intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 5

Chia sẻ: Mucnang999 Mucnang999 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:13

373
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài Vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 làm đề tài nghiên cứu với mong muốn cụ thể hóa một phần nội dung dạy học vào thực tế, góp phần thực hiện yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học phân môn TLV nói chung và văn tả cảnh trong chương trình TLV lớp 5 nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 5

  1. “Vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 5” 1. PHÂN M ̀ Ở ĐÂU ̀ 1.1. Ly do chon đê tai ́ ̣ ̀ ̀ Trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng Việt là môn có vai trò rất quan  trọng. Dạy tiếng Việt ở Tiểu học tạo cho học sinh kỹ năng sử dụng tiếng Việt  thành thạo để  sử  dụng trong học tập, giao tiếp; cung cấp cho học sinh  những  hiểu biết phong phú về tiếng Việt, mở mang kiến thức về tự nhiên, xã hội,  văn  hóa   của   dân   tộc   Việt   Nam   và   nước   ngoài.   Môn   Tiếng   Việt   gồm   có   bảy   phân môn, mỗi phân môn có một vai trò và nhiệm vụ  khác nhau nhưng có mối   quan hệ chặt chẽ, tích hợp với nhau.  Phân môn Tập Làm Văn (TLV) có nhiệm vụ rèn cho học sinh các kỹ năng  sản sinh ngôn ngữ; sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp các kiến thức và  kĩ  năng tiếng Việt mà các phân môn Tiếng Việt khác đã hình thành. Khi nói đến  phân môn TLV, thì viết văn, hành văn chính là cái đích cuối  cùng, cái đích cao  nhất của việc học môn Tiếng Việt. Đối với học sinh Tiểu học, biết  nói đúng,  viết đúng diễn đạt mạch lạc đã khó, để  nói hay, có cảm xúc, giàu hình  ảnh  lại càng khó hơn.  Chương trình TLV  ở Tiểu học chủ yếu là dạy văn miêu tả bao gồm: văn  tả cảnh, văn tả người, văn tả cây cối,văn tả đồ vật, văn tả con vật… Tả cảnh là  một kiểu bài khó vì học sinh không có khả năng quan sát tinh tế, mặt khác học  sinh không cảm nhận được vẻ  đẹp của cảnh hay những thay đổi của cảnh,  không   biết   dựa   vào   cảm   xúc   của   mình   để   làm   cảnh   đó   trở   nên   đẹp   hơn,   sinh động hơn, gần gũi hơn.  Qua tìm hiểu thực tế  cho thấy, kết quả  viết văn tả  cảnh  ở  lớp 5 còn  nhiều vấn đề bất cập so với yêu cầu đặt ra của một bài văn tả  cảnh. Các em   còn gặp nhiều sự  lúng túng trước một đề  văn, chưa nắm được cấu tạo, quy  trình viết một bài văn tả cảnh, còn thiếu hiểu biết về đối tượng cần tả và chưa  biết cách để diễn đạt điều mà mình muốn tả. Từ  thực tế đó, chúng ta cần làm  thế nào để học sinh có thể nắm được cấu tạo bài văn, lập được dàn ý một bài  văn? Nhằm giúp học sinh có một điểm tựa để  viết được một bài văn hoàn  chỉnh thì sơ  đồ  tư  duy (SĐTD) là một trong những giải pháp tối  ưu. Việc sử  dụng SĐTD giúp cho học sinh dễ dàng lập được dàn ý nhờ sự  hỗ trợ trực quan   của màu sắc, hình  ảnh, đường nét, từ  ngữ. Vì vậy, tôi mạnh dạn lựa chọn đề  tài: “Vận dụng sơ  đồ  tư  duy vào dạy học  văn tả  cảnh cho học sinh lớp   5”  làm đề  tài nghiên cứu với mong muốn cụ  thể hóa một phần nội dung dạy học  vào thực tế, góp phần thực hiện yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng hiệu  quả  dạy học phân môn TLV nói chung và văn tả  cảnh trong chương trình TLV  lớp 5 nói riêng.  Giáo viên: Hoàng Thị Tình Trang 1
  2. “Vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 5” 1.2. Điêm m ̉ ơi cua đ ́ ̉ ề tài      Việc suy nghĩ để lựa chọn, xây dựng sáng kiến kinh nghiệm này đã được  tiến hành trong thời gian dài, bản thân tôi cũng đã rút kinh nghiệm qua quá trình  giảng dạy. Từ những kinh nghiệm, những kết quả tích lũy được, trong đó có sự  tiến bộ của học sinh, tôi đã thường xuyên cập nhật để so sánh, rút kinh nghiệm   vào từng thời điểm trong năm học và so sánh kết quả với những năm học trước.  Từ  đó đề  ra những biện pháp để  giảng dạy đạt kết quả  cao hơn. Ngoài ra, tôi   cũng   thường   xuyên   trao   đổi   kinh   nghiệm   cùng   đồng   nghiệp   để   từng   bước  nghiên cưu va đ ́ ̀ ưa ra cac biên phap cu thê, thiêt th ́ ̣ ́ ̣ ̉ ́ ực nhăm v ̀ ận dụng tốt sơ đồ tư  duy vào dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 ở trương Tiêu hoc. ̀ ̉ ̣ 1.3. Pham vi áp d ̣ ụng của đề tài     ­Văn tả cảnh ở lớp 5. ­ Học sinh lớp 5. Giáo viên: Hoàng Thị Tình Trang 2
  3. “Vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 5” 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng về phương pháp và chất lượng dạy học văn tả cảnh ở   tiểu học hiện nay: ­ Đối với học sinh:  Nhìn chung các em đã nắm được cấu trúc một bài văn  tả  cảnh, phân tích được cấu tạo của bài văn tả  cảnh, viết được đoạn mở  bài  trực tiếp, đoạn kết bài không mở rộng. Học sinh giỏi có thể phát hiện hình ảnh  đẹp trong bài văn, lập được giàn ý chi tiết cho bài văn, quan sát và chọn lọc chi   tiết cho bài văn tả  cảnh, hoàn chỉnh các đoạn văn dựa vào nội dung chính của  bài, lập được dàn ý chi tiết cho bài văn, bước đầu biết dùng từ  ngữ, các biện   pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, các biện pháp nghệ thuật tu từ…  Song,  qua thực tế giảng dạy, tôi thấy nhiều học sinh còn vụng về, gặp nhiều khó khăn  trong viết văn tả  cảnh. Khi viết văn các em chỉ  đưa ra những ý  chung chung,  chưa đặc biệt tập trung vào những nét tiêu biểu của cảnh vật đó. Bên cạnh đó,  bài văn tả cảnh của đa số các em viết có bố cục thiếu cân đối, mang tính liệt kê  các chi tiết, bộ phận một cách đơn giản, trình tự tả chưa hợp lí, chọn lọc các chi   tiết chưa tiêu biểu, đặc sắc, thiếu hình ảnh, diễn đạt chưa mạch lạc và thường  viết theo một khuôn mẫu nhất định mà thiếu đi rất nhiều ở tính sáng tạo của các  em. Mặt khác các em dùng từ, đặt câu thiếu chính xác, hay dùng từ  lặp, từ  địa  phương. Câu văn thiếu các từ  ngữ  gợi tả, gợi cảm, thiếu từ ngữ so sánh, nhân   hoá dẫn đến bài văn viết khô khan, thiếu chân thực, thiếu sinh động. Thậm chí  có em còn viết sai đề.        ­ Đối với giáo viên:  Đa số giáo viên trong trường tôi đều là những người  có nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề song ở một số tiết học giáo viên còn  nói nhiều, chưa khơi gợi huy động vốn hiểu biết, cách sử  dụng từ  ngữ  mà bắt   học sinh học nhiều, yêu cầu học sinh nhớ  nhiều để  bắt chước rồi “làm Văn”.  Đồng thời, khi dạy phân môn Tập làm văn còn nhiều lúng túng về phương pháp,  giáo viên chưa linh hoạt và sáng tạo trong việc dẫn dắt, gợi mở cho học sinh để  tìm ra những từ ngữ, những ý hay khi miêu tả. Việc sử dụng đồ dùng trong dạy  học chưa hiệu quả. Trươc khi th ́ ực hiên  ̣ sáng kiến, tôi cho hoc sinh lam môt bai kiêm tra. ̣ ̀ ̣ ̀ ̉ Giáo viên: Hoàng Thị Tình Trang 3
  4. “Vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 5” Đê bai ̉ ̀ ̀: Ta cánh đ ồng lúa quê em. ̉ ̀ ̀ ̉ Kêt qua lam bai cua cac em thu đ ́ ́ ược như sau:   Điểm 9 ­ 10    Điểm 7 ­ 8    Điểm 5 ­ 6     Điểm 
  5. “Vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 5” Giáo viên cần giới thiệu cho học sinh hình  ảnh các sơ  đồ  tư  duy mà các   anh chị lớp trước hoặc hình ảnh mẫu giáo viên vẽ nhằm giúp các em nắm chắc  hơn và dễ dàng tìm được ý tưởng cho sơ đồ tư duy của  mình.  2.2.2:  Hướng dẫn học sinh nắm vững cấu tạo bài văn tả cảnh bằng   SĐTD do GV chuẩn bị sẵn: Trước khi vẽ  được một SĐTD để  lập dàn ý cho bài văn tả  cảnh thì yêu  câu cần thiết là các em cần phải xác định được hình ảnh chủ đề của sơ đồ mình   sắp vẽ. Sau đó các em cần xác định được sơ  đồ  của mình có bao nhiêu nhánh  cấp 1, từ các nhánh cấp 1 có bao nhiêu nhánh cấp 2, cần có những kí hiệu, hình  ảnh minh họa nào,… Ví dụ: Dùng SĐTD để lập dàn ý của bài văn tả cảnh các em cần: ­Xác định được từ trung tâm ­Xác định được có 3 nhánh cấp 1:mở bài, thân bài, kết bài.   ­Xác định các nhánh cấp 2: +Mở bài: Mở bài trực tiếp                  Mở bài gián tiếp +Thân bài: Tả theo trình tự thời gian, không gian                   Tả từng bộ phận,.. +Kết bài: Kết bài mở rộng                Kết bài không mở rộng ­Tìm các từ gợi ý, các từ ngữ cho từng nhánh cấp 2 Giáo viên: Hoàng Thị Tình Trang 5
  6. “Vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 5” Giáo viên dùng SĐTD phân tích cho học sinh thấy rõ cấu tạo của bài văn   tả cảnh Việc sử  dụng giải pháp này giúp học sinh dễ  nhớ, nắm chắc được cấu   tạo của một bài văn tả cảnh bằng sơ đồ, hình ảnh trực quan. Giúp học sinh ghi   được ý chính của từng phần, hiểu được cấu tạo của một bài văn nhằm giúp các   em phát triển ý theo một trình tự. Giúp các em tìm được từ, câu cho từng ý, diễn  đạt được ý mình muốn tả về cảnh quan đó. 2.2.3: Sử dụng sơ đồ câm Điều kiện cần để viết được một bài văn đó chính là cần có vốn từ và biết  cách dùng từ. Chúng  ta có thể cung cấp vốn từ cho học sinh bằng cách cho quan   sát và yêu cầu học sinh nêu. Để làm được điều này, giáo viên cần phải cho các   em quan sát cảnh thật hoặc tranh  ảnh và đưa ra câu hỏi gợi mở    nhằm định   hướng học sinh nắm vững về  cách cảm nhận một cảnh quan. Ví dụ: khi quan   sát cảnh quan ngôi trường, giáo viên có thể hỏi Các em nhìn thấy những gì trong   khuôn viên trường? Ngôi trường có những gì nổi bật? chẳng hạn… Sau khi phân tích yêu cầu của đề bài, quan sát bằng cảnh thật hoặc tranh  ảnh, giáo viên có thể cho học sinh điền từ còn thiếu vào SĐTD mà mình đã lập   sẵn để tăng cường tính tự giác, sự sáng tạo và bổ sung vốn từ cho các em, tăng   cường khả năng ghi nhớ từ và dùng từ trong diễn đạt. Giáo viên: Hoàng Thị Tình Trang 6
  7. “Vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 5” Để  làm tốt hoạt động này, giáo viên có thể  cho cả  lớp hoạt động theo  nhóm và tìm ra những từ  cần điền vào SĐTD. Có thể  cho các em thảo luận   nhóm đôi và điền vào chỗ trống. Ví dụ: Em hãy điền từ còn thiếu vào SĐTD sau:   2.2.4:  Hướng dẫn học sinh tự lập dàn ý bằng sơ đồ tư duy Nhằm giúp cho các em vận dụng tốt việc vẽ sơ đồ  tư  duy, giáo viên cần  phải thường xuyên cho các em luyện tập thực hành .   Và   để   tạo   sự   mạnh  dạn, tự tin hơn trong thể hiện ý tưởng, giáo viên nên cho học sinh  vẽ sơ đồ  tư  duy theo các nhóm và các nhóm tự đánh giá kết quả của nhau. Để  vẽ  được 1 sơ  đồ  tư  duy chúng ta cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị  đầy đủ giấy trắng, bút màu, tranh ảnh,…và xác định được chủ đề  chính của sơ  đồ rồi từ đó phát triển ra các nhánh. Cần có một số câu hỏi gợi mở  nhằm giúp   học sinh xác định đúng trọng tâm của bài văn như: ­Bài văn tả cảnh được cấu tạo bởi những phần nào? (Nhánh cấp 1) ­Trong từng phần, các em nên trình bày những nội dung gì? (Nhánh cấp 2) ­Trong từng nội dung, các em có thể triển khai ý chi tiết nào? (Nhánh cấp  Giáo viên cần lưu ý các em về màu sắc, tranh ảnh minh họa, cấp bậc của   từng nhánh. 2.2.5:  Hướng dẫn học sinh trình bày miệng dàn ý bài văn tả  cảnh  bằng sơ đồ tư duy Giáo viên: Hoàng Thị Tình Trang 7
  8. “Vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 5” Khi học sinh  đã lập được dàn ý bằng sơ  đồ  tư  duy, giáo viên giúp học   sinh sử dụng vốn từ ngữ có được để vận dụng hợp lí bằng cách cho các em nêu   miệng từng đoạn ngắn. Lúc đầu, chỉ nên yêu cầu các em nêu một số từ ngữ, hoặc cụm từ ngữ để  tả cảnh, sau đó mới yêu cầu nêu câu văn tương  ứng và tiếp theo là kết nối các  câu thành đoạn văn như: Đoạn tả ở giữa cánh đồng, đoạn tả hai bên cánh đồng,  hay tả cánh đồng buổi sang,….      Học sinh dân tộc hay có cách nói ngược. Giáo viên phải luôn nhắc nhở và   giúp các em biết cách dùng từ  cho phù hợp qua việc cho các em xem hình  ảnh  minh họa hay đoạn video có từ ngữ ghi lại từ tả vẻ đẹp của cảnh đó và yêu cầu  các em nêu lại.Vì các em hay nói ngược nên khi dùng từ ngữ  nói trong văn viết   làm cho câu văn không rõ ý.       Chính vì vậy, giáo viên phải luôn nhắc nhở và giúp các em biết cách dùng  từ  cho phù hợp qua việc cho các em luyện nói em nhiều lần trong các tiết học.  Từ đó chúng ta luyện tập cho các em viết bài văn tả cảnh hoàn chỉnh.       Ví dụ: Khi dạy tiết Tập làm văn tuần 4, bài Luyện tập tả cảnh, trang 43,   sách Tiếng Việt 5 tập 1.    Sau khi học sinh vẽ được SĐTD, yêu cầu các em trình bày bài văn miệng  theo SĐTD:    ­ Học sinh hạn chế: Nêu lại sơ đồ và một số từ ngữ tả ngôi trường.  ­ Học sinh hoàn thành: Nêu được dàn ý bài văn tả ngôi trường với những   câu văn ngắn. ­ Học sinh khá­giỏi: Dựa vào sơ  đồ  nêu được một bài văn ngắn tả  ngôi   trường.     Sau khi học sinh trình bày, giáo viên tổ  chức cho các bạn trong lớp nhận   xét, bổ  sung. Đồng thời giáo viên chốt lại, nhận xét và kịp thời tuyên dương,  động viên, khuyến khích các em.     Việc sử dụng giải pháp này tạo tiền đề cho tiết làm bài kiểm tra viết các   em sắp được học. Giúp cho các đối tượng học sinh trong lớp đều được trình bày  Giáo viên: Hoàng Thị Tình Trang 8
  9. “Vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 5” với mức độ  nhận thức của mình, giúp cho các em nắm được bài và mạnh dạn,  tự tin hơn trong học tập.  2.3. Kết quả đạt được Sau khi áp dụng những biện pháp trên vào dạy Tập làm văn ở lớp 5  do tôi  phụ trách, kết quả cụ thể như sau: Số     Điểm 9 ­ 10    Điểm 7 ­ 8    Điểm 5 ­ 6     Điểm 
  10. “Vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 5” 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của đề tài: Trước những yêu cầu đổi mới sự  nghiệp giáo dục và đào tạo, việc nâng  cao chất lượng dạy học là một trong những yêu cầu trọng tâm của chiến lược   phát triển giáo dục. Một trong những yếu tố  quyết định đến chất lượng giáo   dục đó là đội ngũ giáo viên, để  đáp  ứng nhu cầu đổi mới giáo dục, giáo viên  phải không ngừng học hỏi, sáng tạo trong giảng dạy, đem hết khả năng và niềm  đam mê, lòng nhiệt tình cho công tác thì mới có được những kết quả như mong  muốn. Với việc dạy tập làm văn, nhất là văn tả  cảnh lớp 5 thì việc làm này  càng cần thiết hơn bởi việc dạy tập làm văn là rất khó, học sinh lớp 5 đã là học   sinh cuối cấp tiểu học nhưng việc làm văn cũng mới dừng ở mức độ "tập". Không phải ai sinh ra cũng mang sẵn trong mình một tâm hồn văn chương  mà khả năng ấy phải được bồi đắp dần qua năm tháng, qua trang sách và những   bài giảng hàng ngày của thầy cô. Muốn có được khả năng ấy của mỗi học sinh  thì chính mỗi giáo viên phải định hướng, gợi mở  cho các em phương pháp học  tập. Với học sinh lớp 5, các em không thể vừa bắt tay vào viết văn đã có được   những dòng văn hay mà văn hay là kết quả của một quá trình rèn luyện liên tục,  bền bỉ, dẻo dai. Văn hay không thể có được ở những học trò lơ là đèn sách. Với   tinh thần đó, việc rèn kỹ năng làm văn vừa để nhằm mục đích nâng cao năng lực  viết văn vừa nhằm nâng cao ý thức tự rèn luyện của học sinh. Đó chính là động   lực thúc đẩy tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này. 3.2. Kết luận sư phạm:     Để  nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn cho học sinh   không phải là việc làm một sớm, một chiều mà là cả  một quá trình rèn luyện   gian nan, bền bỉ. Việc chú trọng đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối  tượng học sinh và dù sử  dụng phương pháp nào đi nữa thì mục tiêu cuối cùng  Giáo viên: Hoàng Thị Tình Trang 10
  11. “Vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 5” của mỗi giáo viên là đưa các em đến với ánh sáng tri thức và giúp các em hiểu  tầm quan trọng của tiếng Việt và là ngôn ngữ phổ thông dùng cho các dân tộc.       Sau một thời gian vận dụng sơ  đồ  tư  duy vào dạy học viết bài văn tả  cảnh cho học sinh trong dạy học phân môn Tập làm văn thì tôi thấy tỉ lệ các em   viết được bài văn của lớp 5A tăng lên rõ rệt. Tôi nhận thấy các giải pháp như  giúp học sinh nắm vững cấu tạo bài văn, trang bị  cách dùng từ  đặt câu, rèn kĩ  năng viết câu, đoạn văn có thể sử dụng để giúp học sinh viết tốt hơn bài văn tả  cảnh, học tốt hơn môn Tiếng Việt và các môn học khác. Mặc dù đã có nhiều cố  gắng nhưng do một số hạn chế về mặt tài liệu tham khảo và chưa có điều kiện  đi sâu vào thực tế nhiều hơn nên đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận  được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn. 3.3. Kiến nghị, đề xuất:    Qua thực tế  giảng dạy và quá trình tìm hiểu, bản thân tôi nhận thấy rằng để  giúp các em viết được, viết hay một bài văn tả cảnh thì đòi hỏi cần thực hiện một số  yêu cầu sau:       ­ Nắm được Chuẩn kiến thức, kĩ năng yêu cầu đối với học sinh của từng   khối lớp.      ­ Đầu năm cần khảo sát chất lượng viết bài văn của học sinh để  phân   loại và có kế  hoạch bồi giỏi, phụ  yếu cho các em trong các giờ  học Tập làm  văn.       ­ Phối kết hợp với cha mẹ học sinh thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các   em học tập. Luôn phối hợp với gia đình để  tạo điều kiện tốt nhất cho các em   tham gia học tập.         ­ Giáo viên là người khơi dậy niềm say mê hứng thú của học sinh với   phân môn Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung.  Không phải chỉ  đến phân môn Tập làm văn mà ở bất kì giờ học nào, tiết học nào, giáo viên phải   chú ý bồi dưỡng vốn từ, cách dùng từ đặt câu cho học sinh.      ­ Tiếp tục nghiên cứu, trao đổi đề  tài này nhằm giúp giáo viên thực hiện  có hiệu quả việc rèn kĩ năng viết văn cho học sinh trong nhiều đơn vị; đồng thời  giúp tôi bổ sung, hoàn thiện đề tài này.    ­ Các cấp thường xuyên tổ  chức cuộc thi viết văn không những chỉ  đối   với trong giáo viên mà còn thực hiện cả  trong học sinh nhằm nâng cao chất   lượng viết bài văn của học sinh và chất lượng giảng dạy của giáo viên.  ­Thường xuyên tổ  chức giao lưu cho học sinh như  giao lưu Tiếng Việt của   chúng em, câu lạc bộ Tiếng Việt, các trò chơi dân gian... để nâng cao vốn Tiếng   Việt cho học sinh. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc  vận dụng sơ đồ tư   duy vào dạy học văn tả cảnh cho học sinh trong dạy học phân môn Tập làm văn   lớp 5. Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng không thể tránh khỏi những thiếu   sót. Vậy tôi rất mong nhận được sự  quan tâm, giúp đỡ  và đóng góp chân thành  Giáo viên: Hoàng Thị Tình Trang 11
  12. “Vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 5” của các cấp lãnh đạo, các đồng chí trong Hội đồng khoa học nhà trư ờng và bạn  bè đồng nghiệp để tôi giảng dạy ngày một tốt hơn, góp một phần công sức nhỏ  bé của mình nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của Trường. Tôi xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC 1. Phần mở đầu …………………………….....…………………………… Trang  1 1.1. Lí do chọn đề tài ……………………….....……………………………Trang  1 1.2. Điểm mới của đề tài .................................……….…………………… Trang  2 1.3. Phạm vi áp dụng của đề tài.................................……………..………..Trang  1 2. Phần nội dung ………………………....…………………………………Trang  2 2.1. Thực trạng  ………………………….....………………………………Trang  3 Giáo viên: Hoàng Thị Tình Trang 12
  13. “Vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học văn tả cảnh cho học sinh lớp 5” 2.2. Các giải pháp…….…………………......………………………………Trang  3 2.2.1. Giúp HS nắm vững cách vẽ SĐTD ……...……...…...........................Trang  3 2.2.2. HDHS nắm vững cấu tạo của bài văn tả cảnh bằng SĐTD................  Trang 4 2.2.3. Sử dụng sơ đồ câm ….…….............……............................................Trang  5 2.2.4. HDHS tự lập dàn ý bằng SĐTD  ………...............................………. Trang  6 2.2.5. HDHS trình bày miệng dàn ý bằng SĐTD……….......................... Trang 6­ 7 2.3. Kết quả đạt được……………………… …………….....…………...Trang 7­  8 3. Phần kết luận ………………………………………....……………….....Trang  9 3.1. Ý nghĩa của đề tài …………………………..……....……………….....Trang  9 3.2. Kết luận sư phạm ………….……………………….........………….....Trang  9 3.3. Kiến nghị, đề xuất...............................................................................Trang 9­ 10 Giáo viên: Hoàng Thị Tình Trang 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2