intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý văn hóa trong doanh nghiệp CNTT

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

96
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Văn hóa doanh nghiệp phát triển theo thời gian và được dựa trên những bài học thành công có được nhờ việc xác định rõ những thách thức của thị trường bên ngoài và các giá trị tích hợp nội tại. Mỗi doanh nghiệp CNTT phát triển nền văn hóa của riêng mình dựa trên sự tích lũy kinh nghiệm. Nhiều nghiên cứu trong ngành đã chỉ ra rằng để tiếp cận tốt hơn với khách hàng và tăng doanh số bán hàng, các doanh nghiệp CNTT thường dành một phần nguồn lực đáng kể để duy trì kết cấu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý văn hóa trong doanh nghiệp CNTT

  1. Quản lý văn hóa trong doanh nghiệp CNTT Văn hóa doanh nghiệp phát triển theo thời gian và được dựa trên những bài học thành công có được nhờ việc xác định rõ những thách thức của thị trường bên ngoài và các giá trị tích hợp nội tại. Mỗi doanh nghiệp CNTT phát triển nền văn hóa của riêng mình dựa trên sự tích lũy kinh nghiệm. Nhiều nghiên cứu trong ngành đã chỉ ra rằng để tiếp cận tốt hơn với khách hàng và tăng doanh số bán hàng, các doanh nghiệp CNTT thường dành một phần nguồn lực đáng kể để duy trì kết cấu hạ tầng hiện có thay vì áp dụng các cải tiến công nghệ. Trong khi phải chịu sức ép vừa cải thiện chất lượng dịch vụ vừa giảm chi phí, các doanh nghiệp CNTT đang ngày càng cần phải quan tâm nhiều đến nền văn hóa của mình để quyết định cách thức cải thiện chất lượng dịch vụ trong một môi trường kinh doanh chịu áp lực của nhân tố chi phí. Thay đổi văn hóa doanh nghiệp thực sự là một thách thức. Tuy nhiên, quá trình này thường chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan trong đó có cả yếu tố môi trường kinh tế nói chung. Trong ngành CNTT hiện nay, việc chuyển đổi văn hóa thường được xem như việc thay đổi một lần để giúp doanh nghiệp bắt kịp với những thay đổi của cả môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Thay vì việc xem thay đổi về văn hóa như là sự thay đổi một lần, các doanh nghiệp có thể sẽ thành công hơn nếu được quản lý và phát triển dựa trên những nền tảng liên tục của quá trình hoạt động tiếp nối đòi hỏi những thay đổi cũng mang tính liên tục.
  2. Bước thay đổi quan trọng đầu tiên các doanh nghiệp CNTT cần có chính là chú trọng vào việc tối đa hóa tiết kiệm chi phí về cơ sở hạ tầng CNTT. Việc chấp nhận cách tiếp cận tài chính theo tính chất hệ thống nhằm tiết kiệm chi phí cho máy chủ và máy tính, quản lý sát sao hơn việc đầu tư CNTT để đạt được mục tiêu đầu tư, tiết kiệm chi phí dựa vào công nghệ ảo hóa và điện toán đám mây là những bước khởi đầu quan trọng để doanh nghiệp đưa nền văn hóa phát triển theo hướng coi hạ tầng CNTT là nhân tố cần được tối ưu hóa. Bước thứ hai, một khi đã đạt được mục tiêu tiết kiệm chi phí đối với cơ sở hạ tầng hiện có, doanh nghiệp cần tiến đến áp dụng việc phát triển và tăng cường các ứng dụng cần thiết cho mục đích kinh doanh cũng như cho các đơn vị hoạt động và bắt đầu chú trọng vào các cải tiến CNTT để tăng doanh thu. Việc chuyển đổi từ tập trung vào duy trì cơ sở hạ tầng sang tập trung vào các cách thức vận hành CNTT để đem lại dịch vụ tốt hơn cho khách hàng là một bước tiếp cận vững chắc để tiến tới thay đổi nền văn hóa trong các doanh nghiệp CNTT. Như vậy, có thể nhận thấy các chính sách về ứng dụng và phát triển CNTT kể từ khi được ban hành ngày càng khẳng định những tác động tích cực đối với việc thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT trong cộng đồng doanh nghiệp. Các văn bản Luật của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ đã tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc ứng dụng, phát triển CNTT của khối doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân. Đồng thời, điều đó khẳng định sự bình đẳng của Nhà nước trong việc khuyến khích, thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào thế giới số để nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh, cũng như năng lực cạnh tranh.
  3. Nghị định này tuy không có nội dung nào nói về việc hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT, xong nó có tác động khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp tham gia thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính với các cơ quan Nhà nước. Thực tế vài năm gần đây cho thấy ngành Tài chính đã có nhiều bước đi phù hợp để hiện đại hóa việc quản lý cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện các thủ tục liên quan đến lĩnh vực tài chính, mà điển hình là việc cho phép doanh nghiệp thực hiện khai hải quan qua mạng, nộp hồ sơ khai thuế qua mạng…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2