intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát hiện trẻ tự kỷ bằng 23 câu hỏi

Chia sẻ: Nguyen Phuong Halinh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

203
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu can thiệp trước 2 tuổi, trẻ tự kỷ có cơ hội phát triển bình thường đến 80%. Nhưng trên thực tế, gần 50% trường hợp phát hiện bệnh sau 3 tuổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát hiện trẻ tự kỷ bằng 23 câu hỏi

  1. Phát hiện trẻ tự kỷ bằng 23 câu hỏi Nếu can thiệp trước 2 tuổi, trẻ tự kỷ có cơ hội phát triển bình thường đến 80%. Nhưng trên thực tế, gần 50% trường hợp phát hiện bệnh sau 3 tuổi. Bé sẽ có cơ hội phát triển bình thường nếu được phát hiện bệnh trước 2 tuổi (google image) ThS. Nguyễn Thị Hương Giang, Khoa vật lý trị liệu - phục hồi chức năng BV Nhi TW, cho biết chỉ với 23 câu hỏi nhanh, cha mẹ có thể xác định được phần nào nguy cơ trẻ bị tự kỷ. 23 câu hỏi nhận biết sớm nguy cơ tự kỷ ở trẻ 18-24
  2. tháng tuổi 1. Trẻ có thích được đung đưa, nhún nhảy trên đầu gối của bạn không? 2. Trẻ có quan tâm đến trẻ khác không? 3. Trẻ có thích trèo lên đồ vật như cầu thang không? 4. Trẻ có thích chơi ú oà/ trốn tìm không? 5. Trẻ đã bao giờ chơi giả vờ chưa (như giả vờ nghe điện thoại, chăm sóc búp bê...)? 6. Trẻ có bao giờ dùng ngón tay trỏ để chỉ, yêu cầu đồ vật? 7. Trẻ có dùng ngón tay trỏ để chỉ hoặc thể hiện sự quan tâm đến đồ vật? 8. Trẻ có bao giờ chơi đúng cách với các đồ chơi nhỏ (ôtô, khối xếp hình...) mà không cho vào miệng, nghịch lung
  3. tung hoặc thả chúng xuống? 9. Trẻ có bao giờ mang đồ vật đến khoe với bạn hoặc bố mẹ? 10. Trẻ có nhìn vào mắt của bạn lâu hơn 1 hoặc 2 giây không? 11. Trẻ có bao giờ quá nhạy cảm với tiếng động không (như bịt hai tai)? 12. Trẻ có cười khi nhìn thấy mặt bạn hay khi bạn cười không? 13. Trẻ có biết bắt chước không (chẳng hạn bạn làm điệu bộ trên nét mặt, trẻ có biết làm theo không)? 14. Trẻ có đáp ứng khi được gọi tên? 15. Trẻ có nhìn vào đồ vật/đồ chơi ở chỗ khác khi ta chỉ vào?
  4. 16. Trẻ có biết đi không? 17. Trẻ có nhìn vào đồ vật mà bạn đang nhìn không? 18. Trẻ có làm những cử động ngón tay bất thường ở gần mặt không? 19. Trẻ có cố gắng gây sự chú ý của bạn đến những hoạt động của trẻ? 20. Bạn có bao giờ nghi ngờ trẻ bị điếc? 21. Trẻ có hiểu điều mọi người nói không? 22. Thỉnh thoảng trẻ có nhìn chằm chằm một cách vô cảm hoặc đi tha thẩn không mục đích? 23. Khi đối mặt với những điều lạ, trẻ có nhìn vào mặt bạn để xem phản ứng của bạn không?
  5. Trên thế giới, bảng câu hỏi sẽ cho kết quả nguy cơ cao khi trẻ có ít nhất 3 câu trả lời bất kỳ hoặc 2 câu then chốt (nằm trong các câu số 2, 7, 9, 13, 14, 15) là "không". Tuy nhiên, với các câu 11,18, 20, 22 thì câu trả lời "có" lại ám chỉ nguy cơ trẻ bị tự kỷ. Theo kinh nghiệm thăm khám thực tế, không cần đến 23 câu hỏi, phụ huynh có thể xác định nguy cơ tự kỷ của con mình chỉ bằng 4 câu hỏi then chốt: - Trẻ có dùng ngón tay trỏ để chỉ hoặc thể hiện sự quan tâm đến đồ vật không? - Trẻ có mang đồ vật đến khoe với bạn hoặc bố mẹ không? - Trẻ có phản ứng khi được gọi tên không? - Trẻ có nhìn vào đồ vật/đồ chơi ở chỗ khác khi ta chỉ vào hay không?
  6. Trẻ có cơ hội phát triển bình thường, nếu... Nếu can thiệp trước 2 tuổi, cơ hội phát triển bình thường của trẻ rất lớn (đến 80%), sau 2 tuổi hiệu quả chỉ còn 50% và giảm dần khi phát hiện bệnh muộn hơn nữa. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, gần một nửa trường hợp phát hiện bệnh sau 3 tuổi. Nguy cơ mắc tự kỷ cao hơn hẳn ở trẻ nếu: mẹ bị nhiễm virus trong thời kỳ mang thai, trẻ sinh già tháng, trẻ bị ngạt khi sinh, trẻ phải can thiệp sản khoa khi sinh, trẻ vàng da ngay sau sinh bất thường, trẻ xem truyền hình trên 6 giờ/ngày... Theo đó, trẻ xem truyền hình trên 3 giờ/ngày có nguy cơ mắc tự kỷ cao gấp 20,6 lần trẻ xem dưới 3 giờ/ngày. Theo Người lao động
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2