intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng trị bệnh cho tằm vụ xuân

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

89
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mặc dù có những suy giảm đáng kể về qui mô sản xuất do tác động của thị trường, cơ chế chính sách..., nhưng sản xuất dâu tằm tơ lụa vẫn là nghề truyền thống ở nhiều miền quê trên đất nước. Với giá kén hiện nay khoảng 100.000 đồng/kg kén tốt, một hộ trồng 4-5 sào dâu, nuôi 1 hộp trứng tằm/lứa, thu hoạch trung bình khoảng 25 kg kén tốt sẽ thu được 2,5 triệu đồng. Thời gian nuôi 1 lứa tằm chỉ từ 22-24 ngày tùy vụ, một năm nuôi ít nhất 10 lứa, nếu nhiều dâu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng trị bệnh cho tằm vụ xuân

  1. Phòng trị bệnh cho tằm vụ xuân Mặc dù có những suy giảm đáng kể về qui mô sản xuất do tác động của thị trường, cơ chế chính sách..., nhưng sản xuất dâu tằm tơ lụa vẫn là nghề truyền thống ở nhiều miền quê trên đất nước. Với giá kén hiện nay khoảng 100.000 đồng/kg kén tốt, một hộ trồng 4-5 sào dâu, nuôi 1 hộp trứng tằm/lứa, thu hoạch trung bình khoảng 25 kg kén tốt sẽ thu được 2,5 triệu đồng. Thời gian nuôi 1 lứa tằm chỉ từ 22-24 ngày tùy vụ, một năm nuôi ít nhất 10 lứa, nếu nhiều dâu và nuôi gối 15 ngày 1 lứa thì có thể nuôi 18-20 lứa/năm. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi tằm thường mắc một số bệnh truyền nhiễm, lây lan cấp tính. Các bệnh tằm hầu như xuất hiện quanh năm và rất khó chữa trị như bệnh tằm gai, tằm vôi, tằm bủng, tằm trong. Bệnh tằm đã làm giảm đáng kể năng suất và chất lượng kén, tơ, hiệu quả kinh tế. Mặt khác, do tằm là một loại "sâu quý tộc-ăn lá trả vàng", thời gian sinh trưởng rất ngắn, mẫn cảm với thời tiết khí hậu và các loại thuốc trừ sâu bệnh nên phải lấy phòng bệnh là chính, bắt đầu từ khâu trồng dâu đến nuôi tằm, chữa bệnh chỉ là phụ và hiệu quả rất thấp. Ở vụ xuân trong điều kiện thời tiết khí hậu nhiệt độ thấp và độ ẩm cao vào ban đêm và sáng sớm, lá dâu chậm thành thục nên tằm hay bị các loại bệnh chủ yếu như: tằm vôi, tằm gai, tằm bủng. Để hạn chế tối đa bệnh tằm bà con nông dân cần thực hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật cơ bản: Biện pháp phòng bệnh:
  2. Với ruộng dâu, chăm sóc ruộng dâu đúng mức và đúng cách: đốn dâu đúng kỹ thuật. Cuốc xới hoặc cày bừa đất giữa hai hàng dâu tơi xốp. Làm sạch cỏ ở ruộng dâu. Bón lót dọc theo hai bên hàng dâu phân chuồng hoai mục với lượng 15 - 20 tấn/ha và khoảng 500 kg Super lân/ha, lấp đất kỹ. Bón thúc đủ phân đạm, kali sau bón lót 15-20 ngày và sau khi thu hoạch các lứa lá. Tùy theo mật độ trồng dâu mà nên hay không nên trồng xen đậu phộng để có hiệu quả. Nếu dâu có sâu bệnh tới ngưỡng phải phun thuốc thì chỉ được hái lá nuôi tằm sau khi phun thuốc 10 ngày. Đối với nhà và dụng cụ nuôi tằm, vệ sinh tiêu độc triệt để nhà cửa và dụng cụ nuôi tằm bằng dung dịch hoạt hóa Anolit hoặc Foocmol trước khi nuôi. Sau mỗi lứa nuôi, phun dung dịch này lên bề mặt bên trong và ngoài tường nhà nuôi, dụng cụ nuôi với liều lượng từ 2-3 lít dung dịch đã pha/10m2 diện tích bề mặt, để trong thời gian ít nhầt từ 3-4 giờ đồng hồ sau đó rửa sạch phơi nắng khô mới đem dùng. Duy trì nhiệt độ phòng nuôi từ 24-28 độ C, độ ẩm 75-85%, thoáng khí. Nếu nhiệt độ xuống thấp nên dùng lò than hầm đã ủ hết khói để tăng nhiệt giảm ẩm, hạn chế dùng than đá vì sẽ gây độc cho tằm. Sát trùng mặt trứng tằm trước khi đưa vào ấp bằng cách ngâm trứng chìm trong dung dịch Anolit trong thời gian 40 phút, vớt ra rửa nhiều lần bằng nước sạch, hong nơi thoáng mát cho ráo nước rồi đưa vào nơi ấp trứng. Để tằm trên nong với mật độ thưa thoáng, thay phân hàng ngày vào lúc sáng sớm. Kết hợp rắc thuốc clorua vôi lên nong tằm sau mỗi lần thay phân san tằm để sát trùng và giảm ẩm.Khử trùng lá dâu trước khi cho tằm ăn bằng dung dịch hoạt hóa Anolit có tỷ lệ pha : 1 phần dung dịch Anolit nguyên chất pha với 10 phần nước sạch; cứ 10 lít dung dịch đã pha thì rửa 15-20 kg lá dâu.
  3. Vớt lá dâu ra cho ráo nước, đem bảo quản và cho ăn như bình thường. Cho ăn lá dâu thích hợp với độ tuổi của tằm, không cho tằm ăn lá dâu quá già hoặc quá non so với yêu cầu tuổi tằm dẫn đến sinh bệnh. Biện pháp trị bệnh: Thuốc trị bệnh tằm chủ yếu gồm hai nhóm: các loại thuốc tiếp xúc ngoài để sát trùng gồm: cloruavoi, beverytol; các loại thuốc tác động qua con đường tiêu hóa gồm: penecilin, cloramphenycol,... Với bệnh tằm vôi: dùng thuốc cloruavoi rắc một lớp mỏng đều trên nong tằm trước mỗi lần thay phân, khi thay phân xong; kết hợp loại bỏ những con tằm bệnh ra khỏi nong rồi đem tiêu hủy. Cho tằm ăn lá dâu tươi ngon hơn bình thường. Với bệnh tằm bủng: sử dụng đồng thời thuốc cloruavoi để sát trùng ngoài gia và thuốc cloramphenycol hoặc penecilin phun vào lá dâu cho tằm ăn. Nồng độ pha thuốc, liều lượng sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì. Riêng bệnh tằm gai phải lấy biện pháp phòng là quyết định vì đây là bệnh truyền nhiễm qua phôi và không có thuốc để trị. Vì vậy chỉ nuôi tằm nở từ những vòng trứng, hộp trứng không có bệnh gai được sản xuất từ những cơ sở có uy tín
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1