YOMEDIA
ADSENSE
Những điểm mới của UCP600
2.136
lượt xem 563
download
lượt xem 563
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
so sánh, phân tích sự khác nhau giữa một số điều khoản của UCP600 và UCP500
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những điểm mới của UCP600
- NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA UCP 600 NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA UCP600 (Tài liệu này chỉ mang tính chất tham khảo) UCP600 được biên soạn lại nhằm làm sáng tỏ và cô đọng lại nội dung của UPC500. số điều khoản đã được giảm xuống từ 49 xuống 39 điều trên cơ sở: Loại bỏ các điều khoản: - Điều 5: chỉ dẫn phát hành, điều chỉnh thư tín dụng - Điều 6: thư tín dụng hủy ngang- không hủy ngang - Điều 8: thư tín dụng hủy ngang - Điều 12: chỉ dẫn không đầy đủ và không rõ ràng - Điều 38: chứng từ khác Đồng thời kết hợp nhiều điều khoản lại với nhau Ngoài ra có thêm một số điều khoản mới: - Điều 2: định nghĩa - Điều 3: giải nghĩa - Điều 15: chứng từ xuất trình phù hợp - Điều 17: bản gốc và bản sao Điều 1: Áp dụng UCP600 - Khi nào áp dụng UCP600: Khi L/C ghi rõ áp dụng UCP600 - L/C gửi qua MT700s: kể từ ngày 18/11/2006, không tự động áp dụng UCP mới nhất, mà có thêm trường bắt buộc 40E, ghi rõ điều luật áp dụng Điều 2: Định nghĩa Tương tự những quy định trong UCP500, điều 2, 6, 10b, i, ii và điều 13a Ngoài ra, UCP600 có những định nghĩa rõ ràng hơn cũng như những định nghĩa mới. Cụ thể là: - Ngày làm việc của Ngân hàng: là ngày mà ngân hàng thông thường mở cửa tại một địa điểm nào đó và tại địa điểm đó một nghiệp vụ được những điều luật này điều chỉnh sẽ được thực hiện - Xuất trình hợp lệ: là xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C, các điều khoản của UCP600 và ISBP - Honour: bao gồm: + Thanh toán ngay + Cam kết thanh toán sau và thanh toán khi đến hạn + Chấp nhận hối phiếu và thanh toán khi đến hạn Trung Tâm Thanh Toán & NH Đại Lý Trang số: 1/9
- NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA UCP 600 - Chiết khấu (negotiation): là việc NH được chỉ định mua các hối phiếu ( kí phát đòi tiền NH khác NH được chỉ định) và/hoặc các chứng từ xuất trình phù hợp bằng cách ứng trước hoặc đồng ý ứng tiền trước cho người hưởng lợi vào hoặc trước ngày làm việc của NH mà vào ngày đó NH được chỉ định được hoàn trả tiền - Sự xuất trình (presentation): là: + Giao chứng từ theo yêu cầu của L/C cho ngân hàng phát hành hoặc NH được chỉ định hoặc: + Chứng từ được giao như trên - Người xuất trình (presenter): là người hưởng, NH hoặc bất kì một bên nào khác tiến hành việc xuất trình - Ngân hàng được chỉ định (nominated Bank): là ngân hàng được cho phép thanh toán (honour) hoặc tiến hành chiết khấu (negotiation) Điều 3: Các giải thích Điều 3 tập hợp tất cả các giải thích mang tính định nghĩa ở các điều khoản khác nhau của UCP500 vào cùng một điều khoản để tiện theo dõi và rõ ràng hơn, bao gồm các điều 2, 6c, 20, 46 và 47. Điểm mới: - Khác biệt đáng chú ý nhất là việc loại trừ “Thư tín dụng có thể hủy ngang” (Loại bỏ điều 6a UCP500). UCP500 cho phép chấp nhận Thư tín dụng có thể hủy ngang, nhưng UCP600 chỉ cho phép Thư tín dụng không thể hủy ngang. Đối với trường hợp Thư tín dụng có thể hủy ngang, thì chuyển sang áp dụng UCP500. - Các từ được sử dụng ở dạng số ít có thể bao hàm cả ý nghĩa số nhiều (ví dụ Document có thể dùng thay cho Documents ) và các từ ở dạng số nhiều có thể bao hàm ý nghĩa số ít. (ví dụ: Full set of originals có thể chấp xuất trình 01 bản Original). - Nếu sử dụng từ „from‟ hoặc „after‟ để xác định ngày đến hạn thanh toán thì ngày bắt đầu tính sẽ là ngày sau ngày được đề cập.(ví dụ: X days after/from BL (11/6/2007)thì ngày bắt đầu tính là 12/6/07) - Ngoài ra có khái niệm Ngân hàng độc lập: Chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài được coi là ngân hàng độc lập. Điều 4: Tín dụng thư và hợp đồng Ghi rõ: Ngân hàng phát hành không khuyến khích người người yêu cầu mở L/C đưa bản sao của hợp đồng, hóa đơn chiếu lệ và các chứng từ tương tự như là một phần không tách rời của L/C Điều 6: Thanh toán, ngày hết hạn và nơi xuất trình Tương tự điều 9, 10, 42 UCP500 Điểm mới: Trung Tâm Thanh Toán & NH Đại Lý Trang số: 2/9
- NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA UCP 600 - Tín dụng thư có giá trị thanh toán tại Ngân hàng được chỉ định thì cũng có giá trị thanh toán tại Ngân hàng phát hành. (Điều 10b UCP500 không quy định quyền lựa chọn ngân hàng trả tiền). - Nếu trong UCP 500, điều 9a, hối phiếu kí phát đòi tiền người yêu cầu thư tín dụng được coi là chứng từ phụ thì tại UCP600 xác định rõ: không được ký phát hối phiếu đòi tiền người yêu cầu thư tín dụng - Thư tín dụng phải quy định rõ ngày hết hạn cho việc xuất trình. Ngày hết hạn cho việc thanh toán hoặc chiết khấu sẽ được coi là ngày hết hạn cho việc xuất trình . Điều 7 & 8: Trách nhiệm của Ngân hàng phát hành và Ngân hàng xác nhận Thay thế các điều khoản 9 & 10 của UCP500. Điểm mới: - Điều 7 đưa thêm khái niệm “Honour” (thanh toán) để làm rõ nghĩa hơn việc Ngân hàng được chỉ định được bảo vệ trong trường hợp thanh toán trước hạn đối với L/C trả chậm. Theo đó, Ngân hàng được chỉ định được phép ứng trước/chiết khấu trước cho Người hưởng lợi ngay cả khi không có hối phiếu. Cam kết hoàn trả của NH phát hành cho NH được chỉ định tách biệt độc lập với cam kết thanh toán của NH phát hành cho người thụ hưởng. - Điều 8 nhấn mạnh trách nhiệm của Ngân hàng xác nhận đối với trường hợp chứng từ xuất trình phù hợp, thanh toán và “chiết khấu miễn truy đòi” nếu tín dụng thư được xuất trình cho Ngân hàng xác nhận để chiết khấu. Cam kết hoàn trả của NH xác nhận đối với NH được chỉ định độc lập với cam kết thanh toán của NH xác nhận đối với người thụ hưởng Điều 9: Thông báo L/C và các bản sửa đổi Là điều khoản mở rộng của Điều 7 UCP500. Ở Điều 9b và c nhấn mạnh trách nhiệm của Ngân hàng thông báo phải đặc biệt cẩn trọng khi thông báo Thư tín dụng nhằm bảo vệ khách hàng và chính mình khỏi phải dính líu đến các hoạt động tội phạm tiềm ẩn. Cũng ở điều khoản này, lần đầu tiên sự tồn tại của Ngân hàng thông báo thứ hai (Second advising bank) được công nhận và trách nhiệm của Ngân hàng thông báo thứ hai này cũng được quy định rõ là: 1) Kiểm tra tính chân thật bề ngoài của Thông báo thư tín dụng, và 2) Phản ánh chính xác các điều kiện và điều khoản của tín dụng thư và sửa đổi. Điều khoản này có liên quan đến các điện MT 710/711 “thông báo thư tín dụng của ngân hàng thứ ba” và sự gia tăng của loại điện này để chuyển các thư tín dụng do các công ty phát hành. Điều 10: Tu chỉnh L/C: Điểm mới: - Trong tu chỉnh, không chấp nhận các điều khoản quy định thời gian có hiệu lực cho việc chấp nhận hoặc từ chối tu chỉnh Điều 12: Chỉ định Trung Tâm Thanh Toán & NH Đại Lý Trang số: 3/9
- NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA UCP 600 Tương tự điều 10c, d UCP500 Ngoài chỉ định truyền thống về thanh toán và chiết khấu, quy định rõ thêm chỉ định về: tiếp nhận chứng từ, chuyển chứng từ, và kiểm tra chứng từ. Điểm mới: - Chỉ định một NH chấp nhận hối phiếu (negotiation) hoặc cam kết trả sau (deferred payment) cũng có nghĩa NH phát hành cho phép NH được chỉ định thanh toán trước hoặc mua lại hối phiếu đã được chấp nhận hoặc cam kết thanh toán thanh toán trả sau - Tiếp nhận, kiểm tra, chuyển chứng từ không tạo ra nghĩa vụ cũng như hành động thanh toán hay chiết khấu Điều 13: Thỏa thuận hoàn trả giữa các NH: Điểm mới: - Muốn áp dụng URR hiện hành thì phải ghi rõ trong thư tín dụng - Nếu không áp dụng URR hiện hành thì áp dụng điều 13b của UCP600 Điều 14: Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ Đây là điều khoản mới quy định về tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ theo UCP600, gồm một số phần trích từ các điều khoản của UCP500 và Ý kiến của các chuyên gia. Trong đó, đáng chú ý là: - 14b: Thời hạn kiểm tra chứng từ tối đa là 05 ngày làm việc của ngân hàng - 14c: Thời gian xuất trình chứng từ mặc định liên quan trực tiếp đến việc xuất trình các chứng từ vận tải gốc hoặc theo yêu cầu. Ngoài ra, thời hạn xuất trình chứng từ vận tải là 21 ngày Dương lịch kể từ ngày giao hàng (UCP500 không quy định rõ ngày gì). - 14d: Đưa ra quy định số liệu (data) trong chứng từ không nhất thiết phải giống hệt nhưng phải không được mâu thuẫn với chính nó và các chứng từ khác được quy đinh trong L/C và sẽ được đọc hiểu theo từng ngữ cảnh. - 14e: Nhắc lại khái niệm số liệu trong điều 14d, theo đó, miêu tả về hàng hóa… trong các chứng từ xuất trình không cần phải cụ thể và chính xác như trong L/C, trừ trong Invoice. - 14f: Nếu L/C yêu cầu xuất trình một loại chứng từ không được quy định trong UCP600, thì loại chứng từ đó phải thể hiện đúng chức năng được yêu cầu và không được mâu thuẫn với L/C, với bản thân nó và với các chứng từ khác. Khi đó, nó được coi là một chứng từ phù hợp và được chấp thuận. - 14h: Nếu L/C nêu về một yêu cầu (điều kiện) nào đó nhưng không chỉ rõ về chứng từ nào phải xuất trình để chứng minh việc đã thực hiện yêu cầu (điều kiện) này thì các ngân hàng có quyền bỏ qua và coi như không có yêu cầu (điều kiện) đó. - 14i: Điều này cho phép ngày phát hành (ghi trên) chứng từ có thể trước ngày L/C được phát hành nhưng không được muộn hơn ngày xuất trình của chứng từ đó. - 14j: Trừ phi L/C có quy định khác, địa chỉ của Người hưởng lợi và Người yêu cầu trên các chứng từ xuất trình có thể khác với địa chỉ đã ghi trên L/C nhưng vẫn phải trong Trung Tâm Thanh Toán & NH Đại Lý Trang số: 4/9
- NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA UCP 600 cùng một nước. Các thông tin liên hệ khác như số fax, điện thoại, email … sẽ được bỏ qua và không phải là căn cứ để cho rằng chứng từ đó là không phù hợp. - 14k: Trong UCP600 quy định rằng tên Người gửi hàng (Shipper/Consignor) ghi trên các chứng từ không nhất thiết phải là Người hưởng lợi, trừ phi L/C có quy định cụ thể Người hưởng lợi phải được ghi trên chứng từ như là Shipper hoặc Consignor. - 14l: Trừ phi L/C có quy định cụ thể khác, người phát hành chứng từ vận tải không nhất thiết phải là carrier, owner, master or charterer miễn là chứng từ đó phải phù hợp với yêu cầu của điều 19, 20, 21, 22, 23 hoặc 24 của UCP600. Điều 15: Xuất trình phù hợp Điều khoản mới này nêu rõ các nghiệp vụ mà một ngân hàng phải làm sau khi đã quyết định bộ chứng từ xuất trình có phù hợp hay không. Định nghĩa về xuất trình hợp lệ được ghi rõ ở Điều 2. Điều 15 cũng chỉ rõ yêu cầu chấp nhận thanh toán nếu xuất trình phù hợp: - Điều 15a: Ngân hàng phát hành phải thanh toán nếu xuất trình phù hợp - Điều 15b: Ngân hàng xác nhận phải thanh toán hoặc chiết khấu và chuyển giao chứng từ cho Ngân hàng phát hành nếu xuất trình phù hợp. (Đây là lần đầu tiên một phiên bản của UCP ghi rõ bộ chứng từ phải được chuyển giao cho Ngân hàng phát hành.) - Điều 15c: Ngân hàng được chỉ định phải thanh toán, chiết khấu và chuyển giao chứng từ cho Ngân hàng xác nhận hoặc Ngân hàng phát hành nếu xuất trình phù hợp. Trong các phiên bản trước đây của UCP, khía cạnh này chỉ được ám chỉ, chứ không nêu rõ, nên có thể dẫn đến một số tranh chấp nhất định. Điều 16: Chứng từ sai biệt, chấp nhận sai biệt, thông báo Điều khoản mới này tương đương với Điều 14 ở UCP500, nhưng cũng có những khác biệt nổi bật cần được hiểu rõ, có liên quan dến việc thông báo bộ chứng từ sai sót và các bước mà ngân hàng sẽ tiến hành. Điểm mới: - Điều 16 chỉ rõ những nghiệp vụ bắt buộc đối với Ngân hàng được chỉ định, Ngân hàng xác nhận và Ngân hàng phát hành, theo đó tất cả các ngân hàng này đều phải kiểm tra bộ chứng từ xuất trình và quyết định xem có phù hợp với L/C hay không. - Điều 16b, Ngân hàng phát hành có thể làm việc với Người yêu cầu phát hành và đề nghị Người yêu cầu chấp nhận sai sót, tuy nhiên không được kéo dài quá giới hạn 05 ngày làm việc của Ngân hàng. - Điều 16c: Trong thông báo từ chối không chấp nhận bộ chứng từ cần ghi rõ: + Ngân hàng đang giữ bộ chứng từ, đợi chỉ dấn tiếp theo của người xuất trình; hoặc + Ngân hàng phát hành đang giữ bộ chứng từ cho đến khi nhận được chấp nhận sai sót của Người yêu cầu, hoặc cho đến khi nhận được hướng dẫn tiếp theo của người xuât trình (tùy theo việc nào đến trước); hoặc + Ngân hàng đang trả lại bộ chứng từ; hoặc Trung Tâm Thanh Toán & NH Đại Lý Trang số: 5/9
- NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA UCP 600 + Ngân hàng đang thực hiện theo chỉ dẫn nhận được từ trước đó từ phía người xuất trình. - Điều 16e: quy định rõ Ngân hàng phát hành có thể trả lại chứng từ cho người xuất trình vào bất cứ thời gian nào sau khi thông báo từ chối. - Điều 16f: tiếp tục nêu rõ: nếu Ngân hàng phát hành hoặc Ngân hàng xác nhận không thực hiện đúng theo điều 16, họ sẽ mất quyền khiếu nại về chứng từ xuất trình không phù hợp. - Điều 16g: Ngân hàng phát hành có quyền truy đòi mọi chi phí, toàn bộ số tiền của bộ chứng từ đã thanh toán kèm theo lãi sau khi ngân hàng từ chối bộ chứng từ. Điều 17: Chứng từ gốc và bản sao Tương tự Điều 20c, UCP500 Quy định rõ ràng hơn về chứng từ gốc. Nêu rõ: nếu L/C yêu cầu xuất trình bản sao, thì có thể xuất trình bản gốc hoặc bản sao, ngân hàng đều chấp nhận. Điều 18: Hoá đơn thương mại Điểm mới: Quy định loại tiền tệ trong hóa đơn phải là loại tiền tệ trong thư tín dụng Điều 19-27: Chứng từ vận tải Cần chú ý là hiện nay Chứng từ vận chuyển đa phương thức (combined/multimodal transport document) trở nên phổ biến hơn Chứng từ Vận tải đơn như Marine/ocean bill of lading do Container bills trên thực tế được sử dụng nhiều hơn Bill of lading truyền thống. Không có nhiều điểm mới so với UCP500 ngoài một số điểm được làm rõ hơn. - Cấu trúc các điều khoản liên quan đến chứng từ vận tải quy chuẩn hơn, bắt đầu là định nghĩa chứng từ, cách kí phát, người ký, nơi xuất phát và nơi đến, và điểm trung chuyển. - 19.a.i: Chứng từ phải chỉ rõ tên Carrier, giống như điều 26.a.i trong UCP500. Điều mới là bỏ cụm từ “Appears on its face”, tuy nhiên cách xác định tên Carrier hiện nay vẫn đang còn tranh cãi. - 19.a.ii: Chỉ rõ cách xác định ngày xếp hàng, ngày giao hàng, ngày nhận hàng để chở, ngày chất hàng lên tàu bằng từ in sẵn hoặc bằng cách đóng dấu. nếu có ngày ghi chú thêm thì ngày này thường được coi là ngày giao hàng. - 19.a.iii: Quy định rõ nơi xuất phát và nơi hàng được vận chuyển đến theo các điều khoản của L/C + cho phép chứng từ ghi thêm hoặc ghi nhiều địa điểm giao hàng, nhận hàng, bốc hàng lên tàu khác nhau hoặc ghi đích đến cuối cùng. + cho phép chứng từ ghi từ “intended” (dự định) hoặc những từ tương tự khi nói về tàu, cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng. - 19b: Định nghĩa chuyển tải Trung Tâm Thanh Toán & NH Đại Lý Trang số: 6/9
- NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA UCP 600 - 19.c.i và ii chấp nhận chứng từ vận tải ghi là cho phép chuyển tải miễn là chỉ có duy nhất một chứng từ vận tải. Ngay cả nếu L/C cấm chuyển tải, thì việc chứng từ vận tải diễn đạt là sẽ có hoặc có thể có chuyển tải vẫn không được coi là lỗi sai sót. - Chứng từ vận tải không được ghi là theo Hợp đồng thuê tàu ngay cả là những điều khoản ghi sẵn. Nếu có những điều khoản dẫn chiếu như thế thì phải được xóa đi hoặc phủ nhận bằng điều khoản khác Điều 20: Vận tải đơn Điểm mới: - Bỏ „marine/ocean‟ trong tên „Marine/ocean Bill of lading‟ Điều 22: Vận tải đơn theo Hợp đồng thuê tầu Điểm mới: - Quy định người phát hành B/L là : + Chủ tàu hoặc đại lý được ghi rõ tên, ký trên danh nghĩa chủ tàu + Thuyền trưởng hoặc đại lý được ghi rõ tên, ký trên danh nghĩa thuyền trưởng + Người thuê tàu hoặc đại lý được ghi rõ tên, ký trên danh nghĩa người thuê tàu + (Loại bỏ Người chuyên chở) - Điều khoản 22.iii. ghi rõ Cảng dỡ hàng có thể là một loạt cảng hoặc một khu vực địa lý quy định trong L/C. - Quy định rõ NH sẽ không kiểm tra hợp đồng thuê tàu ngay cả khi hợp đồng thuê tàu được yêu cầu xuất trình trong L/C - Không đề cập đến việc vận đơn không được ghi là tàu chở hàng chỉ chạy bằng buồm (do không tồn tại trong thực tế) Điều 23: Chứng từ vận tải hàng không Tương tự điều 27 UCP500 Điểm mới: - Vận đơn hàng không phải chỉ rõ ngày phát hành. Ngày phát hành sẽ được coi là ngày giao hàng, trừ khi trên vận đơn hàng không có ghi chú chú thêm về ngày giao hàng thực tế thì ngày ghi chú đó được coi là ngày giao hàng - Bất cứ thông tin nào trên chứng từ về số chuyến bay, ngày bay không được coi là ngày giao hàng Điều 24: Chứng từ vận tải đường sông, sắt, bộ Tương tự điều 28 UCP500 nhưng rõ ràng hơn Điểm mới: Trung Tâm Thanh Toán & NH Đại Lý Trang số: 7/9
- NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA UCP 600 - Đối với chứng từ vận tải đường sắt, thì bất cứ chữ ký, đóng dấu của công ty đường sắt được coi như là người chuyên chở đã ký. Ngoài ra, đối với chứng từ vận tải đường sắt, bản gốc thứ hai Duplicate coi như bản gốc thứ nhất Original. - Chứng từ vận tải đường bộ: phải là bản gốc dành cho người gửi hàng, hoặc người giao hàng hoặc không ghi rõ chứng từ được phát hành cho ai. - Điều khoản này cũng nêu rõ cách xác định ngày giao hàng - Chứng từ vận tải được coi là bộ đầy đủ nếu không có chỉ dẫn về số bản gốc được phát hành. Nếu số bản gốc được ghi rõ trên chứng từ, thì tất cả số bản đó phải được xuất trình mới được coi là bộ đầy đủ. Điều 25: Biên lai gửi hàng Mở rộng với biên lai gửi hàng do công ty vận chuyển cấp (courier receipt) thay vì tập trung vào biên lai gửi hàng do Bưu điện cấp (Postal receipt). Điều 26: Trên boong, bốc và đếm, kê khai hàng, chi phí phụ thêm vào cước phí Tương tự điều 31, 33 UCP500 Điểm mới: - Điều 26a quy định chứng từ vận tải không được chỉ ra rằng hàng hóa được bốc lên boong. Tuy nhiên nếu chứng từ vận tải có ghi là “hàng hóa có thể được xếp trên boong” được chấp nhận. Trong một số trường hợp, một số loại hàng hóa nhất định sẽ luôn được xếp phía trên boong, khi đó người yêu cầu sẽ ghi thêm thêm một điều khoản vào L/C ghi rằng “cho phép giao hàng trên boong”. - Điều 26b: Chứng từ vận tải có điều khoản như “Người gửi hàng bốc và đếm”, và “Người gửi hàng kê khai gồm có” đều được chấp nhận. - Điều 26c: cho phép chứng từ vận tải có thể chỉ ra các chi phí phụ thêm vào cước phí bằng cách đóng dấu hoặc cách khác. Điều 27: Chứng từ vận tải hoàn hảo Thay thế điều 32 UCP500 Điểm mới: quy định rõ ngân hàng chỉ chấp nhận chứng từ vận tải hoàn hảo, nghĩa là không có điều khoản hoặc ghi chú tuyên bố một cách rõ ràng về tình trạng khuyết tật của hàng hóa hoặc bao bì của hàng hóa. Chữ hoàn hảo không nhất thiết phải thể hiện trên chứng từ vận tải, dù L/C có yêu cấu đối với chứng từ là hoàn hảo đã bốc hàng. Điều 28: Chứng từ bảo hiểm và bảo hiểm Kết hợp điều 34, 35 và 36 UCP500 Điểm mới: - Ngoài công ty bảo hiểm, người bảo hiểm và đại lý, thêm người được ủy quyền tham gia bảo hiểm (proxies) Trung Tâm Thanh Toán & NH Đại Lý Trang số: 8/9
- NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA UCP 600 - Quy định không gian bảo hiểm: ít nhất là từ nơi nhận hàng hoặc giao hàng đến nơi dỡ hàng cuối cùng như quy định trong L/C. - Trong UCP 600, việc thêm điều khoản loại trừ vào điều kiện “all risks” không được coi là cơ sở để từ chối bộ chứng từ, trừ khi L/C quy định khác. Điều 38: L/C có thể chuyển nhượng Đơn giản hóa điều 48 UCP500 Điểm mới: - Điều 38b: Ngân hàng phát hành có thể là ngân hàng chuyển nhượng - 38d: Có thể có hơn một Người hưởng lợi thứ hai với điều kiện tín dụng thư được chuyển nhượng từng phần. Tuy nhiên, Người hưởng lợi thứ hai không thể chuyển nhượng tín dụng thư cho Người hưởng lợi thứ ba. - 38g: khi NH chuyển nhượng đồng thời là NH xác nhận thì phải nói rõ trong L/C con là có xác nhận cho sửa đổi hay không - 38i: Trong trường hợp bộ chứng từ do Người hưởng lợi thứ nhất xuất trình có sai sót, nhưng trong bộ chứng từ do Người hưởng lợi thứ hai xuất trình không sai sót. Khi đó, nếu Người hưởng lợi thứ nhất không sửa chữa được sai sót sau yêu cầu lần 1, ngân hàng chuyển nhượng có quyền xuất trình bộ chứng từ của Người hưởng lợi thứ hai mà không có trách nhiệm gì với Người hưởng lợi thứ nhất. - 38k: Người hưởng lợi thứ hai phải xuất trình bộ chứng từ tại ngân hàng chuyển nhượng. Trung Tâm Thanh Toán & NH Đại Lý Trang số: 9/9
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn