YOMEDIA
ADSENSE
PORTRAIT POSE (CHÂN DUNG CÓ DÀN DỰNG) (Phần 4)
157
lượt xem 61
download
lượt xem 61
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Môi trường thân thuộc: Chụp ảnh người ta tại chính nơi chốn của họ cho phép họ thư giãn, thể hiện được chính bản thân họ và dễ dàng hóa mối quan hệ, nhưng chúng ta phải tỏ ra như một người khách ân cần. Ngay khi chúng ta vào "địa phận" của nhân vật, có hai nhiệm vụ đối nghịch nhau đợi: chụp được những bức ảnh đẹp và là người được đón tiếp.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: PORTRAIT POSE (CHÂN DUNG CÓ DÀN DỰNG) (Phần 4)
- PORTRAIT POSE (CHÂN DUNG CÓ DÀN DỰNG) (Phần 4) Môi trường thân thuộc: Chụp ảnh người ta tại chính nơi chốn của họ cho phép họ thư giãn, thể hiện được chính bản thân họ và dễ dàng hóa mối quan hệ, nhưng chúng ta phải tỏ ra như một người khách ân cần. Ngay khi chúng ta vào "địa phận" của nhân vật, có hai nhiệm vụ đối nghịch nhau đợi: chụp được những bức ảnh đẹp và là người được đón tiếp. Có ý thức về vấn đề này, một sách lược tốt là tỏ ra quan tâm thích thú đến ngôi nhà của nhân vật. Mọi người đều nhạy cảm với một vài lời khen ngọt, điều đó sẽ giúp mẫu dễ chịu và dễ dàng lôi cuốn vô cuộc đàm thoại. Thời gian tán chuyện không cần phải tính toán, vai trò của một thợ chụp ảnh tạm thời gác lại trong khi ta chuẩn bị sắp xếp thiết bị. Hãy để nhân vật chọn căn phòng cho buổi chụp, trong trường hợp này phần lớn con người ta có một sở thích nào đó. Sự lựa chọn này sẽ làm cho vui không khí của hình ảnh tuy nhiên không thống trị nó. Nhưng là một nhiếp ảnh gia, bạn có những lí lẽ chính đáng để không đồng ý với việc lựa chọn phòng ốc, đừng ngần ngại tham gia ý kiến bằng những lí luận kĩ thuật. Tuy nhiên đôi khi có thể dễ dàng thực hiện buổi chụp trong nhiều phòng óc khác nhau cũng như trong vườn. Chính việc chiếu sáng cho căn phòng khiến ta lựa chọn quyết định. Hiếm có căn nhà nào tràn ngập đủ một lượng ánh sáng tự nhiên quan trọng, trừ khi đặt mẫu gần cửa sổ và hơn nữa phải thường xuyên thêm vào ánh sáng của flash hay các ánh sáng phụ trợ khác. Đừng quên chuẩn bị các dây cắm nối và nhớ hỏi chủ nhà trước khi rút các phích cắm của họ.
- Mười mối quan tâm nhỏ: - Bảo đảm trang trí trong phòng hài hòa với chủ thể. Mục đích là thể hiện nhân vật tại nhà họ. - Phải bảo đảm có đầy đủ không gian cho nguồn sáng và các tấm hắt sáng. - Đề nghị chủ nhà liếc nhanh xem vị trí chụp có bị bừa bộn không, tùy theo góc chụp. - Tránh để mẫu ngồi trên cái ghế ưa thích của họ, ít nhất là bảo đảm nó không bị bèo nhèo cũ nát, và trang phục của nhận vật tôn nó lên. - Liếc nhìn đồ trang trí: đồ mĩ nghệ, đèn, cây... có thể gây ra cảm giác mọc lên từ đầu hay vai của mẫu. Với một thợ chụp ảnh thì trong nhà luôn luôn ngổn ngang đồ đạc. - Đừng quên là bạn đang ở nhà người khác, coi chừng đồ đạc của mình và luôn xin phép nếu muốn dời chỗ đồ đạc trong phòng. - Đặt mẫu xa các bức tường, vì bóng đổ của họ lên các vách sẽ làm giới hạn các phương án chiếu sáng. - Tránh chụp từ trên cao xuống ( prise de vue en plongée) hay từ dưới lên (contre-plongée), trừ khi vì những lí do bắt buộc. Hãy đặt máy trên cùng mặt phẳng với chủ thể. - Hãy kiểm tra trên màn hình LCD coi có những vệt chói sáng không mong muốn từ các mặt kính, kim loại... - Khi ra đi, hãy thể hiện như mình là một khách mời.
- Là một nhà côn trùng học có tên tuổi, Dr Miriam Rothschild không thích những bức ảnh "hình thức" (Chúng tôi đã thực hiện một serie chân dung bà ta trong công việc, đang cúi xuống kính hiển vi, với các mẫu nghiên cứu). Theo lời thuyết phục của tôi, bà ta cứ thế mang đôi ủng đi tuyết, ngồi lên cái ghế canapé quen thuộc và được bầy chó vây quanh để cảm thấy thư dãn.
- Chủ sở hữu của một hãng dầu thơm nổi tiếng của Pháp - mang tính cha truyền con nối - cũng nổi tiếng bởi khả năng đặc biệt nhận biết các mùi, ta có thể nói nghề của "cái mũi". Phòng thí nghiệm được chọn cho bức chân dung vì ở đó ông ta cảm thấy thoải mái và hạnh phúc. Ông ta đã rất vui sướng vì có cơ hội giới thiệu với chúng tôi các bí quyết của nghề tinh chế
- nước hoa. Một họa sĩ Đức, chuyên gia về phục chế, sửa các bức tranh bị hư hại hay sao chép các tác phẩm bị mất. Riêng căn phòng, trong một ngôi làng phía nam Bavière, đã xứng đáng một tấm ảnh cho riêng nó. Người họa sĩ hoàn toàn thoải mái và tự tin khi giới thiệu các qui trình xử lí nghề nghiệp. Một bức tranh lớn đang phác dở được dùng làm nền là không thể khác được.
- "Chụp hàng loạt và chọn lựa" Qui trình chụp ảnh cổ điển đôi khi bao gồm việc chụp một loạt liên tục các bức ảnh, sẽ dễ dàng có các kết quả ngay lập tức đối với ảnh kĩ thuật số. Nếu máy ảnh kĩ thuật số là một công cụ tốt để chụp chân dung, thì chính là ở chỗ nó có khả năng hiển thị kết quả liền sau đó và biết rằng có thể chụp một loạt nhiều bức ảnh mà không tốn kém. Để đạt được một bức ảnh đẹp, ta có thể thấy có 3 loại thợ chụp: Có những người phân tích lại loạt ảnh mới chụp mà không biết họ có thể làm gì tốt hơn. Nhóm khác dò xét tỉ mỉ công việc của họ, thấy những sai sót phạm phải, và sẽ tìm cách khắc phục ở lần chụp kế tiếp. Cuối cùng có loại người may mắn đã thành công ngay ở cú chụp đầu tiên. Loại người này rất hiếm nên ta tốt hơn hãy rơi vô nhóm thứ hai. Và ở đây, khả năng coi được liền lập tức kết quả chụp cho ta một cơ hội tuyệt vời để cải thiện các bức ảnh chụp sau đó. Đừng lẫn lộn giữa việc coi lại liền kết quả với "xuất bản" nhanh các tấm ảnh. Luôn luôn xứng đáng để ta theo dõi toàn bộ séquence các bức ảnh sau đó bằng máy vi tính và phân tích kĩ sự tiến triển buổi chụp. Việc coi lại liền kết quả cho phép ta sửa lại các vấn đề về bố cục, ánh sáng và sự xếp đặt. Ngay khi màn hình LCD trên máy chỉ có kích thước 37.5mm, có thể thể hiện một lượng lớn thông tin về 3 yếu tố quyết định trong một tấm chân dung.
- Chụp chân dung bao hàm một nhịp điệu việc chụp các ảnh và bạn có thể phát triển kĩ thuật bằng cách tham khảo trên màn hình cho sự phản hồi thông tin chính yếu này. Buổi chụp không thể diễn ra trơn tru nếu ta cứ kiểm tra ngay lập tức cứ mỗi tấm ảnh chụp được. Khởi đầu, bạn có thể kiểm tra đều đặn mỗi tấm ảnh với cái nhìn suy xét, dần dần tiến hành kiểm tra mỗi 3 hay 4 bức ảnh, và sau đó mỗi 6 hay 7 bức. Nếu ta thay đổi sự chiếu sáng hay thay đổi vị trí thì phải lập lại qui trình đó từ đầu. Nhịp điệu này sẽ trở nên rất tự nhiên giống như việc focus vô điểm cần chụp và khiến người chụp ảnh KTS không bao giờ quay lại dùng phim. Bạn có một kế hoạch trong đầu trước khi tấn công vô buổi chụp và sẽ đến thời điểm đạt được nó. Bởi vậy sự quan trọng của kĩ thuật số ở chỗ là, không tốn thêm tiền, có thể chụp thử nghiệm. Một khi bạn đã có một bức ảnh "chắc cú" trong carte mémoire, bạn có thể thử một vài sáng kiến coi có được hay không, và có thể đánh giá ngay lập tức sự tiến bộ. Sau buổi chụp, bạn có thể coi lại cẩn thận những gì đã làm. Kiểm tra coi phương pháp "coi lại liền" đó có thể giúp bạn đạt được mục đích đặt ra từ đầu phần viết này, bạn đã phát hiện ra là sai lầm ở đâu, làm sao lại xảy ra và những tiến bộ đạt được sau đó. Check-list Cơ bản: - Có cái gì mọc lên từ đầu của mẫu? - Bố cục chung có đạt chưa. - Việc chiếu sáng cân bằng không.
- - Hướng của đầu như thế nào? - Tư thế của thân người nói lên điều gì? Nâng cao: - Khuôn mặt biểu hiện như thế nào? - Có thể bỏ bớt cái gì ra khỏi khung ảnh? - Thiếu một cái gì trong tấm ảnh? - Ta có giữ lại bức ảnh làm kết quả cuối cùng? Chính câu hỏi cuối quan trọng nhất, nếu chưa trả lời được thì hãy tiếp tục chụp. Chương trình hiển thị ảnh, hoặc theo máy, hoặc mua riêng, đã dễ dàng hóa qui trình chọn lọc. Khổ hình hiển thị nhanh có thể thay đổi tùy theo số lượng hình chụp và chỉ cần một cú bấm chuột có thể coi khổ lớn.
- Trong một một loạt ảnh chân dung trắng đen của một designer Nhật bản,
- mỗi tấm phải thể hiện khác nhau vì nhu cầu biên tập. Tôi muốn nhân vật đứng trước một nhà hàng do ông ta thiết kế, ra chiều suy nghĩ. Buổi chụp kéo dài 10 phút, khi người viết phỏng vấn nhân vật. Bức ảnh chụp trong lúc giải lao, khi nhân vật đang mải suy nghĩ về các câu phỏng vấn được đặt ra. Sự bận rộn và đạo cụ: Hãy để cho nhân vật có một mối bận rộn quan tâm, làm một cái gì có ích và thú vị. Họ sẽ nhanh chóng quên ngay sự hiện diện của ống kính, bạn chỉ việc tìm một tư thế thoải mái và tha hồ quan sát chụp ảnh. Nếu như bạn không thích thể hiện mẫu khép kín tại nhà của họ như ở các trang trước, bạn có thể giao cho họ một nhiệm vụ đơn giản. Điều này đặc biệt hữu dụng khi bạn không có một sáng kiến rõ ràng về cách thức của buổi chụp hay khi nhân vật cảm thấy vụng về, gượng gạo. Ngay khi tới nơi, hãy nhìn xung quanh trước để kiểm tra xem có một hoạt động bất kỳ nào phù hợp, và trong cuộc đối thoại, đoán xem một đề tài nào đó cho ta một dấu hiệu về mối quan tâm của nhân vật. Cách tiếp cận này tự giải quyết vấn đề của nó khi nhân vật cầm một cái gì trong tay hoặc họ chỉ cho bạn vật này được làm như thế nào, các nhân tố đó không cần phải phức tạp. Đừng có ôm đồm tất cả một lúc. Máy, ống kính, ánh sáng (nếu cần thiết) đã chuẩn bị sẵn sàng. Hãy chụp bức ảnh thật nhanh và giống như các ví dụ dưới đây, bạn sẽ có bức ảnh thành công chỉ từ vài tấm chụp. Một trong những biến thể cổ điển của loại ảnh phóng sự, thể loại đặc biệt của tạp chí và báo, nó thường được sử dụng cho nhiếp ảnh nhà nghề nếu như nhân vật có đủ thời gian cho buổi phỏng vấn. Lợi thế là nó né đi các vấn đề
- biểu hiện diễn cảm, cũng như rụt rè, nhưng vị trí đặt máy là cực kỳ quan trọng. Nhân vật thường ở vị trí ngồi và bạn cố gắng thử ngồi bên cạnh người phỏng vấn, vừa đủ lệch qua một bên sao cho hướng nhìn của mẫu không thoát khỏi ống kính. Hãy chọn chiều cao ngang tầm nhân vật và kiểm tra xem có các vật che mờ phía trước như đầu gối hay tay ghế. "Tay cử động, miệng hé mở": Các tấm ảnh phóng sự (tả bên trên) chỉ là điều bất đắc dĩ vì nó đầy cạm bẫy. Trong tuyệt đối, bạn cần một biểu hiện "động", sẽ xảy ra khi nhân vật có một góc nhìn thú vị. Một cái miệng hé mở không biểu thị được gì trên một khuôn mặt có vẻ "khờ khạo". Nhưng một vài loại miệng há ra có tính thuyết phục hơn các loại khác, hãy chuẩn bị chụp thật nhiều để lọc ra bức ảnh thành công nhất. Động tác của tay giúp đỡ, theo nguyên tắc, việc chụp hình (đề nghị nhân vật giải thích cho ta cái gì đó), nhưng phải bảo đảm đã chỉnh tốc độ màng trập thật nhanh để làm "đông" lại các chuyển động. Lưu ý canh chừng để tay đừng che mất khuôn mặt.
- Nhân vật là một nghệ nhân calligraphe (viết chữ đẹp) và buổi phóng vấn được tính sao cho có lợi về ánh sáng. Bức hình được chọn do vị trí thú vị của tay.
- Người phụ nữ chăm sóc các con thú con mồ côi ở Nam phi. Các con vật được xử lí dễ dàng, nhưng đòi hỏi một sự chú ý lớn đến nhân vật người nuôi dưỡng.
- Một "bà ngoại" phía bắc nước Anh đang chuẩn bị cuộc đàm thoại bằng internet trên cái máy mới mua. Khoảnh khắc khi bà ta đang tô son, nhìn từ xa, là đáng ghi nhận nhất trong buổi chụp.
- Trong một trang trại ở thành phố, được tạo ra để dạy trẻ em về các hoạt động nông thôn, bé gái này ôm một con cừu con trong vòng tay, một động tác che chở, một bức ảnh "posé" rất tự nhiên và đúng lúc. Khoảng cách tiêu cự: Tất cả ống kính, nếu không sử dụng hợp lí, sẽ có khuynh hướng làm biến dạng khuôn mặt và cơ thể. Một vài hình thể của biến dạng có thể tôn lên vẻ đẹp, loại khác dùng để làm tăng giá trị và truyền sức mạnh cho công việc. Việc chọn ống kính hợp lí, để tạo ra biểu hiện thích đáng, là một bài học "khóa" của thể loại chân dung. Có hai con đường chọn lựa ống kính cho một mục đích cụ thể, và với thể loại chân dung, một trong hai phù hợp hơn con đường kia. Thỉnh thoảng, tình thế khiến ta phải chụp từ một khoảng cách bắt buộc và ta tự nhủ "chủ
- thể ở đằng kia và ta ở đây, vậy coi xem tiêu cự nào trên ống zoom thích hợp nhất". Ở trường hợp khác, bạn nói rằng: "Kinh nghiệm cho ta biết rằng tiêu cự này sẽ cho ra một hiệu quả đang tìm kiếm", quyết định chọn ống kính có tiêu cự thích hợp và tìm vị trí đứng để cho ra một bố cục hợp lí. Trường hợp thứ nhất cũng có giá trị, nhưng cách thứ hai thường hay hơn nhiều mỗi khi chụp ảnh con người nếu có thể. Nhân vật thường cảm thấy bất an khi ta đứng quá gần họ, khoảng cách tối thiểu sẽ tùy thuộc vô sự phán xét cá nhân. Đứng gần dưới 2m hiếm khi là một ý kiến hay và đó là một trong hai nguyên nhân mà các ống kính 85 và 100mm thường được coi là phù hợp với thể loại chân dung. Nguyên nhân thứ hai quan trọng là khi giảm góc nhìn phối cảnh, tất cả đường nét của khuôn mặt gần với kích thước thật hơn. Một ống kính góc rộng quá gần chủ thể để phủ đầy khung ảnh sẽ phóng đại kích thước mũi so với phần trán. Nguyên tắc chung thì các ống télé sẽ tôn lên vẻ đẹp của một bộ phận, còn các ống kính wide dùng để thêm các nhân tố "động" vào bố cục. Nếu bạn chụp chủ thể từ trên xuống và họ nhìn vào ống kính, một vài hiệu quả có thể bị khuyếch đại. Hãy thử bài tập dưới đây để tự kiểm tra các hiệu quả và xem chúng hoạt động như thế nào với trang thiết bị của bạn. Nhiều nhất có thể, một khi hiểu được những gì đang tìm kiếm trước khi bắt đầu buổi chụp, hãy thử chụp với nhiều loại ống kính khác nhau. Bạn sẽ thấy bất ngờ khi chụp được những bức ảnh tuyệt nhất với các ống kính bị cho là "tồi, không phù hợp", và trong nhiều trường hợp rút tỉa thêm kinh nghiệm cho lần sau.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn