PHÁT TRIỂN TƯ DUY KHÁI QUÁT CHO HỌC SINH TRONG<br />
DẠY HỌC VẬT LÝ THÔNG QUA VIỆC VẬN DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY<br />
LÊ DUY NHẤT<br />
Trường THPT chuyên Bến Tre<br />
TRẦN VĂN THẠNH<br />
Trường Đại học An Giang<br />
<br />
Tóm tắt: Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình<br />
ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Trong dạy học Vật lý, sơ đồ tư duy<br />
giúp cho học sinh từ việc khái quát hoá bài học, hệ thống hoá kiến thức, đến<br />
việc vận dụng kiến thức. Bài báo đề cập đến việc vận dụng sơ đồ tư duy<br />
nhằm phát triển tư duy khái quát cho học sinh trong dạy học Vật lý lớp 10<br />
THPT.<br />
<br />
1. VAI TRÒ SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ<br />
1.1. Sơ đồ tư duy<br />
Sơ đồ tư duy (còn gọi là bản đồ tư duy, Mind Map, viết tắt là SĐTD) là một công cụ tổ<br />
chức tư duy. Kỹ thuật tạo ra loại bản đồ này được gọi là Mind Mapping và được phát<br />
triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng<br />
tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó. SĐTD là một trong các cách phản ánh hình<br />
thức hoạt động của não bộ thông qua các liên kết. Liên kết ở SĐTD có vai trò như các<br />
liên kết của các nơron thần kinh [4].<br />
<br />
Hình 1. Sự tương tự về cấu trúc các nơron thần kinh và SĐTD<br />
<br />
Trong dạy học, SĐTD giúp người học hệ thống kiến thức một cách dễ dàng, phát triển<br />
được kỹ năng khái quát hoá và phát huy tính sáng tạo trong học tập. Những ưu điểm của<br />
SĐTD tiêu biểu như: dễ nắm được trọng tâm bài học, đỡ tốn thời gian ghi chép hơn so<br />
với kiểu ghi chép truyền thống, tiếp thu kiến thức mới linh hoạt và hiệu quả, giúp người<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 02(18)/2011: tr. 95-101<br />
<br />
96<br />
<br />
TRẦN VĂN THẠNH - LÊ DUY NHẤT<br />
<br />
học tự tin hơn vào khả năng của mình, tạo hứng thú cho học sinh; học sinh hiểu và nhớ<br />
kiến thức lâu hơn. Do đặc điểm của SĐTD là tính hệ thống nên nó giúp phát triển tư<br />
duy cho người học như tư duy hệ thống, tư duy khái quát, tư duy logic, tư duy tổng<br />
hợp… một cách hiệu quả.<br />
1.2. Vai trò của sơ đồ tư duy trong dạy học vật lý<br />
Thực tế yêu cầu người học không chỉ có kiến thức mà còn phải có tốc độ tư duy cao,<br />
khả năng tạo ra sự gia tăng kiến thức mới từ những kiến thức đã có. Điều đó đòi hỏi quá<br />
trình tư duy sáng tạo, khái quát cao, có tính linh hoạt và có hệ thống. SĐTD là công cụ<br />
đáp ứng được những đòi hỏi đó.<br />
Để nhận thức được các sự vật, hiện tượng một cách chính xác, sâu sắc và độ nhớ lâu<br />
bền, trong dạy học vật lý cần huy động càng nhiều cơ quan cảm giác của học sinh (HS)<br />
vào quá trình nhận thức càng tốt. Vật lý là một bộ môn đặc thù bởi nó gắn liền với thực<br />
tiễn đời sống hàng ngày. Khi HS phải vận dụng những kiến thức (định luật, khái niệm,<br />
thuyết…) đã học để giải thích các sự vật hiện tượng thì đòi hỏi HS phải củng cố được<br />
các kiến thức và tìm được mối liên hệ giữa các kiến thức đã học lại với nhau. Chính vì<br />
không làm được điều này, nên HS gặp nhiều khó khăn trong học môn Vật lý. Theo kết<br />
quả khảo sát, một tỉ lệ không nhỏ HS cho rằng môn vật lý có quá nhiều kiến thức, làm<br />
họ rối rắm khi phải tiếp nhận và tái hiện. Tình hình đó kéo dài làm cho HS trở nên thụ<br />
động, học tập đối phó để thi cử. Sơ đồ tư duy sẽ là công cụ giúp HS củng cố, ôn tập và<br />
hệ thống hóa kiến thức một cách mạch lạc, dễ nhớ nhất so với các phương tiện khác.<br />
Như vậy, sử dụng SĐTD trong tiến trình dạy học Vật lý không chỉ giúp HS nâng cao<br />
hiệu suất, hiệu quả học tập mà còn hướng vào việc hình thành cho HS năng lực tư duy,<br />
nhất là tư duy khái quát để học tập suốt đời [3], [5].<br />
2. SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐỂ PHÁT TRIỂN TƯ DUY KHÁI QUÁT CHO HỌC<br />
SINH<br />
2.1. Định hướng chung<br />
Thực tế dạy học hiện nay cho thấy, học sinh học tập còn thụ động, ghi nhớ kiến thức<br />
một cách máy móc mà chưa chú ý rèn luyện kỹ năng tư duy. Học sinh học kiến thức nào<br />
thì cố gắng thuộc lòng kiến thức đó, học bài nào thì biết bài đó, cô lập các phần nội<br />
dung của môn học mà chưa có sự liên kết kiến thức với nhau, do khả năng tư duy logic,<br />
tư duy hệ thống và tư duy khái quát còn hạn chế. Sử dụng SĐTD sẽ giúp HS khắc phục<br />
những vấn đề trên, phát triển được năng lực tư duy, nhất là tư duy tổng hợp, tư duy khái<br />
quát, góp phần nâng cao hiệu quả học tập.<br />
Có thể áp dụng SĐTD để phát triển tư duy khái quát cho học sinh trong tất cả bước của<br />
tiến trình dạy học, từ khâu đặt vấn đề vào bài đến củng cố, kiểm tra kiến thức. Trong<br />
quá trình tìm kiếm kiến thức, HS phải xử lí tài liệu, tìm kiếm tri thức, cọ xát với thực<br />
tế… buộc HS phải động não, tư duy, vận dụng ngôn ngữ, thậm chí cả xúc cảm, tình cảm<br />
để chiếm lĩnh. Vì vậy, khi sử dụng SĐTD người học có khả năng phân tích, tổng hợp,<br />
so sánh để giải quyết vấn đề đặt ra dễ dàng hơn và khi đó làm cho năng lực tư duy được<br />
phát triển. Từ đó, HS sẽ chủ động học tập, tự giác chiếm lĩnh tri thức mới, ghi nhớ và<br />
<br />
PHÁT TRIỂN TƯ DUY KHÁI QUÁT CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ...<br />
<br />
97<br />
<br />
đào sâu kiến thức, tư duy sáng tạo, tư duy khái quát… được phát triển, năng lực làm<br />
việc độc lập của HS được nâng cao. Đây chính là mục tiêu đổi mới phương pháp dạy<br />
học hiện nay.<br />
2.2. Quy trình cụ thể<br />
Theo Trần Huy Hoàng, thiết kế một bài dạy học gồm các bước: [1]<br />
1. Xác định mục tiêu bài học.<br />
2. Xác định kiến thức cơ bản và logic hình thành kiến thức.<br />
3. Tạo nhu cầu hứng thú nhận thức.<br />
4. Tổ chức các hoạt động dạy học, xác định các hình thức tổ chức dạy học.<br />
5. Xác định các phương pháp dạy học.<br />
6. Lựa chọn phương tiện dạy học phù hợp với nội dung bài học.<br />
7. Xác định hình thức củng cố, đánh giá, và bài tập vận dụng.<br />
Như vậy, xây dựng một tiến trình dạy học rõ ràng, chi tiết, phù hợp với khả năng và<br />
điều kiện dạy học, phù hợp với trình độ học sinh sẽ giúp đạt được mục đích dạy học.<br />
Nên chú trọng phát triển tư duy khái quát để HS có thể hệ thống, khái quát hoá kiến<br />
thức nhằm lĩnh hội kiến thức tốt hơn.<br />
Chúng tôi đề xuất tiến trình vận dụng SĐTD để rèn luyện tư duy khái quát cho HS như<br />
sau:<br />
1. Xác định mục tiêu bài học: Xác định mục tiêu của bài học nhằm xác định phương<br />
hướng, tiêu chí để quyết định về nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, cũng như<br />
hình thức kiểm tra, đánh giá hiệu quả sau bài dạy.<br />
2. Xác định kiến thức cơ bản và logic hình thành kiến thức: Khối lượng tri thức vật lý<br />
rất phong phú, cần phải lựa chọn các kiến thức cơ bản sao cho đảm bảo hài hoà giữa yêu<br />
cầu về tính khoa học, mục tiêu bài học, năng lực tiếp nhận của HS và quỹ thời gian. Cần<br />
chú trọng tìm các mối liên quan, sự liên hệ giữa các kiến thức với nhau. Xác lập mối<br />
quan hệ giữa các nội dung thông tin theo yêu cầu hệ thống khái quát hoá. Xem xét các<br />
kiến thức rời rạc trong một tổng thể chung để làm cơ sở vận dụng các phương pháp rèn<br />
luyện tư duy cho HS.<br />
Quy trình xác lập sự liên hệ các kiến thức biểu diễn bằng sơ đồ sau: [2]<br />
<br />
Xác định nhiệm vụ nhận thức<br />
<br />
Xác định các<br />
98<br />
kiến thức liên quan<br />
<br />
Xác định các<br />
kiến thức cơ bản<br />
<br />
Tài liệu<br />
TRẦN VĂN THẠNH - LÊ DUY NHẤT<br />
Thông tin thu thập<br />
<br />
Xác định vấn đề chung<br />
của các thông tin<br />
<br />
Xác lập mối quan hệ<br />
của các thông tin<br />
<br />
Hình 2. Quy trình xác lập sự liên hệ kiến thức<br />
<br />
3. Tạo nhu cầu hứng thú nhận thức: Tạo nhu cầu hứng thú nhận thức không chỉ ở phần<br />
mở đầu mà phải tiến hành trong suốt cả tiết học. Cần lựa chọn hình thức phù hợp để tạo<br />
hứng thú học tập trong mỗi kiến thức, mỗi mục.<br />
4. Tổ chức các hoạt động dạy học, xác định các hình thức tổ chức dạy học: Xác định các<br />
hoạt động của HS, từ các hoạt động của HS mà xác định các hoạt động dạy của GV.<br />
Việc lựa chọn các hoạt động dạy học phải đảm bảo các yêu cầu: tổ chức được các hoạt<br />
động nhận thức cho HS, đáp ứng được mục tiêu, rèn luyện kỹ năng tư duy cho HS.<br />
Trong đó, cần vận dụng SĐTD vào các vị trí thích hợp của bài học để rèn luyện tư duy<br />
cho HS.<br />
Điểm quan trọng nhất của bước này là cần phải làm cho HS chỉ ra được mối liên hệ giữa<br />
kiến thức đang tiếp nhận với các kiến thức khác, từ đó có cái nhìn toàn diện, khái quát.<br />
Do đó, đòi hỏi kỹ năng xác lập quan hệ thông tin để từ đó có một giá trị nhận thức nhất<br />
định. Đây chính là bước cơ bản của kỹ năng tư duy khái quát. Các kiến thức phần cơ<br />
học đều liên quan với nhau theo mộ trật tự logic có thể chấp nhận được. Do đó, có thể<br />
chỉ ra mối quan hệ chung - riêng, toàn thể - chi tiết… và thể hiện bằng SĐTD. GV cần<br />
chuẩn bị một số câu hỏi mang tính khái quát các kiến thức theo định hướng ý đồ xây<br />
dựng tiến trình giảng dạy.<br />
5. Xác định các phương pháp dạy học: Có nhiều phương pháp dạy học đặc thù của vật<br />
lý như phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình, phương pháp tương tự… và<br />
mỗi phương pháp có một khả năng riêng. Vì vậy trong thực tiễn dạy học, GV sử dụng<br />
phối hợp nhiều phương pháp dạy học với nhau.<br />
6. Lựa chọn phương tiện dạy học phù hợp với nội dung bài học: Phương tiện dạy học<br />
bao gồm phương tiện tinh thần như các khái niệm, định luật, định lý … mà HS đã được<br />
học và phương tiện vật chất như dụng cụ trực quan, dụng cụ thí nghiệm, các tư liệu…<br />
7. Xác định hình thức củng cố, đánh giá, và bài tập vận dụng các kiến thức mới vừa học<br />
<br />
Nhiệm vụ nhận thức<br />
- Nêu được đặc điểm vectơ gia tốc.<br />
- Viết và vận dụng được các công thức vận tốc<br />
tức thời, gia tốc, quãng đường, toạ độ.<br />
PHÁT TRIỂN<br />
TƯđược<br />
DUY<br />
QUÁTđộng<br />
CHOthẳng<br />
HỌC<br />
SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ...<br />
- Chỉ ra<br />
thếKHÁI<br />
nào là chuyển<br />
đều.<br />
<br />
99<br />
<br />
Các kiến thức liên<br />
Các kiến thức cơ bản<br />
Tài liệu, thông tin thu<br />
-GV<br />
Gia tốc<br />
quan, kiến Thông<br />
thức đã thường,<br />
học<br />
thập,<br />
ví dụlàthực<br />
tế nhở HS làm bài, học bài,<br />
nêu tóm tắt ý chính bài<br />
họccáchoặc<br />
nhắc<br />
- Hệ quy chiếu<br />
Vận<br />
tốc<br />
tức<br />
thời<br />
Ô<br />
tô<br />
bắt<br />
đầu<br />
chuyển<br />
động.<br />
hoặc là cho HS làm một bài tập nhỏ. Hình thức này không đem lại hiệu quả mong muốn<br />
- Phương tr ình chuyển động<br />
- Tốc độ trung bình<br />
- Xe đ ạp đang chạy ngừng<br />
sự chú ý của HS đạp…<br />
giảm sút. HS tiếp nhận nhiều kiến thức trong<br />
thẳng đều. vì đến cuối giờ- học<br />
Quãngthì<br />
đường<br />
tiết<br />
học<br />
nên<br />
cảm<br />
thấy<br />
mệt<br />
mỏi,<br />
khó<br />
tiếp<br />
nhận<br />
thêm thông tin. Chưa kể các thông tin đã<br />
- Tốc độ<br />
- Chuyển động nhanh dần<br />
- Quãng đường<br />
đều,<br />
chậm<br />
dần<br />
đều.<br />
tiếp nhận nằm rời rạc, không theo hệ thống nên HS khó khắc sâu, chỉ có thể học vẹt.<br />
<br />
Việc củng cố phải giúp học sinh suy nghĩ các kiến thức đã tiếp nhận và có sự liên hệ<br />
với các bài mới.<br />
HS phải<br />
dụng<br />
kiến thức vào một tình huống quen thuộc hoặc<br />
- Chuyển<br />
độngvận<br />
thẳng<br />
biến được<br />
đổi<br />
thì mới.<br />
đại lượng<br />
nào là thay<br />
đổi?hiệu quả nhất để củng cố là sử dụng SĐTD để hệ<br />
một tình huống<br />
Phương<br />
pháp<br />
Vận tốcvừa<br />
thaykhái<br />
đổi sẽ<br />
dẫn hoá<br />
đến các kiến thức vừa học, HS vừa rèn luyện tư duy<br />
thống các kiến- thức.<br />
quát<br />
những điều gì?<br />
khái quát thấy được trọng tâm bài, vừa tìm ra được tính chất chung nhất liên hệ của các<br />
kiến thức trong bài.<br />
Vectơ<br />
gia tiễn<br />
tốc mà có thể chọn vị trí, thời điểm để sử dụng SĐTD phù<br />
Như vậy, tuỳ thuộc vào<br />
thực<br />
hợp. Xác định sử dụng SĐTD vào vị trí nào, thời điểm nào của tiến trình dạy học là do<br />
yêu cầuHình<br />
cụ thể<br />
về dụng<br />
logicSĐTD<br />
hình vào<br />
thành<br />
thức và phương pháp của GV. Có thể dùng<br />
3. Vận<br />
dạykiến<br />
học bài<br />
SĐTD để mở bài, dạy một đơn vị kiến thức như khái niệm, định luật, hoặc là để củng cố<br />
một mục, củng cố toàn bài để có thể phát triển tư duy khái quát cho HS một cách hiệu<br />
quả.<br />
<br />
2.3. Vận dụng sơ đồ tư duy vào từng bài học<br />
Trong từng bài học, rèn luyện TDKQ cho HS được thực hiện lúc mở bài, từng đoạn hay<br />
cuối bài. Tuỳ thuộc vào mục tiêu, phương pháp, nội dung kiến thức, GV sử dụng SĐTD<br />
để kích thích tư duy độc lập, sáng tạo, khái quát của HS.<br />
Chúng tôi lấy bài “Chuyển động thẳng biến đổi đều” để minh hoạ.<br />
<br />