intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện

Chia sẻ: Mucnang999 Mucnang999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

134
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện được hoàn thành với mục đích nhằm giúp cho hoạt động thư viện của trường ngày một chất lượng và đạt hiệu quả cao. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện

  1. Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện PHẦN I MỞ ĐẦU I./ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1/ Lí do khách quan: Thư viện có vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội, là nơi tuyên truyền chính sách của Đảng và nhà nước, xây dựng thế giới quan khoa học, nếp sống văn minh...góp phần quyết định nâng cao chất lượng, năng lực giảng dạy của giáo viên, thúc đẩy, nâng cao kết quả học tập của học sinh. Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục phát triển mạnh mẽ với quy mô ngày càng lớn đáp ứng với yêu cầu học tập ngày càng cao của mọi thế hệ. Đặc biệt là thế hệ trẻ đã không ngừng học tập vươn lên tự học, tự tìm hiểu khám phá để chiếm lĩnh kiến thức. Thư viện nhà trường có một vị trí quan trọng, là trung tâm văn hóa của nhà trường, có nhiệm vụ phục vụ công tác dạy và học của giáo viên và học sinh góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh,nâng cao tri thức rèn luyện kỹ năng nhằm phát triển con người toàn diện. 2/ Lí do chủ quan: Trường Tiểu học Minh Thạnh (nơi tôi công tác), tỉnh Bình Dương. Hiện tại trường có 54 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Có 25 lớp học tổng số 845 em học sinh. Hai mươi mốt năm, cùng với sự trưởng thành không ngừng và những thành tích lớn lao của nhà trường, thư viện từng ngày càng được củng cố và ngày càng được phát huy. Góp phần tích cực trong sự nghiệp trồng người. Đối với các trường tiểu học nói chung thì thư viện nhà trường có vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp cho các em nhận thức về cuộc sống, về thế giới xung quanh một cách tốt hơn .Qua hoạt động thư viện có thể thúc đẩy lòng ham học hỏi, ham khám phá ở lưá tuổi học sinh tiểu học góp phần vào việc phát triển nhân cách toàn diện cho các em. Trang 1
  2. Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện Đối với trường tiểu học Minh Thạnh nói riêng thì thư viện nhà trường càng quan trọng bởi vì do đặc điểm về địa bàn, đặc điểm dân cư vùng miền, các em chưa có nhiều điều kiện, cơ hội tiếp xúc với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đang phát triển và thay đổi hằng ngày, những thông tin mói một cách đầy đủ, kịp thời ... thì qua thư viện, thông qua các câu chuyện, sách báo, tài liệu, tranh ảnh, bài học ...tủ sách thư viện có thể giúp các em cập nhật một cách đầy đủ, kịp thời, đồng thời tiếp cận với cuộc sống, với thế giới xung quanh mình một cách nhanh chóng, dễ dàng và thuận lợi hơn. Tuy nhiên hoạt động thư viện của nhà trường chưa thực sự đáp ứng được với yêu cầu nghiên cứu, học tập của giáo viên và học sinh nhà trường do điều kiện về cơ sở vật chất của thư viện còn hạn chế, tổ chức hoạt động của thư viện còn chưa phù hợp .... Chính vì vậy trong những năm qua nhà trường đã quan tâm chỉ đạo sát sao về công tác thư viện. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi trường đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ I chuẩn bị làm hồ sơ thư viện tiên tiến thì hoạt động của thư viện càng được quan tâm và đẩy mạnh hơn lúc nào hết. Xuất phát từ những lý do đó nên bản thân tôi đã suy nghĩ và mạnh dạn chọn đề tài: “Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thƣ viện” nhằm giúp cho hoạt động thư viện của trường ngày một chất lượng và đạt hiệu quả cao. II/. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Hoạt động công tác thư viện của một số trường trong huyện. - Thực tế hoạt động thư viện của trường tiểu học Minh Thạnh. III/. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Để có được những kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động thư viện nhà trường, tôi đã tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu thực hiện đề tài này trong thời gian hơn năm năm. Bắt đầu học kì II năm học 2012- 2013 đến năm học 2018- 2019. Trang 2
  3. Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện IV/.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu để tìm ra biện pháp giúp thư viện nhà trường hoạt động có hiệu quả và ngày một tốt hơn nhằm đáp ứng được nhu cầu học tập, nghiên cứu của giáo viên, học sinh trong nhà trường. V/. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp quan sát - Phương pháp phân tích - Phương pháp thực nghiệm PHẦN II NỘI DUNG I/.CƠ SỞ LÍ LUẬN Thư viện nhà trường là một bộ phận quan trọng góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Nó là công cụ phục vụ mục tiêu đổi mới phương pháp dạy- học, là linh hồn của một nhà trường, là nơi hội tụ kiến thức, tri thức của loài người. Nó không chỉ giúp cho thầy trò nhà trường dạy tốt, học tốt mà nó còn góp phần mở mang trí óc, bồi đắp nhân cách, xây dựng nền tảng và phòng văn hóa cá nhân. Quy chế về tổ chức hoạt động thư viện đã chỉ rõ: “ Thư viện trường phổ thông là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường. Nó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp Dạy- Học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường.(Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường PT- Bộ GD&ĐT ).” Trang 3
  4. Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện Trong các năm học qua, song song với các văn bản chỉ đạo kế hoạch, nhiệm vụ năm học của ngành đều nói tới vị trí vai trò cũng như tác dụng của thư viện trường học. Năm học 2012- 2013 Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã có công văn hướng dẫn công tác thư viện số/ SGD ĐT- GDTrh ngày 17/8/2012 với những nhiệm vụ cụ thể. Phòng giáo dục Dầu Tiếng cũng có những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác thư viện cũng như tổng kết đúc rút kinh nghiệm của hoạt động thư viện từng năm. Xuất phát từ vai trò, vị trí và những tác dụng đó của thư viện, trong những năm gần đây bên cạnh việc dạy - học của giáo viên và học sinh, áp dụng phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tối ưu tính tích cực, sáng tạo của học sinh, thì thư viện nhà trường cũng từng bước được quan tâm đầu tư để đáp ứng yêu cầu học tập và nghiên cứu ngày càng cao của giáo viên và học sinh, đáp ứng với xu thế phát triển của ngành giáo dục nói chung đồng thời nhằm nâng cao chất lượng giáo dục để đảm bảo về chất lượng đội ngũ. Đặc biệt là đổi mới phương pháp giảng dạy đã và đang từng bước đòi hỏi đối với mỗi thành viên trong nhà trường. Chính vì vậy hoạt động thư viện nhà trường đã trở thành việc làm thường xuyên và hết sức cần thiết đối với hoạt động giáo dục của nhà trường. II/.THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG THƢ VIỆN Trong những năm qua trường tiểu học Minh Thạnh liên tục được công nhận là thư viện Đạt chuẩn Quốc gia 2005- 2006 đến nay. Tuy vậy cũng như một số trường học khác trong huyện nói riêng và trong tỉnh nói chung, cơ sở vật chất để phục vụ hoạt động của công tác thư viện mới chỉ đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu của một trường học. Trang 4
  5. Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện Mặt khác do trường học hai buổi trong ngày nên ảnh hưởng lớn đến phần nào thời gian học tập và nghiên cứu của học sinh và giáo viên, dẫn đến hiệu quả hoạt động của công tác của thư viện không được cao. Giáo viên và học sinh không có thời gian nhiều để đến thư viện học tập, nghiên cứu. Một thực trạng nữa mà Thư viện nhà trường cũng gặp phải đó là giáo viên phụ trách thư viện mới chuyển sang tuổi nghề còn ít nên kinh nghiệm chưa nhiều cũng ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác thư viện. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện còn hạn chế nên phần nào cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, quản lý của công tác thư viện, đến hoạt động giáo dục của nhà trường. Về hoạt động công tác thư viện chỉ diễn ra một cách đơn thuần, hoạt động chưa phong phú là đầu năm cho giáo viên mượn sách giảng dạy, học sinh mượn sách giáo khoa, cuối năm thu về, vào sổ sách, làm báo cáo…Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng hoạt động thư viện chưa cao. Vì những khó khăn trên đây trong đề tài này tôi xin được đưa ra một số biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hoạt động của thư viện. III/. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Nâng cao nhận thức về vai trò của thƣ viện: Qua những thực trạng về công tác thư viện của trường, để nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện phục vụ tốt hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập của cán bộ giáo viên và học sinh trong toàn trường từng bước đáp ứng các yêu cầu của trường chuẩn quốc gia mức độ I và chuẩn bị làm hồ sơ thư viện tiên tiến. Bản thân tôi nhận thấy muốn thư viện hoạt động tốt và có hiệu quả cần phải nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh về vị trí, vai trò và tác dụng của thư viện trường học trong giảng dạy, học tập và giáo dục toàn diện. Từ nhận thức chuyển thành những việc làm cụ thể thiết thực trong công tác thư viện trường học. Trang 5
  6. Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện Tổ chức thu hút toàn thể giáo viên và học sinh tham gia các hoạt động thư viện bằng các hình thức phong phú, phù hợp; đảm bảo cung ứng cho giáo viên, học sinh các loại sách giáo khoa, giáo trình, sách nghiệp vụ, sách tham khảo, báo, tạp chí và các loại hình tài liệu khác nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, nâng cao hiệu quả công tác thư viện. 2. Xây dựng vốn tài liệu, cơ sở vật chất của thƣ viện: Từ thực tế về cơ sở vật chất, thiết bị hiện nay của thư viện nhà trường tôi thấy nhà trường đã huy động thêm các nguồn kinh phí khác để tiếp tục đầu tư xây dựng nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật thư viện như phòng đọc giáo viên, phòng đọc học sinh, kho sách, giá sách, bàn ghế, thiết bị nghe nhìn, máy ính nối mạng, đèn chiếu sáng, máy photocopy cùng các thiết bị kỹ thuật chuyên dùng khác. Đồng thời tiếp tục bổ sung thêm đầu sách làm phong phú nguồn sách, tên sách. Việc bổ sung sách cho thư viện là một việc quan trọng và hết sức cần thiết bởi vì sách là nguồn tài liệu chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu đọc sách của giáo viên và học sinh. Đảm bảo đủ số lượng sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo theo danh mục do Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định và Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn; Đảm bảo bổ sung hợp lý cả số lượng và chất lượng sách báo trong thư viện, ưu tiên đầu tư các loại sách phục vụ đổi mới chương trình và sách giáo khoa. Chú ý đặt mua các loại báo, tạp chí phù hợp với yêu cầu của cấp học, của giáo viên và học sinh. Lập tủ sách pháp luật: Thư viện trường học cần thiết phải lập riêng một tủ sách pháp luật để mọi người trong trường có điều kiện tìm hiểu pháp luật, để từ đó sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật được tốt hơn. 1. Bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên thư viện: Thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Năng động, sáng tạo và thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý, bảo quản tài sản. Đây cũng là Trang 6
  7. Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện việc hết sức quan trọng của cán bộ, giáo viên thư viện. Cán bộ, giáo viên thư viện tự học và tham gia các lớp tập huấn về công tác thư viện để thông qua đó nắm chắc nghiệp vụ thư viện thực hiện công tác một cách khoa học và có bài bản. Có như vậy thì việc đến thư viện để đọc sách nghiên cứu, học tập của giáo viên và học sinh mới được thuận lợi, giúp chất lượng hoạt động thư viiện được nâng cao. 2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thư viện: Cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học thì việc ứng dụng công nghệ tin học vào công tác thư viện cũng là một việc rất cần thiết từng bước tiến hành đưa trang thiết bị hiện đại, trang bị phòng máy, nối mạng Inte net, phần mềm tin học phục vụ công tác thư viện và phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ giáo viên và học sinh nhà trường. IV/.CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Thành lập ban chỉ đạo và tổ công tác thƣ viện, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức Thư viện có nhiệm vụ phục vụ tất cả cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường. Ngay từ đầu năm học giáo viên thư viện đã đề xuất với Hiệu trưởng nhà trường thành lập tổ công tác thư viện do giáo viên thư viện phụ trách và chỉ đạo hoạt động. Tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo về công tác thư viện phù hợp với mục tiêu đào tạo, nhiệm vụ năm học, với tình hình thực tế của nhà trường. Quy chế công tác thư viện cùng các văn bản chỉ đạo về công tác thư viện được tôi phổ biến và truyền đạt trong hội nghị nhà trường và trong các buổi sinh hoạt của tổ công tác thư viện. Mặt khác, công tác thư viện được phối hợp để tuyên truyền rộng rãi trong nhà trường thông qua các hệ thống khẩu hiệu, quy định nội quy, nhằm tác động đến nhận thức của đông đảo học sinh, phụ huynh học sinh và nhân dân ở địa phương. Tôi cũng đã tiến hành phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ việc cho từng thành viên trong tổ công tác thư viện. Có kế hoạch cụ thể, chi tiết cho công tác thư Trang 7
  8. Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện viện trong từng tuần, từng tháng. Song song với các nhiệm vụ đó, tôi cũng luôn luôn, đôn đốc theo dõi, chỉ đạo sát sao các hoạt động của công tác thư viện qua mỗi việc làm, mỗi thành viên. Bên cạnh đó tôi cũng đã chỉ đạo các đoàn thể trong nhà trường cộng tác chặt chẽ với thư viện nhà trường, là lực lượng hỗ trợ đắc lực trong công tác tuyên truyền hưởng ứng các yêu cầu về công tác thư viện của Ban giám hiệu, của tổ công tác thư viện đề xuất và đặt ra. Các khối trưởng cũng có trách nhiệm chính để tuyên truyền cho giáo viên và học sinh đọc sách và hoạt động thư viện. Ngoài ra còn tham mưu cho giáo viên thư viện thực hiện công tác thư viện bám sát với yêu cầu chương trình của chuyên môn. Qua thời gian đầu khi tổ công tác thư viện được thành lập và đi vào hoạt động. Thư viện đã có sự khởi sắc mới, vai trò của thư viện cũng được nâng lên. 2. Tìm nguồn ngân sách để bổ sung thêm nguồn sách thƣờng xuyên cho thƣ viện Để bạn đọc đến thư viện thường xuyên, cuốn hút nhiều giáo viên và học sinh đến đọc sách, học tâp, nghiên cứu, đòi hỏi nguồn sách trong thư viện cũng phải thực sự phong phú và đa dạng. Cách sắp xếp, bài trí phải khoa học. Trong năm học 2012- 2013 ngoài nguồn sách hiện có của thư viện với số lượng hạn chế đã phần nào ảnh hưởng đến hoạt động của thư viện. Chính vì vậy, tôi luôn nghĩ làm thế nào để luôn đủ số lượng sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo theo danh mục do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định và Sở Giáo Dục và Đào tạo hướng dẫn; Đảm bảo bổ sung hợp lý cả số lượng và chất lượng sách báo trong thư viện, ưu tiên hàng đầu các loại sách phục vụ đổi mới chương trình và sách giáo khoa… để đáp ứng với hoạt động của thư viện trong năm học. Từ những yêu cầu và suy nghĩ đó tôi đã mạnh dạn đề nghị với Hiệu trưởng nhà trường đầu tư, tổ chức phát động các phong trào để tăng thêm nguồn sách báo, tài liệu cho Thư viện như: Trang 8
  9. Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện - Trích một phần kinh phí từ các quỹ thư viện, hội phụ huynh để mua và trang bị thêm nguồn sách phục vụ cho công tác thư viện. - Tranh thủ sự hỗ trợ của các đoàn thể trong nhà trường làm tăng số lượng sách. Ví dụ như: kết hợp với đội thiếu niên tiền phong và nhất là giáo viên chủ nhiệm để xây dựng phong trào “Góp một cuốn sách để được đọc trăm cuốn sách.” - Pháp động học sinh góp sách, tiến hành phân loại sách do học sinh góp, đưa những sách tốt phục vụ cho học sinh, loại trừ những sách có nội dung xấu. - Đặt mua các loại báo, tạp chí phù hợp với yêu cầu của cấp học, của giáo viên và học sinh. Qua các phong trào trên đã tạo nên được một kết quả đáng mừng đối với hoạt động của công tác thư viện đó là: Nguồn sách thư viện đã ngày dần được bổ sung và tăng lên, bạn đọc đến với thư viện ngày một nhiều hơn, giáo viên thư viện qua đó cũng có thêm được nhiều kinh nghiệm phục vụ cho công tác thư viện. 3. Tổ chức hoạt động thƣ viện Trong tổ chức hoạt động thư viện tôi luôn theo dõi và cùng với tổ công tác thư viện lên kế hoạch và thực hiện tốt kế hoạch hoạt động của thư viện đáp ứng với điều kiện thực tế của nhà trường,nhu cầu của giáo viên và học sinh. -Thư viện mở cửa thường xuyên vào các ngày trong tuần. Giáo viên thư viện lên kế hoạch cụ thể từng tuần, lên lịch đọc sách cụ thể cho các lớp để giữ cho thư viện được yên lặng, tránh tình trạng học sinh dồn lên thư viện áo ào vào các giờ ra chơi. Trang 9
  10. Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện Học sinh đọc sách ở phòng đọc  Giới thiệu các loại sách đến giáo viên và học sinh bằng nhiều hình thức:  Đối với giáo viên: Giới thiệu trong các buổi họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn các loại sách mới nhất, cần thiết đưa đến tận tay người đọc, giới thiệu cho nhiều người cùng đọc.  Giới thiệu trên bảng thông báo của thư viện, phòng giáo viên để giáo viên biết và tìm mượn.  Điểm sách theo nội dung và trang bìa của sách dán ở thư viện, phòng giáo viên để giáo viên tham khảo. Hiện nay do sự phát triển của công nghệ thông tin nên việc giới thiệu sách cũng dễ dàng hơn.  Đối với học sinh: Phòng thư viện giới thiệu sách trên bảng tin của thư viện, của nhà trường, giới thiệu với giáo viên chủ nhiệm mang về lớp cho học sinh đọc.  Giới thiệu trong các buổi chào cờ, sinh hoạt tập thể toàn trường. Trang 10
  11. Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện * Tổ chức đọc sách cho học sinh các lớp , giáo viên thư viện thường áp dụng phương pháp như: - Các loại sách Kim Đồng hay, đẹp, quý thư viện cho giáo viên chủ nhiệm mượn về lớp, giáo dục học sinh có ý thức bảo quản sách, bao bọc cẩn thận trước khi đọc. - Bằng hình thức cho mượn về lớp đọc tập thể trong giờ sinh hoạt hoặc phát về tổ cho học sinh đọc, công tác bạn đọc cũng được nhân rộng ra rất nhiều bởi vì thì giờ lên thư viện, phòng đọc của các em rất hạn chế. Nếu lớp có 35 em, giáo viên thư viện cho giáo vên chủ nhiệm mượn về 35 cuốn, em nào cũng được đọc và trao đổi cho nhau đọc, thì số lượt bạn đọc được tăng lên rất nhiều và vòng quay của sách đạt yêu cầu tối đa. - Trong các giờ ra chơi hằng ngày giáo viên thư viện thường xuyên tổ chức cho học sinh mượn và đọc sách. Tổ chức cho học sinh đọc sách trong các giờ ra chơi hàng ngày là những loại truyện tranh mỏng phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với giờ giấc của các em, nội dung ngắn gọn dễ tiếp thu, màu sắc tranh ảnh đẹp mắt phù hợp với tuổi thơ, Giáo viên thư viện qua đó kết hợp hướng dẫn học sinh xem tranh ảnh trong sách và hướng dẫn bảo quản sách. - Ngoài ra để vận động học sinh đọc được nhiều sách, tập cho học sinh tìm kiếm tư liệu qua sách báo, làm quen với kho tàng kiến thức của nhân loại và từng bước tham gia tốt các phong trào thi đua của nhà trường. Tổ cộng tác thư viện đã thường xuyên phối hợp với các đoàn thể trong trường tổ chức thi kể chuyện vào các ngày lễ lớn trong năm như 20/11, 22/12, 8/3, 26/3… cũng từ đó phát động các phong trào thi đua đọc sách, kể chuyện theo sách đến đông đảo học sinh toàn trường. Qua đó các em cũng đã tích cực tìm tòi, nghiên cứu sách báo ở thư viện ngày một nhiều hơn. - Giáo viên thư viện có phương thức quản lý và phục vụ phù hợp để tăng cường số lượng bạn đọc. Trang 11
  12. Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện - Đọc to nghe chung: đây là hình thức đơn giản nhất dễ làm, thực hiện ở đâu cũng được. Đối tượng nghe chủ yếu là học sinh, nhằm tuyên truyền các tác phẩm văn học giúp các em tiếp thu tốt hơn. Nội dung là truyện cổ tích , truyện ngắn hay, có thể trích truyện dài để giới thiệu và trước khi đọc người đọc phải lựa chọn tài liệu và đọc trước. Công việc này không phải chỉ do giáo viên thư viện đọc mà có thể do cộng tác viên tích cực của thư viện thực hiện. - Kể chuyện sách: kể chuyện sách là thuật lại những điều đã ghi trong sách cho người khác nghe. Muốn làm được điều này thì người kể phải tiếp thu nhuần nhuyễn nội dung của sách và trước khi kể phải biết chọn nội dung, chọn đề tài cho phù hợp với trình độ, lứa tuổi của học sinh. - Điểm sách: Là một cuộc nói chuyện ngắn gọn, giới thiệu một hay nhiều quyển sách đã viết sẵn theo một dàn bài định trước. Giới thiệu sách một cách ngắn gọn, chủ đề được tập trung, gồm những phần sau đây: Giới thiệu hình thức cuốn sách, tên tác giả, tên sách , nhà xuất bản, nội dung chủ yếu của cuốn sách, đối tượng của cuốn sách. Bằng phương pháp này có thể giới thiệu được nhiều sách và có nội dung tập trung. - Tổ chức cho học sinh “Thảo luận sách ”. Đây là một phương pháp mà trong năm học vừa qua giáo viên thư viện đã tổ chức cho học sinh. Qua đó đã kích thích , cuốn hút được nhiều học sinh tham gia đọc và thảo luận sách, tạo thói quen tự nghiên cứu, nâng cao kiến thức, trình độ hiểu biết cho học sinh. Ngoài những hình thức tuyên truyền và tổ chức đọc sách cơ bản nói trên thì tùy từng điều kiện, từng thời điểm giáo viên thư viện tổ chức cho học sinh theo các hình thức khác như: thi vui đọc sách, thi đố vui, vui cùng sách, vui cùng thư viện…. Nhằm mục đích giúp học sinh vui chơi đọc sách vào những ngày đầu năm học nhằm nâng cao hiệu quả học tập toàn diện của học sinh. 1. Xây dựng mạng lƣới thƣ viện học sinh Mạng lưới thư viện học sinh đóng vai trò rất lớn trong hoạt động của thư Trang 12
  13. Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện viện trường học. Mạng lưới thư viện học sinh là những bạn đọc tích cực, có tinh thần trách nhiệm với công tác thư viện. Nhưng không coi các em là những người thực hiện các công việc của thư viện một cách bị động mà phải hướng dẫn, giúp đỡ các em thực hiện tốt công tác một cách tích cực và chủ động. Để có một đội ngũ học sinh- mạng lướ tốt hỗ trợ cho giáo viên thư viện trong hoạt động của thư viện, giáo viên thư viện đã lựa chọn các em thích đọc sách, tích cực nhanh nhẹn, năng nổ dạn dĩ khi xuất hiện trước đám đông và các em có năng khiếu như: biết kể chuyện, có giọng đọc hay, có năng khiếu ca hát, múa viết chữ đẹp, khéo tay…. Số lượng học sinh mạng lưới này giáo viên thư viện theo điều kiện cụ thể của hoạt động để chọn. Phân công học sinh mạng lưới: giáo viên thư viện phân công học sinh theo khả năng của mình, hướng dẫn từng phần việc được giao cho các em để các em hiểu và thực hiện tốt công việc của mình. Có thể chia học sinh thành các mạng lưới thư viện theo từng nhóm như sau: - Nhóm phục vụ bạn đọc: các em hướng dẫn các bạn chọn sách, cất sách, quan sát, giữ gìn trật tự … trong lúc các bạn đọc sách trong giờ ra chơi. Ngoài ra các em có thể giúp giáo viên thư viện cho các bạn mượn sách và nhận trả sách, nhắc nhở các bạn mượn sách quá hạn. - Nhóm tuyên truyền giới thiệu sách: các em cần đọc thêm nhiều sách để có thể giới thiệu , điểm sách, đọc to nghe chung… các em cũng là nòng cốt và là những cộng sự đắc lực của giáo viên thư viện như kể chuyện sách, thì vui đọc sách, trưng bày sách… Để có một đội ngũ học sinh mạng lưới thực hiện hết khả năng của mình, hỗ trợ tốt trong các hoạt động của thư viện là hướng dẫn, rèn luyện và giúp đỡ các em trong từng nhóm nắm được một số vấn đề về nghiệp vụ thư viện, nắm được phương pháp và kĩ năng đọc sách, cũng như những biện pháp tuyên truyền Trang 13
  14. Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện sách báo. Giáo viên thư viện thường quán xuyến được hết phần việc của mình, có kế hoạch, biết phân công học sinh mạng lưới vào những việc hướng dẫn các em một cách bền bỉ kiên trì, tham mưu tốt với ban giám hiệu để được sự hỗ trợ, động viên khen thưởng các em. Vai trò của ban giám hiệu rất quan trọng, giúp cho đội ngũ học sinh mạng lưới duy trì xuyên suốt năm học. Kết quả thực hiện công tác này cho thấy hoạt động của học sinh mạng lưới khởi sắc hơn. Giữa các em với các giáo viên chủ nhiệm và giáo viên thư viện luôn có sự phối hợp tốt trong công tác thư viện, trong dạy và học đồng thời đem lại hiệu quả tốt cho công tác thư viện. 2. Từng bƣớc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác thƣ viện Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý thư viện: Từ điều kiện thực tế trong hoạt động quản lý thư viện và hiệu quả của quá trình khai thác và sử dụng thư viện. Nhận thấy vai trò, tác dụng quan trọng của công nghệ thông tin cho nên Hiệu trưởng nhà trường trang bị cho thư viện nhà trường một bộ máy vi tính để để thuận lợi hơn trong công tác quản lý thư viện. Đồng thời quyết định và chỉ đạo cho tổ cộng tác viên thư viện triển khai và đưa vào sử dụng phần mềm quản lý thư viện. Bộ máy vi tính phục vụ công tác thư viện Phần mềm Quản lý thư viện Trang 14
  15. Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện Nối mạng Internet phòng máy vi tính giúp cho học sinh cũng như giáo viên có thể vào mạng tìm kiếm, khai thác thông tin. Từ khi phòng máy đi vào hoạt động các cán bộ giáo viên nhà trường đã giành nhiều thời gian cho hoạt động tự học, tự nghiên cứu bằng cách tranh thủ thêm thời gian để đến phòng máy(kể cả những giờ trống) tìm kiếm, tham khảo tài liệu, bài giảng để phục vụ cho công tác giảng dạy. Đối với học sinh nhà trường, các em cũng đã tích cực tìm hiểu, học tập đặc biệt là các em ngoài việc đọc truyện, đọc báo và các thông tin phù hợp với lứa tuổi của mình thì nhiều em đã biết khai thác và sử dụng phòng máy nối mạng để học tập và tham gia giải toán trên mạng. Trang 15
  16. Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện Hình ảnh hoạt động của giáo viên và học sinh khai thác thông tin phòng máy 6. Thƣờng xuyên bồi dƣỡng nghiệp vụ cho giáo viên thƣ viện: Từ thực trạng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của giáo viên thư viện. Cho nên năm học 2012- 2013 song song với nhiệm vụ công tác của mình, tôi đã luôn làm tốt công tác tham mưu với hiệu trưởng nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho giáo viên thư viện tham gia các lớp học bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ. Mặt khác yêu cầu giáo viên thư viện phải nắm được kế hoạch giảng dạy của nhà trường theo từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cả năm để từ đó có kế hoạch tổ chức các hoạt động của thư viện theo từng giai đoạn cho phù hợp với hoạt động chung của nhà trường. Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy về chuyên môn nghiệp vụ do nhà trường đề ra như: hồ sơ chuyên môn, kế hoạch hoạt động thư viện hàng năm… Thái độ phục vụ giáo viên, học sinh phải luôn vui vẻ hòa nhã, nhiệt tình, có phong cách phục vụ tốt, nhanh gọn, tích cực phát huy vai trò của giáo viên thư viện trong trường học, thực hiện nếp sống văn minh lành mạnh. Trang 16
  17. Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện V/. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua những biện pháp và việc cụ thể trên, tuy thời gian chưa nhiều. Song hiệu quả của công tác thư viện đã có những khởi sách và chuyển biến tích cực so với thời gian trước đó. Từ chỗ hoạt động công tác thư viện với các công việc chỉ lặp lại một cách đơn giản, không có sự đổi mới sáng tạo. Số lượng đầu sách, tài liệu phục vụ ít, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu dẫn đến hoạt động chưa hiệu quả, phần nào làm ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục của nhà trường. Đến nay thư viện nhà trường đã được đầu tư cơ bản đáp ứng được nhu cầu của giáo viên và học sinh đến với thư viện nghiên cứu, học tập….Số lượng đầu sách trong thư viện đã tăng lên 1348 cuốn. Thư viện được trang bị máy vi tính và đưa phần mềm quản lý thư viện vào hoạt động, phòng học tin học được nối mạng Internet để cán bộ giáo viên và học sinh nhà trường có thêm nguồn thông tin phục vụ tốt cho hoạt động dạy và học. Hoạt động thư viện dần ổn định. Giáo viên và học sinh đến thư viện để nghiên cứu và học tập ngày một nhiều hơn và trở nên thường xuyên. Chất lượng học tập của học sinh cũng dược nâng lên. Điều đó được thể hiện rõ ở các bài thi định kì đặc biệt là ở chất lượng của các bài thi môn Tiếng việt, ở khả năng đọc, sự hiểu biết về cuộc sống, về thế giới xung quanh mình của học sinh các khối lớp ngày một tốt hơn, phong phú hơn. PHẦN III: KẾT LUẬN I./ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua thời gian được phân công phụ trách quản lý công tác thư viện, thời gian chưa nhiều. Với phạm vi, khuôn khổ hạn hẹp của bài viết này, những vấn đề mà tôi đưa ra mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu. Nhưng tôi thấy rằng, để công tác thư viện hoạt động một cách chất lượng và thực sự hiệu quả thì: Trang 17
  18. Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện Thứ nhất: cần có sự quan tâm của Ban giám hiệu và sự đồng tình ủng hộ của các tổ chức trong nhà trường xây dựng kế hoạch đầu tư điều kiện cơ sở vật chất, tài liệu, sách báo. Tuyên truyền cho sự cần thiết cập nhật thông tin bổ sung kiến thức thực tế vào công việc giảng dạy và học tập hàng ngày của giáo viên, học sinh. Thứ hai: Hoạt động thư viện phải được coi trọng là một hoạt động thường xuyên và mang tính tự giác. Giáo viên thư viện thật sự nắm được nghiệp vụ chuyên môn, say mê đọc nghiên cứu để tuyên truyền giới thiệu và tham mưu cho ban giám hiệu thực hiện kế hoạch đó đề ra. Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh được đọc sách. *Thứ ba: Đối với giáo viên thư viện trong giai đoạn hiện nay cần có trình độ tin học để cùng giáo viên nghiên cứu thực thiện ý đồ nội dung bài dạy khi áp dụng công nghệ thông tin. Phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý thư viện. Thứ tư: Phải gắn hoạt động thư viện với các hoạt động sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy và khả năng tự bồi dưỡng của mỗi thành viên trong tổ. II/. Ý KIẾN ĐÈ XUẤT: Phòng Giáo dục nên tổ chức cho cán bộ, giáo viên làm công tác thư viện được tham dự các lớp tập huấn về công tác thư viện, tham quan, học hỏi các thư viện chuẩn (có chất lượng), để có nhiều kinh nghiệm nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn của mình. Với nhà trường cần tiếp tục tạo điều kiện, khuyến khích, động viên các giáo viên làm công tác thư viện thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng đẻ nâng cao hơn nữa về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, để phục vụ tốt hơn trong công tác của mình. Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân tôi đúc kết được trong quá trình thông qua công tác quản lý thư viện. Đây cũng chỉ là những kinh nghiệm Trang 18
  19. Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện mang tính cá nhân, nhưng tôi mạnh dạn nêu lên. Tôi rất mong được sự trao đổi, đóng góp thiết thực, quý báu của các đồng chí, đồng nghiệp để các kinh nghiệm này hoàn thiện hơn và giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ trong công tác của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn. Minh Thạnh, ngày 27 tháng 02 năm 2019 Ngƣời viết Đinh Thị Hiền Trang 19
  20. Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện TÀI LIỆU THAM KHẢO Một số văn bản về công tác Thư viện Pháp lệnh Thư viện Quyết định 01/2003 Quy chế về tổ chức và hoạt động TVTH Tạp chí sách thư viện và trường học Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2