1.1. Cơ sở lí luận
Con người là một thực thể sống, nhưng sự sống không thể tồn tại được nếu
con người không ăn uống. Tất cả chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng của việc
ăn uống. Đây là nhu cầu hàng ngày, một nhu cầu cấp bách, bức thiết không thể
không có, không chỉ là giải quyết chống lại cảm giác đói. Ăn uống để cung cấp
năng lượng cho cơ thể hoạt động cung cấp các axit amin, vitamin, chất khoáng
là những chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, duy trì các tế bào, tổ chức.
Dinh dưỡng đối với con người là vô cùng quan trọng. Một cơ thể khỏe mạnh là
một cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu thiếu hoặc thừa các chất
dinh dưỡng nói trên đều có thể gây bệnh hoặc ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe.
Hiện nay trong thời kỳ của nền kinh tế thị trường, các vấn đề nảy sinh do
chế độ dinh dưỡng không đầy đủ và không hợp lý vẫn còn là điều phải quan tâm
xem xét. Chúng ta biết rằng tình trạng dinh dưỡng tốt của mọi người phụ thuộc
vào khẩu phần dinh dưỡng thích hợp, việc chăm sóc sức khỏe đầy đủ, có môi
trường sống hợp vệ sinh kiến thức ăn uống khoa học của mỗi người, các thói
quen và tập quán ăn uống của địa phương. Muốn khỏe mạnh cần ăn uống cho
hợp lí, cơ cấu bữa ăn cho phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với quá trình hoạt động
lao động, … nhằm giúp con người phát triển khỏe mạnh và phòng tránh được
bệnh tật. Trẻ ăn không ngon, phát triển không toàn diện là tình trạng thiếu hoặc
thừa các loại vitamin, năng lượng và các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Biểu hiện của sự phát triển không toàn diện là trẻ em chậm lớn và thường hay
mắc các bệnh truyền nhiễm, nhiễm khuẩn, đường hô hấp dẫn đến trẻ bị giảm khả
năng học tập.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Trong những năm vừa qua, trường mầm non nơi tôi công tác đã có những
bước phát triển đáng kể trong công tác nuôi dạy trẻ. Các cô nuôi không ngừng
nâng cao chuyên môn cũng như tay nghề để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tốt
nhất cho các cháu. Thực đơn ăn uống cũng được thay đổi phù hợp theo mùa,
theo tuần và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Tuy nhiên, khi dự giờ
ăn trên lớp của trẻ, tôi nhận thấy số trẻ ăn không hết suất vẫn còn nhiều. Đa số
trẻ không thích ăn thịt, ăn rau, các chất tanh hay các món ăn có mùi lạ, các món
súp hay các món ăn có hành, rau thơm.