intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhóm Khí hiếm

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

120
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'nhóm khí hiếm', tài liệu phổ thông, hóa học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhóm Khí hiếm

  1. Nhóm Khí hiếm Khí hiếm hay khí quý hoặc khí trơ : là nhóm các nguyên tố hóa học trong nhóm nguyên tố 18, (trước đây gọi là nhóm 0) trong bảng tuần hoàn. Chuỗi nguyên tố hóa học này chứa heli, neon, agon, krypton, xenon, radon và ununocti (nguyên tố cuối cùng này hiện tại vẫn chưa được đặt tên chính thức - xem dưới đây). Khí hiếm trước đây được gọi là khí trơ, nhưng thuật ngữ này không chính xác một cách chặt chẽ do một số trong các nguyên tố này cũng tham gia vào một số phản ứng hóa học. Thuật ngữ khí hiếm cũng là một tên gọi cũ, mặc dù trên thực tế agon tạo thành một phần đáng kể (0,93% theo thể tích hay 1,29% theo khối lượng) của khí quyển Trái Đất. Tên gọi khí quý có lẽ là có liên quan tới các kim loại quý kém hoạt động hóa học, chúng được gọi như thế là do sự quý báu, khả năng chống ăn mòn cao và có một sự gắn kết lâu dài với tầng lớp quý tộc, nhưng các khí quý thì không thấy có liên quan gì đến các yếu tố đã nói như kim loại quý, ngoại trừ một số trong chúng là đắt tiền. Như vậy, trên thực tế cả ba tên gọi đều không thực sự chặt chẽ và không phản ánh đầy đủ các tính chất hóa-lý hay lịch sử của nhóm các nguyên tố này. Do độ hoạt động hóa học cực kỳ yếu của chúng, các khí hiếm đã
  2. không được phát hiện cho đến tận năm 1868, khi heli được phát hiện ra trong quang phổ của Mặt Trời. Trên Trái Đất, mãi đến năm 1895 thì người ta mới cô lập được heli. Các khí hiếm có các lực tương tác nội nguyên tử cực kỳ yếu, kết quả là chúng có điểm nóng chảy và điểm sôi rất thấp. Điều này giải thích tại sao tất cả chúng đều ở dạng khí trong các điều kiện bình thường, thậm chí ngay cả các nguyên tố có nguyên tử lượng lớn hơn so với nhiều chất rắn thông thường khác. Bảng tuần hoàn chứa một ô trống phía dưới radon, với số nguyên tử bằng 118. Điều này gián tiếp chỉ ra sự tồn tại, mặc dù có thể chu kỳ tồn tại rất ngắn, của một nguyên tố khí hiếm vẫn chưa được phát hiện ra, mà hiện nay người ta tạm thời đặt tên là ununocti. Mặc dù các khí hiếm nói chung là không hoạt động hóa học, nhưng trong một số điều kiện cụ thể thì chúng vẫn tạo ra các hợp chất (hợp chất của khí hiếm). 1. Thuộc tính vật lý Số Tên Tỷ Nguyên tử Điểm nóng Điểm sôi nguyên nguyên tố trọng lượng chảy (°C) (°C) tử −272,00 −268,83 2 Heli 0,1786 4,00 −248,52 −245,92 10 Neon 0,9002 20,20 −189,60 −185,81 18 Agon 1,7818 39,90 −157,00 −151,70 36 Krypton 3,708 82,92 −111,50 −106,60 54 Xenon 5,851 130,20 −71,00 −62,00 86 Radon 9,970 222,40
  3. Ununocti chưa chưa biết chưa biết chưa biết 118 biết
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2