intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phù hiệu ngôn ngữ

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

114
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Các đặc điểm của tín hiệu Trong quan niệm của kí hiệu học hiện đại, ngôn ngữ được coi là một dạng điển hình của các loại kí hiệu mang màu sắc biểu trưng. Đó chính là một hệ thống các phù hiệu (symbols), bởi vì tương ứng với một cái biểu hiện cụ thể bao giờ cũng có một cái được biểu hiện đi kèm. Xét theo nguồn gốc và bản chất của ngôn ngữ với tư cách là một hiện tượng của hành vi con người thì ngôn ngữ mang tính cụ tượng, vì có thể tìm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phù hiệu ngôn ngữ

  1. Phù hiệu ngôn ngữ 1. Các đặc điểm của tín hiệu Trong quan niệm của kí hiệu học hiện đại, ngôn ngữ được coi là một dạng điển hình của các loại kí hiệu mang màu sắc biểu trưng. Đó chính là một hệ thống các phù hiệu (symbols), bởi vì tương ứng với một cái biểu hiện cụ thể bao giờ cũng có một cái được biểu hiện đi kèm. Xét theo nguồn gốc và bản chất của ngôn ngữ với tư cách là một hiện tượng của hành vi con người thì ngôn ngữ mang tính cụ tượng, vì có thể tìm ra được các lí do khác nhau cho mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện trong một hệ thống ngôn ngữ. Tuy nhiên, nếu xét trong bình diện sử dụng thì người ta không quan tâm nhiều lắm đến bản chất có lí do của mối quan hệ này mà chỉ quan tâm đến các giá trị (giá trị xã hội) trong khi sử dụng của hệ thống kí hiệu này mà thôi. Trong diện đồng đại của vấn đề, người ta có thể trừu tượng hoá tính cụ tượng của ngôn ngữ và thay vào đó là tính biểu trưng hay tính phù hiệu của mỗi một yếu tố của hệ thống n gôn ngữ. Quan điểm trên đây là của kí hiệu học hiện đại trong việc giải thích bản chất v à cơ chế của ngôn ngữ với tư cách là một hệ thống kí hiệu phục vụ cho hoạt động giao tiếp của cộng đồng. Theo quan điểm của Chomsky [?], ngôn ngữ đ ược hiểu là một phương tiện bao gồm các đặc tính quan trọng sau đây: ngữ là đoán - Ngôn võ ngữ là sóng đôi (duality) - Ngôn ngữ là lập - Ngôn mang tính phân - Ngôn ngữ là một phương tiện có chức năng năng sản (productivity) 1.1. Tính võ đoán
  2. Tính võ đoán là sự tách rời thành một mối liên hệ trừu tượng và không được cụ thể hoá giữa mặt biểu hiện và mặt được biểu hiện. Ví dụ: Giữa trường nghĩa (hệ thống ngữ nghĩa) của từ "NH À" với chính cấu trúc âm thanh của từ "NHÀ" (bao gồm phụ âm đầu [ -]; âm chính [-a-] và thanh huyền) hầu như không có một quan hệ có thể giải thích hay nói một cách khác là chúng không có liên hệ gì với nhau). Vì hiện thực của đời sống là đa dạng và vô cùng phong phú nên mối liên hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện ở các từ và các yếu tố ngôn ngữ khác cần thiết phải được trừu tượng hoá đến mức là võ đoán. Chính nhờ tính võ đoán này mà các kí hiệu ngôn ngữ có thể được sắp xếp theo các trục dọc (hệ h ình) khác nhau của hình thức để tạo nên tính hệ thống của ngôn ngữ. Cũng nhờ tính võ đoán mà ngôn ngữ có tính hình thức. 1.2. Tính sóng đôi (thể đôi) Đây là một đặc trưng rất quan trọng của ngôn ngữ. Trong một hệ thống ngôn ngữ thường song hành hai cấp độ mà đơn vị của cấp độ cơ sở lại trở thành thành tố cho cấp độ bên trên nó. Sự chồng xếp liên tục của các thể đôi như vậy trong cấu trúc tạo nên cấu trúc riêng của ngôn ngữ so với các hệ thống kí hiệu phi ngôn ngữ. Ví dụ: Hình thái học: - cấu trúc thành tố: hình vị "ba" ba + Sóng đôi Âm vị học: [b] [a] - đơn vị
  3. Phụ âm đầu: [b] → Tiết vị Vần: [a] Từ: "bà ba" - Thành tố + Sóng đôi Hình vị: {ba} - Đơn vị: hình vị (tiết vị) Thành tố 1: bà → "bà ba" Thành tố 2: ba - Thành tố cú Áo bà ba rách rồi pháp + Sóng đôi Câu Vá áo bà ba rách Từ/ngữ:"bà ba", "áo", "rách" - Đơn vị: từ (ngữ) ...
  4. Thành tố thuộc đơn vị ngôn bản Cú pháp học Thành tố thuộc đơn vị cú pháp học ↑ => Ngữ pháp học Hình thái học Thành tố thuộc đơn vị hình thái học ↑ Âm vị học Đơn vị ↑ 1.3. Tính phân lập Một đặc trưng nữa của ngôn ngữ là tính phân lập về biểu hiện, khác với tiếng kêu của loài vật, thông điệp của con người vừa là tiếng nói của cảm xúc, vừa là các thông tin trí tuệ. Bản thân các thông tin trí tuệ đòi hỏi phải có sự phân lập thành các mảng khác nhau của thế giới kh ách quan. Những mảng này cần các từ riêng rẽ, cách biệt hẳn nhau để kí hiệu chúng. Từng mảng rời của ngôn ngữ như vậy được chắp lại theo một nguyên tắc nhất định tạo nên các thông điệp mà chúng ta gọi là các phát ngôn. Mỗi một phát ngôn bao giờ cũng có một số lượng hữu hạn (về mặt hình thức) các thành tố cấu tạo nên phát ngôn. Ví dụ như các thành tố tạo nên chủ ngữ, vị ngữ hoặc phần đề, phần thuyết. Ranh giới giữa các th ành tố này bao giờ cũng được biểu hiện rõ ràng trong ngữ lưu. Ví dụ: Chỗ ngừng, trọng âm câu, chỗ lên và xuống của ngữ điệu hoặc bằng hư từ "thì" trong tiếng Việt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2