intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh ở trẻ em: chiến lược tâm lý và phương pháp thiết thực

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhấn mạnh vai trò quan trọng của chiến lược tâm lý và phương pháp thiết thực trong quá trình phát triển kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh ở trẻ em. Nghiên cứu tập trung vào việc áp dụng các yếu tố tâm lý tích cực như sự tự tin, đam mê và hứng thú vào giảng dạy, cùng với các phương pháp học tập thực tế như sử dụng trò chơi, hoạt động thực hành và công nghệ. Phương pháp nghiên cứu bao gồm phân tích tác động của các yếu tố tâm lý và thử nghiệm các phương pháp giảng dạy trong môi trường học tập thực tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh ở trẻ em: chiến lược tâm lý và phương pháp thiết thực

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀCHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠP CÔNG NGHỆ JOURNAL OF SCIENCESố 2 (2024): 57-64 Tập 35, AND TECHNOLOGY TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG HUNG VUONG UNIVERSITY Tập 35, Số 2 (2024): 57 - 64 Vol. 35, No. 2 (2024): 57 - 64 Email: tapchikhoahoc@hvu.edu.vn Website: www.jst.hvu.edu.vn PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGÔN NGỮ TIẾNG ANH Ở TRẺ EM  CHIẾN LƯỢC TÂM LÝ VÀ PHƯƠNG PHÁP THIẾT THỰC Thèn Thị Liên1*, Trương Thị Thuý Ninh1 1 Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ Ngày nhận bài: 03/5/2024; Ngày chỉnh sửa: 01/6/2024; Ngày duyệt đăng: 07/6/2024 DOI: https://doi.org/10.59775/1859-3968.192 Tóm tắt  N ghiên cứu nhấn mạnh vai trò quan trọng của chiến lược tâm lý và phương pháp thiết thực trong quá trình phát triển kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh ở trẻ em. Nghiên cứu tập trung vào việc áp dụng các yếu tố tâm lý tích cực như sự tự tin, đam mê và hứng thú vào giảng dạy, cùng với các phương pháp học tập thực tế như sử dụng trò chơi, hoạt động thực hành và công nghệ. Phương pháp nghiên cứu bao gồm phân tích tác động của các yếu tố tâm lý và thử nghiệm các phương pháp giảng dạy trong môi trường học tập thực tế. Kết quả cho thấy rằng việc khơi dậy đam mê và hứng thú ở trẻ em giúp tăng cường sự tự tin và tham gia tích cực vào quá trình học tập tiếng Anh. Đồng thời, các phương pháp học tập thực tế đã chứng minh hiệu quả trong việc giúp trẻ học tiếng Anh một cách tự nhiên và hiệu quả hơn. Đề xuất của bài báo là cần thúc đẩy việc áp dụng các chiến lược tâm lý tích cực và phương pháp học tập thực tế trong giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em, nhằm tối đa hóa tiềm năng học tập và phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ em. Từ khóa: Phát triển ngôn ngữ, Tiếng Anh trẻ em, chiến lược tâm lý, phương pháp thực hành, học qua trò chơi, công nghệ giáo dục. 1. Đặt vấn đề bằng cách khuyến khích trẻ em tham gia Trong bối cảnh ngày nay, việc phát triển vào quá trình học tập một cách tự nhiên và khả năng ngôn ngữ tiếng Anh cho trẻ em tích cực hơn. Tuy nhiên, việc áp dụng những chiến lược và phương pháp này như thế nào không chỉ đơn thuần là một nhu cầu giáo dục để tối ưu hóa quá trình phát triển ngôn ngữ mà còn là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh tiếng Anh ở trẻ em vẫn còn là một vấn đề hội nhập và toàn cầu hóa. Tuy nhiên, nhiều đáng quan tâm và cần được nghiên cứu sâu trẻ em gặp phải thách thức về việc học tiếng hơn bài báo nhấn mạnh tới toàn bộ 4 kỹ năng Anh do thiếu sự hứng thú, thiếu tự tin và trong Tiếng Anh, nghe, nói, đọc, viết. Thông thiếu các phương pháp học tập thực tế. qua việc nghiên cứu và đánh giá hiệu quả Chiến lược tâm lý và các phương pháp của các chiến lược tâm lý như khơi dậy đam thiết thực có thể giải quyết các vấn đề này mê, tăng cường tự tin và sử dụng các phương *Email: thenthilien@hvu.edu.vn 57
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Thèn Thị Liên và Trương Thị Thúy Ninh pháp học tập thực tế như học qua trò chơi học tập và các phương pháp giảng dạy được áp và sử dụng công nghệ, chúng ta có thể xây dụng. Đề xuất xây dựng việc quan sát 2 nhóm dựng một nền tảng giáo dục vững chắc để lớp thực hiện với nhóm lớp có sử dụng các phát triển kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh cho chiến lược tâm lý và nhóm lớp truyền thống. trẻ em một cách hiệu quả và bền vững. Quan sát bao gồm theo dõi các hoạt động Trong điều kiện cần thiết về việc phát triển học tập hàng ngày, phương pháp giảng dạy tiếng Anh ở trẻ em, “chiến lược tâm lý” được của giáo viên, và sự tương tác giữa học sinh định nghĩa là các phương pháp và kế hoạch và giáo viên. Phương pháp này giúp nắm bắt sử dụng những yếu tố tâm lý để thúc đẩy và được các khía cạnh thực tế và động thái diễn ra tối ưu hóa quá trình học tập. Những yếu tố trong quá trình giảng dạy và học tập tiếng Anh. này bao gồm sự khơi dậy đam mê và hứng Đồng thời so sánh hiệu quả của việc sử dụng thú của trẻ đối với việc học tiếng Anh, xây các chiến lược tâm lý trong quá trình phát triển dựng tự tin để trẻ có thể tham gia tích cực khả năng của trẻ trong học Tiếng Anh. Tổ chức vào các hoạt động học tập. Chiến lược tâm các cuộc phỏng vấn với phụ huynh, giáo viên, lý cũng giúp trẻ em phát triển khả năng chịu chuyên gia giáo dục, và những người có kiến đựng và vượt qua các thử thách trong quá thức chuyên môn để hiểu rõ hơn về những trình học tập ngôn ngữ. Từ đó, việc áp dụng thách thức và cơ hội trong việc phát triển tiếng những chiến lược này không chỉ hỗ trợ cho Anh ở trẻ em. Phỏng vấn sau khi áp dụng các quá trình học tiếng Anh mà còn góp phần vào chiến lược tâm lý trong giảng dạy Tiếng Anh sự phát triển toàn diện của trẻ em, giúp trẻ có của phụ huynh học sinh và giáo viên. thể giao tiếp và thích nghi tốt hơn trong xã Công cụ: Sử dụng bảng ghi chép quan sát hội ngày càng toàn cầu hóa. để ghi lại thông tin chi tiết trong quá trình quan sát. Hiệu quả giao tiếp và điểm số các 2. Phương pháp nghiên cứu kỹ năng theo nhóm lớp cụ thể. Sử dụng máy Nghiên cứu thực địa: Nghiên cứu được tiến ghi âm để ghi lại các cuộc phỏng vấn, đảm hành thông qua các cuộc phỏng vấn và thăm bảo thu thập đầy đủ và chính xác các thông quan trực tiếp tại các trung tâm Tiếng Anh tin được trao đổi. Ngoài ra, máy ảnh được sử Language link, trường mầm non Hoa Hồng, dụng để chụp lại các hoạt động học tập và trường tiểu học Tân Dân và trường CLC Hùng môi trường giáo dục, cung cấp tài liệu trực Vương. Quá trình này bao gồm lập kế hoạch quan bổ sung cho dữ liệu quan sát và phỏng chi tiết về các địa điểm khảo sát, xác định đối vấn. Các công cụ này kết hợp với nhau để tượng phỏng vấn, và chuẩn bị các câu hỏi liên đảm bảo tính đa dạng và đầy đủ của dữ liệu quan bao gồm câu hỏi với 5 nhóm câu hỏi tập thu thập được. trung vào nhu cầu học tập, hạn chế, yếu tố Phân tích tài liệu: Điều tra và phân tích khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến việc học các nghiên cứu, báo cáo, tài liệu liên quan tập tiếng Anh của trẻ em và mong muốn của đến các chiến lược tâm lý được áp dụng phụ huynh, giáo viên và học sinh. Mục tiêu là trong giáo dục, đặc biệt trong việc phát triển thu thập dữ liệu chi tiết và phong phú từ nhiều ngôn ngữ tiếng Anh ở trẻ em. nguồn khác nhau để đảm bảo tính toàn diện và Phân tích dữ liệu: Tổng hợp và phân tích chính xác của nghiên cứu. dữ liệu từ các cuộc phỏng vấn, quan sát, và Phương pháp nghiên cứu khảo sát: Áp tài liệu để đưa ra các kết luận và đề xuất có dụng phương pháp quan sát có hệ thống và ghi cơ sở cho giải pháp tâm lý trong việc giảng chép chi tiết để thu thập dữ liệu về môi trường dạy Tiếng Anh hiệu quả. Sử dụng phương 58
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 35, Số 2 (2024): 57-64 pháp phân tích nội dung để xác định các xu một phụ huynh, phụ huynh 01 (Phụ huynh hướng và mẫu chung trong dữ liệu thu thập có con 7 tuổi) chia sẻ: “Thời đại của chúng được. ta đang thay đổi nhanh chóng và tiếng Anh không chỉ là một ngôn ngữ, mà còn là một 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận công cụ cần thiết cho sự phát triển và thành 3.1. Nhận thức về yêu cầu và thách thức công của con trẻ trong tương lai”. Trong quá trình thăm quan và phỏng vấn, Cùng với đó nhiều thách thức được đặt ra chúng tôi đã thu thập được những thông tin đòi hỏi nhóm nghiên cứu cần có những cân quan trọng về nhận thức của phụ huynh và nhắc cụ thể, như mặc dù nhận thức về yêu giáo viên về yêu cầu và thách thức trong việc cầu rõ ràng, nhưng phụ huynh và giáo viên phát triển 4 kỹ năng tiếng Anh ở trẻ em. cũng đối mặt với nhiều thách thức trong việc Về mặt yêu cầu, phụ huynh và giáo viên giáo dục và phát triển kỹ năng tiếng Anh cho thường xuyên nhấn mạnh về tầm quan trọng trẻ em. Một trong những thách thức lớn nhất của việc trẻ em có khả năng tiếng Anh từ là việc tạo ra một môi trường học tích cực khi còn nhỏ. Với sự toàn cầu hóa ngày càng và phương pháp giảng dạy hiệu quả. Trong gia tăng, tiếng Anh không chỉ là ngôn ngữ quá trình quan sát lớp học, chúng tôi nhận giao tiếp mà còn là cánh cửa mở ra nhiều cơ thấy rằng một số trẻ em không thể tham gia hội hơn cho tương lai của trẻ em. Phụ huynh hoạt động giảng dạy do cảm thấy nhàm chán và giáo viên thấu hiểu rằng việc học tiếng hoặc không được kích thích đủ. Ví dụ, trong Anh sớm giúp trẻ em dễ dàng hòa nhập vào một bài giảng về từ vựng tiếng Anh, một số môi trường quốc tế và tiếp cận kiến thức trẻ em không thể tập trung và tham gia vào toàn cầu. hoạt động nhóm do cảm thấy nó quá trì trệ và Tuy nhiên, điều này không chỉ là một lợi thiếu tính tương tác. thế cá nhân mà còn là một yêu cầu của xã hội Để hiểu rõ được các vấn đề trên chúng tôi hiện đại. Ví dụ, trong cuộc phỏng vấn với đã tiến hành lấy ý kiến khảo sát của phụ huynh: Bảng 1. Ý kiến phụ huynh về việc học Tiếng Anh của trẻ Số lượng Có Không STT Quan điểm của phụ huynh hỏi SL % SL % 1 Theo bạn Tiếng Anh có quan trọng với trẻ hay không? 130 50 38 80 62 2 Bạn có sử dụng được Tiếng Anh hay không? 130 12 9 118 91 3 Con bạn có thích học Tiếng Anh hay không? 130 120 92 10 8 4 Bạn có tham gia vào các hoạt động học tiếng Anh cùng con không? 130 96 74 34 26 5 Con bạn có đang gặp khó khăn trong việc học Tiếng Anh không? 130 122 94 8 6 6 Con bạn có đang học Tiếng Anh tại trung tâm Tiếng Anh hay không? 130 81 62 49 38 Bạn có sử dụng ứng dụng hoặc phần mềm học tiếng Anh cho con 7 130 94 72 36 28 không? Bạn có nhận thấy sự tiến bộ của con trong việc sử dụng tiếng Anh 8 130 88 68 42 32 không? 9 Việc học Tiếng Anh của con bạn có hiệu quả không? 130 78 60 52 40 Bạn có mong chờ có một phương pháp dạy Tiếng Anh cho trẻ hiệu 10 130 130 100 0 0 quả không? 59
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Thèn Thị Liên và Trương Thị Thúy Ninh Về mặt phương pháp giảng dạy, nhiều 01 (giáo viên Tiếng Anh tại Trung tâm Tiếng phụ huynh và giáo viên cũng gặp khó khăn Anh Language link) chia sẻ: “Tôi thường trong việc tìm ra cách giảng dạy phù hợp cảm thấy bế tắc vì không biết phải sử dụng và thú vị để kích thích sự quan tâm và tham những hoạt động nào để làm cho bài học trở gia của trẻ em. Ví dụ, trong một cuộc phỏng nên thú vị và phù hợp với sở thích của các vấn với một giáo viên tiếng Anh, giáo viên em nhỏ.” Bảng 2. Ý kiến của phụ huynh về những khó khăn của trẻ khi học Tiếng Anh Số Có Không lượng STT Khó khăn của trẻ trong việc học Tiếng Anh tham SL % SL % gia KS 1 Con bạn có gặp khó khăn khi phát âm các từ tiếng Anh không? 140 105 75 35 25 2 Con bạn có khó khăn trong việc nhớ từ vựng tiếng Anh không? 140 135 96 5 4 3 Con bạn có khó khăn trong việc hiểu ngữ pháp tiếng Anh không? 140 113 81 27 19 4 Con bạn có khó khăn khi nghe và hiểu tiếng Anh không? 140 76 54 64 46 5 Con bạn có khó khăn khi nói tiếng Anh không? 140 90 64 50 36 6 Con bạn có khó khăn trong việc đọc hiểu các đoạn văn tiếng Anh không? 140 78 56 62 44 7 Con bạn có khó khăn trong việc viết các câu tiếng Anh không? 140 109 78 31 22 8 Con bạn có sợ mắc lỗi khi nói hoặc viết tiếng Anh không? 140 105 75 35 25 Con bạn có khó khăn trong việc tham gia các hoạt động nhóm bằng tiếng 9 140 135 96 5 4 Anh không? Con bạn có thiếu tự tin khi sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp hàng 10 140 130 93 10 7 ngày không? Theo khảo sát từ phía phụ huynh thì 74% phương pháp như tạo điều kiện cho con tiếp người được khảo sát cho rằng việc học Tiếng xúc với Tiếng Anh sớm hoặc đưa con tới các Anh của trẻ gặp phải những vấn đề khó khăn lớp Tiếng Anh để học tập. Các biện pháp kết trong cả phát âm và ngữ pháp đồng thời thiếu hợp giúp trẻ tiến bộ nhanh hơn và phát triển động lực cho việc học tập. toàn diện hơn. Như vậy, nhận thức về yêu cầu và thách 3.2. Các chiến lược tâm lý trong dạy học thức trong việc phát triển khả năng sử dụng hiệu quả Tiếng Anh ở trẻ em là một phần quan trọng của quá trình giáo dục. Để vượt qua những 3.2.1. Tạo môi trường học tập tích cực và thách thức này, chúng ta cần tìm ra các an toàn phương pháp, các hoạt động đa dạng và sáng Tạo ra một môi trường học tập tích cực tạo nhằm tạo ra một môi trường học tích cực và an toàn là yếu tố then chốt trong giảng và động viên cho trẻ em. dạy ngoại ngữ cho trẻ em từ 5-12 tuổi. Việc Theo đó đến 77% phụ huynh được hỏi ý khuyến khích và khen ngợi những nỗ lực của kiến đều cho rằng việc phát triển các kỹ năng trẻ không chỉ giúp xây dựng lòng tự tin mà Tiếng Anh tại nhà của trẻ có thể qua nhiều còn thúc đẩy động lực học tập. Ví dụ, khi một 60
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 35, Số 2 (2024): 57-64 học sinh phát âm đúng một từ mới, giáo viên đã phân tích cách sử dụng bài hát trong lớp nên khen ngợi ngay lập tức và có thể thưởng học để cải thiện kỹ năng nghe, phát âm, và từ bằng một sticker hoặc điểm thưởng. Điều vựng cho học sinh học tiếng Anh. Tinn đã chỉ này tạo ra cảm giác thành công và khuyến ra rằng việc sử dụng âm nhạc không chỉ giúp khích trẻ tiếp tục cố gắng. Hơn nữa, đảm bảo nâng cao các kỹ năng ngôn ngữ mà còn giúp rằng trẻ không sợ mắc lỗi là rất quan trọng, xây dựng sự tự tin và khuyến khích sự tham giáo viên nên nhắc nhở rằng việc mắc lỗi là gia tích cực của học sinh. một phần tự nhiên của quá trình học tập và 3.2.4. Sử dụng phương pháp học tập trực mỗi lỗi đều là cơ hội để học hỏi và tiến bộ. quan và cảm nhận 3.2.2. Sử dụng trò chơi và hoạt động thú vị Phương pháp học tập trực quan và cảm Sử dụng các trò chơi và hoạt động thú nhận giúp tăng cường khả năng nhận thức và vị giúp trẻ em gắn kết với ngôn ngữ mới ghi nhớ của trẻ đối với ngôn ngữ. Sử dụng một cách tự nhiên và vui vẻ. Ví dụ, trò chơi hình ảnh và video là cách hiệu quả để minh “Simon says” có thể được sử dụng để dạy các họa từ vựng và cấu trúc ngữ pháp. Ví dụ, khi từ vựng về động từ hành động. Trẻ sẽ lắng dạy về các con vật, giáo viên có thể sử dụng hình ảnh hoặc video về động vật và yêu cầu nghe và thực hiện theo các lệnh của giáo viên trẻ gọi tên từng con vật bằng ngôn ngữ mới. như “Simon says jump” (Simon nói nhảy) Ngoài ra, đồ chơi và các vật dụng thực tế hoặc “Simon says clap your hands” (Simon cũng có thể được sử dụng để dạy từ vựng. nói vỗ tay). Các trò chơi này không chỉ làm Ví dụ, khi dạy về đồ dùng học tập, giáo viên cho việc học trở nên thú vị mà còn giúp trẻ có thể mang các đồ dùng như bút, thước kẻ, ghi nhớ từ vựng và cấu trúc câu thông qua sách vở vào lớp học và yêu cầu trẻ gọi tên việc lặp lại và thực hành. Ngoài ra, các hoạt từng vật dụng. động vận động như nhảy múa và hát hò cũng Nghiên cứu của Arnold và Brown (1999) giúp trẻ học tập thông qua các trải nghiệm cơ trong cuốn Affect in Language Learning đã thể và cảm xúc. khám phá vai trò của cảm xúc trong học tập 3.2.3. Học thông qua câu chuyện và bài hát ngôn ngữ. Họ khẳng định rằng cảm xúc tích Học thông qua câu chuyện và bài hát là cực như sự tự tin, niềm vui và sự hài lòng một phương pháp hiệu quả để trẻ em tiếp cận có thể thúc đẩy quá trình học tập ngôn ngữ. ngôn ngữ mới một cách tự nhiên và dễ dàng. Giáo viên tạo ra mối quan hệ cá nhân và tình Ví dụ, sử dụng câu chuyện “The Very Hungry cảm tốt với học sinh có thể giúp giảm bớt lo Caterpillar” (Chú sâu đói bụng) để dạy các lắng và căng thẳng, từ đó tạo điều kiện thuận từ vựng về thực phẩm và ngày trong tuần. lợi cho việc học ngôn ngữ hiệu quả hơn [1]. Trong quá trình kể chuyện, giáo viên có thể Nghiên cứu này cho thấy rằng tạo sự kết minh họa bằng tranh ảnh và yêu cầu trẻ lặp nối cá nhân và tình cảm trong giảng dạy tiếng lại các từ vựng. Bên cạnh đó, các bài hát như Anh không chỉ giúp học sinh cảm thấy thoải “Head, Shoulders, Knees, and Toes” giúp mái và tự tin hơn mà còn cải thiện hiệu quả trẻ học từ vựng về các bộ phận cơ thể thông học tập một cách toàn diện. Các giáo viên qua giai điệu và các động tác minh họa. Câu cần chú trọng đến việc xây dựng mối quan hệ chuyện và bài hát không chỉ giúp trẻ nhớ từ tích cực với học sinh và áp dụng các phương vựng mà còn phát triển kỹ năng nghe và phát pháp giảng dạy tương tác và cá nhân hóa để âm. Nghiên cứu của Joan Kang Shin (2010) thúc đẩy sự tham gia và động lực học tập của “Using Songs and Music in the Classroom” học sinh. 61
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Thèn Thị Liên và Trương Thị Thúy Ninh 3.2.5. Tạo sự kết nối cá nhân và tình cảm Một nghiên cứu của Gass và Mackey Tạo sự kết nối cá nhân và tình cảm giữa (2007) trong cuốn sách Input, Interaction, giáo viên và học sinh giúp trẻ cảm thấy thoải and the Second Language Learner đã khẳng mái và tự tin hơn trong quá trình học tập. Liên định rằng sự tương tác giữa học sinh và giáo kết bài học với cuộc sống hàng ngày làm cho viên cũng như giữa các học sinh với nhau ngôn ngữ trở nên sống động và ý nghĩa hơn. đóng vai trò quan trọng trong việc học ngôn Ví dụ, khi dạy về các thành viên trong gia ngữ. Họ cho rằng thông qua tương tác, học đình, giáo viên có thể yêu cầu trẻ mang ảnh sinh có cơ hội thực hành ngôn ngữ trong bối gia đình đến lớp và giới thiệu các thành viên cảnh thực tế, giúp học sinh cải thiện kỹ năng trong gia đình bằng ngôn ngữ mới. Điều này giao tiếp và hiểu biết ngôn ngữ. Ví dụ, các hoạt động nhóm và cặp đôi trong lớp học không chỉ giúp trẻ học từ vựng một cách thực giúp học sinh thực hành ngôn ngữ một cách tế mà còn tạo sự gắn kết tình cảm và tăng tự nhiên và hiệu quả [3]. cường sự tham gia của trẻ vào bài học. Một nghiên cứu do Pianta và cộng sự 3.2.7. Duy trì sự kiên nhẫn và linh hoạt (2012) thực hiện, đăng trên tạp chí Child Duy trì sự kiên nhẫn và linh hoạt trong Development Perspectives, đã chỉ ra rằng phương pháp giảng dạy là yếu tố quan trọng mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học để đáp ứng nhu cầu học tập khác nhau của sinh đóng vai trò quan trọng trong việc cải từng trẻ em. Hiểu rằng mỗi trẻ học tập theo thiện kết quả học tập và phát triển cảm xúc cách riêng của mình, giáo viên cần điều chỉnh xã hội. Nghiên cứu này cho thấy học sinh phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với có mối quan hệ tốt với giáo viên thường thể từng học sinh. Ví dụ, đối với những trẻ học hiện sự tham gia tích cực hơn trong lớp học chậm, giáo viên có thể dành nhiều thời gian và đạt kết quả học tập cao hơn. Trong giảng hơn để giải thích và thực hành từ vựng. Đối dạy tiếng Anh, sự kết nối cá nhân giữa giáo với những trẻ học nhanh, giáo viên có thể viên và học sinh giúp học sinh cảm thấy an cung cấp thêm các bài tập nâng cao để thách toàn và tự tin hơn khi thực hành ngôn ngữ thức và phát triển kỹ năng của trẻ. Sự kiên mới [2]. nhẫn và linh hoạt giúp tạo ra một môi trường học tập đa dạng và đáp ứng nhu cầu của mọi 3.2.6. Khuyến khích sự tham gia tích cực học sinh. Khuyến khích sự tham gia tích cực thông Nghiên cứu của Martin và Baldwin (1992) qua các hoạt động nhóm và đóng vai giúp trên tạp chí Journal of Educational Research trẻ thực hành ngôn ngữ trong các tình huống đã chỉ ra rằng quản lý lớp học hiệu quả, đặc thực tế. Ví dụ, giáo viên có thể tổ chức một biệt là với tính kiên nhẫn, đóng vai trò quan hoạt động đóng vai mua bán tại chợ, trong đó trọng trong việc tạo ra môi trường học tập một số học sinh đóng vai người bán hàng và tích cực. Giáo viên kiên nhẫn có khả năng một số khác đóng vai người mua. Trẻ sẽ sử giải quyết các tình huống khó khăn và xung dụng ngôn ngữ mới để hỏi giá, trả giá và mua đột trong lớp học một cách hiệu quả hơn, từ hàng, giúp họ thực hành kỹ năng giao tiếp đó duy trì được kỷ luật và tạo điều kiện tốt trong bối cảnh thực tế. Các hoạt động nhóm cho việc học tập [4]. khác như thảo luận nhóm và làm việc theo Một nghiên cứu khác của Wang và đồng cặp cũng khuyến khích trẻ giao tiếp và hợp nghiệp (2018) trên tạp chí Educational tác với nhau, từ đó cải thiện kỹ năng ngôn Psychology đã xem xét tác động của sự kiên ngữ và tạo sự gắn kết giữa các học sinh. nhẫn và linh hoạt đối với hiệu quả học tập 62
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 35, Số 2 (2024): 57-64 của học sinh học tiếng Anh như ngôn ngữ tham gia vào các lớp học trực tuyến với thứ hai. Nghiên cứu này đã khảo sát hơn 200 người bản ngữ có sự tiến bộ rõ rệt hơn trong giáo viên và học sinh, kết quả cho thấy rằng kỹ năng giao tiếp so với những sinh viên học sự kết hợp giữa kiên nhẫn và linh hoạt không theo phương pháp truyền thống [7]. chỉ giúp học sinh vượt qua khó khăn trong Tuy nhiên, việc triển khai công nghệ trong học tập mà còn cải thiện kỹ năng ngôn ngữ dạy và học ngoại ngữ cũng đối mặt với một tổng thể. Học sinh trong các lớp học có giáo số thách thức. Sự chênh lệch về khả năng tiếp viên kiên nhẫn và linh hoạt thể hiện mức độ cận công nghệ và kỹ năng sử dụng công nghệ tự tin cao hơn và khả năng áp dụng ngôn ngữ giữa các học viên có thể tạo ra khoảng cách vào thực tế tốt hơn [5]. về hiệu quả học tập. Nghiên cứu của Chen 3.2.8. Sử dụng công nghệ hỗ trợ học tập và Tsai (2019) nhấn mạnh rằng để công nghệ thực sự phát huy tác dụng, cần có sự hỗ trợ Sử dụng công nghệ hỗ trợ học tập giúp tận và hướng dẫn cụ thể cho học viên về cách sử dụng các tài nguyên học tập phong phú và đa dụng các công cụ này một cách hiệu quả [8]. dạng, đồng thời tạo hứng thú và tương tác cho trẻ. Ví dụ, các ứng dụng học ngoại ngữ Nhìn chung, công nghệ hỗ trợ học tập như Duolingo hay Babbel cung cấp các bài mang lại nhiều lợi ích trong việc học ngoại học tương tác với hình ảnh, âm thanh và trò ngữ, nhưng cũng cần được triển khai một chơi, giúp trẻ học từ vựng và ngữ pháp một cách đồng bộ và hợp lý để đảm bảo tất cả cách thú vị. Học trực tuyến qua các khóa học học viên đều có thể tận dụng tối đa những lợi hoặc video trên YouTube cũng là một cách ích mà công nghệ mang lại. hiệu quả để tiếp cận nhiều nguồn tài liệu học tập khác nhau. Công nghệ không chỉ làm 4. Kết luận phong phú thêm trải nghiệm học tập mà còn Trong việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ giúp trẻ tiếp cận ngôn ngữ mới một cách linh tiếng Anh cho trẻ em, bài báo đã trình bày hoạt và tiện lợi. những chiến lược tâm lý và phương pháp cụ Công nghệ hỗ trợ học tập đóng một vai trò thể nhằm nâng cao kỹ năng ngôn ngữ tiếng quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả của Anh cho trẻ em. Chúng tôi đã làm rõ vai trò việc học ngoại ngữ. Các công cụ công nghệ quan trọng của môi trường học tập, sự khuyến như ứng dụng học từ vựng, phần mềm luyện khích từ phụ huynh và giáo viên, cũng như phát âm, và các nền tảng học trực tuyến giúp những phương pháp giảng dạy hiệu quả. Kết học viên tiếp cận tài liệu học phong phú và quả cho thấy, việc áp dụng các chiến lược linh hoạt hơn. Theo nghiên cứu của Wang và này không chỉ cải thiện khả năng ngôn ngữ đồng nghiệp (2013), việc sử dụng ứng dụng mà còn giúp trẻ phát triển tự tin, sáng tạo và học từ vựng trên điện thoại di động đã giúp tư duy phản biện. sinh viên cải thiện khả năng ghi nhớ từ mới Những phương pháp như học qua trò và tăng cường sự tự tin trong việc sử dụng chơi, kể chuyện, và sử dụng công nghệ đã ngôn ngữ thứ hai [6]. được chứng minh là hữu ích trong việc duy Ngoài ra, các lớp học trực tuyến và các nền trì sự hứng thú và động lực học tập của trẻ. tảng giao tiếp như Skype hay Zoom đã mở ra Đồng thời, việc tạo ra một môi trường học cơ hội cho học viên thực hành giao tiếp với tập thân thiện, không áp lực, khuyến khích người bản ngữ, một yếu tố quan trọng trong trẻ tham gia và thực hành thường xuyên là việc nâng cao kỹ năng nói và nghe. Nghiên yếu tố then chốt để phát triển kỹ năng ngôn cứu của Blake (2008) chỉ ra rằng sinh viên ngữ một cách toàn diện. 63
  8. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Thèn Thị Liên và Trương Thị Thúy Ninh Kết quả của bài báo là những gợi ý thiết [3] Gass S. M. & Mackey A. (2007). Input, thực và có tính ứng dụng cao cho các nhà interaction, and the second language learner. giáo dục, phụ huynh, và những người quan Lawrence Erlbaum Associates, Mahwah, New Jersey. tâm đến việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh cho trẻ em. Chúng tôi tin rằng với [4] Martin M. M. & Baldwin B. (1992). Attitudes toward affirmative action: A comparison of sự kết hợp đúng đắn giữa chiến lược tâm lý educational and business majors. Journal of và phương pháp giảng dạy, trẻ em sẽ có cơ Educational Research, 85(3), 157-161. hội phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên, [5] Wang R. P., Huan V. S., Li X. & Chan W. T. hiệu quả và bền vững. (2018). The role of delinquency, proactive aggression, psychopathy and behavioral school engagement in reported youth gang membership. Tài liệu tham khảo Educational Psychology, 38(3), 350-367. [1] Jane A. & Brown H. D. (1999). Affect in [6] Wang S. & Smith S. (2013). Reading and grammar Language Learning. Cambridge University learning through mobile phones. Language Press. Learning & Technology, 17(3), 117-134. [2] Pianta R. C., Hamre B. K. & Allen J. P. [7] Chen H. & Tsai C. C. (2019). “In-service (2012). Child Development Perspectives. teachers’ conceptions of mobile technology- Teacher-student relationships and engagement: integrated instruction. The Internet and Higher Conceptualizing, measuring, and improving the Education, 40, 1-10. capacity of classroom interactions. Handbook of Research on Student Engagement. Springer, [8] Blake R. J. (2008). Brave new digital classroom: Boston, MA. “Technology and foreign language learning”. Georgetown University Press, UK. DEVELOPING THE ENGLISH LANGUAGE SKILLS OF CHILDREN: STRATEGIES AND PRACTICAL METHODS Then Thi Lien1, Truong Thi Thuy Ninh1 1 Center for Foreign Languages and Informatics, Hung Vuong University, Phu Tho Abstract T his research paper emphasizes the crucial role of psychological strategies and practical methods in the development of English language skills in children. The study focuses on the application of positive psychological factors such as confidence, passion, and interest in teaching, along with practical learning methods like the use of games, hands-on activities, and technology. The research methodology includes analyzing the impact of psychological factors and experimenting with teaching methods in real learning environments. The results show that fostering passion and interest in children enhances their confidence and active participation in the English learning process. Additionally, practical learning methods have proven effective in helping children learn English more naturally and efficiently. The paper suggests promoting the application of positive psychological strategies and practical learning methods in teaching English to children to maximize their learning potential and language development. Keywords: Language development, children’s English, psychological strategies, practical methods, learning through play, educational technology. 64
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2