intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phản ứng phụ thường gặp của thuốc kháng sinh

Chia sẻ: Nuquai Nuquai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

254
lượt xem
67
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kháng sinh là một trong những nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả điều trị, hầu hết các loại thuốc kháng sinh cũng đều có nguy cơ gây ra các phản ứng không mong muốn cho người bệnh. Phản ứng dị ứng Các kháng sinh họ bêta lactam với khoảng hơn 50 dẫn xuất như amoxycillin, penicillin, cephalexin... đều có tác dụng điều trị và độ an toàn tương đối cao. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phản ứng phụ thường gặp của thuốc kháng sinh

  1. Phản ứng phụ thường gặp của thuốc kháng sinh Hiện tượng nổi mày đay sau dùng kháng sinh. Kháng sinh là một trong những nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả điều trị, hầu hết các loại thuốc kháng sinh cũng đều có nguy cơ gây ra các phản ứng không mong muốn cho người bệnh.
  2. Phản ứng dị ứng Các kháng sinh họ bêta lactam với khoảng hơn 50 dẫn xuất như amoxycillin, penicillin, cephalexin... đều có tác dụng điều trị và độ an toàn tương đối cao. Tuy nhiên, đây cũng là nhóm nguyên nhân chủ yếu gây ra các phản ứng dị ứng do thuốc. Các phản ứng phụ đáng lo ngại nhất của nhóm thuốc này là những phản ứng dị ứng tức thì gây ra do kháng thể IgE đặc hiệu với thuốc. Những phản ứng này thường xảy ra trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi dùng thuốc. Biểu hiện nhẹ thường là nổi ban đỏ, ngứa, phù mắt, môi. Những trường hợp nặng có thể gây tụt huyết áp, co thắt phế quản hoặc phù nề thanh quản. Một số phản ứng dị ứng muộn cũng có thể xảy ra sau dùng các kháng sinh bêta lactam như thiếu máu tan máu, hội chứng Stevens-Johnson và viêm da. Riêng ampicillin và amoxycillin thường gây ra ban dạng sởi. Đây là một dạng ban đỏ xảy ra tương đối muộn, không nguy hiểm đến tính mạng và chưa rõ cơ chế, thường xảy ra hơn ở những người có nhiễm virut Epstein-Barr hoặc cytomegalovirus. Để dự phòng và hạn chế các phản ứng dị ứng do nhóm kháng sinh bêta lactam, cần khai thác kỹ tiền sử dị ứng trước đây của người bệnh và thử test dị ứng với thuốc và các dị nguyên của thuốc trước khi sử dụng. Với những người bệnh trước đây đã bị các thể dị ứng nặng do các kháng sinh bêta lactam như sốc phản vệ, hội chứng Stevens-Johnson, nên tránh dùng lại các kháng sinh trong họ này và tìm các thuốc thay thế thích hợp. Nếu không có các thuốc thay thế thích hợp, có thể cân nhắc điều trị giảm mẫn
  3. cảm tại các cơ sở chuyên khoa dị ứng. Có thể xảy ra dị ứng chéo giữa các kháng sinh cephalosporin và penicillin, đặc biệt là các kháng sinh cephalosporin thế hệ 1. Tác dụng phụ thường gặp của một số nhóm kháng sinh Tác dụng phụ thường gặp nhất của các kháng sinh aminoglycoside (như gentamycin, tobramycin, amikacin...) là biểu hiện nhiễm độc thận và ốc tai tiền đình, với nhóm bêta lactam là phản ứng dị ứng và tình trạng tiêu chảy, viêm ruột, với clindamycin là biểu hiện tiêu chảy và ban dạng sởi ngoài da. Các kháng sinh nhóm quinolone như ciprofloxacin, levofloxacin đều có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, nhiễm độc thần kinh trung ương, gân và sụn, do đó, cần tránh sử dụng ở trẻ em dưới 15 tuổi. Metronidazole cũng có thể gây kích ứng đường tiêu hóa và nhiễm độc hệ thần kinh, vancomycin có thể gây hội chứng đỏ da toàn thân. Phản ứng phụ thường gặp nhất của các kháng sinh tetracycline là gây kích ứng đường tiêu hóa và viêm âm đạo do nấm, với trimethoprim- sulfamethoxazole là gây kích ứng đường tiêu hóa và các phản ứng dị ứng. Một số phản ứng phụ đặc hiệu hiếm gặp Hầu hết các kháng sinh đều có thể gây ra tiêu chảy và viêm ruột do clostridium difficile, thường gặp nhất là do ampicillin, clindamycin và cephalosporin. Biểu hiện từ mức độ tiêu chảy và đau bụng nhẹ đến viêm ruột nặng với các biểu hiện toàn thân như chán ăn, mệt mỏi, sốt... Trong một số ít trường hợp, các kháng sinh như erythromycin esters, TMP-SMZ, amoxicillin và
  4. clavulanate potassium có thể gây ứ mật. Nhận biết sớm và ngừng thuốc kịp thời có thể ngăn ngừa tổn thương gan. Minocycline có thể gây chóng mặt, ù tai; các kháng sinh fluoroquinolone và macrolide đều có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc theophyllin. Dự phòng phản ứng phụ do kháng sinh Biện pháp quan trọng nhất để hạn chế các phản ứng phụ gây ra do kháng sinh là phải sử dụng một cách đúng đắn các thuốc này. Tránh sử dụng kháng sinh chỉ nhằm mục đích dự phòng mà không có chỉ định rõ ràng như các trường hợp nhiễm virut hoặc nhiễm trùng tiết niệu không triệu chứng ở người già. Ngoài ra, khi sử dụng kháng sinh cũng cần đặc biệt lưu ý các chống chỉ định của thuốc và tránh các yếu tố có thể làm tăng nặng độc tính của thuốc. Với những người bệnh đã có tiền sử dị ứng với thuốc trước đây, khi có chỉ định dùng kháng sinh, cần tránh dùng lại các thuốc mà người bệnh đã từng bị dị ứng hoặc có dị ứng chéo với thuốc mà người bệnh bị dị ứng (như giữa cephalosporin và penicillin). Với các kháng sinh họ aminoglycoside, để hạn chế độc tính trên thận và ốc tai tiền đình của thuốc, nên dùng một lần trong ngày, tránh sử dụng ở những người bệnh có suy giảm chức năng gan thận và ốc tai tiền đình. Nếu có thể, nên định lượng nồng độ thuốc trong máu người bệnh trong quá trình dùng thuốc. Để hạn chế nguy cơ
  5. nhiễm độc da do vancomycin, thuốc này nên được truyền mỗi lần kéo dài ít nhất 2 giờ. Với những người bị kích ứng đường tiêu hóa do erythromycin, nên chuyển sang dùng các kháng sinh cùng họ nhưng ít tác dụng phụ hơn như clarithromycin hoặc azithromycin. Để giảm kích ứng dạ dày và loét thực quản do doxycycline, nên uống thuốc với một cốc nước lớn và tránh uông vào trước khi đi ngủ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1