
Ôn tập học phần Quản trị học
lượt xem 0
download

Tài liệu "Ôn tập học phần Quản trị học" tổng hợp các nội dung lý thuyết trọng tâm và câu hỏi ôn luyện liên quan đến các chức năng quản trị như lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát. Ngoài ra, tài liệu còn đề cập đến vai trò của nhà quản trị, môi trường kinh doanh và ra quyết định trong quản trị. Đây là nguồn tài liệu hữu ích giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị hiệu quả cho kỳ thi học phần.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ôn tập học phần Quản trị học
- 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TÀI CHÍNH – MARKETING Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm ÔN TẬP Học phần: QUẢN TRỊ HỌC Câu Nội dung câu hỏi hỏi 1 Neilson được động viên bởi một nhu cầu mạnh mẽ cho sự công nhận và đang tiếp tục tìm kiếm uy tín bằng những đóng góp của mình vào tổ chức. Theo Maslow, Neilson đang được thúc đẩy bởi loại nhu cầu nào: A. Nhu cầu sinh lý B. Nhu cầu an toàn C. Nhu cầu xã hội D. Nhu cầu tôn trọng 2 Katie không thích hầu như mọi thứ về công việc của mình. Lý do duy nhất cô tiếp tục làm việc tại Mace Autobody là gói phúc lợi tuyệt vời cô nhận được. Katie được thúc đẩy bởi: A. Phần thưởng bên ngoài B. Phần thưởng có thể thay đổi C. Phần thưởng bên trong D. Phần thưởng bên trong và Phần thưởng bên ngoài 3 Nhân tố động viên trong thuyết Hai nhân tố tương ứng với nhóm nhu cầu nào trong lý thuyết của Maslow: A. Nhu cầu vật chất và nhu cầu an toàn B. Nhu cầu tôn trọng và nhu cầu xã hội C. Nhu cầu xã hội, tôn trọng và tự khẳng định D. Nhu cầu tôn trọng và nhu cầu tự khẳng định 4 Sally rất thích công việc của mình là một giáo viên, không phải vì tiền lương hay phúc lợi, mà bởi vì cô ấy cảm thấy hài lòng về định hướng công việc trong tương lai. Sally được thúc đẩy bởi: A. Yếu tố quyền lực B. Yếu tố lãnh đạo C. Phần thưởng bên ngoài D. Phần thưởng bên trong 5 Theo Mc Clelland, một nhu cầu cao đối với ......... gắn liền với thành công đạt được của các nhà quản trị cấp cao trong hệ thống tổ chức. A. Quyền lực B. Thành tích C. Sự liên kết
- 2 D. Sự thành công 6 Theo quan điểm lãnh đạo theo tình huống, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Fiedler tin rằng phong cách lãnh đạo là một phần của đặc tính cá nhân cho nên nó mang tính chất bền vững và khó thay đổi. B. Hersey - Blanchard cho rằng các nhà lãnh đạo thành công sẽ không điều chỉnh các phong cách của họ. C. Robert House tin rằng người lãnh đạo có thể dùng bốn phong cách lãnh đạo và luôn có sự dịch chuyển giữa các phong cách này trong thực tế. D. Vroom – Jago cho rằng những lựa chọn của lãnh đạo khi ra quyết định rơi vào ba loại: quyết định thuộc thẩm quyền, quyết định tham vấn, và quyết định nhóm. 7 Denise có mong muốn ảnh hưởng đến những người khác, chịu trách nhiệm và có quyền lực đối với họ. Cô ấy có: A. Nhu cầu quyền lực B. Nhu cầu thành tựu C. Nhu cầu liên kết D. Nhu cầu tự thể hiện 8 Theo thuyết con đường - mục tiêu, phong cách lãnh đạo hỗ trợ sẽ làm tăng sự thoả mãn của nhân viên khi: A. Cấu trúc nhiệm vụ rõ ràng B. Cấp dưới có kinh nghiệm và năng lực C. Hệ thống quyền hạn chính thức rõ ràng D. Quan hệ trong nhóm tốt thể hiện sự quan tâm tới nhu cầu nhân viên. 9 Công ty Financial Services trả cho nhân viên xử lý khiếu nại một số tiền cố định cho mỗi vụ khiếu nại được xử lý. Một lợi ích của chương trình đãi ngộ này là tiền lương của mỗi nhân viên xử lý được gắn trực tiếp với kết quả cá nhân. Vậy công ty đang sử dụng một loại chương trình đãi ngộ là: A. Kế hoạch tiền lương theo kết quả, là một loại kế hoạch không khuyến khích. B. Kế hoạch tiền lương theo kết quả, là một loại kế hoạch khuyến khích. C. Kế hoạch chia sẻ lợi nhuận, là một loại kế hoạch không khuyến khích. D. Kế hoạch chia sẻ lợi nhuận, là một kế hoạch khuyến khích. 10 Thanh là quản đốc một phân xưởng sản xuất. Gần đây, anh nhận thấy trong giờ sản xuất thường có một công nhân của phân xưởng khác của công ty đến ngồi nói chuyện phiếm với một công nhân của phân xưởng. Đồng thời năng suất của phân xưởng giảm xuống, phế phẩm tăng lên. Tình trạng này khiến nhiều công nhân trong phân xưởng bất bình. Nếu anh (chị) ở vào cương vị của anh Thanh, anh (chị) sẽ: A. Yêu cầu người công nhân thuộc phân xưởng kia chấm dứt các cuộc tiếp xúc nói trên trong giờ làm việc. B. Gặp và yêu cầu quản đốc của phân xưởng có công nhân đến nói chuyện phiếm nói trên không cho công nhân của ông ta làm như vậy trong giờ làm việc. C. Gặp mặt cả hai người công nhân khi họ vi phạm, chỉ ra những khuyết điểm của họ và nêu
- 3 ra yêu cầu của anh (chị). D. Không nên nói gì cả vì điều đó sẽ không gây hậu quả nghiêm trọng. Câu Nội dung câu hỏi hỏi 1 Tại một nhà hàng chúng ta sẽ hỏi thực khách xem họ có thích các món ăn hay không; trong trường đại học, chúng ta thực hiện đánh giá giảng viên sau khi họ giảng xong môn học; công ty xe hơi Toyota thu hồi hàng triệu xe hơi do lỗi bàn đạp chân ga. Đây là những ví dụ tiêu biểu cho loại kiểm soát nào? A. Kiểm soát trước B. Kiểm soát trong quá trình sản xuất C. Kiểm soát sau D. Kiểm soát dự phòng 2 Paul Resucci, Giám đốc điều hành của một doanh nghiệp tích hợp hệ thống tại Anh. Anh làm việc ở nhà vào các ngày thứ sáu, tiết kiệm hai giờ đi xe và duy trì kết nối bằng máy tính. Vào 5h chiều, anh tắt máy, công việc hàng ngày đã xong, anh nói: “Tôi có thể làm việc với một chút vất vả nhưng chính xác vào lúc 5 giờ chiều khi tôi tắt máy, thời điểm cuối tuần của tôi đã bắt đầu”. Tình huống này là ví dụ tốt nhất cho loại kiểm soát nào? A. Kiểm soát quan liêu B. Kiểm soát thị tộc C. Kiểm soát thị trường D. Tự kiểm soát 3 Kiểm soát tác động đến hành vi thông qua các chuẩn mực và kỳ vọng được thiết lập bởi văn hóa tổ chức nó khai thác quyền lực của sự gắn kết nhóm và sự đồng nhất tập thể. Điều này sẽ xảy ra khi con người, những người chia sẻ các giá trị và đồng nhất mạnh mẽ với nhau, có xu hướng cư xử theo cách nhất quán với mong đợi của người khác. Đây là loại kiểm soát nào? A. Kiểm soát quan liêu B. Kiểm soát thị tộc C. Kiểm soát thị trường D. Tự kiểm soát 4 Kiểm soát thể hiện sự tác động thiết yếu của cạnh tranh thị trường vào hành vi của các tổ chức và các thành viên. Các doanh nghiệp phải điều chỉnh các sản phẩm, định giá, xúc tiến và các hoạt động khác nhằm giải quyết các phản hồi của khách hàng và ứng phó với những gì mà các đối thủ cạnh tranh đang làm. Đây là loại kiểm soát nào? A. Kiểm soát quan liêu B. Kiểm soát thị tộc C. Kiểm soát thị trường D. Tự kiểm soát 5 Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
- 4 A. Tiêu chuẩn kiểm tra càng cao sẽ càng thúc đẩy nhân viên cố gắng hơn trong công việc. B. Tiêu chuẩn kiểm tra cần được xây dựng một cách hợp lý và có khả năng đạt được để có thể động viên, thúc đẩy nhân viên nỗ lực trong công việc. C. Hệ thống kiểm tra là cố định, không thể thay đổi để đảm bảo tổ chức có thể đạt được các mục tiêu đặt ra. D. Thông tin từ hệ thống kiểm tra mang ý nghĩa khuyến cáo, nhắc nhở các cá nhân trong quá trình thực hiện công việc nên có thể không chính xác. 6 Mệnh đề nào không phải là mục đích của kiểm tra quản trị? A. Làm sáng tỏ và đề ra những kết quả mong muốn chính xác hơn theo thứ tự quan trọng. B. Phát hiện kịp thời những vấn đề và những đơn vị bộ phận chịu trách nhiệm để sửa sai. C. Làm phức tạp hóa các vấn đề ủy quyền, chỉ huy, quyền hành và trách nhiệm. D. Phác thảo các tiêu chuẩn tường trình báo cáo để loại bớt những gì ít quan trọng. 7 Kiểm soát chỉ được xem là đúng đắn khi nào? A. Khi nhận ra sai lệch trong khi tiến hành kiểm soát mà không sửa chữa. B. Khi việc kiểm soát được điều chỉnh qua làm lại kế hoạch. C. Khi tiến hành điều chỉnh sau kiểm soát qua thay đổi cách lãnh đạo. D. Khi những sai lệch so với kế hoạch được tiến hành điều chỉnh, thông qua làm lại kế hoạch, sắp xếp tổ chức, điều động, đào tạo lại nhân viên và thay đổi phong cách lãnh đạo. 8 Tại sao phải nhấn mạnh đến việc kiểm tra mang tính dự phòng? A. Vì do tiến trình lâu dài của hoạt động kiểm tra. B. Vì tiến trình kiểm tra căn bản không quan trọng. C. Vì mọi bước trong tiến trình đều được thực hiện nhanh chóng. D. Vì để xác định tiêu chuẩn đúng đắn trong kiểm tra 9 Cần hiểu chức năng kiểm tra của người quản trị là: A. Sự mong muốn biết những sai lệch giữa thực tế và kế hoạch. B. Sự theo sát quá trình thực hiện nhằm đảm bảo rằng các mục tiêu và các kế hoạch vạch ra đã và đang được hoàn thành. C. Sự xem xét, đánh giá kết quả thực hiện, kiểm tra và so sánh với kế hoạch đặt ra, rút kinh nghiệm. D. Sự điều chỉnh những mong muốn cho phù hợp với khả năng thực tế diễn ra. 10 Một dạng kiểm soát bên ngoài cổ điển là dùng thẩm quyền, các chính sách, các quy trình, bảng mô tả công việc, ngân sách và sự giám sát hàng ngày để đảm bảo rằng hành vi con người nhất quán với lợi ích tổ chức. Đây là loại kiểm soát nào? A. Kiểm soát quan liêu B. Kiểm soát thị tộc C. Kiểm soát thị trường D. Tự kiểm soát

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
246 Câu hỏi và đáp án Quản trị doanh nghiệp
44 p |
3233 |
1285
-
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
56 p |
1996 |
857
-
Ngân hàng câu hỏi Quản trị doanh nghiệp
43 p |
2016 |
607
-
Tài liệu ôn tập môn học Quản trị học
39 p |
631 |
288
-
Đề cương ôn thi cao học môn quản trị học
5 p |
816 |
221
-
Đề thi môn quản trị học
8 p |
853 |
201
-
Hệ thống câu hỏi thi kết thúc học phần quản trị ( có đáp án)
28 p |
834 |
165
-
Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm học phần: Quản trị nhân lực
52 p |
1600 |
151
-
Quản trị học
3 p |
647 |
147
-
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG MÔN QUẢN TRỊ HỌC
10 p |
889 |
96
-
Đề cương ôn tập Quản trị học đại cương
20 p |
640 |
62
-
Câu hỏi và đáp án ôn thi môn Quản trị nhân sự
3 p |
853 |
58
-
Đề thi thử kết thúc học phần: Quản trị học - Mã đề 158
6 p |
630 |
25
-
Hệ thống ôn tập môn Quản trị học - TS. Bùi Quang Xuân
14 p |
231 |
25
-
Đề thi kết thúc môn học Quản trị học năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p |
252 |
15
-
Các câu hỏi ôn thi Quản trị học
0 p |
180 |
10
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 1 - TS. Trần Đăng Khoa (Cao học)
17 p |
52 |
10
-
Đề thi học phần Quản trị resort
4 p |
47 |
3


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
