũng nói “đổi mới tư duy” thì thời thế quả là đã khác rồi”. Tôi bèn nhớ một lời bình luận miệng khác, được nghe hồi tháng Tư năm ngoái:”Người như ông Nguyễn Khải mà quyết định tham chính thì thời thế đã khác lắm rồi đấy”. Nhưng có cái khác của thời thế, lại có cái khác của con người. Những dòng viết dưới đây, tôi muốn cùng bạn đọc đọc kỹ bài viết của Phan Cự Đệ để xem việc “đổi mới tư duy” được ông quan niệm ra sao. Hy vọng rằng công việc này sẽ giúp trả lời điều nên ở nhan đề bài viết này. Về mục thứ nhất – ghi chú bổ sung và bình luận
- Bài viết của ông Phan Cự Đệ có 2 mục. Mục thứ nhất có tiêu đề: “Đổi mới tư duy không có nghĩa là phủ nhận”, trong đó ông nêu một nhận xét về một khía cạnh của tình hình tư tưởng văn nghệ là: “Từ giữa năm 1979… đã xuất hiện… khuynh hướng phủ nhận nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa của chúng ta”, và “Gần đây khuynh hướng muốn phủ nhận nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa lại xuất hiện trong một số bài viết với giọng điệu gay gắt hơn, triệt để hơn” (Văn nghệ quân đội,12-1987, tr.108). Có lẽ với tinh thần công khai hiện nay, cần ghi chú bổ sung về những tác giả của các ý kiến mà ông Đệ biết rất rõ khi trích dẫn để xếp họ vào “khuynh hướng phủ nhận” khét tiếng này. Về năm 1979, dưới các ý kiến được ông Đệ trích dẫn hẳn là có các nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến, Ngô Thảo. Kể ra nếu không tự kiềm chế, ông Đệ hẳn đã dẫn tên tuổi các nhà văn như Nguyễn Minh Châu với một số ý kiến trong các bài tiểu luận hồi ấy, và nhất là nhà văn Nguyên Ngọc với bài thuyết trình “đề dẫn” chưa bao giờ đăng báo và bản thảo cũng khó tìm lại được. Về những ý kiến “gần đây” mà ông Đệ xếp vào “khuynh hướng phủ nhận” thì bên dưới những dòng được dẫn ra, tôi đoán rằng những người bị ông Đệ lần lượt kết tội “phủ nhận” là: Nguyễn Đăng Mạnh, Lại Nguyên Ân, Trần Văn Giàu (người viết những dòng này mà được xếp chung vào giữa hai tác giả nổi tiếng như thế, cũng thật là vinh dự khó mơ ước!). Cũng cần ghi chú giúp ông Đệ về danh sách những người có công “đánh dẹp” khuynh hướng “phủ nhận” hồi 1979 – 80 mà ông Đệ mới chỉ dẫn ra tên tuổi của hai nhà lãnh đạo văn nghệ hiện giờ và hồi ấy là Trần Độ và Hà Xuân Trường. Tất nhiên, chỉ những chuyên viên tư liệu cần mẫn làm thư mục quốc gia mới ghi được hết tên những người có bài được đăng hồi ấy mà ông Đệ gọi là “một số đồng chí khác”. Ai cũng biết hồi 1980, sau những bài của hai nhà lãnh đạo đăng ra, lần lượt bao nhà hùng biện đã “nhào dzô” cái cuộc “đá bóng một gôn” và ai cũng trở thành “tiền đạo ghi bàn” được cả, bởi hai cột gôn thì kéo ra đến hai mép phạt góc, mà cả hàng phòng ngự lẫn thủ môn đội bạn lại đều bị thẻ đỏ mất rồi!! Trong số những “tiền đạo” nổi tiếng hồi ấy, tôi nhớ có nhà thơ Chế Lan Viên với những bức “thư cuối năm đọc lúc đầu năm” rất riêng kín mà cũng rất hùng hồn, phải gửi qua khắp mặt thiên hạ mới vòng lại để tới cái địa chỉ đông phòng hay tây phòng gì đó cách bàn viết của nhà thơ vẻn vẹn có mấy bước. Rồi nhà thơ Chính Hữu nữa (các nhà thơ rất hay đi tiên phong!) với một bài viết lần đầu tiên bộc lộ tiềm năng lý luận. Rồi còn các “danh nhân” khác nữa như giáo sư Hà Minh Đức, Nhất Văn và cả Phan Cự Đệ nữa chứ – ông Đệ khiêm tốn nên không tự kể tên mình ra đó thôi! Rồi còn các nhà lý luận chỉ lúc ấy mới xuất hiện như Lê Xuân Vũ, Kiều Vân, v.v… và v.v… Hẳn không ít bạn còn nhớ hồi ấy có diễn giả đang đà hùng biện khi nhắc đến cái gọi là “khuynh hướng phủ nhận” này đã chém mạnh bàn tay, ra ý bảo rằng phải vả vào miệng những kẻ ấy kia mà! Nhưng tôi phải tạm dừng dòng hồi ức này để nhường cho công việc chuẩn xác của các nhà tư liệu. Còn về công phát hiện “khuynh hướng phủ nhận” nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa ở thời gian gần đây thì, khỏi phải “ăn chia” gì nữa, quả là chỉ của một mình Phan Cự Đệ, nếu tính đến bài viết chúng ta đang bàn: ông phát giác những dấu hiệu của một “vụ 87″ sờ sờ ra đó mà cả giới còn chưa ai thấy kia mà!
- Lời bình 1 Thật ra, tất cả những nhận xét khác nhau về những nhược điểm trong cơ chế, quan niệm của phê bình và lý luận văn nghệ thời gian trước đây cũng mới chỉ được nêu lên rất ít, và khá dè dặt. Nếu dẫn ý của cố viện sĩ M. Khrapchenco ”sức mạnh của các công trình lý luận là ở tính phê phán của nó”, thì chúng ta còn phê phán quá ít và đó là lý do vì sao ta chậm đổi mới. Nhưng ông Đệ chưa bằng lòng ở mức khái quát rằng đấy là các nhận xét phê phán hoặc tự ý thức; – ông nhất quyết gọi nó là sự phủ nhận. Mà lại phủ nhận cả nền! Người ta nêu mệnh đề “văn học phải đạo”, văn học nghiên cứu về cái phải có hơn là cái vốn có (kể cũng khá gần với quan niệm rằng văn học ta nghiêng về tính lý tưởng, nhẹ về tính hiện thực mà Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức thường nói), coi như góp phần xác định một đặc điểm, liền bị Phan Cự Đệ quy cho tội “phủ nhận”. Người ta nhận xét mức độ chân thực của văn học ta, ví như mới nói “sự thật một nửa” –cũng bị Phan Cự Đệ khép vào tội “phủ nhận”. Người này nêu một nhược điểm, người kia nhận xét một tình hình, người nọ phát biểu một cảm tưởng về những yếu kém của văn học hoặc của lý luận phê bình v.v… – tất cả đều bị Phan Cư Đệ chụp cho cái mũ “phủ nhận”. Cứ theo cái đà quy chụp ấy, chẳng rõ tinh thần tự phê bình tại Đại hội VI của Đảng sẽ được đánh giá ra sao dưới cái nhìn độc đáo của Phan Cự Đệ. Phải nói rằng, cái lối sính quy chụp (vốn không dễ tránh trong nghề phê bình) thật ra có lúc cũng vô hại, nhưng có lúc lại gây nguy hiểm.Vốn ít thích đùa, ông Phan Cự Đệ thậm xưng trong ngôn từ như vậy là do sở thích riêng hay là còn có dụng ý gì khác? Chúng ta biết, từ “phủ nhận” cũng giống như các nhóm từ “mâu thuẫn giữa thế giới quan và sáng tác”, “thừa nhận có nhân tính”, v.v… – ở những thời điểm khác nhau của văn nghệ ta, đã được đưa vào danh mục các loại tội phạm về quan niệm tư tưởng văn học. Nó đã được đối xử giống như các mục tội “phạm húy”, “khi quân”, “phản chủ” thời xưa. Con đường tối ưu cho sự khái quát của nhà nghiên cứu phê bình giờ đây là cố sao quy được cho ai đó trong số các đồng nghiệp khác ý kiến với mình vào một trong số những tội đã ghi trong danh mục. Một khi sự tố giác đã hoàn thành thì mọi thứ đều xong xuôi cả! Chỉ còn có sự tự vận hành của cái máy chém mà thôi. Thành thử, công việc khái quát, quy kết của nhà nghiên cứu ở đây, dẫu cố tỏ ra khoan thai, vẫn không giấu được một lời kêu gọi ngầm: kêu gọi đàn áp, kêu gọi khủng bố bằng quyền lực hành chính, chứ không phải kêu gọi đối thoại dân chủ. Thật khó nói là lối quy chụp như trên lại có điểm gì chung – nếu không phải là trái – với tinh thần của Nghị quyết Bộ Chính trị mới đây về văn hóa văn nghệ: chỉ đặt một “vùng cấm” rất hẹp và hợp lý, còn lại là đặt tất cả sáng tác và tư tưởng học thuật trong sự luận bàn công khai, dân chủ của dư luận. Lời bình 2 Trong không khí đổi mới, chắc hẳn cả giới văn nghệ ở ta (chứ không chỉ riêng các nhà văn học sử) sẽ phải rà soát lại các sự cố, các vụ việc trong lịch sử nền văn nghệ Việt Nam mới. Ít nhất sẽ là các vụ 79, vụ 74, vụ 64, (bây giờ với bài báo của mình, ông Đệ còn định dựng ra “vụ 87″ nữa!). Về vụ 79 mà ông Đệ nhắc tới, có lẽ không phải là khinh suất nếu nói rằng sự kết luận hồi ấy, dẫu là kết luận chính thức đi nữa, cũng không thể là kết luận
- cuối cùng. Chẳng những thời gian và công luận cũng như óc nghĩ độc lập của các thế hệ sau này sẽ luôn luôn rà soát lại, bất chấp các nhận định có sẵn; ngay lợi ích đổi mới đời sống văn nghệ đã buộc chúng ta phải nhìn lại nhiều điều trong những kinh nghiệm vừa trải qua. Luôn tiện, về “vụ 79″ mà đến bây giờ còn khá rõ dấu tay của tất cả những ai can dự đến, xin được nói vài ý kiến riêng. Theo tôi, nếu xâu chuỗi những ý kiến bị quy tội “phủ nhận” (như ông Đệ nêu trên) với hàng loạt sự kiện xã hội, kinh tế, chính trị kể từ thời gian đó cho đến tận Đại hội VI của Đảng thì ta có thể thấy rõ cái gọi là “vụ 79″ trong văn nghệ là gì, ý nghĩa của nó như thế nào. Xin bạn đọc nhớ rằng khá lâu sau đó trong dư luận mới lộ ra chuyện “khoán chui” rồi từ những ý định “dẹp khoán” đến chỗ thừa nhận tác dụng của “khoán”. Rồi từ nông nghiệp “khoán” lan sang công nghiệp mở rộng thành “sự chủ động của cơ sở xí nghiệp sản xuất kinh doanh”. Rồi nữa, đến phong trào chống hành chính quan liêu bao cấp, đến những tư tưởng đổi mới vĩ đại của Đại hội VI. Nếu trong cả một “văn cảnh” (chữ mà các nhà nghiên cứu thời nay rất thích dùng) xã hội rộng như vậy trong sự tiến triển chung của xã hội chúng ta (tất nhiên, với những chệnh choạng, những sự trả giá khá đắt) thì công bằng mà nói – giới văn học vẫn có những mẫn cảm khá sớm. Điều đáng tiếc không chỉ là những mẫn cảm xã hội được bộc lộ ra còn quá ít ỏi, dưới các dạng thức khá hẹp, khá quanh co và mơ hồ (những lời sấm tiên tri xưa kia nghe ra cũng khá mơ hồ!) Điều đáng tiếc không chỉ là những mẫn cảm xã hội ấy được bộc lộ ra còn quá ít ỏi, dưới các dạng thức khá hẹp, khá quanh co và mơ hồ (những lời sấm tiên tri xưa kia nghe ra cũng khá mơ hồ!). Điều đáng tiếc nhất là người ta mang tư duy cũ, nhiệt tình canh gác kiểu cũ, và bằng cả sức mạnh quyền uy nữa, để chặn đứng những mẫn cảm đó lại, bắt những người có mẫn cảm phải mang mặc cảm có tội. Thành thử, nếu thật sự đem tư duy mới vào “vụ 79″ thì cái “tội” phủ nhận, hoài nghi, dao động chỉ là huyền thoại, còn tội lỗi thật sự, trách nhiệm thật sự thuộc về những người đã dựng ra vụ việc ấy, cản trở văn nghệ tham gia vào một tiến trình đổi mới đã được dạo đầu từ những năm ấy. Nếu chúng ta không dám nói to lên điều này thì trong công cuộc đổi mới văn nghệ sắp tới, những nỗi sợ hãi ngại ngần sẽ còn níu chặt lấy chúng ta từng bước một, bởi hình như cái bản án can tội “phủ nhận” lúc nào cũng sẵn sàng chụp xuống đầu chúng ta, vì những người như ông Phan Cự Đệ luôn thảo sẵn các bản án ấy đệ trình lên những người có quyền lực, chỉ cần điền thêm tên người, tên bài báo, quyển sách mà có vẻ ông Đệ theo dõi rất sát với một cách đọc khá đặc biệt. Lời bình 3 Ông Đệ luôn quy tội “phủ nhận” cho các ý kiến ông trích dẫn, nhưng hình như không muốn bàn gì về sự “phủ nhận” nói chung. Không rõ ông Đệ còn rộng lượng chấp nhận “phủ định của phủ định” hay không? Và theo ý nghĩa này, tư duy chính trị mới lấy “đối thoại” thay cho “đối đầu”, lấy “chung sống hòa bình giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau” thay cho “cách mạng thường trực, cách mạng vô sản toàn thế giới”… – chẳng phải là những sự phủ định hay sao? Cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa chẳng phủ nhận cơ chế hành chính quan liêu bao cấp đó sao? Nghĩ theo “luật số lớn” thì phải thấy những chuyển đổi kinh tế xã hội mới thật sự “kinh thiên động địa”, còn văn chương nghệ thuật dù sao cũng là vừa phải thôi, nào đã lật đổ được ai! Và trong cái lĩnh vực tư tưởng tinh thần này, có lẽ nên nắm bắt lấy cái thần thái
- thực chất đằng sau các phát ngôn hơn là chăm chăm bắt bẻ các ngôn từ. Thời đầu sau Cách mạng Tháng Mười người ta còn hô lên phải vứt Pushkin vào sọt rác kia mà, ấy vậy mà nhà thơ này mãi mãi vẫn còn là niềm tự hào của dân tộc Nga đó thôi? Khi các nhà sáng tác muốn tự đổi mới, họ phải bứt rứt nhiều điều, phải “hò hét”, phải “niệm chú” để lấy đà chán chê thì may ra mới ít nhiều dứt khỏi các khuôn cũ, mà các khuôn cũ chưa hẳn đã có tội (mỗi thời rút cục sẽ tạo ra các “khuôn” của nó!). Phát biểu của các nhà văn trước hết là tâm trạng, là tâm niệm của họ ở thời điểm ấy. Tâm niệm kia có thành tư tưởng được không, có đáng chú ý hay không, còn trông vào thực tế sáng tác của họ, vào sự kiểm nghiệm của thời gian. Hình như ông Đệ rất ít chiếu cố đến điểm này. Đối với ông, cái đáng kể là họ đã có những tư tưởng “phủ nhận”, và mọi sự “phủ nhận” thì đều có tội cả! Cứ theo luận lý của ông thì tốt nhất là đừng có cái tổ, đổi mới gì hết, bằng không thì khó mà thoát vòng tội lỗi vậy. Về đề mục thứ hai – tiếp tục bình luận Mục thứ hai trong bài viết của ông Đệ có tiêu đề “Đổi mới tư duy trong công tác lý luận phê bình văn học hiện nay”, nhưng nội dung này hình như ông đã bàn tới ngay ở nửa cuối của đề mục thứ nhất. Tiếc là khuôn khổ đăng tải không cho phép chúng ta dừng lại bàn bạc kỹ với tác giả. Chỉ xin phép toát yếu một số điểm và bình luận ngắn gọn. Như vừa nhận xét, đây là phần chính của bài viết. Đối với tác giả, đây là cả một cương lĩnh cho hoạt động phê bình lý luận trước mắt. Song đối với cả giới phê bình nghiên cứu, có lẽ chỉ nên xem đây là một trong rất nhiều những sự đề xuất. Lời bình 4 Đối với ông Đệ, cơ sở và tiền đề thứ nhất của “đổi mới tư duy” là “không được phủ nhận”. Ông dẫn văn kiện Đảng đánh giá thành tựu nền văn nghệ của chúng ta để đi tới kết luận “trong những thành tựu chung đó có thành tựu của lý luận phê bình nghiên cứu văn học” (tr. 109). Nếu như ở ngoài xã hội hiện giờ khá thịnh hành cái từ “ăn theo” thì trong văn học, đây còn là ví dụ khá hiếm hoi: phê bình, lý luận được tính “ăn theo” văn nghệ rồi đấy, với bài viết của ông Đệ. Không rõ các nhà nghiên cứu phê bình đàn anh có được “ăn theo” ông Đệ hay không, chứ lớp tuổi chúng tôi thì mong manh lắm. Sau lưng chúng tôi làm gì đã dám có danh mục “cùng một tác giả” ngày một dài để mà đóng thành container nhất quyết gửi theo tàu suốt đến tương lai không chừa bất cứ cuốn sách bài viết nào đã có? Nếu các nhà sáng tác nói lý luận để mà tâm niệm lấy đà thì hình như các nhà lý luận cũng nói lý luận để mà tự vệ. Nhưng đến nước này thì quả là phê bình chẳng có chỗ đứng “độc lập tương đối” nào cả, trong văn học! Lời bình 5 Ông Đệ có đưa ra một sự tổng kết của ông về những thành tựu lý luận phê bình đã đạt được. So với nhiều bài viết trước của ông, ở đây có hai điểm khác biệt nổi bật. Một là ông không còn nêu thành tựu mà ông thường gọi là đấu tranh chống ảnh hưởng của chủ nghĩa cấu trúc trong phương pháp luận nghiên cứu, – những điều trước đây ông viết khá rõ trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại (tập I), thực tế là nhằm mô tả cuộc tranh luận trên Tạp chí Văn học hồi những năm 1971-1972 mà đối tượng phê phán khi ấy là một số ý kiến của ông Nguyễn Văn Hạnh. Về sự kiện này, khi quên được nó và thôi không dán nhãn hiệu cho nó nữa, thì hình như ông Đệ đã có một nhận thức mới, đáng đồng tình!
- Một điểm mới nữa trước đây có lẽ ông chưa kịp khái quát, là theo ông, những năm 1979- 1981 chúng ta có thành tựu “phê phán một cách tập trung và có hệ thống những ảnh hưởng của các quan điểm Mao-ít trong văn học” (tr. 109). Điểm này thì tôi ngờ ngợ. Trong văn học thì việc này thấy quá ít, tuy rằng ngoài văn học thì thấy nhiều hơn, nhưng trên thực tế là một số nhà nghiên cứu đã viết bài phê phán thẳng vào chủ nghĩa Mao, chứ không phải là vào những ảnh hưởng của nó như ông Đệ nhận định. Bởi nếu nói đến “những ảnh hưởng… trong văn học” thì phải phân tích đối chiếu sáng tác văn học của ta với các nguyên tắc văn nghệ Mao-ít, – công việc này hầu như chưa có ai tiến hành. Vả chăng cho đến nay, hầu hết các nhà văn vẫn không thừa nhận là có sự ảnh hưởng nào như vậy cả. Tinh thần bản báo cáo tại Đại hội III (1983) Hội Nhà vănViệt Nam chứng tỏ điều đó. Lời bình 6 Sau khi nêu thành tựu của công tác lý luận phê bình mấy chục năm qua, ông Đệ đề nghị chúng ta “cần kiểm tra lại nhận thức của mình, sớm lĩnh hội được những quan điểm mới, kiên quyết gạt bỏ những quan niệm sai lầm”… Ông đã nêu ra những quan niệm sai lầm – của giới lý luận phê bình chứ không phải của ông – như đơn giản, ấu trĩ về lý luận, mà tựu trung là chưa thấy hết đặc trưng thẩm mỹ của văn học, hoặc các quan điểm xã hội học dung tục, hoặc “lúng túng trong cơ chế đánh giá tác phẩm”, hoặc những biểu hiện phê bình “quy kết, lên án, chụp mũ tràn lan”, v.v… Phải nhận rằng trong các nhược điểm mà ông Đệ nêu lên cũng thấy bóng dáng những nhận xét của các đồng nghiệp khác, nhất là các bài được ông coi như là ví dụ về “khuynh hướng phủ nhận”, có điều là ông biết gia giảm mức độ để cho từng ý kiến đó đều có vẻ dễ nghe hơn và hoàn toàn trở thành luận điểm của ông. Tôi cứ nghiệm như nhận xét của tôi về “phê bình quyền uy” mà ông Đệ không thể đồng tình, dẫu vậy hình như nó cũng có ích cho ông để ông nhận xét về tư duy phong kiến (tr. 112) hoặc để nhận xét “tình trạng quá phụ thuộc vào ý kiến cá nhân của một đồng chí lãnh đạo…”. Tất nhiên ở chỗ này xin bạn đọc cứ tính đến sự chủ quan của tôi, bởi chính tôi cũng có thể nhận lầm! Về phương hướng hoạt động, ông Đệ đề ra nhiệm vụ khắc phục những rơi rớt của tư duy phong kiến, tàn dư tư sản, những rơi rớt trong lối nghĩ của những người sản xuất nhỏ (đây hãy còn là những phạm trù thuần túy xã hội học, chưa phải là các phạm trù của lý luận phê bình văn học!). Ông đề xuất 3 điểm: 1/ Phát huy trừu tượng khoa học để tổng kết lý luận…; 2/ Đổi mới kiến thức, cách nghĩ và phương pháp luận; 3/ Mở rộng các cuộc đối thoại, tranh luận dân chủ và bình đẳng (tr. 113-114). Dẫu còn chưa thỏa mãn với các đề xuất này, nhưng cũng vẫn đáng đồng tình, về căn bản, trên nét lớn. Lời bình 7 Tuy vậy, cảm tưởng chung khi đọc những ý kiến nhận xét hoặc đề xuất trên đây là ít thấy sự mới mẻ. Vì sao vậy? Tư duy mới lấy dân chủ, công khai làm phương châm, nguyên tắc. Ông Đệ hình như không dùng hoặc bất đắc dĩ lắm mới tạm dùng các từ này. Đọc lại bài của ông mới thấy một sự nhất quán đến kỳ lạ. Thì ra, nhìn vào thành tựu phê bình lý luận, ông chỉ thấy hết cuộc đấu tranh này đến cuộc đấu tranh kia, chống và chống, sau đó là xây dựng (ông kể những cái xây được không nhiều) và cuối cùng là bình công: “biểu dương kịp thời những
- tác phẩm có giá trị”, v.v… Chỉ quan hệ của lý luận phê bình với công chúng là không thấy ông nói gì đến. Người đọc không hề có vị trí gì trong quan niệm về phê bình lý luận của ông. Đó là một phía. Từ một phía khác, khi nhận xét thiếu sót còn “lúng túng trong cơ chế đánh giá một tác phẩm”, ông Đệ cũng chỉ tính đến những trường hợp khi “nhiều người có thẩm quyền đánh giá khác nhau” (tr. 111). Nói không ngoa, ý kiến người đọc, dư luận công chúng vẫn “chưa là cái đinh” gì trong quan điểm văn học của ông Đệ. Khi cần, ông chỉ trông lên, chỉ nhìn vào “những người có thẩm quyền” – đối với ông, chỉ thế cũng đủ định đoạt số phận tác phẩm rồi. Nền lý luận và phê bình của ta, cùng với sự luận chứng của ông Đệ, đã tìm được một “tháp ngà” đặc biệt: nó chỉ có đường dây liên hệ với “những người có thẩm quyền”! Liệu thế đã phải là đổi mới tư duy hay chưa khi đem so với những chủ trương “lấy dân làm gốc”, “dân biết dân bàn dân làm dân kiểm tra”…? Tư duy mới do hình thành trong điều kiện thế giới xã hội chủ nghĩa tự phê phán để tiến lên, nên có một nét đặc sắc là cảm hứng sám hối – nó không hề hạ thấp, sỉ nhục con người, ngược lại, nó cho thấy tính tự giác cao, phẩm chất trách nhiệm của con người, của người cộng sản. Chúng ta đổi mới vì chúng ta thấy chính mình cũng can dự vào những sự trì trệ, những sự bảo thủ có quy mô toàn xã hội. Khi nói lỗi lầm, ta xét nó như những lỗi lầm lịch sử, nó nặng hơn, hệ trọng hơn, và khác nhiều so với phạm vi những phẩm hạnh cá nhân. Có lẽ do nhận thức như vậy nên gần đây một số bạn phê bình trẻ đã có lúc đề nghị các bậc đàn anh làm gương “sám hối”, những mong tìm được lý do để kính trọng trở lại về nhân cách đối với các bậc đi trước có nhiều công lao nhưng không ít lỗi lầm. Tiếc thay về mặt này chúng ta chưa tìm được dù chỉ một ví dụ. Đọc bài viết của ông Đệ, tôi cũng mong bắt gặp được những dòng chữ hiếm hoi như vậy để mà vui mừng, nhưng quả là chưa thấy. Gặp chỗ ông nhắc tới quan điểm dung tục máy móc, tôi chỉ mong xuất hiện dù là trong ngoặc đơn hay trong dấu chú thích dưới trang thôi (đúng chỗ biết bao và đẹp biết bao nếu có cử chỉ ấy!) về cái điều mà một lần bạn Ngô Thảo đã nêu trên báo Văn nghệ về công thức vạn năng “hạn chế về vốn sống và thế giới quan” mà ông Phan Cự Đệ đã dùng để giải thích mọi trường hợp sáng tác. Nhưng tôi đã mừng hụt. Ông Đệ chỉ phê phán người khác thôi, ông không nói về mình. Dẫu ông có đề nghị “chúng ta phải vừa phê bình vừa tự phê bình”, dẫu ông có xác nhận: “trong cái sai lầm ngày hôm qua có những hạn chế lịch sử và những sai lầm mà cá nhân chúng ta phải chịu trách nhiệm” (tr. 114) nhưng đó là ông nói chung, nói để hướng dẫn cả giới phê bình, không phải nói về ông. Hình như tự ông chưa thấy mình có sai lầm gì đáng kể. Nghe giọng ông thì biết. Cái giọng tự tin lắm, rất tự tin. Mà hình như là giọng nói từ trên cao xuống, toàn những câu khẳng định, những câu chất vấn, những câu mệnh lệnh. “Chúng ta nên”, “chúng ta phải”, “chúng ta cần phải” – đó, kiểu câu thông dụng trong bài ông Đệ, bạn đọc có thể tự kiểm tra lại, cũng như bạn có thể tự kiểm tra lại các phần quy tội “phủ nhận” để thấy kiểu câu mô tả trong tay nhà nghiên cứu đã biến thành kiểu câu tố giác như thế nào! Thay lời kết, mấy cảm tưởng Bài viết của Phan Cự Đệ bàn về đổi mới tư duy trong công tác lý luận phê bình, nhưng đọc kỹ, ta thấy phần nghĩ mới quá ít, trong khi đó nếp nghĩ cũ lại quá nhiều. Nhờ mấy lời toàn soạn hướng dẫn rằng ở bài viết đó “có thể có những ý kiến đồng tình hoặc không đồng tình”, tôi mới yên tâm viết những điều mình chưa đồng tình. Nghĩ ra được cả một chiến lược đổi mới tư duy trong phê bình, nghiên cứu văn nghệ quả là việc khó, hầu như quá sức chúng tôi. Thiết thực nhất, xem đây là cả một quá trình, chúng tôi nghĩ cần hành
- động như lời khuyên của đồng chí Tổng Bí thư khi gặp gỡ văn nghệ sĩ: cần “tự cứu” và “cởi trói”. Cần nhận ra dần những chỗ đang bị trói buộc, những chỗ nhói buốt nhất, nói to lên và cùng nhau tháo gỡ. Nhưng chỉ e rằng… chỉ e rằng mỗi lần có ai đó nêu lên một điểm nào đó còn bị trói buộc, thì người ấy lại lập tức bị ông Phan Cự Đệ hoặc những người tương tự chụp cho cái mũ “phủ nhận” và đề nghị trừng phạt! Không rõ khi ở cùng một tình cảnh chung, cùng bị “trói” như nhau, ông Phan Cự Đệ có thấy thoải mái hơn người? Hay là ông được “trói” cách riêng nên vẫn rộng tay trong phạm vi có thể để mà trói chặt những người khác, ít nhất là để họ đừng động chạm đến những gì ông đã viết ra trước khi có “tư duy mới”? Cái luật tự vệ, cái luật bảo vệ “văn mình” mới là lý do chủ yếu – nó nhỏ thôi – để chúng ta có thể ít nhiều đồng cảm với ông. 18/1/1988 Phan Cư Đệ - Những đóng góp về lý luận và lịch sử văn học – Vũ Tuấn Anh Tập I của bộ sách giới thiệu các trào lưu và khuynh hướng văn học trong thế kỷ XX - văn học lãng mạn, văn học hiện thực phê phán, văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa và các trào lưu khác; tiểu thuyết Việt Nam thế kỷ XX nhìn từ góc độ thể loại; các tác gia lý luận và văn xuôi. Tập II bao gồm hai tập Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (in năm 1974, 1975), các tiểu luận về giao lưu văn học, văn hóa Việt Nam và quốc tế cùng nhiều tiểu luận về tác giả và tác phẩm văn xuôi nước ngoài như Thụy Điển, Đan Mạch, Ấn Độ, Hà Lan… Tập III của bộ sách dành phần lớn cho Văn học lãng mạn 1932-1945 trong đó có các tập sách Phong trào Thơ mới 1932-1945 (in năm 1966), Tự Lực văn đoàn- con người và văn chương (in năm 1990), các bài phê bình các tác phẩm văn chương lãng mạn, các tiểu luận về Hàn Mặc Tử, Nguyễn Tuân và phần Phê bình tiểu luận gồm nhiều đề tài khác nhau, trong đó đáng chú ý là hai bài viết có thể gộp thành một chuyên luận về thể truyện ngắn. Có thể nói, ngay từ những bước nghiên cứu đầu tiên, Phan Cự Đệ đã là một ngòi bút có thiên hướng chuyên sâu. Hai công trình ra đời sớm của chặng đường này đã phần nào có tính khai phá, cắm cái mốc đầu tiên trong việc nghiên cứu những hiện tượng văn học lớn. Đó là hai cuốn Phong trào Thơ mới lãng mạn 1932-1945 (1966) và Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại- 2 tập (1974). Là một nhà giáo giảng dạy và viết giáo trình văn học sử từ rất sớm (cuốn Giáo trình văn học Việt Nam 1930-1945 in năm 1961), Phan Cự Đệ đã tự bổ sung cho mình những kiến thức lý luận và triết học- mỹ học để có thể đi sâu vào hai đề tài vừa mới mẻ vừa phức tạp này. Các công trình này của ông là sự kết hợp cả cái nhìn văn học sử với tư duy lý luận để có được những kiến giải kỹ lưỡng và khá thuyết phục về những
- vấn đề mà ông đề cập. Có thể nói, sau Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - sự tổng kết tài năng về Phong trào Thơ mới, cả phương diện lịch sử đến những vấn đề bản chất thẩm mỹ của nó, thì cuốn Phong trào Thơ mới 1932-1945 của Phan Cự Đệ được viết trong nhu cầu nhìn nhận và khám phá tiếp tục về phong trào này và cả trong mong mỏi kỳ vọng của người “tiên khu” Hoài Thanh đối với nhà nghiên cứu trẻ khi đó: “Ở chỗ nào tôi dừng lại, anh phải vượt lên phía trước” (Nhìn lại một chặng đường).Vượt lên là sự không dễ dàng, nhưng Phan Cự Đệ đã đặt ra và xử lý hiện tượng Thơ mới trong một phương pháp nghiên cứu mới để từ đó có những kiến giải vừa mang tính bổ sung vừa mở ra những chiều kích khác - đó là đóng góp của cuốn sách. Những quan điểm của Marx - Engels mà tác giả thâu nhận được một cách say mê qua cuốn Marx - Engels và những vấn đề văn học của Friedlander cùng với những vấn đề lý luận của chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tượng trưng được chủ động vận dụng đã giúp tác giả có cái nhìn sâu hơn về hiện tượng Thơ mới, đặc biệt là quan niệm mỹ học của Thơ mới nảy sinh trong một bối cảnh xã hội cụ thể, để từ đó nhận ra những mặt tích cực và tiến bộ cũng như con đường bế tắc của chủ nghĩa cá nhân trong Thơ mới. Cuốn sách với những thành công và cả những hạn chế lịch sử khó tránh khỏi đã thể hiện được giá trị vững chãi của nó: 4 lần tái bản cho thấy nó vẫn song hành được với thời gian và người đọc trong hàng chục năm sau. Và trong sự phong phú đến vô cùng của nhiều cách tiếp cận Thơ mới trong những năm qua, cuốn Phong trào Thơ mới vẫn có một vị trí nhất định cả trong ý nghĩa khai phá và mở rộng đề tài này sau 1945, cả trong một phương pháp tiếp cận triệt để và nhất quán những quan điểm mỹ học Marx - Engels để lý giải một hiện tượng văn học lớn và phức tạp. Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại là một công trình đầu tiên nghiên cứu sự phát triển tiểu thuyết Việt Nam một cách kỹ lưỡng về phương diện văn học sử cũng như phương diện lý thuyết thể loại. Về mặt lịch sử, có thể nói lần đầu tiên tiến trình tiểu thuyết Việt Nam được trình bày một cách hệ thống, từ Quá trình hình thành và phát triển, Những mầm mống và khuynh hướng tiểu thuyết trước năm 1930 cho đến Những khuynh hướng tiểu thuyết hiện đại trước Cách mạngtháng Tám, Sự phát triển tiểu thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa cùng với những biến đổi của bộ mặt thể loại từ Đổi mới cũng đã được mô tả, phân tích kỹ lưỡng. Nhà nghiên cứu đã đi sâu vào các vấn đề mấu chốt của tiểu thuyết: nguồn gốc và sự hình thành của tiểu thuyết, điển hình hóa trong tiểu thuyết hiện đại, vấn đề đặc trưng thẩm mỹ của thể loại, vấn đề truyền thống và cách tân, lao động của người viết tiểu thuyết… Một số yếu tố nghệ thuật của tiểu thuyết như nhân vật, kết cấu, cốt truyện, giọng điệu cũng được đề cập và khảo sát khá thấu đáo. Sự bao quát một khối lượng tài liệu đông đảo, cả tiểu thuyết Việt Nam và thế giới đã tạo nền tảng cho công việc dựng nên một phác đồ tiến trình tiểu thuyết. Đồng thời, một tư duy lý luận chắc chắn, có sự tiếp thu rộng rãi lý luận và kinh nghiệm tiểu thuyết thế giới- cả phương đông và phương tây- đã giúp công trình đạt đến một tầm nhìn tổng quan về thể loại và có được những trang viết sinh động về một thể loại luôn vận động mạnh mẽ cùng cuộc sống, một thể loại mà văn học Việt Nam hiện đại đang khao khát chiếm lĩnh những đỉnh cao. Cái nhìn loại hình giúp ông khu biệt các trào lưu khuynh hướng để nhận dạng nó, phương pháp tổng hợp giúp ông, trong những biểu hiện muôn vẻ của đời sống thể loại, nhận ra những đặc điểm mang tính hệ thống và cái nhìn phân tích sắc sảo giúp ông đi sâu phân tích lý giải các yếu tố của tiểu thuyết. Vào những năm 70, khi mà tài liệu nước ngoài còn là một thứ của hiếm và khá xa lạ, ấy là còn chưa kể đến một thái độ ngờ vực hoặc kính nhi viễn chi, thì những trang viết về những cuộc tranh luận quanh tiểu thuyết cùng với sự
- tiếp thu những quan điểm mới, trong đó có những quan điểm của Bakhtin về sự uyển chuyển mềm dẻo của bản chất thể loại, ngôn ngữ đa thanh và song thanh của tiểu thuyết đã tạo nên những sắc thái mới mẻ cho việc nghiên cứu tiểu thuyết giai đoạn này. Dù sau này, với thời gian, lý luận và nghiên cứu tiểu thuyết đã đi rất xa và có thể nói, đã mở ra nhiều khung trời mới thì công trình Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại vẫn có một ý nghĩa không nhỏ: nó từng là và vẫn còn là công cụ cần thiết cho những ai muốn đi sâu tìm hiểu thể loại này. Các quan điểm lý thuyết của nó soi rọi nhiều vấn đề của thực tiễn sáng tác và cho đến nay, công trình mang tính khai phá này vẫn giữ được những giá trị đáng kể bởi tính chuyên sâu và những khảo chứng nghiêm túc về tiểu thuyết. Say mê đột phá vào những vấn đề mới, những hiện tượng văn học quan trọng và đặt nó vào một cái nhìn khoa học, hệ thống, mang tính chuyên sâu là một điểm mạnh trong tư duy nghiên cứu của Phan Cự Đệ. Bên cạnh hai đề tài nghiên cứu lớn mà kết quả là hai cuốn sách trên, Phan Cự Đệ còn có những chuyên luận mang tính tổng kết, có ý nghĩa cả về bề rộng và chiều sâu. Các trào lưu và khuynh hướng văn học thế kỷ XX là một công trình như thế. Văn học Việt Nam trong thế kỷ qua được soi rọi, phân định và trình bày từ góc độ các khuynh hướng trào lưu với các phần Quá trình hình thành và phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại, Trào lưu văn học lãng mạn chủ nghĩa, Trào lưu văn học hiện thực phê phán thời kỳ 1930-1945, Trào lưu văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, Các khuynh hướng văn học khác. Không đi theo cách hiển thị lịch sử văn học thông qua cách trình bày tuyến tính và lối miêu thuật tiến trình và sự kiện quen thuộc, cách tiếp cận này của Phan Cự Đệ giúp hình dung quá trình văn học một cách khác, cho thấy kết quả của cả quá trình phân hóa và hợp lưu trong văn học sử, những mối tương tác văn học với chính trị- xã hội và văn hóa, đặc điểm tư duy nghệ thuật của từng khuynh hướng qua các chặng đường, mối liên quan giữa những sáng tạo nội sinh và ảnh hưởng giao lưu với văn học thế giới… Bên cạnh các trào lưu khuynh hướng lãng mạn, hiện thực, hiện thực xã hội chủ nghĩa từng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và được Phan Cự Đệ đặt trong một tương quan hệ thống trong công trình này, thì phần Các khuynh hướng văn học khác có thể được xem như đóng góp riêng khá rõ của tác giả: những hiện tượng văn học độc đáo, phần nào cách biệt với dòng chảy chung được đào sâu trong chính bản thân nó, đồng thời được soi chiếu trong mối tương quan với nhiều trào lưu văn học hiện đại thế giới. Đó là các vấn đề chủ nghĩa tượng trưng trong Thơ mới lãng mạn 1932-1975, chủ nghĩa siêu thực đậm nét trong thơ Hàn Mặc Tử, chủ nghĩa hiện sinh và tiểu thuyết phi lý lan tràn rộng rãi trong văn chương các đô thị miền Nam trước 1975… Cách triển khai các “luận đề” trong nghiên cứu văn học của Phan Cự Đệ phản ánh sự theo đuổi sâu sắc của ông đối với các vấn đề quan trọng của lịch sử văn học, phản ánh tính hệ thống trong sự nghiệp nghiên cứu của ông khiến cho các công trình luôn có được sự liên kết, tầm vóc và độ sâu khoa học cần thiết. Bên cạnh Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại mang tầm khái quát, nhà nghiên cứu tiếp tục có cái nhìn bổ sung ở các cấp độ khác. Ông khảo sâu vào các phân nhánh, các thể tài của tiểu thuyết để có chuyên khảo Tiểu thuyết Việt Nam thế kỷ XX nhìn từ góc độ thể loại, trong đó sức tập trung của mỗi chương sách có thể khiến nó trở thành những chuyên luận nhỏ: Phân loại tiểu thuyết, Tiểu thuyết luận đề, Tiểu thuyết lịch sử, Tiểu thuyết sử thi, Tiểu thuyết phiêu lưu và Tiểu thuyết tâm lý. Đồng thời, đời sống tiểu thuyết được tiếp tục đào sâu và bổ sung ở cấp độ nghiên cứu
- tác giả và tác phẩm. Những nhà văn và tác phẩm tiêu biểu nhất của họ đều được đặt trong tầm quan sát của nhà nghiên cứu để ông có thể viết cuốn Nhà văn Việt Namgiới thiệu và đánh giá về Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài, Bùi Hiển, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng… cùng với các bài phê bình Vùng trời của Hữu Mai, Mẫn và tôi của Phan Tứ,Hòn đất của Anh Đức… Cũng trong xu hướng tiếp tục mở rộng diện để có thể khái quát và tổng kết, đồng thời tiếp tục đào sâu hơn từng yếu tố trong tổng thể, vấn đề Văn học lãng mạn cũng là một đề tài ông theo đuổi lâu dài và liên tục bổ sung thêm những nghiên cứu mới. Bên cạnh Phong trào Thơ mới 1932-1945 viết từ rất sớm, ông tiếp tục có Văn xuôi lãng mạn 1932-1945 như một sự đăng đối và bổ sung cần thiết để có được cái nhìn toàn cảnh về cả trào lưu đặt dưới một tiêu đề chung: Văn học lãng mạn Việt Nam 1932-1945. Phần này lại tiếp tục được khơi gợi sâu hơn, sinh động hơn thông qua một loạt bài phê bình về tác phẩm lãng mạn, cả văn xuôi và thơ: Tiêu sơn tráng sĩ, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Trống mái, Đẹp, Chữ người tử tù, Tiếng địch sông Ô… Điều đáng chú ý là hình như vấn đề thơ và đời Hàn Mặc Tử đã được nhà nghiên cứu dành một sự quan tâm đặc biệt, có lẽ bởi tính hấp dẫn và cả tính “thách thức” của vấn đề. Một lần nữa nhà nghiên cứu trở lại với những khía cạnh mà ông đã từng nêu và cố gắng lý giải trong Thơ mới lãng mạn, nhưng với một chiều rộng và chiều sâu mới để khẳng định Hàn Mặc Tử sống mãi với thời gian, và “sống mãi” theo cách riêng của nhà thơ tài năng và bất hạnh, vì xem ra Hàn Mặc Tử sẽ luôn còn là Những vấn đề đang tranh luận như tên một đề mục lớn trong bài khảo cứu công phu này. Là một nhà nghiên cứu và giảng dạy, ngòi bút Phan Cự Đệ không chỉ thu lại trong những đề tài chuyên sâu. Có một cây bút phê bình Phan Cự Đệ bám khá sát dòng chảy của đời sống văn học, tỉnh thức cùng những vấn đề thời sự của văn học hiện đại và đương đại. Phần Phê bình và tiểu luận khá phong phú cho thấy tính cập nhật của cây bút phê bình này - đó là những bài tiểu luận như Mấy vấn đề lý luận của nền văn xuôi cách mạng ba mươi năm qua (1945-1975), Những bước tổng hợp mới của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, Đổi mới tư duy trong công tác lý luận phê bình văn học, Thi pháp truyện ngắn hiện đại…, các bài phê bình Nhật ký trong tù, Từ ấy, Miền Tây, Vỡ bờ, Mảnh trăng cuối rừng, Rừng U Minh, Tiếng hát con tàu, Các vị La hán chùa Tây phương… Hoạt động phê bình của Phan Cự Đệ trong khoảng hơn mười năm qua thưa vắng hơn nhưng vẫn có thể nhận thấy rằng ông vẫn bám sát đời sống văn học theo cách của ông: nhiều tác phẩm của văn học đổi mới không được nhìn một cách riêng rẽ đã được quan sát và nhận định trong bối cảnh tổng thể của văn học hoặc thể loại tiểu thuyết sau 1975: Nỗi buồn chiến tranh, Thời xa vắng, Hồ Quý Ly, Phiên chợ Giát, Ăn mày dĩ vãng, Sông Côn mùa lũ… Văn phê bình của Phan Cự Đệ có cốt cách riêng. Không mang dáng vẻ những bài giới thiệu hoặc “đọc sách”, các bài phê bình tác giả tác phẩm của ông thường được viết kỹ lưỡng, có ý tưởng khoa học và có chiều sâu. Văn phê bình Phan Cự Đệ ít truyền đến những rung cảm riêng ông mà chủ yếu là những nhận thức, đánh giá trên cả phương diện xã hội và mỹ học.
- Nói đến sự nghiệp nghiên cứu văn học của Phan Cự Đệ, không thể không nói đến hoạt động giao lưu văn hóa quốc tế của ông trong gần hai chục năm qua với tư cách người sáng lập và điều hành Trung tâm văn hóa quốc tế. Phần Giao lưu văn học, văn hóa Việt Nam và quốc tế với hàng chục bài viết mở thêm một cánh cửa rộng rãi nhìn ra và hội nhập cùng thế giới. Đó là những bài viết về Hội thảo khoa học Việt Nam trên đất Mỹ, Hội thảo quốc tế về văn học Việt Nam ở Côpenhaghen, về mối quan hệ hợp tác giữa văn học Bắc Âu và văn học Việt Nam, Triển vọng hợp tác văn hóa Nga- Việt… Văn học so sánh có thể tìm thấy những kiến giải thú vị trong Cuộc gặp gỡ sử thi trong trường kỳ lịch sử Ấn Độ và Việt Nam, và những người quan tâm đến văn học Thụy Điển, Hà Lan, Rumani… có thể tìm thấy không ít hứng thú qua những bài viết về các nhà văn, các tác phẩm nổi tiếng và cả những tác phẩm gây tranh luận trong nền văn học nhiều nước. Không chỉ là những bài giới thiệu đơn giản, một lần nữa người đọc lại có thể nhận ra tầm kiến văn rộng rãi và tiếng nói chắc chắn, có chủ kiến của một nhà nghiên cứu Việt Nam góp vào việc tìm hiểu văn hóa các dân tộc bầu bạn, khi mà các nền văn hóa thế giới đang ngày càng xích lại gần nhau trong một tinh thần nhân văn tích cực và tiến bộ. Quá trình năm mươi năm cầm bút của Phan Cự Đệ là một quá trình bồi bổ những nhận thức mới, bổ sung những phương pháp mới để những công trình của ông ngày càng giàu hàm lượng khoa học. Người đọc quan tâm đến những công trình của ông có thể nhận thấy những phát triển, đổi mới và sự phong phú đằm chắc trong các quan điểm của ông. Sự tiếp cận chân lý trong khoa học luôn là một quá trình phấn đấu gian nan và chính ông cũng nhận ra điều đó để có những điều chỉnh hợp lý. Trong bài mở đầu Tuyển tập có tên Nhìn lại một chặng đường, ông viết như một tâm sự, một cách nhìn lại mình: “Những tác phẩm viết trong thời kỳ chiến tranh không tránh khỏi những hạn chế về mặt tư liệu, đánh giá các hiện tượng văn học… Bạn đọc sẽ dễ dàng nhận thấy trong những tác phẩm tái bản một thái độ khoáng đạt, rộng rãi hơn trong cách đánh giá, trong phương pháp luận nghiên cứu, một tư liệu tham khảo phong phú hơn, không chỉ có những tác phẩm của các nhà phê bình macxít Liên Xô mà còn có cả các công trình xuất bản ở các nước phương Tây”. Có thể coi đây là những tổng kết ngắn gọn của một đời viết luôn cố gắng hướng đến sự hoàn thiện trong việc giải quyết những vấn đề khoa học mà mình theo đuổi và Bộ Tuyển tập ra mắt lần này cũng thể hiện khá rõ quá trình ấy. Có thể thấy ngay từ đầu sự nghiệp nghiên cứu và phê bình văn học, Phan Cự Đệ là người kiên trì vận dụng phương pháp luận mácxít một cách triệt để, đồng thời cũng chú ý vận dụng những phương pháp khác, chẳng hạn những công trình của Bakhtin đã là sự hỗ trợ rất quý cho ông viết một số chương trong cuốn Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại hoặc lý luận của chủ nghĩa tượng trưng siêu thực và cả phân tâm học đã giúp ông thâm nhập sâu hơn và có lý hơn vào thế giới thơ đầy bí ẩn và kinh dị Hàn Mặc Tử… Gắn bó rất sớm với một phương pháp, đồng thời ngày càng có ý thức tiếp nhận rộng rãi các quan niệm và phương pháp khác phù hợp với việc giải quyết và soi sáng các hiện tượng văn học - đó là một đặc điểm và cũng là sự thể hiện những bước phát triển trong nhận thức lý luận của nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ để sau một chặng đường năm mươi năm, ông có thể nói điều đó như một thu hoạch của bản thân, sự khẳng định dứt khoát một kinh nghiệm. Ông viết: “Cho đến hôm nay, chúng tôi vẫn kiên trì phương pháp luận macxít trong nghiên cứu và phê bình văn học, đồng thời tiếp thu tinh hoa của những phương pháp và phương pháp luận khác trong thời kỳ hiện đại”. Sự vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp một cách có
- ý thức ngày càng rõ nơi ông và bên cạnh những hiệu quả đạt được trong việc lý giải nhiều hiện tượng văn học, dường như cũng làm nhẹ nhàng hơn giọng văn lý luận phê bình Phan Cự Đệ: tính phân cực, phân tuyến, tranh biện trong văn ông giảm dần để những ý tưởng khoa học của ông cởi mở và mềm mại trong trình bày và đối thoại, trong sự hòa đồng với nhiều quan điểm nghiên cứu khác trên đường tìm hiểu và khám phá những giá trị văn chương quá khứ và hiện tại, dân tộc và nhân loại. Nếu có thể nói về phong cách lý luận phê bình Phan Cự Đệ, người ta có thể nghĩ đến một phong cách “hàn lâm”, thứ phong cách đòi hỏi một tầm kiến thức rộng rãi, luôn chú ý đến tính vấn đề và phương thức tiếp cận chiều sâu, dựa trên một căn cứ triết học và mỹ học vững vàng. Chính những điều này làm nên giá trị nhiều bài viết, công trình của Phan Cự Đệ. Không phải không có những nhận định, đánh giá của ông với thời gian được tiếp tục bổ sung thêm rất nhiều, hoặc những nhận định có thể khơi gợi tranh luận hoặc phản bác - một điều tự nhiên và cũng là đáng quý trong nghiên cứu, nhưng người ta vẫn luôn nhận ra sự công phu và nghiêm túc trong những gì ông viết, những đóng góp không nhỏ của ông trên nhiều vấn đề lý luận và lịch sử văn học bởi đó là một phần của tư tưởng ông, tâm huyết ông. Bộ Tuyển tập giàu giá trị khoa học này chính là sự kết tinh như thế của tư tưởng và tâm huyết của nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ.
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn