Phát triển hoạt động . . .<br />
<br />
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN<br />
HÀNG TMCP KIÊN LONG CHI NHÁNH RẠCH GIÁ TỈNH<br />
KIÊN GIANG<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Trâm Anh*, Phù Văn Phướng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đề tài nghiên cứu các vấn đề về hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Kiên long<br />
- Chi nhánh Rạch Giá tỉnh Kiên Giang. Thực hiện nghiên cứu thực trạng qua phân tích các chỉ tiêu<br />
nhằm đánh giá hoạt động tín dụng nói chung của Ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh Rạch<br />
Giá cũng như đánh giá hoạt động tín bán lẻ nói riêng thông qua việc thu thập và đánh giá số liệu<br />
của toàn ngân hàng và của chi nhánh Rạch Giá. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, vẫn còn một số<br />
hạn chế trong hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Kiên Long - Chi nhánh Rạch Giá.<br />
Bên cạnh các khó khăn và hạn chế là thành công của Chi nhánh thể hiện qua các chỉ số về doanh<br />
số cho vay, thu nhập, tỷ lệ nợ xấu,… là rất tốt. Với thực trạng đó, tác giả đề ra một số giải pháp,<br />
kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và khả năng cạnh tranh tại Ngân hàng TMCP Kiên<br />
Long - Chi nhánh Rạch Giá trong thời gian tới.<br />
Từ khóa: phát triển, tín dụng bán lẻ, ngân hàng thương mại, Rạch Giá, Kiên Giang<br />
<br />
DEVELOPMENT OF RETAIL CREDIT OPERATIONS IN COMMERCIAL<br />
BANKING SHARES KIEN LONG, BRANCH RACH GIA, KIEN GIANG PROVINCE<br />
ABSTRACT<br />
Research topic issues retail credit operations in Kien Long Commercial Joint Stock Bank<br />
- Branch Rach Kien Giang. Perform a baseline study through analysis of indicators to assess<br />
the overall credit activity of Kien Long Commercial Joint Stock Bank - Branch Rach as well as<br />
evaluating the retail lending activities in particular through the gathering and evaluation data<br />
rates of all banks and branches of Rach Gia. Results of the study showed that there are still some<br />
limitations in activities of retail credit in Kien Long Commercial Joint Stock Bank - Branch Rach<br />
Gia. Besides the difficulties and limited success of the branch represented by the index of loan sales,<br />
income, bad debt rate, ... is very good. With this reality, the authors proposed a number of measures<br />
and proposals to improve credit quality and competitiveness in Kien Long Commercial Joint Stock<br />
Bank - Branch Rach in the future.<br />
Keywords : development, consumer credit, commercial banking, Rach Gia, Kien Giang<br />
*<br />
<br />
TS. GV. Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
**<br />
<br />
ThS. Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
59<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong nền kinh tế hiện nay, kinh tế cá<br />
nhân, hộ gia đình chiếm vị trí vô cùng quan<br />
trọng trong nhiều lĩnh vực. Để mở rộng quy<br />
mô, đổi mới và đầu tư trang thiết bị phục vụ<br />
sản xuất cũng như tham gia vào các quan hệ<br />
kinh tế khác đòi hỏi các cá nhân, hộ gia đình<br />
phải có tiềm lực về vốn. Theo đó, tín dụng<br />
ngân hàng chính là nguồn cung cấp vốn chủ<br />
yếu cho nhu cầu vốn của họ. Ngân hàng<br />
TMCP Kiên Long là một trong những Ngân<br />
<br />
hàng Đô thị mà điểm xuất phát từ Ngân hàng<br />
Nông thôn, Ngân hàng Kiên Long cũng đã<br />
góp một phần quan trọng trong phát triển kinh<br />
tế nói chung và phát triển nông nghiệp, nông<br />
thôn nói riêng. Ngân hàng đã mở ra nhiều mối<br />
quan hệ tín dụng trực tiếp với cá nhân, hộ gia<br />
đình trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực<br />
nông nghiệp, nông thôn nhằm đáp ứng kịp<br />
thời nhu cầu vay vốn của họ, giúp họ không<br />
ngừng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống<br />
vật chất lẫn tinh thần.<br />
<br />
2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP<br />
KIÊN LONG - CHI NHÁNH RẠCH GIÁ<br />
2.1. Phân loại dư nợ tín dụng bán lẻ<br />
- Căn cứ vào đối tượng vay vốn<br />
Bảng 2.1: Tổng hợp theo đối tượng vay vốn của Ngân hàng TMCP Kiên Long- CN Rạch Giá<br />
<br />
<br />
Đơn vị tính: tỷ đồng<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Năm<br />
2011<br />
<br />
Năm<br />
2012<br />
<br />
Năm<br />
2013<br />
<br />
1. Cho vay các TCKT<br />
<br />
67,51<br />
<br />
69,93<br />
<br />
1.1 Công ty<br />
<br />
47,37<br />
<br />
1.2 DNTN và trang trại<br />
<br />
Năm 2012/2011<br />
<br />
Năm 2013/2012<br />
<br />
Số tiền<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
Số tiền<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
73,79<br />
<br />
2,42<br />
<br />
3,58<br />
<br />
3,86<br />
<br />
5,52<br />
<br />
50,31<br />
<br />
52,36<br />
<br />
2,94<br />
<br />
6,21<br />
<br />
2,05<br />
<br />
4,07<br />
<br />
20,14<br />
<br />
19,62<br />
<br />
21,43<br />
<br />
(0,52)<br />
<br />
(2,58)<br />
<br />
1,81<br />
<br />
9,23<br />
<br />
2. Cho vay cá nhân<br />
<br />
2.102,75<br />
<br />
1.945,61<br />
<br />
2.111,16<br />
<br />
(157,14)<br />
<br />
(7,47)<br />
<br />
165,55<br />
<br />
8,51<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
2.170,26<br />
<br />
2.015,54<br />
<br />
2.184,95<br />
<br />
(154,72)<br />
<br />
(7,13)<br />
<br />
169,41<br />
<br />
8,41<br />
<br />
Nguồn: Báo cáo hoạt động Kienlongbank-CN Rạch Giá năm 2011 - 2013<br />
<br />
Bảng số liệu trên cho ta thấy được, căn cứ<br />
vào đối tượng vay vốn thì tổng dư nợ cho vay<br />
năm 2011 đạt 2.170,26 tỷ đồng, trong đó dư nợ<br />
cho vay cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất<br />
trong cơ cấu cho vay. Cụ thể dư nợ cho vay cá<br />
nhân năm 2011 của Chi nhánh đạt 2.102,75 tỷ<br />
đồng chiếm 96,89% tổng dư nợ cho vay, dư<br />
nợ cho vay các TCKT khoảng 67,51 tỷ đồng<br />
chiếm 3,11% trong tổng dư nợ cho vay năm<br />
2011. Tuy nhiên, sang năm 2012 tổng dư nợ<br />
<br />
cho vay giảm so với năm 2011 với dư nợ đạt<br />
2.015,54 tỷ đồng nếu so năm 2011 thì tổng dư<br />
nợ giảm 154,72 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ giảm<br />
là 7,13%. Trong đó, dư nợ cho vay cá nhân<br />
giảm 157,14 tỷ đồng và dư nợ cho vay các<br />
TCKT tăng là 2,42 tỷ đồng. Đây là con số ấn<br />
tượng, để đạt được như vậy ngoài nguyên nhân<br />
chính là sự mở rộng thêm PGD mới để tăng<br />
trưởng dư nợ cho vay và sự chủ động nguồn<br />
vốn đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn theo Nghị<br />
60<br />
<br />
Phát triển hoạt động . . .<br />
<br />
định số 41/2010/NĐ-CP ngày 14/04/2010 của<br />
Chính Phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát<br />
triển nông nghiệp, nông thôn.<br />
Đến ngày 31/12/2013 tổng dư nợ cho vay<br />
đạt 2.184,95 tỷ đồng nếu so sánh với năm 2012<br />
thì tổng dư nợ cho vay tăng 169,41 tỷ đồng<br />
tương ứng tỷ lệ tăng 8,41%. Trong đó dư nợ cho<br />
vay cá nhân vẫn chiếm phần lớn trong tổng cơ<br />
cấu gia tăng cụ thể dư nợ cho vay đạt 2.111,16<br />
<br />
tỷ đồng tăng so năm 2012 là 165,55 tỷ đồng,<br />
còn lại là cho vay các TCKT. Nhìn chung, để<br />
đạt được những thành tựu trong tổng dư nợ cho<br />
vay năm 2012 là nhờ thực hiện chính sách đẩy<br />
mạnh cho vay đối các hộ sản xuất nông nghiệp<br />
đưa nguồn vốn cho vay về khu vực nông thôn<br />
nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay của khu vực<br />
nông thôn lại mang tính hiệu quả và an toàn<br />
trong thanh khoản cho vay.<br />
<br />
Hình 2.1: Phân loại dư nợ cho vay theo đối tượng vay vốn<br />
<br />
Nhìn vào biểu đồ cho ta thấy rõ nét hơn về cho vay căn cứ theo đối tượng vay vốn. Cụ thể,<br />
tổng dư nợ qua từng năm một, nếu như năm TCTD nói chung NHTMCP Kiên Long - CN<br />
2011 tổng dư nợ đạt 2.170,26 tỷ đồng thì đến Rạch Giá nói riêng. Bên cạnh đó, là sự phấn<br />
năm 2012 đạt 2.015,54 tỷ đồng và qua năm đấu không ngừng của toàn thể cán bộ công<br />
2013 tổng dư nợ đạt 2.184,95 tỷ đồng. Việc nhân viên NHTMCP Kiên Long - CN Rạch<br />
các PGD được mở thêm nên tạo điều kiện Giá và sự tin tưởng, ủng hộ của khách hàng<br />
thuận lợi trong việc vay vốn của khách hàng đối với Chi nhánh Ngân hàng.<br />
nhất là khu vực nông thôn, ngoài ra trong năm<br />
- Căn cứ vào thời gian vay vốn<br />
qua nhờ chính sách kiểm soát lãi suất đầu vào<br />
Căn cứ vào thời gian vay vốn dư nợ cho<br />
mà không kiểm soát lãi suất đầu ra của NHNN vay được chia làm ba loại là cho vay ngắn<br />
tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc triển khai hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn.<br />
thực hiện cho vay và tăng trưởng dư nợ các<br />
<br />
<br />
Bảng 2.2: Tổng hợp theo thời gian vay vốn của Ngân hàng TMCP Kiên Long- CN Rạch Giá<br />
Đơn vị tính: tỷ đồng<br />
Chỉ tiêu<br />
1. CV ngắn hạn<br />
2. CV Trung hạn<br />
3. CV dài hạn<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Năm<br />
2011<br />
<br />
Năm<br />
2012<br />
<br />
Năm 2012/2011<br />
<br />
Năm<br />
2013<br />
<br />
1.712,23 1.830,79 1.677,10<br />
447,69 179,51<br />
504,67<br />
10,34<br />
5,24<br />
3,18<br />
2.170,26 2.015,54 2.184,95<br />
<br />
Số tiền<br />
118,56<br />
(268,18)<br />
(5,10)<br />
(154,72)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
6,92<br />
(59,90)<br />
(49,32)<br />
(7,13)<br />
<br />
Năm 2013/2012<br />
Số tiền<br />
(153,69)<br />
325,16<br />
(2,06)<br />
169,41<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
(8,39)<br />
181,14<br />
(39,31)<br />
8,41<br />
<br />
Nguồn: Báo cáo hoạt động Kienlongbank-CN Rạch Giá năm 2011 - 2013<br />
61<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, tính<br />
đến ngày 31/12/2011 tổng dư nợ cho vay đạt<br />
2.170,26 tỷ đồng, trong đó cho vay ngắn hạn<br />
đạt 1.712,23 tỷ đồng, còn lại cho vay trung<br />
hạn đạt 447,69 tỷ đồng và cho vay dài hạn đạt<br />
10,34 tỷ đồng. Chúng ta có thể nhận thấy, cho<br />
vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu dư<br />
nợ cho vay của Chi nhánh, sang năm 2012<br />
tổng dư nợ cho vay là 2.015,54 tỷ đồng trong<br />
đó cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn<br />
với dư nợ đạt 1.830,79 tỷ đồng. Qua số liệu<br />
này càng khẳng định dư nợ cho vay của Chi<br />
nhánh tập trung vào cho vay ngắn hạn, thực tế<br />
cho thấy cho vay ngắn hạn vẫn là chính sách<br />
tín dụng hàng đầu của Chi nhánh.<br />
Tuy nhiên, sang năm 2013 dư nợ cho vay<br />
đạt 2.184,95 tỷ đồng nếu so với năm 2012 dư<br />
<br />
nợ cho vay tăng 169,41 tỷ đồng, tương ứng<br />
tỷ lệ tăng 8,41% đây là dấu hiệu cho thấy sự<br />
tăng trưởng trở lại của tín dụng và sự chuyển<br />
dịch của nguồn vốn từ ngắn hạn sang trung<br />
hạn tạo sự cân đối trong dư nợ cho vay của<br />
Chi nhánh. Bởi trong thời gian qua Chi nhánh<br />
chỉ tập trung vào cho vay ngắn hạn nhằm đáp<br />
ứng nhu cầu thực tế đó là cho vay phần lớn<br />
đối tượng khách hàng sản xuất nông nghiệp,<br />
nên họ chỉ sản xuất theo mùa vụ khi đến hạn<br />
trả có phần khách hàng đáo hạn vay lại có<br />
khách hàng lại không. Ngoài ra, Chi nhánh<br />
vẫn giữ được vai trò nhất định trong cho vay<br />
sản xuất nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu<br />
của khách hàng là bà con nông dân trên địa<br />
bàn tỉnh Kiên Giang.<br />
<br />
Hình 2.2: Phân loại dư nợ cho vay theo thời gian vay vốn<br />
<br />
Nhìn vào biểu đồ ta nhận thấy rằng dư nợ<br />
theo thời gian vay vốn của Chi nhánh vẫn đảm<br />
bảo tương đối tốt, dù năm 2012 có sự tụt giảm<br />
so với năm 2011 là 154,72 tỷ đồng, tuy nhiên<br />
sang năm 2013 thì dư nợ đã tăng trở lại và vượt<br />
luôn cả năm 2011. Nhìn chung Chi nhánh vẫn<br />
đảm bảo tính hiệu quả trong cho vay dù cơ<br />
cấu dư nợ theo thời gian vay không đồng đều<br />
và quá tập trung vào cho vay ngắn hạn. Song<br />
với sự quyết tâm của Ban lãnh đạo Ngân hàng<br />
cùng toàn thể nhân viên đã giúp Chi nhánh đạt<br />
<br />
được dư nợ cho vay trong những năm qua với<br />
các số liệu rất khả quan, đáp ứng nhu cầu sản<br />
xuất kinh doanh của khách hàng nhất là bà con<br />
vay vốn phục vụ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi<br />
trong nông nghiệp.<br />
- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn<br />
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay dư<br />
nợ cho vay được phân theo ba loại là cho vay<br />
sản xuất kinh doanh (SXKD), cho vay tiêu<br />
dùng và cho vay nông nghiệp.<br />
<br />
62<br />
<br />
Phát triển hoạt động . . .<br />
Bảng 2.3: Tổng hợp theo mục đích sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Kiên Long-CN Rạch Giá<br />
Đơn vị tính: tỷ đồng<br />
Năm<br />
2011<br />
<br />
Năm<br />
2012<br />
<br />
Năm<br />
2013<br />
<br />
1. Cho vay SXKD<br />
<br />
221,33<br />
<br />
183,64<br />
<br />
2. Cho vay Tiêu dùng<br />
<br />
603,78<br />
<br />
3. Cho vay nông nghiệp<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Năm 2012/2011<br />
<br />
Năm 2013/2012<br />
<br />
Số tiền<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
Số tiền<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
236,36<br />
<br />
(37,69)<br />
<br />
(17,03)<br />
<br />
52,72<br />
<br />
28,71<br />
<br />
485,95<br />
<br />
257,72<br />
<br />
(117,83)<br />
<br />
(19,52)<br />
<br />
(228,23)<br />
<br />
(46,97)<br />
<br />
1.345,15<br />
<br />
1.345,95<br />
<br />
1.690,87<br />
<br />
0,8<br />
<br />
0,06<br />
<br />
344,92<br />
<br />
25,63<br />
<br />
2.170,26<br />
<br />
2.015,54<br />
<br />
2.184,95<br />
<br />
(154,72)<br />
<br />
(7,13)<br />
<br />
169,41<br />
<br />
8,41<br />
<br />
Nguồn: Báo cáo hoạt động Kienlongbank-CN Rạch Giá năm 2011 - 2013<br />
<br />
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy rằng,<br />
cho vay nông nghiệp đóng vai trò quan trọng,<br />
trong tổng dư nợ cho vay 2.170,26 tỷ đồng<br />
của năm 2011 thì cho vay nông nghiệp đạt<br />
1.345,15 tỷ đồng, còn lại là cho vay tiêu dùng<br />
và cho vay sản xuất kinh doanh. Sang đến năm<br />
2012 dư nợ tín dụng đạt 2.015,54 tỷ đồng, thì<br />
cho vay phục vụ nông nghiệp là 1.345,95 tỷ<br />
đồng, trong khi đó cho vay tiêu dùng là 485,95<br />
tỷ đồng và cho vay sản xuất kinh doanh là<br />
183,64 tỷ đồng. Nếu so sánh dư nợ năm 2012<br />
so với năm 2011 thì cho vay nông nghiệp có<br />
sự tăng trưởng nhẹ với số tiền 0,8 tỷ đồng,<br />
nhìn chung dư nợ cho vay trong các lĩnh vực<br />
phục vụ sản xuất khu vực nông nghiệp nông<br />
thôn tương đối ổn định. Đến ngày 31/12/2013<br />
<br />
dư nợ cho vay đạt 2.184,95 tỷ đồng trong đó<br />
cho vay nông nghiệp đạt 1.690,87 tỷ đồng<br />
chiếm 77,39% trong tổng cơ cấu cho vay năm<br />
2012, so sánh năm 2012 với năm 2011 dư nợ<br />
cho vay nông nghiệp tăng 344,92 tỷ đồng,<br />
tương đương tỷ lệ tăng 25,63%. Trong khi đó<br />
cho vay tiêu dùng giảm 117,83 tỷ đồng tương<br />
ứng tỷ lệ giảm là 19,52%.<br />
Để đạt được những con số này là nhờ trong<br />
những năm qua Chi nhánh đã phân loại mục<br />
đích sử dụng vốn vay nhằm cơ cấu tỷ trọng vay<br />
vốn theo thực tế để đáp ứng nhu cầu vay vốn<br />
của khách hàng vừa cân đối nguồn vốn tạo sự<br />
thanh khoản cao, vừa thực hiện tốt chính sách<br />
của Chính Phủ và NHNN về cho vay vốn phục<br />
vụ sản xuất nông nghiệp nông thôn.<br />
<br />
Hình 2.3: Phân loại dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng vốn<br />
63<br />
<br />