VIN HÀN LÂM
KHOA HC XÃ HI VIT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
------------*****----------
ĐÀO ĐÌNH MINH
QUAN HTHƯƠNG MẠI VIỆT NAM VƯƠNG QUC ANH
TRONG BI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI T
DO ƠNG QUỐC ANH VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9310106
TÓM TT LUN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI – 2025
Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
Người hướng dn khoa hc: 1. PGS. TS. Nguyn Huy Hoàng
2.TS. Hoa Hữu Cường
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Việt Dũng
Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Hương Lan
Phản biện 3: PGS.TS. Phạm Thái Quốc
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận án cấp Học viện, họp tại Học
viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học hội Việt Nam, 477 Nguyễn
Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Vào hồi ..... giờ, ngày ... tháng ... năm 2025
Có th tìm hiu lun án ti:
- Thư viện Quc gia
- Thư viện Học viện Khoa học Xã hi Vit Nam
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đẩy mạnh đa dạng hóa quan hệ kinh tế, nhất hoạt động trao đổi thương mại
với các đối tác là hết sức quan trọng đối với các nền kinh tế mở như Việt Nam trong bối
cảnh kinh tế khu vực và toàn cầu đang có nhiều biến động khó lường. Vương Quốc Anh
quốc gia quy thương mại rất lớn (đứng thứ 5 thế giới sau Hoa K, Trung Quốc,
Đức, Nhật Bản), là quốc gia đứng thứ ba về giá trị thương mại của Việt Nam tại khu
vực Châu Âu. Trong khi đó, khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đối tác thương mại
quan trọng của Vương quốc Anh. Trong suốt ba thập niên vừa qua, Việt Nam luôn có tốc
độ tăng trưởng GDP ấn tượng trong cả khu vực và thế giới. Việt Nam một trong những
quốc gia nhanh chóng kiểm soát thành công Đại dịch Covid -19, khôi phục tăng trưởng
kinh tế cao, trở thành đối tác thương mại vai trò vị thế ngày càng cao đối với các
doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài trong đó có Vương Quốc Anh.
Quan hệ thương mại Việt Nam – Vương Quốc Anh là thành phần quan trọng trong
mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia. Trước bối cảnh Vương Quốc Anh xin
rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit), hiệp định EVFTA EU đã ký kết với Việt Nam
sẽ không còn áp dụng cho Vương Quốc Anh, hai quốc gia đã nhận thấy tính cấp thiết
trong việc xây dựng một khuôn khổ hợp c mới. Từ đó, Hiệp định thương mại tự do
Vương Quốc Anh - Việt Nam (UKVFTA) được ký kết và chính thức có hiệu lực từ ngày
1-1-2021, đánh dấu một khởi đầu mới trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia.
UKVFTA là cơ sở quan trọng nhằm đảm bảo những ưu đãi thương mại giữa hai bên vẫn
được duy trì, tránh được sự gián đoạn trong quan hệ thương mại song phương, đặc biệt
quan trọng đối với các doanh nghiệp đã có sẵn quan hệ kinh doanh giữa hai nước. Chính
vì lẽ đó, trong thời gian tới, hai quốc gia cần tiếp tục phát huy vai trò của hiệp định này
trong việc thúc đẩy mối quan hệ thương mại năng động và phát triển giữa hai bên.
Đối với Việt Nam, một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, với nội
dung cam kết bao phủ sâu rộng, UKVFTA sẽ đóng vai trò ngàyng quan trọng. Theo
dữ liệu từ Tổng Cục Thống Việt Nam, sau 3 năm thực thi UKVFTA, thương mại hàng
hóa giữa Việt Nam Vương Quốc Anh đã đạt được những kết quả ấn tượng. Tốc động
trưởng thương mại giữa hai quốc gia lần lượt 17,25%; 3,33% 4,49% vào các năm
2021; 2022 2023. Năm 2023 kim ngạch thương mại song phương hai quốc gia đạt 7,14
tỷ USD tăng 27% so với năm 2016. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, t
2
trọng thương mại giữa Việt Nam Vương Quốc Anh còn thấp (nhỏ hơn 1%), dẫn đến
mối quan hệ thương mại này vẫn còn những hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng.
Bên cạnh đó, ngoài những cơ hội, hiệp định UKVFTA còn đưa đến cả những thách thức
cho Việt Nam, đặc biệt lĩnh vực thương mại hàng hóa. Do vậy, việc phân tích tác động
của UKVFTA đến thương mại hàng hóa giữa hai quốc gia, từ đó xác định những kết quả
đạt được cũng như hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và nhà
nước đẩy mạnh thương mại hàng hóa với Vương Quốc Anh là điều rất cần thiết.
Từ những do bản nêu trên, đề tài Quan hệ thương mại Việt Nam ơng
Quốc Anh trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Vương Quốc Anh Việt
Nam” được thực hiện nhằm mang lại một góc nhìn mới, trong bối cảnh mới về thực trạng
quan hệ thương mại giữa hai nước; từ đó đưa ra một số giải phápkiến nghị nhằm thúc
đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam Vương Quốc Anh, góp phần phát triển kinh
tế, nâng cao vị thế quốc gia và hội nhập KTQT ngày càng thành công của Việt Nam.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Phân tích đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam Vương Quốc Anh
trong bối cảnh thực thi hiệp định UKVFTA. Trên sở đó, xác định các kết quả đạt
được và những hạn chế còn tồn tại, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy quan
hệ thương mại giữa hai quốc gia trong bối cảnh thực thi hiệp định những năm tới đây.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Thnhất, thực hiện tổng quan nghn cứu liên quan đến đề i luận án.
Thứ hai, hthnga sở lý thuyết về quan hệ thương mại giữa các quốc gia trong
bối cảnh FTA.
Thứ ba, xây dựng khung thuyết, đề xuất mô hình nghn cứu định lượng về quan
hệ thương mại giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh từ năm 2000 đến 2023.
Thtư, phân tích tác động của UKVFTA đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam và
ơng Quốc Anh bằng phương pp định tính, chỉ số thương mại và định lượng.
Thm, xác định những kết quả đạt được, hạn chế còn tồn tại nguyên nhân trong
quan hệ thương mại hàng hóa giữa hai quốc gia.
Thứ sáu, c định bối cảnh, triển vọng, đưa ra giải pháp và đề xuất kiến nghị nhằm
thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam Vương Quốc Anh trong bối cảnh thực
thi UKVFTA những năm tới đây.
3
2.3.u hỏi nghiên cứu luận án
1) Thực trạng về thương mại giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh thay đổi như thế
nào trước sau khi UKVFTA? Những kết quả đạt được, hạn chế nguyên nhân
trong thương mại giữa hai quốc gia thời gian qua là gì?
2) Sau khi UKVFTA được thực thi, vị thế trong TMQT; lợi thế so sánh theo nhóm
ngành và thương mại nội ngành giữa hai quốc gia thay đổi như thế nào?
3) Tác động của UKVFTA như thế nào đến kim ngạch XNK giữa Việt Nam
Vương Quốc Anh?
4) Việt Nam cần giải pháp, kiến nghị để tận dụng những ưu đãi hạn chế
những khó khăn trong bối cảnh thực thi UKVFTA, từ đó thúc đẩy quan hệ thương mại
giữa hai bên trong thời gian tới?.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam Vương Quốc
Anh trong bối cảnh thực thi UKVFTA.
- Phạm vi nghiên cứu: Về thời gian: giai đoạn 2000 2023. Về không gian: Việt
Nam; Vương Quốc Anh. Về nội dung: nghiên cứu trong lĩnh vực thương mạing a.
4. Phương pháp luận phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Phương pháp luận của luận án
Trước tiên, NCS tiếp cận nội dung về quan hệ thương mại giữa các quốc gia FTA.
Sau đó dựa trên cơ sở lý luận về quan hệ thương mại trong bối cảnh FTA, luận án phân
tích tác động của FTA đến quan hệ thương mại ba khía cạnh tác động tĩnh; lợi thế
thương mại và tác động động. Từ cơ sở lý luận trên, cuối cùng, luận án vận dụng phương
pháp định tính, phương pháp chỉ số thương mại phương pháp định lượng nhằm phân
tích tác động của UKVFTA đến quan hệ thương mại Việt Nam và Vương Quốc Anh.
4.2 Phương pháp nghiên cứu luận án
Lun án s dụng phương pháp định tính; phương pháp ch s thương mại
phương pháp định lượng.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, tổng hợp và hệ thống hóa hóa sở luận, xác định nội hàm về quan
hệ thương mại song phương trong bối cảnh thực thi FTA. Thứ hai, phân tích và đánh giá
thực trạng thương mại hàng hóa giữa Việt Nam Vương Quốc Anh trước khi kết
UKVFTA từ đó xác định những kết quả đạt được hạn chế còn tồn tại. Bên cạnh đó,