intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý mới thường mắc lỗi gì?

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

124
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những lỗi nào thường gặp nhất đối với một quản lý mới? Người quản lý tốt thường đã nghiên cứu thấu đáo và có tầm nhìn, tuy nhiên một quản lý mới mắc lỗi xong mới nhận ra chân lý. Giáo sư Linda Hill của trường Harvard Business School đã nghiên cứu những người lần đầu tiên trở thành quản lý, ông đã công bố thông tin sâu sắc về một số lỗi thông thường và miêu tả tỉ mỉ lỗi đi đầu trong những ngày mới nhậm chức của họ....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý mới thường mắc lỗi gì?

  1. Quản lý mới thường mắc lỗi gì? Những lỗi nào thường gặp nhất đối với một quản lý mới? Người quản lý tốt thường đã nghiên cứu thấu đáo và có tầm nhìn, tuy nhiên một quản lý mới mắc lỗi xong mới nhận ra chân lý. Giáo sư Linda Hill của trường Harvard Business School đã nghiên cứu những người lần đầu tiên trở thành quản lý, ông đã công bố thông tin sâu sắc về một số lỗi thông thường và miêu tả tỉ mỉ lỗi đi đầu trong những ngày mới nhậm chức của họ.
  2. Lỗi 1: Nhà quản lý nắm giữ quyền uy quan trọng Những nhà quản lý mới thường xuất sắc trong công việc trước đó và khi được đề bạt lên vị trí quản lý, họ vẫn mong muốn có nhiều quyền uy hơn thời gian trước đó. Điều đáng ngạc nhiên là hầu hết những vị quản lý mới cho biết họ bị sốc bởi phải ép buộc cảm giác của mình. Theo Giáo sư Hill thì họ trở nên lúng túng vì “Trở thành ông chủ”. “Không chỉ với cấp dưới, với những ông chủ của mình, người ngang hàng và các mối quan hệ khác, sắp xếp với bên ngoài, tất cả đều khó khăn và làm mâu thuẫn với nhu cầu của chính bản thân họ. Kết quả là ngày lại ngày trong tình trạng áp lực, sốt sắng và cảm giác chưa hoàn thiện”. Bà Hill dẫn lời một vị lãnh đạo mới: “Trở thành một nhà quản lý không có nghĩa là trở thành ông chủ mà trở thành một con tin.” Trước khi khi những nhà quản lý mới loại bỏ được sai sót trong việc thi hành và thừa nhận sự cần thiết trong cách tạo lập mối quan hệ tương hỗ, họ vẫn bị đối mặt với thất bại và giảm hiệu quả công việc. Lỗi 2: Hành động theo vị trí của nhà quản lý
  3. Những vị quản lý mới thường xuyên nghĩ rằng quyền hành nào họ được trao tặng với tước vị mới. Sự thật, nữ giáo sư Hill nói rằng: “Nhà quản lý mới sớm học cách khi nào trực tiếp đưa ra thông báo rằng mọi người làm mọi thứ, nhưng họ không cần thiết giải thích. Trên thực tế, một số cấp dưới có tài ít khi làm đúng như điều họ yêu cầu.” Thời gian trôi đi, những nhà quản lý tốt thấy họ cần phải học cách tôn trọng cấp dưới và thấu hiểu bài học về người lãnh đạo. Họ cần chứng tỏ cho cấp dưới thấy cá tính của riêng họ, năng lực và khả năng làm mọi thứ trước khi cấp dưới làm theo sự dẫn dắt của mình. Lỗi 3: Người quản lý phải hướng dẫn trực tiếp báo cáo của họ Nhà quản lý mới không tự tin với vai trò của họ thường tìm kiếm sự ưng thuận chắc chắn từ cấp dưới trong những ngày họ mới ở vị trí quản lý. Nhưng rồi điều mà họ nhận ra theo thời gian là “Sự bằng lòng” không giống với “Sự giao phó”. “Nếu mọi người không đồng ý, họ không chủ động” – GS. Hill viết. Và “Nếu cấp dưới không chủ động, nhà quản lý không thể tìm được người ủy nhiệm hiệu quả.”
  4. Thay đổi đối với các nhà quản lý là khuyến khích cảm giác tích cực mạnh mẽ trong sự giao phó công việc nhằm chia sẻ những mục tiêu hơn là làm thui chột đi lòng trung thành đối với mệnh lệnh của cấp trên. Lỗi 4: Nhà quản lý phải tập trung gò những cá nhân tốt vào mối quan hệ GS Hill nói rằng các nhà quản lý cần tập trung không phải vào mối quan hệ bằng hữu mà xây dựng một nhóm làm việc. “Khi những nhà quản lý mới tập trung chỉ có nhất nhất mục tiêu tạo mối quan hệ, họ bị sao lãng một khía cạnh quan trọng trong tính hiệu quả của người lãnh đạo: Cộng hưởng sức mạnh của nhóm để tăng hiệu suất riêng lẻ và sự giao phó.” “Khuôn mẫu văn hóa làm việc nhóm – tiêu chuẩn và giá trị nhóm – một người dẫn đầu có thể tháo gỡ vấn đề để làm sáng tỏ năng lực của nhiều người tạo thành sức mạnh của cả đội.” Lỗi 5: Công việc của nhà quản lý là đảm bảo mọi thứ chạy suôn sẻ Giữ mọi thứ vận hành một cách suôn sẻ là việc làm khó và có thể thu hút tất cả thời gian và năng lượng của một nhà quản lý mới. Nhưng nếu điều đó là tất cả công việc của nhà quản lý thì họ đang mắc lỗi lớn.
  5. GS Hill viết: “Nhà quản lý mới luôn hình dung họ đang đảm nhiệm một trọng trách và thay đổi điều sẽ nâng cao sự thể hiện nhóm của họ.” “Trong nhiều trường hợp điều đó xảy ra và gây ngạc nhiên nhất – điều này có nghĩa thay đổi quy trình tổ chức hay kết cấu tồn tại bên trên và bên dưới của họ theo lối lãnh đạo của mình. Điều này chỉ chấm dứt chỉ khi họ hiểu được phần việc trên sẽ khiến họ gửi thông điệp nguy hiểm tới người lãnh đạo cao hơn của mình.”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2