Những điều cần biết về bệnh Viêm gan C
lượt xem 147
download
Viêm gan C là gì? Viêm gan C là bệnh viêm gan do virus viêm gan C (HCV), được tìm thấy trong máu của người nhiễm virus gây ra. HCV lây truyền qua máu của người nhiễm bệnh; Có vaccin phòng lây nhiễm HCV không? Không. Hiện tại loài người chưa phát minh ra thuốc chủng ngừa viêm gan C.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những điều cần biết về bệnh Viêm gan C
- Những điều cần biết về bệnh Viêm gan C (Thông Tin Dành Cho Bệnh Nhân) Mô hình virus HCV
- Cấu trúc gen của virus HCV Viêm gan C là bệnh viêm gan do virus viêm gan C (HCV), được tìm thấy trong máu của người nhiễm virus gây ra. HCV lây truyền qua máu của người nhiễm bệnh. I. Chẩn Đoán và Xét Nghiệm Viêm gan C là gì? Viêm gan C là bệnh viêm gan do virus viêm gan C (HCV), được tìm thấy trong máu của người nhiễm virus gây ra. HCV lây truyền qua máu của người nhiễm bệnh. Có vaccin phòng lây nhiễm HCV không? Không. Hiện tại loài người chưa phát minh ra thuốc chủng ngừa viêm gan C Những xét nghiệm máu nào được dùng để kiểm tra viêm gan C?
- Có một số xét nghiệm máu để xác định xem bạn có bị nhiễm HCV hay không. Bác sĩ có thể sử dụng một hay nhiều xét nghiệm. Sau đây là những xét nghiệm mà bác sĩ của bạn có thể dùng và ý nghĩa của chúng: a) Anti-HCV (Kháng thể đối với HCV) EIA (enzyme immunoassay) hoặc CIA (enhanced chemiluminescence immunoassay). Đây là các xét nghiệm miễn dịch. Xét nghiệm này thường được dùng ở bước đầu tiên. Nếu dương tính, cần phải kiểm chứng bằng xét nghiệm RIBA dưới đây RIBA (recombinant immunoblot assay) Xét nghiệm bổ sung để khẳng định khi xét nghiệm EIA dương tính Anti-HCV không dùng để xác định rõ việc nhiễm virus là gần đây (cấp tính), đã lâu (mãn tính) hoặc đã chấm dứt (đào thải hết virus) b) Xét nghiệm định tính để xem có sự hiện diện của virus hay không (HCV RNA) c) Xét nghiệm định lượng để xác định số lượng virus (HCV RNA) Xét nghiệm PCR dương tính nghĩa là đã nhiễm HCV. Xét nghiệm PCR âm tính không có nghĩa là bệnh nhân chưa nhiễm. Virus có thể hiện diện trong máu nhưng không tìm thấy bằng xét nghiệm PCR. Cũng thế, một người đã nhiễm trong quá khứ và đã phục hồi có thể có kết quả âm tính. Khi nghi ngờ nhiễm HCV nhưng kết quả PCR âm tính, cần làm lại xét nghiệm PCR.
- Chu trình xâm nhập tế bào và sao chép của HCV Bạn có thể có kết quả anti - HCV dương tính giả không? Có thể. Xét nghiệm dương tính giả nghĩa là xét nghiệm đó có vẻ như dương tính trong khi thật sự nó là âm tính. Điều này thường xảy ra ở một người ít nguy cơ bị nhiễm một loại bệnh mà họ đang đựơc xét nghiệm. Ví dụ, xét nghiệm anti-HCV dương tính giả thường xảy ra ở những người hiến máu ít nguy cơ viêm gan C. Do đó cần phải kiểm tra những xét nghiệm anti - HCV dương tính bằng một xét nghiệm bổ sung vì đa số các xét nghiệm anti-HCV dương tính giả sau này đều được báo cáo là âm tính khi kiểm tra lại bằng xét nghiệm bổ sung. Bạn có thể có kết quả anti HCV âm tính giả không? Có thể. Các bệnh nhân mới nhiễm có thể có kết quả âm tính giả do cơ thể họ chưa sản xuất đủ lượng kháng thể để có thể nhận biết được bằng xét nghiệm anti HCV. Ngoài ra, ở một số người, đáp ứng miễn dịch không tốt nên kết qủa xét nghiệm không chính xác. Đối với những trường hợp này, có thể dùng xét nghiệm PCR để xác định. Bao lâu sau khi phơi nhiễm HCV thì kết quả anti-HCVmới dương tính?
- Anti-HCV có thể tìm thấy ở 70% trường hợp khi bắt đầu có triệu chứng và khoảng 90% trong vòng 3 tháng sau. Tuy nhiên, cần ghi nhớ một điều quan trọng là nhiều người bị viêm gan C nhưng lại không có triệu chứng. Sau phơi nhiễm HCV bao lâu thì xét nghiệm PCR mới dương tính? Có thể phát hiện HCV-RNA trong vòng 1 đến 2 tuần sau khi nhiễm virus Ai nên được xét nghiệm viêm gan C? Những người từng tiêm chích ma tuý, Những người từng được điều trị do những vấn đề liên quan đến đông máu bằng những sản phẩm từ máu sản xuất trước năm 1987 Những người nhận máu từ người cho sau này được xác định là có nhiễm viêm gan C Những người được truyền máu hoặc ghép tạng trước tháng 7- 1992 là thời điểm bắt đầu có những phương pháp xét nghiệm tầm soát hiện đại Những bệnh nhân chạy thận nhân tạo lâu dài Những người có triệu chứng và dấu hiệu bệnh gan (vd các xét nghiệm men gan bất thường) Nhân viên y tế sau phơi nhiễm với máu HCV dương tính (vd kim đâm vào tay hoặc dịch từ bịnh nhân văng vào mắt) Trẻ sơ sinh có mẹ HCV-dương tính
- Nguy cơ lây nhiễm HCV và các triệu chứng Bước kế tiếp sau khi đã xét nghiệm anti - HCV dương tính? Định lượng trị số ALT (men gan alanine aminotransferase) trong máu. ALT cao là biểu hiện của viêm gan. Bệnh nhân sau này cần được xét nghiệm thêm để xác định tình trạng viêm gan mãn, có cần thiết điều trị hay không? Việc đánh giá cần được làm bởi một bác sĩ chuyên khoa về viêm gan. Bạn có thể có trị số men gan bình thường (vd ALT) nhưng vẫn bị viêm gan C mãn? Có thể. Thường gặp binh nhân viêm gan C mãn có men gan tăng hoặc giảm, với những thời kỳ trở về giới hạn bình thường hoặc gần bình thường. Một số bệnh nhân có thể có men gan bình thường trong thời gian cả năm nhưng vẫn bị viêm gan mãn. Khi men gan bình thường , nên kiểm tra lại mỗi 6 đến 12 tháng. Nếu trị số vẫn tiếp tục bình thường thì kiểm tra lại mỗi năm một lần. . Có thể hiến máu nếu bị viêm gan siêu vi các loại? Không được cho máu nếu bị bất kỳ loại viêm gan siêu vi nào, kể cả khi chưa bao giờ có triệu chứng của bệnh hoặc vàng da. . II. Đường lây truyền của HCV từ người này sang người khác? Nhiễm viêm gan C bằng cách nào?
- HCV lây chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với máu người bệnh. Bạn có thể bị nhiễm HCV nếu: Dùng kim chung để tiêm chích ma tuý. Nhận máu, sản phẩm từ máu, hoặc các bộ phận cơ thể từ một người cho nhiễm HCV. Chạy thận nhân tạo dài ngày, dùng chung trang thiết bị y khoa bị nhiễm máu của người bịnh chưa được xử lý vô trùng. Bạn là nhân viên y tế và đã từng bị kim đâm phải. Mẹ bạn bị viêm gan C vào thời điểm sanh ra bạn. Trong giai đoạn chu sinh máu của mẹ bạn có thể vào cơ thể bạn . Bạn đã từng có quan hệ tình dục với người nhiễm HCV. Bạn sống chung với một người nhiễm HCV và dùng chung dao cạo, bàn chải răng có dính máu của của họ. HCV có thể sống ngoài cơ thể bao lâu mà vẫn còn khả năng truyền bệnh? Những nghiên cứu gần đây cho thấy HCV có thể tồn tại ở môi trường chung quanh ở nhiệt độ phòng ít nhất 16 giờ nhưng không lâu quá 4 ngày. Làm cách nào để tẩy uế HCV ? Bạn tẩy uế các vết máu, kể cả máu khô vì vẫn còn khả năng truyền bệnh bằng dung dịch thuốc tẩy pha loãng 1 phần 10. Hãy sử dụng găng tay khi tẩy uế. Có thể bị lây truyền HCV qua thủ thuật y khoa hoặc răng hàm mặt? Có thể nhiểm HCV từ những dụng cụ y khoa dùng chung cho nhiều người không được vô trùng kỹ.
- Có thể bị nhiễm HCV qua đường tình dục? Có, nhưng không thường xuyên lắm. HCV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục bẳng đường miệng? Không có chứng cứ cho thấy HCV có thể lây qua quan hệ tình dục bẳng đường miệng . HCV có thể lây truyền ở những người sống chung trong một nhà? Có, nhưng không thường xuyên. Thường là do phơi nhiễm với máu của ngưòi trong gia đình bị nhiễm HCV. Có thể bị viêm gan C khi đi châm cứu, cắt lể, xâm mình? Có thể bị nhiễm nếu dụng cụ không tẩy trùng kỹ. Khả năng nhiễm HCV qua đường truyền máu và sản phẩm từ máu khi hiện nay đã có những biện pháp kiểm tra chặt chẽ tại các ngân hàng máu? Tỉ lệ là 1 cho mỗi 2 triệu đơn vị máu được truyền. HCV có thể lây truyền qua muỗi chích hoặc các loại côn trùng tiết túc (arthropods) hút máu khác? Không có bằng chứng HCV lây truyền qua muỗi chích hoặc các loại tiết túc hút máu khác. III. Có thai và cho con bú Có cần xét nghiệm thường quy anti-HCV cho phụ nữ có thai? Không cần. Phụ nữ có thai không có nguy cơ nhiễm HCV cao hơn phụ nữ bình thường. Khi phụ nữ có thai có nguy cơ cao bị viêm gan C, họ cần được xét nghiệm anti-HCV. Nguy cơ lây nhiễm HCV từ mẹ sang con sơ sinh?
- Khoảng 4 % trẻ có mẹ nhiễm HCV sẽ bị lây truyền mầm bệnh. Việc này diễn ra trong thời gian chu sinh và không có thuốc nào để dự phòng. Đa số các cháu nhiễm HCV chu sinh thường không có triệu chứng và bình thường trong lúc còn nhỏ. Khi trẻ lớn hơn cần xét nghiệm thêm để tìm hiểu ảnh hưởng của nhiễm HCV. Nguy cơ nhiễm HCV chu sinh có cao hơn khi người mẹ bị đồng nhiễm với HIV? Có, nếu mẹ đồng nhiễm HIV, tỉ lệ lây nhiễm chu sinh có thể lên đến 19%. Mẹ bị viêm gan C có thể cho con bú? Có thể. Không có chứng cứ HCV lây qua đường sữa mẹ. Tuy nhiên mẹ nhiễm HCV không nên cho con bú khi thấy đầu vú bị nứt hoặc chảy máu. Khi nào thì nên xét nghiệm xem trẻ có bị lây truyền viêm gan C từ mẹ sang? Không nên xét nghiệm anti-HCV trước 18 tháng tuổi vì anti-HCV từ mẹ truyền sang có thể còn hiện diện trong máu của con đến thời điểm đó. Nếu cần chẩn đoán nhiễm HCV trước khi trẻ được 18 tháng tuổi thì nên thử HCV RNA. IV. Tư vấn Làm thế nào để tránh lây nhiễm HCV từ mình sang người khác? Không hiến máu, hiến tạng, hiến mô, hoặc tinh dịch. Không dùng chung các vật dụng có thể dính máu, như bàn chải đánh răng, dụng cụ làm móng tay hoặc dao cạo. Băng kỹ các vết thương rách da chảy máu để tránh lây lan virus HCV. Làm thế nào để tự phòng tránh lây nhiễm HCV và các bệnh lây truyền qua đường máu khác?
- Không tiêm chích ma tuý. Nếu đã chích, nên đi cai nghiện. Nếu không thể dứt bỏ được thì tránh dùng chung ống chích. Nên đi tiêm phòng viêm gan A và B. Không dùng chung bàn chải răng, dao cạo râu và các vật dụng cá nhân khác. Chúng có thể bị vấy máu của người nhiễm bệnh. Nếu bạn là nhân viên y tế, hãy luôn tuân thủ nghiêm túc các quy định của ngành về xử lý kim tiêm và các vật sắc nhọn. Nên đi tiêm phòng viêm gan B . Không cắt lể, xâm mình. Châm cứu phải dùng kim riêng, sử dụng 1 lần rồi bỏ. HCV có thể lây truyền qua đường tình dục, nhưng không thường xuyên. Nếu bạn có nhiều bạn tình thì: Bạn có thể bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (vd AIDS, viêm gan B, lậu hoặc chlamydia). Bạn nên dùng bao cao su bằng latex. Nó có thể giảm bớt sự lây truyền HCV. Bạn nên tiêm phòng viêm gan B. Bệnh nhân nhiễm HCV cần làm gì để bảo vệ gan của mình? Bỏ rượu. Khám bệnh đều đặn. Không dùng bất cứ thuốc gì kể cả thuốc không cần kê toa nếu chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị. Tiêm phòng viêm gan A nếu có tổn thương ở gan. Thông tin khác cho bệnh nhân viêm gan C? HCV không lây truyền qua hắt hơi sổ mũi, ôm hôn, ho, thực phẩm và nước, khi dùng chung bát đũa hoặc ly tách.
- Không được ngăn cản người nhiễm HCV làm việc, đi học, vui chơi, chăm sóc trẻ em hoặc những công việc khác. Tham gia một nhóm hỗ trợ lẫn nhau có thể có ích cho người nhiễm siêu vi C. Người viêm gan C mãn có nên chích ngừa viêm gan B? Nên chủng ngừa viêm gan B nếu họ thuộc nhóm có nguy cơ cao. V. Hậu quả lâu dài của nhiễm HCV Nguy cơ nhiễm HCV mãn, viêm gan mãn, xơ gan, ung thư gan hoặc tử vong do viêm gan C? Diễn tiến tự nhiên của HCV Cứ 100 người nhiễm HCV thì khoảng: 75-85 người sẽ nhiễm HCV mãn 60-70 sẽ phát triển thành viêm gan mãn 5-20 người sẽ bị xơ gan trong thời gian từ 20 đến 30 năm
- 1-5 người có thể tử vong do hậu quả nhiễm HCV mãn (ung thư gan hoặc xơ gan) Viêm gan C là chỉ định hàng đầu của ghép gan. Những bệnh lý ngoài gan của viêm gan C? Một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân viêm gan B mãn có những biểu hiện bệnh lý ngoài gan. Những bệnh lý này được xem như phản ứng của hệ miễn dịch sản xuất ra kháng thể để chống lại chính mình. Gồm có: viêm cầu thận cấp, tăng hỗn hợp nguyên phát (vô căn) cryoglobulin trong máu (essential mixed cryoglobulinemia), và xạm da muộn do nhiễm sắt (porphyria cutanea tarda). VI. Quản lý và Điều Trị Viêm Gan C mãn Khi nào cần tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên khoa đối với bệnh nhân nhiễm HCV? Cần tham khảo, hội chẩn với thầy thuốc chuyên khoa để đánh giá và có thể điều trị khi bệnh nhân có anti-HCV dương tính và trị số men gan cao. Bác sĩ theo dõi và điều trị bệnh nhân viêm gan C cần hiểu biết và nắm vững tất cà các thông tin cùng những khía cạnh đa dạng của bệnh. Điều trị viêm gan C mãn ra sao?
- Tỉ lệ chi phí thuốc dùng cho điều trị viêm gan C Phối hợp pegylated interferon và ribavirin là chọn lựa điều trị đạt tỉ lệ đáp ứng virus từ 40%-80%. Có thể đến 50% đối với bệnh nhân nhiễm genotype 1, thường gặp nhất ở Mỹ và đến 80% đối với những bệnh nhân nhiễm genotypes 2 hoặc 3. Interferon dùng đơn độc chỉ dành trong trường hợp bệnh nhân có chống chỉ định dùng ribavirin. Ribavirin không có hiệu quả khi dùng đơn độc. Phối hợp điều trị interferon với ribavirin đã được FDA chấp thuận sử dụng cho trẻ em từ 3-17 tuổi. Albumin-Interferon Alpha (Albuferon-Alpha) Tác dụng phụ của điều trị bằng interferon? Đa số bệnh nhân có triệu chứng giống cúm (sốt, lạnh run, nhức đầu, đau cơ khớp, nhịp tim nhanh) ở giai đoạn đầu, sau giảm dần với thời gian điều trị. Tác dụng phụ muộn bao gồm mệt mỏi, rụng tóc, thiếu máu, rối loạn tư duy, rối loạn cảm xúc và trầm cảm. Hiếm gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng (dưới 2 %), bao gồm bệnh lý tuyến giáp, trầm cảm và ý định tự sát, co giật, suy tim và suy thận cấp, những vấn đề về mắt và phổi, điếc và nhiễm trùng huyết. Tuy ít gặp nhưng cũng đã xảy ra tử vong do suy
- gan và nhiễm trùng huyết, chủ yếu ở các bịnh nhân đã có xơ gan. Một tác dụng phụ quan trọng của interferon là làm tình trạng bệnh gan nặng hơn sau điều trị, có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong. Liều interferon phải giảm xuống ở 40% bệnh nhân do xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng và có đến 15 % trường hợp phải ngưng điều trị. Phụ nữ có thai không được dùng interferon. Tác dụng phụ khi dùng phối hợp ribavirin + interferon trong điều trị? Ngoài những tác dụng phụ của interferon đã mô tả ở trên, ribavirin còn có thể gây thiếu máu nghiêm trọng (giảm hồng cầu) rất nguy hiểm ở những bệnh nhân đã có sẵn tình trạng thiếu máu như trong trường hợp bệnh nhận suy thận mãn. Tránh phối hợp 2 thuốc ở những bệnh nhân này và cần chú ý việc điều trị thiếu máu. Thiếu máu do ribavirin có thể gây nguy hiểm đến tính mạng ở bệnh nhân có những vấn đề đặc biệt ở hệ tim mạch. Ribavirin gây dị dạng bào thai nên cần phòng tránh thai trong suốt thời gian điều trị. Bệnh nhân và thầy thuốc cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất trước khi dùng. Phối hợp mới để điều trị HCV
- Làm thế nào để giảm bớt triệu chứng các tác dụng phụ của thuốc kháng virus? Bệnh nhân cần báo cáo tất cả các triệu chứng bất thường cho bác sĩ. Một số tác dụng phụ có thể giảm đi khi dùng interferon vào buổi tối hoặc giảm liều lượng thuốc. Ngoài ra, triệu chứng giống cảm cúm sẽ bớt đi khi dùng acetaminophen trước khi điều trị. Có thể dùng thuốc kháng virus cho trẻ em bị viêm gan C? Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực Phẩm Mỹ (FDA) đã chấp thuận dùng phối hợp các thuốc kháng virus để điều trị viêm gan C cho trẻ em từ 3 đến 17 tuổi. Tự bảo vệ gan mình ra sao khi bị viêm gan C? Sống khoẻ mạnh, tập luyện vừa phải, ăn uống điều độ, không uống rượu, nghỉ ngơi đầy đủ là những phương thức tốt cho bịnh nhân viêm gan C để giử gìn sức khoẻ, năng lượng và sự sảng khoái. Tổng quan về Viêm gan siêu vi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Viêm xoang và những điều cần biết
5 p | 279 | 90
-
Kiến thức y học: Những điều cần biết về sỏi thận
9 p | 238 | 42
-
Ung Thư - Những điều Cần Biết (Kỳ 1)
6 p | 98 | 30
-
Ung Thư - Những điều Cần Biết (Kỳ 2)
5 p | 161 | 28
-
Những điều cần biết về thoái hóa khớp
2 p | 151 | 27
-
Những điều cần biết về bệnh lao
4 p | 192 | 19
-
Những điều cần biết về cạo vôi răng
5 p | 161 | 16
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Dại
4 p | 143 | 15
-
Những điều cần biết về bệnh Viêm xoang (Kỳ 1)
5 p | 140 | 14
-
6 điều cần biết về bệnh thủy đậu
4 p | 128 | 12
-
Những điều cần biết về viêm gan A
2 p | 120 | 11
-
Những điều cần biết về ung thư ở trẻ em
3 p | 160 | 11
-
Những điều cần biết về bướu máu
7 p | 130 | 11
-
Những điều cần biết về bệnh quai bị ở trẻ em
5 p | 129 | 9
-
Những điều cần biết về cháo thuốc
3 p | 101 | 8
-
Những điều cần biết về tăng tiết mồ hôi Tăng tiết mồ hôi là gì? Tăng
7 p | 98 | 6
-
Nấm móng và những điều cần biết
6 p | 99 | 4
-
Những điều cần biết về sỏi thận
7 p | 105 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn