T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018<br />
<br />
NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KHUNG CHẬU<br />
KHÔNG VỮNG BẰNG KHUNG CỐ ĐỊNH NGOÀI<br />
Nguyễn Văn Ninh*; Nguyễn Tiến Bình*; Phạm Đăng Ninh*; Nguyễn Bá Ngọc*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá kết quả điều trị gãy khung chậu không vững bằng phương pháp cố định<br />
ngoài trên các mặt nắn chỉnh phục hồi giải phẫu, sự liền xương và phục hồi chức năng, rút ra<br />
một số nhận xét về chỉ định, kỹ thuật và biến chứng. Đối tượng và phương pháp: 71 bệnh nhân<br />
gãy khung chậu không vững được điều trị bằng cố định ngoài tại Bệnh viện Quân y 103 và<br />
Bệnh viện Bỏng Quốc gia từ tháng 5 - 2010 đến 2 - 2017. Phân loại gãy B, C theo Tile.M.<br />
Nghiên cứu tiến cứu 49 bệnh nhân và hồi cứu 22 bệnh nhân. Dùng khung cố định ngoài là bộ<br />
cọc ép ren ngược chiều của Nguyễn Văn Nhân, 4 đinh Schanz Ø 4,5 mm xuyên vào mào chậu.<br />
Kết quả: 69 bệnh nhân (97%) ổn định, thoát sốc; 2 bệnh nhân sốc không hồi phục và tử vong<br />
do chấn thương ở bộ phận cơ thể khác. Nắn chỉnh khung chậu: tốt 56 bệnh nhân (78,9%),<br />
khá 8 bệnh nhân (11,3%), trung bình 4 bệnh nhân (5,6%), kém 3 bệnh nhân (4,2%). Kỹ thuật<br />
kết xương đạt yêu cầu 100%; thời gian mang khung trung bình 8,45 tuần. Kết quả xa: 62 bệnh<br />
nhân (87,3%), thời gian theo dõi xa từ 6 - 78 tháng, trung bình 33,74 tháng. Liền xương tốt<br />
62 bệnh nhân (100%); phục hồi chức năng (theo tiêu chuẩn của Majeed S.A, 1989): tốt 52 bệnh<br />
nhân (83,9%), khá 3 bệnh nhân (4,8%), trung bình 4 bệnh nhân (6,5%), kém 3 bệnh nhân (4,8%).<br />
Kết luận: điều trị gãy khung chậu không vững bằng khung cố định ngoài có kết quả tốt, đơn giản, dễ<br />
làm, cố định chắc ổ gãy xương, giúp giảm đau, cầm máu, phòng chống sốc và thuận tiện cho<br />
chăm sóc bệnh nhân.<br />
* Từ khóa: Gãy khung chậu không vững; Cố định ngoài.<br />
<br />
Remarks on Treatment Results of Unstable Fracture of the Pelvic<br />
Ring by External Fixation<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate treatment results of the unstable fractures of the pelvic ring by<br />
external fixation method on the anatomical recovery, the union of bone and rehabilitation and<br />
take out some comments on indications, techniques and complications. Subjects and methods:<br />
71 patiens with unstable fractures of the pelvic ring were treated by external fixation in 103 Military<br />
Hospital and National Institute of Burns from May 2010 to Feb 2017. Classification of fracture<br />
type B, C according to Tile.M. Prospective study of 49 patients and retrospective of 22 patients.<br />
External frame of Nguyen Van Nhan was used, 4 Ø 4.5 mm Schanz pins was placed in the<br />
illiac crests. Results: 69 patients (97%) became stable, out of shock; 2 patients with shock<br />
unrecover and death due to injuries in the other body parts: good 56 patients (78.9%), fair<br />
8 patients (11.3%), average 4 patients (5.6%), poor 3 (4.2%). The technique fixation: Achieve 100%;<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Văn Ninh (nguyenvanninh77@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 02/07/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/08/2018<br />
Ngày bài báo được đăng: 29/08/2018<br />
<br />
65<br />
<br />
T¹p chÝ Y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018<br />
the time for skeletal recover and release the frame: 8.45 weeks. The later results: 62 patients<br />
(87.32%); time of follow-up: from 6 to 78 months, average 33.74 months. Good union of bone<br />
62 patients (100%). Results of rehabilitation: Good 52 patients (83.9%), fair 3 patients (4.8%),<br />
average 4 patients (6.5%), poor 3 patients (4.8%). Conclusion: Treatment of unstable pelvic fracture<br />
by the external fixation frame has good results. This technique is simple, easy to fixed the<br />
skeletal fracture, reduce painful, stop bleeding, prevent shock, convenient for treating the patient.<br />
* Keywords: Unstable fractures of the pelvic ring; External fixation.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Gãy khung chậu (KC) là chấn thương<br />
hay gặp và là một tổn thương nặng.<br />
Melton (1981) thống kê trong 10 năm<br />
(1968 - 1977) tại Minnesota thấy tần suất<br />
gặp gãy KC 37 bệnh nhân (BN)/100.000<br />
dân/năm [4]. Ở Việt Nam, theo thống kê<br />
của Ngô Bảo Khang (1995), gãy KC chiếm<br />
3 - 5% tổng số gãy xương, tỷ lệ tử vong<br />
cao, đứng thứ 2 về tử vong do nguyên<br />
nhân chấn thương, chỉ sau tử vong do<br />
chấn thương sọ não. Nguyên nhân chủ yếu<br />
do tai nạn giao thông [1].<br />
Phương pháp điều trị: cho BN nằm bất<br />
động, gác chân tư thế ếch, nếu có di lệch<br />
trượt lên thì kéo liên tục kết hợp với băng<br />
treo để ép KC, tuy dễ thực hiện nhưng<br />
kết quả phục hồi giải phẫu kém, cố định<br />
không chắc chắn và phải nằm bất động lâu<br />
[2].<br />
Phương pháp kết xương bên trong tuy<br />
phục hồi được về giải phẫu, BN vận động<br />
sớm, tránh được biến chứng do nằm lâu,<br />
nhưng là phẫu thuật lớn nên không thể chỉ<br />
định trong giai đoạn cấp cứu và hạn chế<br />
chỉ định với gãy KC hở.<br />
BN gãy KC có chảy nhiều máu tại ổ gãy<br />
và rất đau nên để phòng chống sốc có<br />
hiệu quả, cần cố định chắc ổ gãy và ép<br />
2 mặt gãy cầm máu và giảm đau. Trên<br />
thế giới và Việt Nam đã có nhiều phẫu<br />
thuật viên nghiên cứu ứng dụng phương<br />
pháp cố định ngoài (CĐN) vào điều trị<br />
66<br />
<br />
cấp cứu gãy KC nhằm phòng chống sốc,<br />
tạo thuận lợi cho xử trí tổn thương kết<br />
hợp và dự phòng biến chứng do nằm lâu<br />
[6]. Nhiều năm qua, Bộ môn - Khoa Chấn<br />
thương Chỉnh hình, Bệnh viện Quân y 103<br />
đã ứng dụng phương pháp CĐN một bên<br />
bằng bộ cọc ép ren ngược chiều (CERNC)<br />
của Nguyễn Văn Nhân để điều trị cho gãy<br />
KC và thu được kết quả rất khả quan [2, 3].<br />
Chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này<br />
nhằm mục tiêu:<br />
- Đánh giá kết quả điều trị của phương<br />
pháp về mặt nắn chỉnh phục hồi giải phẫu,<br />
làm liền xương và phục hồi chức năng.<br />
- Rút ra một số nhận xét về chỉ định,<br />
kỹ thuật và biến chứng.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
71 BN gãy KC không vững (41 nam,<br />
30 nữ), tuổi từ 13 - 74 (trung bình 36 tuổi)<br />
được điều trị kết xương bằng khung CĐN<br />
tại Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh viện Bỏng<br />
Quốc gia. Tất cả BN đều được phẫu thuật,<br />
chăm sóc, theo dõi, đánh giá kết quả điều trị.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn BN: BN được<br />
chẩn đoán gãy KC không vững (loại B, C)<br />
theo phân loại của Tile.M (2003); điều trị<br />
kết xương bằng CĐN [5].<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ: gãy KC vững<br />
(loại A); điều trị kết xương bằng các<br />
phương pháp khác không phải CĐN.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu tiến cứu 49 BN, hồi cứu<br />
22 BN.<br />
* Dụng cụ: bộ CERNC của Nguyễn Văn<br />
Nhân dài 35 cm; 2 đoạn đinh Steinmann<br />
Ø 5 mm, dài 6 cm dùng để liên kết 2 cọc<br />
với nhau; 4 đinh Schanz Ø 4,5 mm, dài<br />
18 cm; khoan tay, khoan điện và mũi khoan<br />
Ø 3,5 mm.<br />
<br />
hai đùi gác trên hai giá Braun tư thế<br />
“con ếch’’.<br />
Xác định vị trí xuyên đinh: mào chậu<br />
2 bên (mỗi bên 2 đinh), đinh thứ nhất<br />
cách gai chậu trước trên 1,0 - 1,5 cm,<br />
đinh thứ 2 cách đinh thứ nhất 5 cm. Gây<br />
tê tại chỗ, sau đó rạch da dài 1 cm tại vị<br />
trí bắt đinh Schanz, tách phần mềm đến<br />
sát xương mào chậu, đưa ống bảo vệ<br />
phần mềm (Sleeve-trocar) vào vết mổ đến<br />
sát vỏ xương và phải giữ chặt vào mào<br />
chậu trước khi khoan. Dùng mũi khoan<br />
3,5 mm (qua ống bảo vệ) khoan dẫn đường<br />
qua vỏ xương mào chậu, dùng khoan tay<br />
để bắt 2 đinh Schanz theo lỗ vừa khoan,<br />
theo hướng từ trước ra sau, chếch từ<br />
ngoài vào trong, từ trên xuống dưới.<br />
<br />
A<br />
<br />
Hình 1: Bộ dụng cụ CĐN KC.<br />
* Phương pháp vô cảm:<br />
Nếu làm tại buồng bệnh, chỉ cần gây tê<br />
tại chỗ ở các vị trí khoan và bắt đinh<br />
Schanz, kết hợp thuốc giảm đau toàn<br />
thân. Thuốc tê: dung dịch lidocain 2% +<br />
adrenalin 0,1%.<br />
* Kỹ thuật xuyên đinh lắp khung CĐN:<br />
Thực hiện tại buồng bệnh hoặc tại phòng<br />
mổ ngay sau khi mổ xử trí các thương tổn<br />
trong ổ bụng, hoặc trước khi kết xương<br />
ổ gãy xương chi dưới. BN nằm ngửa,<br />
<br />
B<br />
<br />
Hình 2: (A) Xuyên 2 đinh Schanz vào<br />
mào chậu.<br />
67<br />
<br />
T¹p chÝ Y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018<br />
- Lắp 2 CERNC kết nối 4 đinh qua phía<br />
trước thành bụng, liên kết 2 cọc với nhau<br />
bằng hai đoạn đinh Steinman tạo khung<br />
CĐN, kết hợp nắn chỉnh trực tiếp và dùng<br />
cờ lê 10 vặn dần dần, tùy thuộc từng loại<br />
gãy mà vặn ép hoặc giãn từng CERNC<br />
để nắn chỉnh di lệch ổ gãy và nắn chỉnh<br />
sai khớp mu, khớp cùng chậu:<br />
- KC gãy kiểu mở quyển sách: ép trực<br />
tiếp từ ngoài vào qua 2 cánh chậu hoặc<br />
gián tiếp qua mấu chuyển lớn, đồng thời<br />
vặn ép 2 thanh CERNC làm thu hẹp<br />
khớp mu, khớp cùng chậu hoặc nắn chỉnh<br />
di lệch ổ gãy về vị trí giải phẫu.<br />
- KC gãy không vững kiểu khép quyển<br />
sách: nắn chỉnh bằng cách ấn trực tiếp<br />
vào cánh chậu bên tổn thương từ trong ra<br />
ngoài hoặc gián tiếp bằng cách để chân<br />
bên tổn thương lên gối bên đối diện làm<br />
xoay ngoài đùi, qua đó xoay ngoài cánh<br />
chậu. Với dạng gãy ngành ngồi mu, chậu<br />
mu và bán sai khớp cùng chậu, vặn giãn<br />
qua cọc CERNC trước dưới làm xoay<br />
ngoài nửa KC bên tổn thương, vặn ép<br />
qua cọc CERNC sau trên để nắn chỉnh<br />
hết sai khớp cùng chậu. Với dạng gãy<br />
ngành ngồi mu, chậu mu và gãy dọc<br />
cánh chậu, vặn giãn qua 2 cọc CERNC<br />
làm xoay ngoài nửa KC bên tổn thương<br />
để nắn chỉnh hết di lệch.<br />
- KC gãy loại C (không vững theo cả<br />
chiều xoay và chiều thẳng đứng): xuyên<br />
đinh Kirschner qua lồi cầu đùi bên tổn<br />
thương, kéo liên tục trên giá Bohler nắn<br />
chỉnh di lệch lên trên. Kiểm tra X quang<br />
thấy hết di lệch lên trên thì tiến hành kết<br />
xương CĐN, đồng thời vặn ép 2 cọc CERNC<br />
nắn chỉnh hết di lệch theo chiều xoay.<br />
68<br />
<br />
Hình 3: Hoàn thành cuộc mổ.<br />
Căn cứ vào mức độ di lệch mất vững<br />
của KC, tình trạng gioãng của khớp mu<br />
trên phim X quang để vặn ép cho 2 mặt<br />
gãy áp với nhau làm KC vững hơn. Chụp<br />
lại X quang sớm khi toàn thân BN ổn định<br />
để vặn chỉnh tiếp khi ổ gãy xương chậu<br />
hay khớp mu còn di lệch giãn cách nhiều.<br />
* Đánh giá kết quả:<br />
- Kết quả gần: kết quả nắn chỉnh phục<br />
hồi giải phẫu, chụp X quang ngày thứ hai<br />
sau phẫu thuật với BN đã nắn chỉnh đạt<br />
yêu cầu, không cần nắn chỉnh bổ sung;<br />
BN phải nắn chỉnh bổ sung được chụp<br />
X quang sau khi đã hoàn thành nắn chỉnh<br />
bổ sung di lệch còn lại, đo kích thước<br />
di lệch trên phim X quang KC thẳng (phim<br />
tiêu chuẩn), X quang kỹ thuật số tỷ lệ 100%,<br />
đo di lệch của KC theo phương pháp của<br />
Richard C. Henderson (1989) [8]; kết quả<br />
liền xương, thời gian mang khung CĐN;<br />
nhiễm khuẩn chân đinh.<br />
- Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá kết quả<br />
phục hồi giải phẫu của Tile.M [5], Richard<br />
C. Henderson (1989) [8], Majeed (1989) [9],<br />
Lindahl (1999), xây dựng bảng tiêu chuẩn<br />
đánh giá kết quả phục hồi giải phẫu.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018<br />
Bảng 1: Tiêu chuẩn đánh giá kết quả phục hồi giải phẫu.<br />
Kết quả giải phẫu<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
Khá<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Kém<br />
<br />
Di lệch gioãng khớp mu hoặc cung<br />
chậu trước (cm)<br />
<br />
3,5<br />
<br />
< 0,5<br />
<br />
0,5 - < 1<br />
<br />
1 - 1,5<br />
<br />
> 1,5<br />
<br />
Di lệch cung chậu sau (cm)<br />
<br />
- Kết quả xa: đánh giá kết quả phục<br />
hồi chức năng theo bảng phân loại của<br />
Majeed S.A (1989) gồm 4 mức: tốt<br />
> 85 điểm; khá 70 - 84 điểm; trung bình<br />
55 - 69 điểm; kém < 55 điểm [9].<br />
* Bảng điểm đánh giá kết quả phục hồi<br />
chức năng theo Majeed (1989) [9]:<br />
Đau: 30 điểm; hiệu suất làm việc:<br />
20 điểm; ngồi: 30 điểm; quan hệ tình dục:<br />
4 điểm; đi đứng: 30 điểm, trong đó đi có<br />
dụng cụ trợ giúp 12 điểm, đi không có<br />
dụng cụ trợ giúp 12 điểm, có khả năng<br />
đi xa 12 điểm.<br />
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Đặc điểm chung.<br />
* Nguyên nhân chấn thương: tai nạn<br />
giao thông 39/71 BN (54,9%); ngã cao<br />
20/71 BN (28,2%); tai nạn lao động 8/71 BN<br />
(11,3%); tai nạn sinh hoạt 4/71 BN (5,6%).<br />
* Phân loại gãy KC theo Tile.M (2003) [5]:<br />
- Nhóm B: gãy KC mất vững không<br />
hoàn toàn (mất vững chiều xoay, còn vững<br />
chiều thẳng đứng) 58 BN (81,7%).<br />
- B1: gãy KC kiểu mở quyển sách (open<br />
book-lực ép trước sau)19 BN (26,8%).<br />
- B2: gãy KC kiểu khép quyển sách<br />
(close book-lực ép bên) 36 BN (50,7%).<br />
- B3: gãy KC cả hai bên, thường là dạng<br />
mở quyển sách 3 BN (4,2%).<br />
<br />
+ Nhóm C: 13 BN (18,3%), gãy KC mất<br />
vững hoàn toàn (cả chiều xoay và chiều<br />
thẳng đứng) gồm:<br />
- C1: gãy KC không vững cả chiều xoay<br />
và thẳng đứng một bên (Malgaigne):<br />
4 BN.<br />
- C2: gãy KC không vững cả chiều xoay<br />
và thẳng đứng ở hai bên: 7 BN.<br />
- C3: gãy KC cả hai bên loại C: 2 BN.<br />
37 BN (52,1%) có sốc chấn thương,<br />
trong đó 17 BN (23,9%) nhập viện đang<br />
trong tình trạng sốc chấn thương, 20 BN<br />
(28,2%) có sốc nhưng đã điều trị ổn định<br />
tại bệnh viện tuyến trước trước khi nhập<br />
viện. 2 BN (3%) tử vong, trong đó 1 BN<br />
tử vong tại viện (BN sốc đa chấn thương<br />
mức độ nặng: chấn thương sọ não, chấn<br />
thương bụng kín, tụ máu lớn sau phúc mạc;<br />
gãy KC loại C3 theo Tile.M; gãy dập nát<br />
1/3 dưới cẳng chân phải) và 1 BN có suy<br />
hô hấp nặng dẫn đến sốc không hồi phục,<br />
gia đình xin về, sau đó tử vong tại nhà<br />
(BN sốc đa chấn thương: chấn thương<br />
ngực kín, gãy cung sau xương sườn 4, 5,<br />
6, 7, dập phổi, tràn máu, tràn khí khoang<br />
màng phổi trái; gãy KC loại B3 theo Tile.M.<br />
* Tổn thương kết hợp:<br />
- 14 BN có chấn thương sọ não kèm theo,<br />
trong đó 2 BN chấn thương sọ não, máu<br />
tụ ngoài màng cứng phải mổ lấy máu tụ<br />
(1 BN mổ đặt CĐN KC ngay sau khi mổ<br />
69<br />
<br />