Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non
lượt xem 3
download
Hướng đến sự phát triển vận động tích cực vận động cho trẻ nhằm tích cực hóa vận động, hình thành kỹ năng, và phát triển các tố chất thể lực nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo, bền bỉ. Giúp trẻ phát triển hành vi, thói quen tốt có đạo đức, có phẩm chất tốt như tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết, biết tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau và bỏ đi những suy nghĩ về cá nhân giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non
- “ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non”
- “ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non”
- “ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non” PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tên đề tài: “ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non” 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hỡi đồng bào cả nước! “Giữ gìn dân chủ xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt 1 phần, mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe. Vậy nên tập luyện thể dục, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe. Vậy nên tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người dân dân yêu nước. “Dân cường thì Quốc mạnh”. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục – tự tôi ngày nào tôi cũng tập thể dục”. (Lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch). Thật vậy lứa tuổi từ 0 – 6 tuổi trẻ luôn thích hoạt động và dần hoàn thiện vận động. Các vận động của trẻ được hành động từ đơn giản và nối tiếp nhau. Khi thực hiện vận động trẻ không chỉ quan tâm đến kết quả của công việc mà còn tới quá trình, tới những hoạt động trong quá thực hiện. Lời dạy của Người chứa đựng toàn bộ giá trị chân lý của thời đại mang tên Người. Để xây dựng và phát triển thành công một đất nước độc lập tự do theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì rất cần phải nhận thức rõ hơn nữa vị trí và vai trò của giáo dục và đào tạo. Giáo dục và Đào tạo có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển nhờ sớm coi trọng vai trò của giáo dục đào tạo Trong đó phát triển vận động là một nội dung cơ bản, nhưng hết sức quan trọng đối với trẻ mầm non. Nhận thức được điều đó tôi suy nghĩ và lựa chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Hướng đến sự phát triển vận động tích cực vận động cho trẻ nhằm tích cực hóa vận động, hình thành kỹ năng, và phát triển các tố chất thể lực nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo, bền bỉ. Giúp trẻ phát triển hành vi, thói quen tốt có đạo đức, có phẩm chất tốt như tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết, biết tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau và bỏ đi những suy nghĩ về cá nhân giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
- “ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non” 3. ĐỐI TƯỢ.NG NGHIÊN CỨU Tổng 380 trẻ trong trường Mầm non Vân hòa A 4. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM. Đề tài được nghiên cứu và áp dụng cho trẻ trong trường Mầm non Vân Hòa A 5. CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN. 1. Biện pháp thứ nhất: Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề phát triển vận động. 2.Biện pháp thứ 2: Phân công giáo viên phù hợp với năng lực 3.Biện pháp thứ 3: Triển khai, thực hiện chuyên đề PTVĐ phù hợp 4. Biện pháp thứ 4: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và sơ - tổng kết. 6. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. Từ tháng 9/ 2019 - 6/2020 PHẦN II. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN ĐỔI MỚI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN. Từ khi sinh ra đến 6 tuổi, trẻ luôn thích hoạt động, vận động tích cực. Vận động là sự chuyển động của cơ thể con người, trong đó có sự tham gia của hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của thần kinh. Khi trẻ vận động gân, cơ, khớp cùng phối hợp vận động và phát triển. Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là với cơ thể đang phát triển như trẻ mầm non. Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng: Phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phức hợp và chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Do đó, vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể. Mục tiêu giáo dục mầm non ở các độ tuổi là mong muốn phát triển toàn diện ở trẻ cả ở 05 lĩnh vực là phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - quan hệ xã hội và thẩm mỹ. Trong 05 lĩnh vực này khó có thể nói lĩnh vực nào là quan trọng nhất. Nhưng chắc chắn một điều phát triển thể chất bao giờ cũng được ưu tiên sắp xếp lên đầu tiên ở mục tiêu cần đạt của lứa tuổi mầm non. Phát triển thể chất nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.
- “ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non” 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN. Việc giáo dục thể chất là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non. Trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ, phát triển thể chất cho trẻ được thông qua nhiều nội dung: Chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển vận động…Trong đó, phát triển vận động là một nội dung cơ bản, quan trọng vì vận động là phương tiện cơ bản, đặc biệt của quá trình giáo dục thể chất. Thực tế trước khi chuyên đề được triển khai tại trường, phát triển vận động chưa thực sự được quan tâm nhiều, sự đầu tư về cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, giáo viên khi tổ chức các hoạt động PTVĐ cho trẻ còn khá lúng túng, và có giáo viên còn chưa coi trọng PTVĐ mà chỉ chú trọng đến các hoạt động ở lĩnh vực khác, vì vậy mà thời lượng phát triển vận động của trẻ chưa nhiều, chất lượng các hoạt động PTVĐ còn nhiều hạn chế dẫn đến thể lực của trẻ phát triển không đồng đều vậy với cương vị là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tôi đã xây dựng chuyên đề PTVĐ năm học 2019 - 2020 này, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non”. Sáng kiến kinh nghiệm được tôi nghiên cứu tìm tòi, áp dụng tại trường mầm non từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020 và thu được những hiệu quả nhất định, giúp nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ tại nhà trường. 3. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG. * Đặc điểm tình hình nhà trường : Trường mầm non nơi tôi công tác nằm trên địa bàn một xã miền núi của Huyện Ba vì, thành phố Hà nội. Năm học này, nhà trường có tổng số 50 CBGVNV, trong đó có 35 giáo viên, 100% giáo viên đạt trình độ trở lên ( ĐH, CĐ: 34 = 97%; Trung cấp: 1 = 2,9%). Nhà trường có 1 điểm trường. Tổng số trẻ trong toàn trường: 380 trẻ. * Thuận lợi: Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, đặc biệt bộ phận tổ chuyên môn Phòng giáo dục đào tạo Ba Vì tạo điều kiện để trường thực hiện tốt các chuyên đề trong năm học. - Nhà trường đã đón bằng công nhận «Trường chuẩn quốc gia» vào năm học 2018, có 15 nhóm lớp. Trường có nhiều cán bộ giáo viên đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, và LĐTT. - Bản thân tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Đặc biệt tôi đã đạt giáo viên dạy giỏi xuất sắc cấp Thành phố về hoạt động phất triển thể chất. Trong công tác quản lý chỉ đạo, tôi nhiệt tình tìm tòi nghiên cứu, nắm
- “ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non” vững chuyên môn để tư vấn, hướng dẫn đã có nhiều giáo viên đạt giải nhất, nhì, ba cấp Huyện. - Trình độ Đại học mầm non, đã có đầy đủ các chứng chỉ theo quy định…rất nhiệt tình, tận tâm trong công việc và luôn nhận thức được tầm quan trọng của phát triển thể chất trong trường mầm non. - Số giáo viên/trẻ đủ so với Điều lệ trường mầm non. Đội ngũ giáo viên, đa phần là trẻ, nhiệt tình trong công việc, sáng tạo linh hoạt trong phương pháp giảng dạy. - Học sinh đến lớp được phân đúng độ tuổi. Phụ huynh học sinh nhiệt tình đưa đón con đúng giờ, đóng góp đầy đủ theo quy định, ủng hộ giáo viên về phế liệu. - Nhà trường có phòng nghệ thuật, phòng thể chất cho trẻ hoạt động rộng rãi, thoáng mát và tương đối đầy đủ đồ dùng…Phòng học đủ diện tích các phòng học đủ ánh sáng. 100% kiên cố, có 2 sân chơi, cả 2 sân đều có đồ chơi ngoài trời. Đồng nghiệp luôn đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. * Khó khăn: - Có nhiều giáo viên trẻ, GV mới trúng tuyển viên chức còn thiếu kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhiều giáo viên đang trong độ tuổi sinh đẻ và nuôi con nhỏ, chưa nắm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản về hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ, chưa tìm hiểu sâu về lĩnh vực phát triển vận động, nên việc lựa chọn nội dung và các biện pháp phát triển vận động còn bị lệch lạc, chưa rõ ràng. - Chưa có đầy đủ dụng cụ PTVĐ tự tạo để chơi các trò chơi vận động và chơi tại góc vận động. - Một số trẻ mới đến trường, còn nhút nhát chưa hứng thú với các hoạt động, không tích cực vận động, kỹ năng vận động còn hạn chế. - Phụ huynh chưa thực sự hiểu về PTVĐ mà chỉ muốn con đi học được học các hoạt động ở lĩnh vực phát triển nhận thức, ngôn ngữ và thẩm mỹ. - Trong năm học do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển vận động của trẻ… 4. Khảo sát đội ngũ giáo viên, dụng cụ phát triển vận động của nhà trường, khả năng vận động của trẻ. 4.1. Đội ngũ giáo viên: - Nhà trường có tổng số 35 giáo viên. Trong đó 34/35 = 97,1% giáo viên đạt trình trên chuẩn. Trung cấp : 1= 2,9 % - Khảo sát đầu năm về khả năng thực hiện chuyên đề của giáo viên:
- “ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non” Trung Nội dung khảo sát Tốt Khá bình Xây dựng môi trường nhóm lớp, bố trí, 5 12 18 xây dựng góc vận động 14,2% 34,2% 51,4% Lập kế hoạch, đưa các hoạt động 6 13 16 PTVĐ vào chế độ sinh hoạt. 17,1 % 37,1% 45,7 % 4 11 20 Tổ chức các hoạt động PTVĐ 11,4 % 31,4 % 57,1 % 7 13 15 Làm đồ dùng dạy học PTVĐ 20 % 37,1 % 42,8 % Sử dụng hiệu quả các trang thiết bị để 8 17 10 giáo dục PTVĐ 22,8 % 48,5 % 28,5 % 4.2. Đồ chơi ngoài trời và dụng cụ PTVĐ (khảo sát tháng 9/2019) * Đồ chơi ngoài trời: - 80 % sân chơi chưa có đồ chơi có kích cỡ phù hợp với trẻ nhà trẻ. - Một số đồ chơi bị bong tróc sơn ( Đu quay, cầu trượt, xích đu , Đu quay bị hỏng mái che, bập bênh bị sứt, nhà bóng bị thủng…) * Dụng cụ học vận động cơ bản: Khối lớp Có đủ Thiếu về số lượng Không có Vòng, gậy thể - Bục bật sâu ( 1 bộ), ván kê, ghế thể dục, dục to, nhỏ; ống dài ( 1 bộ), thang gióng, vật cản. Khối xắc xô của cô, - Dây thể dục ( 1 bộ), 5-6 tuổi cột ném bóng, túi ném ( 40 túi), dây thừng cổng chui ( 5 cái) Khối Xắc xô cô, cột - Ghế thể dục ( 1 bộ) - Thang gióng, bục 4- 5 tuổi ném bóng. - Cổng chui ( 10 cái) bật. Khối Cổng chui - Cột ném bóng Bục 30cm, đường 3- 4 tuổi ( thiếu 1 bộ). dích dắc. - Đích ném ( 2 bộ) Ném qua dây, bước Khối Cổng chui, xắc - Bóng ( 30 quả) qua ô, bục có tay vịn, 24- 36 tháng xô không tay vịn
- “ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non” 4.3. Khảo sát khả năng vận động của 80 trẻ ở các độ tuổi trong nhà trường. ( Mỗi lứa tuổi 20 trẻ) Trung Nội dung khảo sát Tốt Khá Yếu bình 5 tuổi 3 5 7 5 Sự tập trung chú ý, hứng thú 4 tuổi 2 6 8 4 của trẻ khi tham gia vận 3 tuổi 4 5 8 3 động Nhà trẻ 3 5 7 5 5 tuổi 5 6 5 4 Trẻ khỏe mạnh có thể lực 4 tuổi 4 5 7 4 tốt, nhanh nhẹn, 3 tuổi 5 5 6 4 Nhà trẻ 3 5 7 5 5 tuổi 4 5 6 5 4 tuổi 3 7 6 4 Có kỹ năng vận động 3 tuổi 4 6 7 3 Nhà trẻ 2 7 6 5 5. Các biện phápthực hiện nâng cao chất lượng chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non. 5.1. Biện pháp thứ nhất: Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề phát triển vận động. 5.2.Biện pháp thứ 2: Phân công giáo viên phù hợp với năng lực 5.3.Biện pháp thứ 3: Triển khai, thực hiện chuyên đề PTVĐ 5.4. Biện pháp thứ 4: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và sơ - tổng kết. 6. Biện pháp thực hiện (Biện pháp từng phần) 6.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề PTVĐ. Đã được tham gia lớp học trung cấp lý luận chính trị, quản lý nhà nước và quản lý giáo dục mầm non nên tôi đã đúc kết được những kinh nghiệm, chính là để quản lý, chỉ đạo một số công việc được nhà trường phân công thì khâu đầu tiên quan trọng nhất chính là xây dựng kế hoạch hoạt động. Kế hoạch giúp định hướng cho người thực hiện, giúp công việc được triển khai một cách đồng bộ, khoa học, thống nhất. Hiểu được tầm quan trọng đó nên ngay sau khi có hướng dẫn về việc thực hiện nhiệm vụ năm học của phòng giáo dục Ba vì, tôi rà soát nghiên cứu theo tình hình thực tế của trẻ ở trường thấy rằng trẻ vận động chưa tốt, chưa đồng đều, giáo viên triển khai chuyên đề “PTVĐ” còn nhiều lúng túng... Tôi đã tham
- “ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non” mưu cùng với đ/c Hiệu trưởng và bắt tay ngay vào việc xây dựng chuyên đề phát triển vận động năm học 2019- 20120 và triển khai tới 100% cán bộ, giáo viên trong nhà trường ngay trong buổi sinh hoạt chuyên môn của tháng 9/2019. Trước khi xây dựng kế hoạch chuyên đề phát triển vận động tôi đã khảo sát chi tiết đầy đủ về các trang thiết bị phát triển vận động cả ngoài trời và trong lớp.Từ khảo sát thực tế, tôi đã xây dựng được kế hoạch chỉ ra được mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể khi thực hiện, có kế hoạch bổ sung các trang thiết bị còn thiếu, bồi dưỡng giáo viên về nội dung còn yếu, dự trù kinh phí thực hiện chuyên đề, phân công lịch trình tổ chức thực hiện tới từng thành viên công việc cụ thể. VD1: Một số giải pháp trong kế hoạchchuyên đề phát triển vận động: Đánh giá về chất lượng giáo dục phát triển vận động sau một năm thực hiện, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ hoạt động phát triển vận động cho trẻ.Trên cơ sở kết quả kiểm tra, rà soát, tôi chủ động tham mưu với Hiệu trưởng xây dựng và thực hiện kế hoạch mua sắm, bổ sung trang thiết bị đầy đủ. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện chuyên đề, để kịp thời bổ sung những thiếu sót đảm bảo chuyên đề đạt hiệu quả. Tuyên truyền về tầm quan trọng tới các bậc cha mẹ trẻ về nội dung, phương pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp thông qua hệ thống loa truyền thanh xã, các buổi họp phụ huynh, góc tuyên truyền của trường. VD2: Dự kiến kế hoạch tháng 9: DỰ KIẾN KẾ HOẠCH PHÁTTRIỂN VẬN ĐỘNG THỰC HIỆN THEO THÁNG Nhiệm vụ Người Thời Tháng Biện pháp chính trọng tâm thực hiện gian - Khảo sát, phân loại Ban giám - Dựa vào đánh giá Tuần 1,2 giáo viên để có kế hiệu chuẩn nghề nghiệp hoạch bồi dưỡng GVMN năm học giáo viên về kiến 2018- 2019, tự đánh Tháng 9 thức, kỹ năng tổ giá đầu năm về kiến chức các hoạt động thức, kỹ năng về Phát PTVĐ. triển thể chất. + Thông qua kiểm tra giáo viên đầu năm, - Lên kế hoạch mua các hoạt động dự giờ Tuần 1 sắm, bổ sung các - Đ/C đột suất các hoạt động
- “ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non” trang thiết bị, dụng Hằng thể dục sáng, hoạt cụ PTVĐ. động ngoài trời, HĐ - Tuyên truyền về thể dục, vận động sau Tuần 2 chuyên đề tới ngủ dậy, hoạt động PHHS, cộng đồng. VĐ chiều... - Lựa chọn lớp + Dựa vào kế hoạch - CB, GV, điểm, giáo viên lớp NV giáo dục để đánh giá, điểm và báo cáo phân loại. PGD. - Dựa vào khảo sát Tuần 3 - Xây dựng kế trong tháng 8 để lên hoạch chỉ đạo thực kế hoạch bổ sung, - Đ/C hiện chuyên đề cấp mua sắm. Hằng Tuần 3 trường. + Lên kế hoạch mua - Triển khai kế sắm, bổ sung. hoạch chuyên đề tới - Tuyên truyền qua GV tại nhóm lớp. buổi họp phụ huynh - Đ/C chung của nhà trường, Hằng họp phụ huynh từng Tuần 4 lớp.Qua bảng tin nhà trường, góc vận động. - Thông qua khảo sát chọn giáo viên lớp có năng lực về PTVĐ: - Đ/C Lớp A1, B1, C1, D1; Hằng GV - Thông qua khảo sát, tài liệu chuyên đề, nhiệm vụ năm học để xây dựng kế hoạch. - Giáo viên tự xây dựng kế hoạch gắn vớikế hoạch chăm sóc giáo dục hàng tháng dựa vào kế hoạch của trường. tuyên truyền lớp. Hàng tháng sau khi nhà trường họp triển khai nghị quyết, họp hội đồng sư phạm, họp chuyên môn, tôi căn cứ vào dự kiến kế hoạch chuyên đề phát triển
- “ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non” vận động từng tháng, bổ sung các nhiệm vụ thực tế, phát sinh mà xây dựng kế hoạch phát triển vận động của mỗi tháng . Cuối tháng tôi lại có đánh giá kết quả, có sự điều chỉnh từ kết quả của tháng trước để lập kế hoạch cho tháng tiếp theo. Nhờ có kế hoạch cụ thể đề ra mà tôi đã rất chủ động trong việc chỉ đạo, triển khai chuyền đề PTVĐ tại trường. 6.2. Phân công giáo viên phù hợp với năng lực. Năm học này nhà trường có sự thay đổi về đội ngũ giáo viên: Có 04 giáo viên trẻ mới trúng tuyển viên chức; 01 giáo viên trong chế độ nghỉ thai sản nên nhà trường phải phân công, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên cho phù hợp. Nhận thấy việc sắp xếp đội ngũ giáo viên là hết sức quan trọng. Nên tôi đã chủ động tham mưu và thống nhất với Ban giám hiệu lựa chọn, sắp xếp giáo viên vào các nhóm lớp trên nguyên tắc: - Không lựa chọn tất cả các giáo viên xuất sắc nhất trong nhà trường vào khối 5 tuổi không sẽ làm ảnh hưởng tới giáo viên nòng cốt của các khối khác trong trường. Sắp xếp giáo viên trẻ cùng lớp với giáo viên có năng lực tốt về phát triển vận động, nhiều năm kinh nghiệm để giáo viên trẻ học tập tạo tiền đề cho những năm tiếp theo. Mỗi nhóm lớp có 01 giáo viên có năng lực tốt kèm với 01 giáo viên năng lực trung bình hơn để tạo sự đồng đều giữa các lớp và để giáo viên học hỏi lẫn nhau. Chú ý đến năng lực cá nhân của từng giáo viên và tính cách của từng giáo viên để phân công sao cho các giáo viên ở cùng một lớp có thể giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ. Nhờ việc bố trí, sắp xếp đội ngũ hợp lý mà năm học này kết quả chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và chuyên đề Phát triển vận động nói riêng khá đồng đều ở các nhóm lớp. Giáo viên rất năng động nhiệt tình đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và hoàn thành tốt nhiệm vụ phân công. 6. 3: Triển khai thực hiện chuyên đề PTVĐ phù hợp. 6.3.1. Làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên: Muốn bồi dưỡng được cho giáo viên thì bản thân mình phải có kiến thức vững vàng và khả năng quản lý, truyền đạt tốt. Nên tôi không ngừng tự học tập nâng cao trình độ. Bản thân đã đạt được giải xuất sắc Thành phố về hoạt động PTVĐ, đã từng tham gia chấm thi “GVDG” cấp Huyện về chuyên đề “PTVĐ”. Nhờ vậy mà năng lực quản lý cũng như hiểu biết về chuyên đề của tôi được nâng lên rõ rệt. Tôi cũng nghiên cứu học hỏi nhiều tài liệu để có thể nắm vững nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động PTVĐ cho trẻ trong trường để có thể tư vấn, bồi dưỡng giáo viên một cách chuyên sâu. Ý tưởng của các nhà quản lý có biến thành thực tiễn sinh động hay không là nhờ giáo viên. Vì giáo viên là người trực tiếp tổ chức các hoạt động cho trẻ.
- “ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non” Nhà trường luôn tạo cơ hội để giáo viên đi tiếp thu học tập chuyên đề của Phòng giáo dục triển khai ở các trường điểm đầy đủ. Khi về trường, tôi bồi dưỡng, giúp đỡ giáo viên đó thực hiện dạy mẫu, kế hoạch tập huấn tôi đã xây dựng mỗi một nội dung vào 2 buổi khác nhau để một nửa giáo viên tập huấn vào hôm trước, một nửa giáo viên còn lại sẽ được tham gia tập huấn vào ngày hôm sau. Như vậy đảm bảo 100% giáo viên đều được tham gia tập huấn. Trong tháng tôi luôn tổ chức sinh hoạt chuyên môn hai lần/ tháng, hai tuần/lần theo định kỳ để bồi dưỡng giáo viên những tồn tại phát sinh trong quá trình thực hiện. VD: - Bài tập 1: Lập kế hoạch giáo dục của 1 tuần sao cho tăng thời lượng phát triển vận động của trẻ. - Bài tập 2: Xác định tố chất thể lực của vận động: Đi trên dây, ném xa bằng 1 tay. Trong các đợt kiểm tra, thao giảng, hoạt động phát triển vận động nào xếp loại tốt, hoặc tổ chức trò chơi vận động mới, hay thì ở các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng tôi cho giáo viên trao đổi, phổ biến để đồng nghiệp học tập Bồi dưỡng giáo viên ngay khi phê duyệt kế hoạch giáo dục. Tôi yêu cầu giáo viên nộp kế hoạch giáo dục trước khi thực hiện 1 tuần vào thứ sáu hàng tuần. Tôi sẽ chỉnh sửa, góp ý, với những giáo viên mắc sai sót ít tôi phê duyệt, yêu cầu giáo viên ghi bổ sung vào ngay giáo án. Nhưng với giáo viên sai sót nhiều, tôi không phê duyệt và yêu cầu soạn lại. Khi trả giáo án lại tôi sẽ góp ý trực tiếp những sai sót mà giáo viên đó mắc phải. Bồi dưỡng giáo viên ngay trong quá trình kiểm tra, dự giờ…VD: Khi kiểm tra giáo viên tổ chức hoạt động học phát triển vận động, giáo viên trường mình về khẩu lệnh, hiệu lệnh, dự lệnh còn hạn chế, hay giáo viên rất hay nhầm lẫn khi xác định tư thế chuẩn bị của hoạt động học như tư thế chuẩn bị của ( Bật xa 35 cm ), thường giáo viên chỉ xác định tư thế chuẩn bị là 2 tay đưa ra trước, khụyu gối , giáo viên chưa xác định được tư thế chuẩn bị là tư thế sẵn sàng nhất để thực hiện vận động là khuỵu gối, tay đưa từ trước ra sau lấy đà. Sau khi dự giờ, kiểm tra tôi đã góp ý, tư vấn trực tiếp cho giáo viên. Trong sinh hoạt chuyên môn tôi yêu cầu giáo viên làm bài tập ra giấy xác định tư thế chuẩn bị cho 5 Vận động cơ bản, sau đó, tôi sẽ trao đổi, rút kinh nghiệm. Nhờ làm tốt công tác bồi dưỡng nên năm học này giáo viên đã đều tay hơn khi xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ. 100% giáo viên đã biết tăng thời lượng PTVĐ cho trẻ, đưa cụ thể vào trong kế hoạch tuần.
- “ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non” 6.3.2. Làm tốt công tác tuyền truyền về phát triển vận động. Công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường là một nhiệm vụ thiết thực, tạo sự liên kết và thống nhất giữa trường mầm non và cha mẹ trẻ về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp cũng như ở gia đình nhằm giúp trẻ có sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Qua quan sát thực tế, tôi nhận thấy phụ huynh trường mình đa số làm nông nghiệp nên sự quan tâm đọc các thông tin trên góc tuyên truyền còn hạn chế,tôi chỉ đạo giáo viên xây dựng góc tuyên truyền phải thật nổi bật, đẹp mắt bằng hình ảnh hoạt động phát triển vận động và giáo viên phải trực tiếp trao đổi với phụ huynh qua giờ đón trả trẻ, hướng phụ huynh tìm hiểu thông tin của con mình ở góc tuyên truyền. Qua thời gian tôi nhận thấy số phụ huynh quan sát, đọc thông tin ở góc tuyên truyền ngày càng tăng. Chỉ đạo các nhóm lớp mời phụ huynh đến thăm quan dự giờ hoạt động PTVĐ ở lớp ít nhất 1 lần đầu năm học, 1 lần cuối năm để phụ huynh tận mắt chứng kiến hoạt động của con mình. Phối hợp với nhà trường để thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ toàn diện. Tôi nhận thấy phụ huynh rất quan tâm, phối hợp với giáo viên trong việc giáo dục PTVĐ cho trẻ. Phụ huynh không đòi hỏi nhà trường phải giáo dục trẻ những gì quá sức. Như phụ huynh đã hiểu đến lớp trẻ được phát triển toàn diện chứ không phải chỉ để học chữ với hát múa Với sự tâm huyết mong muốn trẻ được phát triển thể chất tốt, trong năm học nhà trường đã xây dựng thêm khu vận động như vách leo núi, thang leo đã mua sắm bổ xung thêm các đồ dùng, tu sửa nhà bóng và mua bổ sung bóng mới thay thế những quả bóng đã hỏng … (Hình ảnh trẻ chơi vách leo núi, thang leo …) Do ảnh hưởng của dịch Covid -19 và thời gian nghỉ dịch bệnh dài nên việc triển khai các hoạt động PTVĐ cũng phần nào bị ảnh hưởng, sau nghỉ dịch tôi chỉ đạo giáo viên dạy bù bài và đánh giá các mục tiêu, để 100% trẻ tiếp thu đầy đủ kiến thức và các mục tiêu ngân hàng nội dung đã xây dựng. 6.3.3 Làm dụng cụ tự tạo phục vụ cho trẻ phát triển vận động Tuyên truyền đến phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu phế liệu mà phụ huynh nhiệt tình giúp đỡ lốp xe ô tô, xe máy, xe đạp, vỏ lon bia, vỏ chai lọ…để giáo viên làm đồ dùng cho trẻ như cổng chui bằng lốp xe được trang trí bằng vỏ lon bia, như thang leo vận động bằng lốp xe, hàng rào khu vận động... Hàng năm nhà trường tổ chức hội thi “Đồ dùng dạy học tự làm cấp trường”, tham gia hội thi cấp tiểu khu, trong đó quy định mỗi giáo viên có từ 02 sản phẩm trở lên, 30 đồ dùng được xếp loại thì 20 là đồ dùng phát triển vận động , các giải xếp loại cao đều là đồ dùng phát triển vận động…
- “ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non” Qua đợt hội thi đặc biệt là lớp nào cũng có rất nhiều các dụng cụ phát triển vận động tự tạo, nhất là những dụng cụ phục vụ trò chơi vận động và để trẻ chơi ở góc vận động. 6.3.4. Xây dựng lớp điểm trong nhà trường. Khi một lớp điểm thực hiện tốt và thành công thì các lớp khác sẽ định hướng rất dễ dàng để học hỏi và thực hiện. Vai trò của lớp điểm là rất quan trọng nên tôi luôn bố trí giáo viên có năng lực toàn diện để phụ trách lớp điểm. Năm học này nhà trường đã xây dựng 01 lớp điểm là lớp 5 tuổi A1 làm điểm thực hiện chuyên đề phát triển vận động. Lớp điểm, với sự hỗ trợ, tư vấn của nhà trường đã xây dựng mô hình để các lớp khác học tập góp phần giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển vận động. 6.3.5.Phát động giáo viên sưu tầm, sáng tạo trò chơi vận động phù hợp với lứa tuổi. Ở mỗi kỳ sinh hoạt chuyên môn, tôi đều động viên giáo viên phổ biến những trò chơi mà mình sưu tầm, sáng tác để đồng nghiệp học tập. Giáo viên sẽ phổ biến chuẩn bị, cách chơi, luật chơi để bạn trao đổi học tập sau mỗi đợt tổ chức đều đánh giá nhận xét rút kinh nghiệm động viên khuyến khích khen ngợi kịp thời những giáo viên đã sưu tầm những trò chơi mới sáng tạo một trong những tiêu chí thi đua xếp loại của tháng. VD1. Cô giáo: Nguyễn Thị Hòa - Lớp A1 (5 tuổi) sáng tạo trò chơi vận động “ Quả bóng kỳ diệu”: Cách chơi: Tất cả trẻ ngồi thành vòng tròn. Cô giáo để 5 quả bóng bay ở giữa, trẻ sẽ đập quạt để tạo ra gió sao cho quả bóng không chạm đất. VD2.Cô giáo: Nguyễn Thị Lợi - lớp 4T B1 sáng tạo trò chơi vận động « Ném vòng vào chai » Chuẩn bị : - Vòng bằng nhựa làm bằng ống dây nhựa ti ô sau đó quấn đề can các màu xanh đỏ vàng đường kính 15-20 cm - Giá gỗ gắn 4 chai C2 ở bốn góc. Cách chơi : Trẻ đứng cách xa giá gắn các chai C2 khoảng cách 1.5m-2m Nhiệm vụ của các trẻ là ném các vòng nhựa các màu trúng vào các chai C2 bằng tay phải và tay trái trúng càng nhiều vòng càng tốt. Cùng một lúc 2-3 trẻ cùng tham gia chơi, cô và trẻ đứng cổ vũ đếm xem ai ném được nhiều nhất. Lưu ý: Mỗi trẻ một số vòng có màu giống nhau. 6.4.Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và sơ - tổng kết: * Công tác kiểm tra, đánh giá. Để thực hiện tốt các hoạt động trong nhà trường thì không thể không thực hiện việc kiểm tra, đánh giá. Vì vậy để thực hiện tốt chuyên đề PTVĐ thì tôi không bao giờ lơ là công tác này.
- “ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non” Kế hoạch chỉ nằm trên giấy tờ; trang thiết bị, dụng cụ mua sắm, làm xong rồi chỉ để đấy; giáo viên có kiến thức nhưng không sử dụng thì chuyên đề không bao giờ đạt hiệu quả. Vì thế tăng cường công tác kiểm tra đột suất các hoạt động phát triển vận động cho trẻ thường xuyên. Có kiểm tra đột xuất mới nắm rõ đúng, thực chất nhất kết quả giáo dục của giáo viên.Kiểm tra, giám sát thường xuyên, giáo viên rất nghiêm túc thực hiện chuyên đề, cũng nhờ đó mà sự PTVĐ của trẻ cũng tăng lên rõ rệt. 5. Một số kết quả đạt được. Sau một năm nghiên cứu và áp dụng SKKN “Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non” đã thu được một số kết quả như sau: * Đối với bản thân người viết SKKN Năm thứ tư làm công tác quản lý, vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu, tôi đã chỉ đạo thực hiện chuyên đề PTVĐ có hiệu quả tại trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. * Về giáo viên Giáo viên đã hiểu tầm quan trọng của giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Trình độ, kỹ năng của giáo viên về giáo dục PTVĐ đã tăng lên rõ rệt. Kết quả so sánh, đối chứng khả năng của giáo viên trước và sau khi thực hiện đề tài: Đầu năm Cuối năm Nội dung khảo sát Trung Trung Tốt Khá Tốt Khá bình bình Xây dựng môi trường 5 12 18 21 9 5 nhóm lớp, xây dựng 14% 34,2% 51,4% 60% 25,7% 14,2% góc vận động Lập kế hoạch, đưa 8 6 13 16 25 2 các hoạt động PTVĐ 22,8% 17,1 % 37,1% 45,7 % 71,4% 5,7% vào chế độ sinh hoạt. Tổ chức các hoạt 4 11 20 18 12 5 động PTVĐ 11,4 % 31,4 % 57,1 % 51,4% 34,2% 14,2% Làm đồ dùng dạy 7 13 15 21 10 4 học PTVĐ 20 % 37,1 % 42,8 % 60% 28,5% 11,4% Sử dụng hiệu quả các 8 17 10 19 14 2 trang thiết bị để giáo 22,8 % 48,5 % 28,5 % 54,2% 40% 5,7% dục PTVĐ
- “ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non” Đánh giá trẻ cuối năm theo quy định.Tổng số trẻ: 380. Đầu năm trẻ SDD 37 = 9,7%. TC 47 = 12,4% Cuối năm trẻ SDD 21 =5,5%. TC 35 = 9,2% SDD cuối năm giảm 5,5%. TC giảm 3,2% * Về học sinh: Khảo sát 80 trẻ ở các lứa tuổi, mỗi lứa tuổi 20 trẻ. - Kết quả so sánh đối chứng về các mục tiêu phát triển vận động của trẻ: Nội dung Lứa Đầu năm Cuối năm đánh giá tuổi Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu Sự tập trung 5 tuổi 3 5 7 5 14 5 1 0 chú ý, hứng 4 tuổi 2 6 8 4 13 6 1 0 thú của trẻ 3 tuổi 4 5 8 3 12 6 2 0 khi tham gia Nhà 3 5 8 3 10 7 3 0 vận động trẻ 5 tuổi 5 6 5 4 15 3 2 0 Trẻ khỏe 4 tuổi 4 5 7 4 13 5 2 0 mạnh có thể 3 tuổi 5 5 6 4 11 6 3 0 lực tốt, Nhà nhanh nhẹn, 3 5 7 5 12 6 2 0 trẻ 5 tuổi 4 5 6 5 13 5 2 0 4 tuổi 3 7 6 4 11 7 2 0 Có kỹ năng 3 tuổi 4 6 7 3 12 6 2 0 vận động. Nhà 2 2 7 6 11 7 2 0 trẻ * Về phụ huynh học sinh. - Phụ huynh hiểu tầm quan trọng của việc phát triển toàn diện ở trẻ về tất cả các mặt, không coi nhẹ hoạt động phát triển vận động. - Phụ huynh đã ủng hộ ngày công để xây dựng vườn rau của bé, ủng hộ giáo viên trong công tác sưu tầm học liệu, làm đồ dùng… * Về cơ sở vật chất. - Trường xây dựng được khu vui chơi vách leo núi, thang leo... - Bổ sung, mua sắm một số dụng cụ phát triển vận động - Giáo viên đã tự làm rất nhiều dụng cụ phát triển động cho trẻ. * Những mặt chưa làm được: - Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc thực hiện các bài “PTVĐ” chưa thực hiện được đúng lịch phân công - Một số đồ dùng phát triển vận động giáo viên tự làm chưa đảm bảo thẩm mỹ, có độ bền và đảm bảo sự an toàn.
- “ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non” * Phương hướng khắc phục những tồn tại: - Xác định giáo viên nào còn yếu ở nội dung nào để tiếp tục bồi dưỡng trong hè và trong năm học tiếp theo. - Cùng với Hiệu trưởng nhà trường tham mưu, đề xuất cấp trên hỗ trợ kinh phí mua sắm thêm đồ dùng cho trẻ tập trong phòng chức năng, đồ chơi “PTVĐ” ngoài sân chơi, mua sắm đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ phát triển vận động. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: * Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: Sáng kiến kinh nghiệm giúp nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động. Giúp giáo viên nâng cao trình độ và kỹ năng tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ, giúp trẻ đạt được các mục tiêu, phát triển các tố chất nhanh, bền, dẻo dai và khéo léo góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực cho trẻ trong giai đoạn mới. * Những bài học kinh nghiệm Việc lập kế hoạch thực hiện một cách đầy đủ, khoa học để kế hoạch làm kim chỉ nam trong quá trình triển khai thực hiện. Làm tốt công tác bồi dưỡng giáo viên, công tác tuyên truyền sâu rộng phát triển vận động tới phụ huynh. Xây dựng lớp điểm; Chỉ đạo giáo viên tăng cường thời lượng vận động cho trẻ, Phát động giáo viên sưu tầm, sáng tạo trò chơi vận động phù hợp với lứa tuổi. Đẩy mạnh việc kiểm tra, đánh giá và sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm để điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch. 2. Khuyến nghị sư phạm. * Đối với Phòng giáo dục và đào tạo Huyện Ba Vì. Tiếp tục tạo điều kiện mở các lớp tập huấn để cán bộ quản lý và nhiều giáo viên được tham gia tập huấn về phát triển vận động tại Phòng giáo dục cũng như tại các trường điểm… Trên đây là SKKN của tôi về đề tài “Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non”. Rất mong Hội đồng kho học cho ý kiến đánh giá và xếp loại. Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác
- “ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non” TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Ngọc Trâm, Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết ( Đồng chủ biên) Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 2. Bộ giáo dục và đào tạo, Chương trình giáo dục mầm non, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 3.Vụ giáo dục mầm non, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kỳ II ( 2004- 2007) Quyển một, Nhà xuất bản Hà Nội. 4. Tuyển chọn phát triển thể chất cho trẻ mầm non. 5. Sổ tay mầm non 66 hoạt động phát triển tinh thần tập thể.
- “ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non” Giáo viên tự làm đồ dùng phát triển vận động Trẻ vận động leo núi ở vách đá
- “ Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên đề phát triển vận động tại trường mầm non” Trẻ tham gia chơi thang leo ở khu vận động
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1803 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sử dụng các trò chơi học tập nhằm phát triển các thao tác tư duy cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá về môi trường xã hội ở trường Mầm non
27 p | 1165 | 104
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển vận động cho trẻ nhà trẻ ở trường Mầm non
24 p | 519 | 76
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, giáo dục tại trường mầm non
34 p | 83 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 28 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt môn âm nhạc tại lớp Mầm 3 trường Mầm non Cư Pang theo hướng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
29 p | 92 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em mầm non
36 p | 32 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 60 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 19 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 11 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn