Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NỒNG ĐỘ FLUOR VÀ TÍNH AXIT CỦA NƯỚC GIẢI KHÁT<br />
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2012<br />
Nguyễn Võ Ngọc Trang*, Lê Đức Lánh*, Siriruk Nakornchai**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu là khảo sát và so sánh nồng độ fluor và tính axit của các loại nước giải<br />
khát tại TPHCM năm 2012.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 99 chai nước giải khát của 33 nhãn hiệu được thu thập theo<br />
kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên tổng thể. Mỗi chai nước được chia thành 4 mẫu: đo nồng độ fluor trực tiếp bằng<br />
điện cực ion fluor, đo nồng độ fluor toàn phần bằng kỹ thuật vi khuếch tán của Taves, đo độ pH ban đầu bằng<br />
điện cực pH và đo axit toàn phần. Mỗi tham số đo được đo 3 lần. Mức độ mất men răng (MĐMMR) dự đoán<br />
được tính theo công thức hồi quy của Pojjanut Benjakul: MĐMMR (µm) = 6,676 – 1,726 pH + 0,233 TA. Kiểm<br />
định Wilcoxon Signed Ranks Test, kiểm định t bắt cặp, kiểm định Kruskal-Wallis đã được sử dụng trong nghiên<br />
cứu.<br />
Kết quả: (1) Nồng độ fluor toàn phần trung bình của nước giải khát có gas, hương trái cây và có gas hương<br />
trái cây lần lượt là 0,033 ppm, 0,058 ppm và 0,024 ppm. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ fluor<br />
trung bình giữa 3 loại nước giải khát trên (p