Những điều cần lưu ý sau khi sinh con
lượt xem 9
download
Mang thai và sinh nở đối với phụ nữ là một quá trình tiêu hao sinh lực rất lớn. Sau khi sinh, thể lực yếu ớt, sức miễn dịch kém, chỉ cần sơ sẩy một chút là có thể bị nhiễm bệnh. Đóng cửa không ra ngoài, hạn chế mọi cơ hội tiếp xúc với bụi bặm, vi trùng, vi rút…
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những điều cần lưu ý sau khi sinh con
- Những điều cần lưu ý sau khi sinh con Mang thai và sinh nở đối với phụ nữ là một quá trình tiêu hao sinh lực rất lớn. Sau khi sinh, thể lực yếu ớt, sức miễn dịch kém, chỉ cần sơ sẩy một chút là có thể bị nhiễm bệnh. Đóng cửa không ra ngoài, hạn chế mọi cơ hội tiếp xúc với bụi bặm, vi trùng, vi rút… ở những nơi công cộng, như thế có lợi cho việc phòng tránh bệnh tật của sản phụ. Không nên kiêng tắm Phụ nữ sau khi sinh rất dễ ra mồ hôi, đặc biệt là khi ngủ và khi tỉnh dậy thường nhễ nhại mồ hôi, ướt sũng cả quần áo trong. Do tuyến mồ hôi tiết ra quá nhiều, rất dễ làm bẩn da, thêm vào đó là sức đề kháng sau khi sinh yếu, các vi khuẩn bám trên da rất dễ sinh sôi nảy nở, xâm nhập vào da, dẫn đến bệnh viêm da. Vì vậy, sản phụ nên thường xuyên tắm rửa và lau người, đảm bảo da được sạch sẽ . Sau một tuần sinh nở, miệng trong của cổ tử cung mới khôi phục lại trạng thái trước khi mang thai. Và để khôi phục hoàn toàn cổ tử cung thường phải cần tới khoảng 4 tuần. Khi
- sinh, nếu bộ phận sinh dục bị tổn thương thì sản phụ nên đợi một tuần thì bắt đầu tắm gội, nếu không sẽ gây viêm nhiễm lên trên. Sản phụ nên lưy ý, không nên tắm vào lúc đói, tránh hiện tượng giảm đường trong máu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt… Thời gian tắm không nên quá dài, mỗi lần tắm khoảng 5- 10 phút là đủ. Nên tắm bằng dưới vòi hoa sen hoặc dùng gáo dội. Nhiệt độ trong phòng khoảng 200C là thích hợp. Nhiệt độ nước tắm khoảng 340- 360C là tốt nhất. Nếu có điều kiện, sau khi tắm nên dùng nước khử trùng không có tính kích thích để khử trùng bên ngoài bộ phận sinh dục. Sau khi tắm xong, lau khô người thật nhanh, mặc quần áo để tránh bị nhiễm lạnh. Những sản phụ sinh nở không thuận lợi, ra máu quá nhiều thể chất lúc bình thường tương đối yếu thì không nên tắm sớm nhưng cũng nên lau người thường xuyên. Nên đánh răng Sản phụ cần chú ý vệ sinh răng miệng hơn người bình thường. Do sản phụ, số lần ăn uống nhiều, khả năng thức ăn thừa lưu lại ở mặt răng và khe răng rất lớn, mà viêm nhiễm vùng miệng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sốt sản hậu, vì vậy, nhiều sản phụ không đánh răng trong tháng đầu tiên sau khi sinh là không đúng. Sản phụ nên đánh răng vào buổi sáng trước khi đi ngủ. Đánh răng, súc miệng sau khi ăn rất có lợi cho sức khỏe. Nên tránh gió Khi tiết trời không nóng nực quá, sản phụ khi ở cữ thường mặc quần áo dài tay, dùng khăn quấn đầu, không có chuyện gì thì không nên ra ngoài. Đây là điều rất thiết yếu. Mang thai và sinh nở đối với phụ nữ là một quá trình tiêu hao sinh lực rất lớn. Sau khi sinh, thể lực yếu ớt, sức miễn dịch kém, chỉ cần sơ sẩy một chút là có thể bị nhiễm bệnh. Đóng cửa không ra ngoài, hạn chế mọi cơ hội tiếp xúc với bụi bặm, vi trùng, vi rút ở những nơi công cộng, như thế có lợi cho việc phòng tránh bệnh tật của sản phụ. Nhưng tránh gió cũng nên thích đáng, phòng của sản phụ mới không được để gió lùa, không khí
- lưu thông vừa phải, đảm bảo giữ được bầu không khí trong lành mới là điều quan trọng nhất. Không nên quan hệ chăn gối quá sớm Sau khi sinh, biến đổi sinh lí ở cơ thể người mẹ khá lớn, nhất là sự biến đổi và tổn thương của cơ quan sinh dục sau khi mang thai và sinh nở cần phải trải qua một khoảng thời gian mới có thể hồi phục bình thường. Khi những cơ quan này chưa được hồi phục, tuyệt đối cấm quan hệ vợ chồng, chỉ sau khi chúng trở lại bình thường mới có thể sinh hoạt tình dục. Đối với đẻ thường, do toàn bộ cơ thể và tử cung từng bước phục hồi trạng thái trước khi mang thai, cần khoảng 6 đến 8 tuần, vì vậy trong thời kì sau đẻ không nên quan hệ tình dục. Kiêng sinh hoạt tình dục trong khoảng thời gian 8 tuần sau khi sinh, ngoài ra cần phải xem xét tình trạng hồi phục thể lực của sản phụ và khí hư đã hết hẳn hay chưa. Nếu thấy sức khoẻ chưa tốt và sản dịch vẫn còn thì vẫn nên kiêng sinh hoạt tình dục, không được quá nóng vội. Chỉ nên quan hệ tình dục sau khi sản phụ đã hoàn toàn khoẻ mạnh và bộ phận đã trở lại trạng thái bình thường. Nếu sau khi đẻ âm hộ phải bị khâu và cổ tử cung hoặc trong thời kỳ sau khi đẻ có triệu chứng viêm nhiễm, sốt, ra máu, các bộ phận của bộ máy sinh dục như tử cung, âm đạo, âm hộ phục hồi tương đối chậm thì nên kiêng quan hệ tình dục. Nói chung, sản phụ phải dùng phooc xep và phải khâu thì nên đợi vết thương kín miệng, lành sẹo, khoảng 70 ngày sau khi sinh mới khôi phục quan hệ tình dục. Đối với những người đẻ mổ, tốt nhất sau 3 tháng mới nên quan hệ tình dục. Còn những người bị ốm, viêm nhiễm trong tử cung thì nên đợi sau khi lành bệnh, nguyên khí dồi dào mới nên quan hệ tình dục. Không nên ăn loại thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu Cơ thể sản phụ bị tiêu hao nhiều năng lượng, nằm nghỉ ngơi nhiều, lại phải cho con bú, lúc này các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chua, cay không dễ tiêu hóa, cũng dễ bị táo bón hoặc ảnh hưởng đến việc tiết sữa, hoặc qua sữa gây ra các bệnh mẩn ngứa, tiêu chảy
- cho trẻ. Thói quen cho sản phụ uống đường đỏ, trứng gà, canh gà hầm, canh cá, cháo kê…đều rất tốt. Nếu dùng kèm một lượng rau, quả thích hợp, như thế càng có lợi cho việc phục hồi sức khỏe cho sản phụ và cho con bú. Luôn giữ cho bộ phận sinh dục sạch sẽ Giữ gìn bộ phận sinh dục được sạch sẽ có thể phòng tránh viêm nhiễm. Điều này vô cùng quan trọng đối với sản phụ. Sản phụ ra mồi hôi nhiều, bộ phận sinh dục lại tiết ra khí hư vì vậy cần phải chú ý vệ sinh sạch sẽ. Sau khi đại, tiểu tiện cần dùng giấy sạch lau từ trước ra sau, trong vòng 4 tuần sau khi sinh, không được tắm bồn. Có thể dùng nước sạch hoặc thuốc sát trùng để rửa bộ phận sinh dục ngoài, mỗi ngày 2 đến 3 lần. Băng vệ sinh phải thay thường xuyên, luôn giữ cho bộ phận sinh dục khô ráo, sạch sẽ. Nếu phát hiện vết thương ở bộ phận sinh dục có dấu hiệu viêm nhiễm như sưng tấy, đau đớn…cần kịp thời đến bác sĩ để xử lý, đồng thời sử dụng thuốc kháng sinh thích hợp để chữa trị. Quần lót nên thay thường xuyên, quần áo mặc nên vừa vặn, mềm mại. Khi sinh nở vào mùa hè, càng cần phải xóa bỏ quan niệm cũ, cần mở cửa cho thoáng gió, giảm nhiệt độ chống nóng bức. Vết khâu trước khi tháo chỉ nên giữ gìn sạch sẽ, sau khi đại tiểu tiện chớ nên khử trùng. Không nên bó bụng sau khi đẻ Một số sản phụ sau khi sinh con, liền quần chặt từ hông đến bụng, đến cúi lưng cũng rất khó khăn. Khi có thể xuống giường đi lại, liền thay ngay bằng quần bó sát thân, hi vọng làm như vậy có thể khiến hình thể trở lại ngày xưa. Trong điều kiện bình thường, các cơ quan sinh sản trong hõm xương chậu của phụ nữ được các dây chằng và các cơ quan hỗ trợ ở đáy chậu giữ chúng ở vị trí bình thường. Trong thời kì mang thai, cùng với sự phát triển của thai nhi, các hệ thống trong cơ thể mẹ đều nảy sinh hàng loạt những thay đổi mang tính thích nghi. Hệ thống cơ quan sinh sản có sự thay đổi nhiều nhất, nhất là tử cung, thể tích và trọng lượng của nó lần lượt tăng khoảng 18 và 20 lần so với trước khi mang thai, các dây chằng cố định ở tử cung tương ứng cũng mềm và kéo dài ra.
- Sau khi sinh, tử cung bắt đầu hồi phục, trong khoảng 10 ngày có thể hạ xuống vào xương chậu, nhưng phải cần 6 tuần mới trở lại kích thước ban đầu. Mà những dây chằng cố định ở tử cung do kéo dài quá mức trong thời kỳ mang thai nên có phần lỏng lẻo so với lúc trước khi mang thai. Tổ chức hỗ trợ âm đạo và đáy chậu do phải căng ra quá mức khi sinh nở và bị tổn thương, khiến tính đàn hồi của chúng giảm xuống, không thể phục hồi hoàn toàn trạng thái như ban đầu, bị ảnh hưởng do tử cung phình to khi mang thai, thành bụng sau khi sinh rất lỏng lẻo, khoảng 6-8 tuần mới có thể dần hồi phục. Tình hình trên cho thấy, bó bụng trong thời kì sau khi sinh thông thường, không những không trợ giúp cho trạng thái khôi phục khẩn trương thành bụng, ngược lại làm tăng sức ép ở bụng, và làm giảm sức chống đỡ của dây chằng và các cơ quan sinh sản, dẫn đến tử cung rũ xuống, tử cung nghiêng gập mạnh về sau, thành trước và sau âm đạo phình ra… Do vị trí cơ quan sinh sản thay đổi, khiến lưu thông máu trong khoang chậu không thông suốt, các đề kháng giảm, dễ dẫn đến các loại bệnh phụ khoa như viêm khoang chậu, viêm phụ kiện, hội chứng tụ máu trong khoang chậu…ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của sản phụ. Những điều cần chú ý sau khi sinh mổ Với sản phụ sinh mổ cần phải giữ gìn cẩn thận hơn những người đẻ thường. Yêu cầu đó được đặt ra không chỉ vì có vết thương khá lớn trên cơ thể, mà còn vì sinh mổ sẽ không có lợi cho việc bài tiết sản dịch và phục hồi tử cung sau sinh. Tỷ lệ sinh mổ ở Việt Nam, nhất là các thành phố lớn, ngày một cao. Thông thường, sản phụ sẽ được cắt chỉ sau khoảng một tuần, rồi xuất viện. Nhưng chừng nào vết thương chưa lành hẳn, chừng đó bạn còn phải kiêng cữ một cách khoa học, vì những biến chứng xảy ra không chỉ khiến bạn đau đớn, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến em bé đang thời trứng nước của bạn.
- Tư thế nằm Tư thế nằm ngửa sẽ khiến bạn đau đớn rất nhiều, vì thế nên nằm nghiêng, kê gối sau lưng, tạo với mặt giường một góc khoảng 20 – 30 độ. Tư thế này sẽ giảm tối đa việc tác động đến vết mổ, nhất là khi dịch chuyển cơ thể. Tuy nhiên, bạn vẫn nên lưu ý rằng càng ít cử động thì càng đỡ đau. Trong vòng 6 giờ đầu tiên, cơ thể bạn vẫn còn bị ảnh hưởng của thuốc dùng gây tê màng cứng khi mổ, vì vậy bạn nên nằm duỗi thẳng người, không kê gối, để tránh một tác dụng phụ của thuốc là đau đầu. Sau khoảng thời gian này, bạn vẫn nên nằm nghiêng để giảm đau. Sau khi sinh mổ, sản phụ cần được giữ gìn, chăm sóc cẩn thận hơn. Sớm vận động nhẹ Dĩ nhiên bạn cần nghỉ ngơi sau ca mổ đẻ, nhưng đừng nằm bất động quá lâu kẻo sản dịch sẽ bị ứ lại trong tử cung, không thoát ra được, rất nguy hiểm. Vì vậy sau 1 ngày, bạn nên tập cử động chân tay rồi nhúc nhắc ngồi dậy, xuống giường tập đi. Sự vận động này
- còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp vết thương mau lành, tăng cường nhu động ruột, giúp nhanh thoát khí, tránh nguy cơ dính ruột và tắc mạch máu. Tuy nhiên, trong vòng 2 tháng, người sinh mổ nên tránh vận động mạnh để không ảnh hưởng đến vết thương, bởi sau sinh, các khớp giãn, cơ còn yếu, nhất là cơ vùng bụng vốn bị giãn rất nhiều. Hãy để người nhà giúp đỡ các việc gia đình, đừng cố tự làm nếu muốn nhanh bình phục. Bạn cũng đừng mang vật gì nặng quá trọng lượng của em bé. Đừng lên xuống cầu thang quá nhiều, cũng không tự lái xe, vì việc xử lý những tình huống bất ngờ gặp phải trên đường có thể gây những chấn động mạnh lên vết mổ. Chỉ ăn nhẹ Bạn không được phép ăn gì trong vòng 6 giờ sau mổ vì lúc này, dưới tác động của các thuốc dùng trong ca phẫu thuật, nhu động ruột của bạn đang ở mức rất thấp, đường ruột ứ rất nhiều khí, dạ dày hoạt động yếu. Vì vậy thức ăn đưa vào sẽ rất khó tiêu hóa, gây đầy hơi, táo bón, khiến cơ thể càng mệt mỏi, lâu phục hồi. Sau khoảng thời gian trên, bạn có thể ăn những đồ mềm, lỏng. Canh củ cải được cho là món hợp lý để giúp giải phóng bớt khí trong đường ruột, tăng nhu động. Không nên dùng nhiều chất đường – bột hay các sản phẩm từ đậu tương vì chúng dễ gây đầy hơi. Cũng không nên ăn cá vì nó không có lợi cho sự đông máu sau mổ, khiến vết thương lâu lành. Tình trạng táo bón, đầy hơi thường vẫn tồn tại sau mổ 3 – 5 ngày do ảnh hưởng của thuốc tê, vì thế bạn nên uống nhiều nước để nhanh chóng đào thải chúng. Đừng uống nước lạnh. Chăm sóc vết mổ Hãy “cư xử’ với vết thương đúng như những gì mà bác sĩ căn dặn bạn. Không tự ý bôi thuốc gì lên đó, không thảo bỏ hết găng gạc nhưng cũng đừng băng quá chặt vết mổ, vì tất cả những điều này đều có thể gây viêm nhiễm hoặc làm tăng tổn thương. Sản phụ cũng phải giữ gìn tối đa để tránh bị cảm mạo, cảm cúm, vì khi đó sức đề kháng sẽ giảm và nguy cơ viêm nhiễm sẽ tăng lên.
- Hãy nghĩ đến viêm nhiễm và gọi cho bác sĩ ngay nếu vết mổ đau nhiều ngay cả khi không cử động, nhìn có màu hồng, sưng lên. Nên đo thân nhiệt thường xuyên, nếu sốt quá 38 độ C thì rất có khả năng bạn đã bị viêm nhiễm (có thể vết mổ không có dấu hiệu gì đặc biệt nhưng trong tử cung lại “có chuyện” do sản dịch ứ trệ, tử cung kém co hồi), cần tư vấn bác sĩ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Rau quả : những điều cần lưu ý
6 p | 158 | 28
-
Lưu ý khi chăm sóc sản phụ
5 p | 198 | 28
-
Sinh mổ và những điều cần lưu ý
2 p | 154 | 17
-
Những điều cần lưu ý khi mang thai
2 p | 178 | 13
-
thông tin giáo dục sức khỏe - Vài điều cần lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm ngừa
6 p | 146 | 13
-
Những điều cần lưu ý với người bị suy tim
8 p | 124 | 10
-
6 lưu ý sau bữa ăn
6 p | 87 | 7
-
Bệnh tim mạch - những điều cần lưu ý
2 p | 84 | 5
-
Điều Cần Tránh Khi Ăn Rau Củ Quả
4 p | 82 | 5
-
Những điều cần lưu ý khi cho bé ăn cá
5 p | 85 | 5
-
Điều Cần Lưu Ý Khi Ăn Các Loại Rau
3 p | 65 | 4
-
Ở cữ mùa đông xuân và 3 điều mẹ cần lưu ý
5 p | 88 | 4
-
Mang thai sau tuổi 35: Những điều cần lưu ý
5 p | 77 | 4
-
6 điều cần lưu ý khi con thay răng sữa
4 p | 99 | 3
-
Những điều mẹ bầu cần biết khi thể dục trong thai kì
8 p | 88 | 3
-
Bài giảng Những điểm cần lưu ý trong thực hành lâm sàng - TS. BS. Lê Mạnh Hùng
46 p | 34 | 3
-
Những điều cần tránh sau khi ăn
3 p | 110 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn