intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những nét vẽ đầu tiên

Chia sẻ: Vit Con Xinh Dep | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

246
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những chữ viết nguệch ngoạc, những nét vẽ bằng tay là những bước hết sức cần thiết trong quá trình hình thành chữ viết tay chuẩn và khả năng suy luận của trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những nét vẽ đầu tiên

  1. Những nét vẽ đầu tiên Những chữ viết nguệch ngoạc, những nét vẽ bằng tay là những bước hết sức cần thiết trong quá trình hình thành chữ viết tay chuẩn và khả năng suy luận của trẻ. Dù chưa vào lớp một nhưng con bạn lại rất say mê lớp học vẽ của mình, tuy nhiên bạn lại nghĩ: "Thằng bé đang theo học toán, lớp tập viết để chuẩn bị vào lớp một, rồi lại học đàn, học bơi, rồi học cả tiếng Anh. Có nên cho con tiếp tục học lớp vẽ này không nhỉ?" Rất nên đấy, vì chỉ khi đến lớp học vẽ này con bạn mới có thời gian viết nguệch ngoạc, vẽ và tô màu một cách tự do mà không chịu sự kiểm soát của ai cả. Sau nhiều nghiên cứu người ta nhận thấy rằng từng bước tiến bộ của trẻ trong khi học vẽ có sự trùng khớp với từng giai đoạn phát triển về tâm sinh lý của chúng. Trẻ chập chững biết đi sẽ vẽ theo bản năng: Khi đi ngang qua những chỗ mà thằng bé đã vẽ bậy vẽ bạ lên đó, bạn hãy dừng lại và quan sát đi: không bậy bạ chút nào đâu. Bé bị thôi thúc phải để lại dấu vết hay bút tích như những đường gợn sóng và dấu chấm trên bàn ghế hoặc trên tường. Nhưng động cơ của bé chưa đủ mạnh nên bé chỉ vẽ khi có nhu cầu giải phóng bớt năng lượng. Lên 3 tuổi, bé vẽ có chủ ý hơn với những đường thẳng và vòng tròn được vẽ đi vẽ lại nhiều lần. Nếu bé tiếp tục luyện tập và phát huy được khả năng tập trung thì sự kết hợp giữa thị giác và động lực của bé sẽ làm cho điều đó khá hơn. Ở giai đoạn này, bé vẫn chưa nhận thức được sự sáng tạo trong nghệ thuật. Hình vẽ của bé trông có vẻ như lung tung, bừa bãi và không ra hình thù gì, nhưng lại là sự bắt đầu của ý thích muốn được vẽ. Tuổi sắp đi học: vẽ theo suy nghĩ, ý tưởng của mình: Từ 3 tuổi cho đến 5 tuổi, cơ ở các ngón tay và cổ tay mạnh hơn trước. Ngoài ra, tay và mắt cũng phối hợp nhịp nhàng hơn trước. Các yếu tố này hình thành nên giai đoạn kế tiếp có liên quan đến vấn đề về quan sát vật thể. Ðây là bước ngoặc quan trọng trong quá trình phát triển trí não của trẻ con - khả năng vẽ theo ý tưởng của mình. Vẽ trở thành một phương tiện để trẻ giao tiếp, và có thứ ngôn ngữ riêng của nó. Trẻ bắt đầu quan tâm đến các kiểu dáng, cách trang trí và thiết kế. Dần dần những bức tranh của trẻ chuyển từ những hình ảnh trừu tượng thành những hình tượng có hồn. Những gì bé đã đã trải qua và nhìn thấy bỗng kết hợp lại với nhau và được thể hiện một cách tượng trưng (dù vẫn chỉ là những đường thẳng và những dấu chấm). Trẻ đã có thể truyền đạt với bạn những gì trẻ muốn nói bằng hình ảnh. Khi đang vẽ, trẻ rất hay nói để có thể khỏa lấp sự non nớt trong khía cạnh hội họa và cũng có thể là trẻ đang cố gắng liên hệ, gắn kết suy nghĩ và cảm xúc của bé với môi trường bên ngoài. Tuổi đến trường: chúng ta thực sự ngạc nhiên bởi óc quan sát của trẻ: Từ 5 đến 8 tuổi, vẽ đã trở thành những tác phẩm của trí tuệ. Những bức tranh của trẻ ghi lại quá trình trẻ suy nghĩ, là nhu cầu mô tả rất hiện thực về bản thân và cũng là nơi để trẻ trút hết tình cảm. Khi ấy, tranh của trẻ trở nên sống động, có đầu tư . Hầu hết những bức tranh của trẻ đều được khơi nguồn cảm hứng sáng tác từ những vật thể rất kỳ quặc đối với những người khác. Trẻ tìm thấy được niềm vui riêng trong mỗi tác phẩm mang tính sáng tạo của mình. Và đây cũng là sản phẩm của bán cầu não phải của trẻ.
  2. Trẻ dưới 6 tuổi thường sống trong thế giới của trí tưởng tượng, nhưng trẻ lại quan sát cuộc sống xung quanh một cách thực tế hơn và hiện thực hơn. Lúc này, những bức tranh của bé làm người lớn ngạc nhiên vì chiều sâu của đề tài và hình thức của nó. Cân đối bán cầu não trái và phải: Theo kết quả nghiên cứu, bán cầu não trái chịu trách nhiệm chia nhóm, phân tích và sắp xếp mọi thứ theo một chuỗi liên tục, thứ tự. Ngược lại, bán cầu não phải thì lại kết hợp các hoạt động của các bộ phận trong cơ thể và điều khiển thị giác. Bán cầu não phải đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển khả năng nghệ thuật của trẻ. Chương trình giáo dục cho trẻ em từ 7 tuổi trở lên rất chú trọng đến việc khuyến khích các hoạt động của não trái ví dụ như toán, phân tích cấu trúc câu. Trẻ con ở độ tuổi từ 9 đến 12 có óc thực tế hơn, và điều đó được thể hiện trong những bức tranh của trẻ. Sự diễn đạt một cách phóng khoáng và tự do sẽ dần dần trưởng thành hơn, mang sắc thái logic và phân tích sâu hơn. Sự sáng tạo độc đáo thể hiện rõ nét trong các tác phẩm của trẻ. Ở tuổi này, trẻ đã bắt đầu băn khoăn về giá trị sự sáng tạo của mình, niềm đam mê dành cho nghệ thuật của chúng bị giảm xuống trầm trọng. Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi trẻ bước vào học cấp 2, ở đó trẻ bị nhồi nhét bao nhiêu là thứ vào đầu và bán cầu não bên trái của trẻ phải hoạt động liên tục để tiếp nhận và xử lý hàng tấn thông tin. Do não trái hoạt động quá nhiều nên lấn át luôn khả năng xử lý các hoạt động của não phải. Ðầu tư thời gian học: Những nhà chuyên môn khuyên các bậc cha mẹ: hãy khuyến khích sự phát triển hoạt động của bán cầu não phải cho trẻ. "Ngoài các giờ học trong lớp hội họa, chịu khó tổ chức cho trẻ đi tham quan các phòng trưng bày các tác phẩm nghệ thuật. Giúp trẻ nhận ra được vẻ đẹp thiên nhiên, hãy để trẻ được sống và lớn lên trong môi trường mà ở đó trẻ được tự do sáng tạo và vẽ tranh." Các lớp hội họa không phải chỉ là nơi phát hiện, phát triển và duy trì các dòng chảy của sự sáng tạo mà còn là nơi bọn trẻ có thể học được cách quan sát một cách phóng khoáng cũng như tỉ mỉ. Trong các lớp học vẽ, trẻ có thể học cả nghệ thuật và giá trị của cuộc sống. "Sau khi vẽ xong một bức tranh, trẻ thường tự ngắm nhìn và kết luận vật thể trong tranh có thể là quá lớn hoặc quá nhỏ. Trẻ sẽ lập tức chỉnh sửa lại sao cho phối cảnh của tranh hợp lý hơn. Khi chỉnh sửa lại có nghĩa là trẻ đã học được cách quan sát mọi vật khái quát ngay lần đầu và sau đó trẻ sẽ phối cảnh lại. Nói cách khác, trẻ học được cách quan sát những bức tranh cỡ lớn rồi mới lên kế hoạch phác thảo bản vẽ của mình. Ðó là nghệ thuật của cuộc sống không những được giảng dạy và áp dụng trong lớp học vẽ mà còn được trẻ mang vào cả hoạt động trong cuộc sống thường ngày. Học hội họa đòi hỏi phải có khả năng thế vai và mô phỏng công việc của người khác. "Nhưng đừng hiểu lầm, chúng tôi không dạy trẻ ăn cắp tác phẩm của người khác mà chỉ quan sát làm cách nào người ta lại có thể nảy sinh ra và thể hiện ý tưởng của họ trong các bức tranh của mình. Bọn trẻ có thể học được cách nhìn mọivật từ quan điểm của người khác, từ góc nhìn khác. Từ đó trẻ có thể nhận ra và tiếp thu ưu điểm của họ. Vai trò chủ yếu của người dạy vẽ là hướng dẫn cho mỗi người tự khám phá phong cách riêng và độc đáo của riêng mình. Khuyến khích họa sĩ nhỏ tuổi: • Cung cấp cho bé thật nhiều giấy vẽ, bút chì màu, bút chì vẽ và thuốc màu. • Quan tâm đến những tác phẩm của trẻ. • Chấp nhận cách phối cảnh của trẻ.
  3. • Cung cấp đồ đựng những bức tranh của bé như cặp giấy, khung vẽ để bé đựng những bức tranh yêu thích của nó. Những nét vẽ đầu tiên Những chữ viết nguệch ngoạc, những nét vẽ bằng tay là những bước hết sức cần thiết trong quá trình hình thành chữ viết tay chuẩn và khả năng suy luận của trẻ. Dù chưa vào lớp một nhưng con bạn lại rất say mê lớp học vẽ của mình, tuy nhiên bạn lại nghĩ: "Thằng bé đang theo học toán, lớp tập viết để chuẩn bị vào lớp một, rồi lại học đàn, học bơi, rồi học cả tiếng Anh. Có nên cho con tiếp tục học lớp vẽ này không nhỉ?" Rất nên đấy, vì chỉ khi đến lớp học vẽ này con bạn mới có thời gian viết nguệch ngoạc, vẽ và tô màu một cách tự do mà không chịu sự kiểm soát của ai cả. Sau nhiều nghiên cứu người ta nhận thấy rằng từng bước tiến bộ của trẻ trong khi học vẽ có sự trùng khớp với từng giai đoạn phát triển về tâm sinh lý của chúng. Trẻ chập chững biết đi sẽ vẽ theo bản năng: Khi đi ngang qua những chỗ mà thằng bé đã vẽ bậy vẽ bạ lên đó, bạn hãy dừng lại và quan sát đi: không bậy bạ chút nào đâu. Bé bị thôi thúc phải để lại dấu vết hay bút tích như những đường gợn sóng và dấu chấm trên bàn ghế hoặc trên tường. Nhưng động cơ của bé chưa đủ mạnh nên bé chỉ vẽ khi có nhu cầu giải phóng bớt năng lượng. Lên 3 tuổi, bé vẽ có chủ ý hơn với những đường thẳng và vòng tròn được vẽ đi vẽ lại nhiều lần. Nếu bé tiếp tục luyện tập và phát huy được khả năng tập trung thì sự kết hợp giữa thị giác và động lực của bé sẽ làm cho điều đó khá hơn. Ở giai đoạn này, bé vẫn chưa nhận thức được sự sáng tạo trong nghệ thuật. Hình vẽ của bé trông có vẻ như lung tung, bừa bãi và không ra hình thù gì, nhưng lại là sự bắt đầu của ý thích muốn được vẽ. Tuổi sắp đi học: vẽ theo suy nghĩ, ý tưởng của mình: Từ 3 tuổi cho đến 5 tuổi, cơ ở các ngón tay và cổ tay mạnh hơn trước. Ngoài ra, tay và mắt cũng phối hợp nhịp nhàng hơn trước. Các yếu tố này hình thành nên giai đoạn kế tiếp có liên quan đến vấn đề về quan sát vật thể. Ðây là bước ngoặc quan trọng trong quá trình phát triển trí não của trẻ con - khả năng vẽ theo ý tưởng của mình. Vẽ trở thành một phương tiện để trẻ giao tiếp, và có thứ ngôn ngữ riêng của nó. Trẻ bắt đầu quan tâm đến các kiểu dáng, cách trang trí và thiết kế. Dần dần những bức tranh của trẻ chuyển từ những hình ảnh trừu tượng thành những hình tượng có hồn. Những gì bé đã đã trải qua và nhìn thấy bỗng kết hợp lại với nhau và được thể hiện một cách tượng trưng (dù vẫn chỉ là những đường thẳng và những dấu chấm). Trẻ đã có thể truyền đạt với bạn những gì trẻ muốn nói bằng hình ảnh. Khi đang vẽ, trẻ rất hay nói để có thể khỏa lấp sự non nớt trong khía cạnh hội họa và cũng có thể là trẻ đang cố gắng liên hệ, gắn kết suy nghĩ và cảm xúc của bé với môi trường bên ngoài. Tuổi đến trường: chúng ta thực sự ngạc nhiên bởi óc quan sát của trẻ: Từ 5 đến 8 tuổi, vẽ đã trở thành những tác phẩm của trí tuệ. Những bức tranh của trẻ ghi lại quá trình trẻ suy nghĩ, là nhu cầu mô tả rất hiện thực về bản thân và cũng là nơi để trẻ trút hết tình cảm. Khi ấy, tranh của trẻ trở nên sống động, có đầu tư . Hầu hết những bức tranh của trẻ đều được khơi nguồn cảm hứng sáng tác từ những vật thể rất kỳ quặc đối với những người khác. Trẻ tìm thấy được niềm vui riêng trong mỗi tác phẩm mang tính sáng tạo của mình. Và đây cũng là sản phẩm của bán cầu não phải của trẻ.
  4. Trẻ dưới 6 tuổi thường sống trong thế giới của trí tưởng tượng, nhưng trẻ lại quan sát cuộc sống xung quanh một cách thực tế hơn và hiện thực hơn. Lúc này, những bức tranh của bé làm người lớn ngạc nhiên vì chiều sâu của đề tài và hình thức của nó. Cân đối bán cầu não trái và phải: Theo kết quả nghiên cứu, bán cầu não trái chịu trách nhiệm chia nhóm, phân tích và sắp xếp mọi thứ theo một chuỗi liên tục, thứ tự. Ngược lại, bán cầu não phải thì lại kết hợp các hoạt động của các bộ phận trong cơ thể và điều khiển thị giác. Bán cầu não phải đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển khả năng nghệ thuật của trẻ. Chương trình giáo dục cho trẻ em từ 7 tuổi trở lên rất chú trọng đến việc khuyến khích các hoạt động của não trái ví dụ như toán, phân tích cấu trúc câu. Trẻ con ở độ tuổi từ 9 đến 12 có óc thực tế hơn, và điều đó được thể hiện trong những bức tranh của trẻ. Sự diễn đạt một cách phóng khoáng và tự do sẽ dần dần trưởng thành hơn, mang sắc thái logic và phân tích sâu hơn. Sự sáng tạo độc đáo thể hiện rõ nét trong các tác phẩm của trẻ. Ở tuổi này, trẻ đã bắt đầu băn khoăn về giá trị sự sáng tạo của mình, niềm đam mê dành cho nghệ thuật của chúng bị giảm xuống trầm trọng. Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi trẻ bước vào học cấp 2, ở đó trẻ bị nhồi nhét bao nhiêu là thứ vào đầu và bán cầu não bên trái của trẻ phải hoạt động liên tục để tiếp nhận và xử lý hàng tấn thông tin. Do não trái hoạt động quá nhiều nên lấn át luôn khả năng xử lý các hoạt động của não phải. Ðầu tư thời gian học: Những nhà chuyên môn khuyên các bậc cha mẹ: hãy khuyến khích sự phát triển hoạt động của bán cầu não phải cho trẻ. "Ngoài các giờ học trong lớp hội họa, chịu khó tổ chức cho trẻ đi tham quan các phòng trưng bày các tác phẩm nghệ thuật. Giúp trẻ nhận ra được vẻ đẹp thiên nhiên, hãy để trẻ được sống và lớn lên trong môi trường mà ở đó trẻ được tự do sáng tạo và vẽ tranh." Các lớp hội họa không phải chỉ là nơi phát hiện, phát triển và duy trì các dòng chảy của sự sáng tạo mà còn là nơi bọn trẻ có thể học được cách quan sát một cách phóng khoáng cũng như tỉ mỉ. Trong các lớp học vẽ, trẻ có thể học cả nghệ thuật và giá trị của cuộc sống. "Sau khi vẽ xong một bức tranh, trẻ thường tự ngắm nhìn và kết luận vật thể trong tranh có thể là quá lớn hoặc quá nhỏ. Trẻ sẽ lập tức chỉnh sửa lại sao cho phối cảnh của tranh hợp lý hơn. Khi chỉnh sửa lại có nghĩa là trẻ đã học được cách quan sát mọi vật khái quát ngay lần đầu và sau đó trẻ sẽ phối cảnh lại. Nói cách khác, trẻ học được cách quan sát những bức tranh cỡ lớn rồi mới lên kế hoạch phác thảo bản vẽ của mình. Ðó là nghệ thuật của cuộc sống không những được giảng dạy và áp dụng trong lớp học vẽ mà còn được trẻ mang vào cả hoạt động trong cuộc sống thường ngày. Học hội họa đòi hỏi phải có khả năng thế vai và mô phỏng công việc của người khác. "Nhưng đừng hiểu lầm, chúng tôi không dạy trẻ ăn cắp tác phẩm của người khác mà chỉ quan sát làm cách nào người ta lại có thể nảy sinh ra và thể hiện ý tưởng của họ trong các bức tranh của mình. Bọn trẻ có thể học được cách nhìn mọivật từ quan điểm của người khác, từ góc nhìn khác. Từ đó trẻ có thể nhận ra và tiếp thu ưu điểm của họ. Vai trò chủ yếu của người dạy vẽ là hướng dẫn cho mỗi người tự khám phá phong cách riêng và độc đáo của riêng mình. Khuyến khích họa sĩ nhỏ tuổi: • Cung cấp cho bé thật nhiều giấy vẽ, bút chì màu, bút chì vẽ và thuốc màu. • Quan tâm đến những tác phẩm của trẻ. • Chấp nhận cách phối cảnh của trẻ.
  5. • Cung cấp đồ đựng những bức tranh của bé như cặp giấy, khung vẽ để bé đựng những bức tranh yêu thích của nó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2