Quản lý tài chính giỏi
lượt xem 283
download
Quản lý tài chính luôn là việc quan trọng hàng đầu trong một doanh nghiệp nhất là trong thời kỳ thị trường mở rộng với nhiều cơ hội và thách thức như hiện nay. Quản lý tài chính tốt mang lại rất nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đó là sự phát triển bền vững, sự lớn mạnh của doanh nghiệp, sự nể phục của đối tác và càng mang lại nhiều cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp. Thế nhưng làm thế nào để quản lý nguồn tài chính hiệu quả lại luôn là câu hỏi lớn của người...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản lý tài chính giỏi
- Quản lý tài chính giỏi Quản lý tài chính luôn là việc quan trọng hàng đầu trong một doanh nghiệp nhất là trong thời kỳ thị trường mở rộng với nhiều cơ hội và thách thức như hiện nay. Quản lý tài chính tốt mang lại rất nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đó là sự phát triển bền vững, sự lớn mạnh của doanh nghiệp, sự nể phục của đối tác và càng mang lại nhiều cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp. Thế nhưng làm thế nào để quản lý nguồn tài chính hiệu quả lại luôn là câu hỏi lớn của người chủ doanh nghiệp. Xin giới thiệu một số cách giúp người chủ doanh nghiệp quản lý tốt nguồn tài chính doanh nghiệp của mình. Đó là quản lý nguồn vốn chặt chẽ, củng cố hệ thống quản lý tài chính và giảm các rủi ro nợ nần cho doanh nghiệp.
- Tầm quan trọng của việc quản lý tài chính hiệu quả Việc quản lý tài chính hiệu quả giữ vị trí vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Điều này mang lại sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, sự nể phục của các đối tác về một công ty nghiêm túc và mở thêm nhiều cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp. Mang lại sức mạnh đầu tư: Quản lý nguồn vốn hiệu quả mang lại sức mạnh đầu tư cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp với khả năng tài chính mạnh luôn đủ lực khi được huy động cho việc đầu tư các lãnh vực mới. Tỉ lệ thành công khi đó cũng luôn cao hơn so với các doanh nghiệp với nguồn vốn nhỏ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp luôn bền sức trong các cuộc cạnh tranh dài hơi với đối thủ trên thương trường. Cơ cấu nhân sự vững chắc: Một hệ thống tài chính vững vàng sẽ mang lại các chế độ lương, thưởng hậu hĩnh cho nhân viên. Việc xây dựng các chính sách đãi ngộ và giữ chân người tài hiệu quả càng giúp cho cơ cấu doanh nghiệp thêm bền vững và phát triển hơn. Nổi tiếng và thêm nhiều cơ hội hợp tác: Nguồn tài chính dồi dào, doanh nghiệp có nhiều cơ hội quảng bá cho hình ảnh của mình qua các hoạt động quảng cáo trên truyền hình, báo chí..., qua các hoạt động xã hội: từ thiện, tài trợ... Doanh nghiệp theo đó sẽ ngày càng được biết đến nhiều hơn. Các đối tác sẽ rất vị nể một doanh nghiệp nổi tiếng nghiêm túc về tài chính. Cơ hội hợp tác của bạn sẽ tăng theo cấp số cộng vì các doanh nghiệp khác luôn sẵn sàng dành các cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp có uy tín và hình ảnh "đẹp" trong lòng họ.
- Quản lý nguồn vốn chặt chẽ Nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn có những biến động nhất định trong từng thời kỳ. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý tài chính là ba bước: Giảm thiểu chi phí, bảo toàn vốn và huy động thêm nguồn vốn. Giảm chi phí: Trong bất cứ trường hợp nào việc cắt giảm chi phí luôn là một phương pháp ngắn hạn và đơn giản để tạo ra lợi nhuận cao và các lợi thế cạnh tranh dù biện pháp này không mang lại giá trị củng cố hay cải thiện thực sự sản phẩm/dịch vụ của công ty. Tuy nhiên biện pháp này chỉ nên áp dụng tạm thời trong thời kỳ khó khăn hay trong công cuộc cải tổ cơ cấu kinh doanh sau khi thoát khỏi khủng hoảng. Vì khi doanh nghiệp "thắt lưng buộc bụng" quá đôi khi dẫn đến phản tác dụng bằng việc để mất các cơ hội đầu tư lớn. Vấn đề đặt ra là bạn phải biết phân biệt giữa các "chi phí tốt" và "chi phí xấu" để không lỡ bỏ những thứ quý giá trong đống lộn xộn đi. Bảo toàn vốn và cân bằng quyền lợi: Quản lý nguồn vốn chặt chẽ có nghĩa là vừa phải bảo toàn được yếu tố tài chính vừa đảm bảo được quyền lợi của yếu tố con người trong doanh nghiệp. Hãy thiết lập một chính sách phân chia lợi nhuận hợp lý đối với doanh nghiệp, để vừa bảo vệ quyền lợi của chủ doanh nghiệp và các cổ đông, vừa đảm bảo được lợi ích hợp pháp, hợp lý cho người lao động; bên cạnh
- đó việc kiểm soát sử dụng các tài sản công ty hợp lý đúng mục đích cũng là điều hết sức quan trọng. Tăng thêm nguồn vốn: Ngoài nguồn tài chính đang duy trì, doanh nghiệp cần tăng nguồn vốn của mình bằng các việc như: tái đầu tư hiệu quả, đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh mới, sản phẩm mới, tham gia vào các thị trường chiến lược như: thị trường chứng khoán, thị trường tài chính tiền tệ ... Ngoài ra khi cần thiết có thể chủ động tiếp cận và tìm kiếm nguồn vốn đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tài chính, kêu gọi cổ đông, vay tín chấp (nơi họ hàng bạn bè), gọi nhà đầu tư từ các quỹ đầu tư, ngân hàng... Củng cố hệ thống quản lý tài chính Đây là một trong những khâu vô cùng quan trọng của quản lý tài chính hiệu quả. Một hệ thống cộng sự hiệu quả cùng với các trang thiết bị hiện đại sẽ làm cho báo cáo tài chính của công ty bạn ngày một sáng sủa hơn. Chọn CFO giàu kinh nghiệm: Hãy tìm một CFO giỏi qua sự tiến cử của những người quen, qua đó bạn sẽ biết trước được năng lực phẩm chất và kinh nghiệm mà bạn đang mong muốn ở họ. CFO giữ vai trò tài chính quan trọng nhất trong công ty bạn vì CFO vừa là giám đốc tài chính đồng thời là nhà tư vấn tài chính cho bạn. Ngoài việc giúp bạn xây dựng các quy chế đãi ngộ nhân viên họ còn phát triển các chiến lược quản lý tài chính đến việc phân tích những biến động đang xảy ra trên thị trường có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, đầu tư của bạn. CFO đồng thời hướng bạn tới các kế hoạch đầu tư mang lại lợi nhuận lớn. Ngoài ra, bạn sẽ có nhiều cơ hội học hỏi từ nhà tư vấn tài chính này và có được nhiều lời khuyên bổ ích cho doanh nghiệp từ họ. Hệ thống kế toán viên nghiệp vụ cao: Hãy xác định những nghiệp vụ bạn cần ở người kế toán trước khi phỏng vấn tuyển dụng họ. "Sai một li đi một dặm". Nếu
- bạn không muốn công ty bị thất thoát tài chính thì hãy chọn những kế toán làm việc với các con số ở độ chính xác nhất. Ngoài ra người kế toán tốt còn là người lưu giữ các sổ sách kế toán, hóa đơn... tốt, xử lý được các vấn đề liên quan đến thuế và sẽ thường xuyên đưa ra những lời khuyên về tài chính. Kế toán viên có thể cung cấp những thông tin và ý kiến quí giá, giúp bạn quản lý và phát triển không chỉ về vấn đề tài chính mà còn cả cho doanh nghiệp của bạn. Hiện đại hóa các thiết bị quản lý tài chính: Doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống thông tin quản lý tài chính hiệu quả để có thể quản lý được quá trình cạnh tranh ngày một cao, thu chi cũng ngày một lớn. Ví dụ như: Doanh nghiệp có thể trang bị nhiều phần mềm kế toán khác nhau giúp tự động gửi hoá đơn và nhắc nhở việc thanh toán các khoản phải thu đến hạn, và thậm chí tạo điều kiện để khách hàng thanh toán qua mạng internet trực tiếp tới tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp. Giảm thiểu rủi ro nợ nần cho doanh nghiệp Rủi ro tài chính thường thấy nhất trong doanh nghiệp đó là vấn đề nợ. Doanh nghiệp nợ khách hàng và khách hàng nợ doanh nghiệp. Khi không truy thu được
- các khoản nợ vừa và lớn từ khách hàng và việc để nợ phải trả lên mức quá cao là điều rất nguy hiểm cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đối phó với nợ khó đòi: Dù doanh nghiệp của bạn là một "mạnh thường quân", luôn hào phóng với các khoản tài trợ và từ thiện nhưng việc thanh toán các khoản phải thu đúng hạn là điều rất quan trọng. Với nhiều các phương tiện truyền thông trong tay: điện thoại, thư tín... hãy thông báo cho khách hàng đã đến hạn thanh toán tiền cho bạn. Hãy thiết lập một hệ thống quản lý nợ trong doanh nghiệp của bạn và phân loại khách hàng theo từng cấp độ mạo hiểm tài chính khác nhau. Tương ứng với mỗi cấp độ mạo hiểm là trách nhiệm của các thành viên khác nhau. Ví dụ như với khách hàng ở độ mạo hiểm 2 (nợ ít, khó đòi) thì nhân viên của bộ phận công nợ có thể đảm trách được. Nhưng với khách hàng ở độ mạo hiểm 3 (nợ nhiều, không muốn trả) thì người quản lý bộ phận hay giám đốc trực tiếp làm việc. Con đường cuối cùng là nhờ sự can thiệp của toàn án. Bạn không có lý do biện minh cho việc không truy thu được các khoản nợ ngày càng chồng chất. Tránh trường hợp nợ phải trả quá cao: Trường hợp nợ phải trả quá cao thường bắt nguồn từ các hóa đơn. Việc thanh toán chậm trễ hóa đơn sẽ dẫn tới nhiều bất lợi, không chỉ làm phát sinh các khoản nợ mà khoản nợ sẽ ngày một lớn hơn theo con số lãi suất chậm trả, bạn sẽ phải thanh toán lãi suất khi thanh toán tiền. Bất cứ khi nào có thể, hãy thanh toán các hóa đơn đến hạn, điều này không chỉ làm tăng uy tín của bạn mà ngày nay rất nhiều doanh nghiệp có các chế độ ưu đãi với các khách hàng luôn sòng phẳng. Bên cạnh đó việc làm mất mát các hóa đơn sẽ gây cho doanh nghiệp nhiều khó khăn lớn khi không thấy được dòng tiền chi tiêu vào các chi phí kinh doanh cũng như chi phí cá nhân. Điều này dễ dẫn đến việc các khoản chi phí bị đội lên, số thuế được khấu trừ cũng ít đi... Tất cả đều ảnh hưởng xấu đến tài chính doanh nghiệp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vay tiêu dùng tín chấp: Giải pháp tài chính của giới trẻ
3 p | 465 | 199
-
Giáo trình QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - Chương 2
11 p | 1069 | 187
-
Một số vấn đề lớn của Quản trị tài chính
10 p | 327 | 185
-
Các vấn đề lớn trong Quản trị tài chính
8 p | 327 | 154
-
Các vấn đề lớn của Quản trị tài chính
11 p | 262 | 114
-
Giới thiệu về các dịch vụ tài chính quản lý rủi ro
12 p | 210 | 89
-
Bạn đã quản lý tài chính một cách hiệu quả?
6 p | 333 | 86
-
Chính sách tài chính trong các doanh nghiệp toàn cầu
7 p | 301 | 81
-
Bảy nghề sáng giá nhất trong ngành tài chính
4 p | 185 | 64
-
GIỚI THIỆU MÔN HỌCTÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
14 p | 330 | 52
-
Tri thức quản lý tài chính
4 p | 155 | 48
-
Một số quy định về biện pháp quản lý người môi giới ở Thượng Hải I.
17 p | 124 | 34
-
Bài giảng Phân tích tài chính: Hợp đồng kỳ hạn
9 p | 168 | 24
-
Tiểu luận Quản lý tài chính tiền tệ: Chỉ số libor có vai trò như thế nào trên thị trường tài chính thế giới
10 p | 112 | 12
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Bài 1: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp
16 p | 88 | 7
-
Bài giảng chuyên đề Tài chính và quản lý tài chính nâng cao: Vấn đề 1, 2 - PGS.TS. Vũ Văn Ninh
20 p | 14 | 5
-
Bài giảng Lập kế hoạch ngân sách và quản lý tài chính: Giới thiệu môn học
11 p | 8 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn