4
I. Đặt vấn đề
1. Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến:
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới thế hệ trẻ đã từng nói: “Trẻ em như búp
trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Đây cũng là quan niệm của dân tộc
ta về GD, chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ thơ. Chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm,
là tình thương và hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, trẻ mầm
non là những trẻ đang trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, tạo ra những
con người có năng lực, phát triển toàn diện không chỉ năng lực và phẩm chất đạo đức
mà còn có sức khoẻ tốt để sẵn sàng phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước,
phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Trong chiến lược phát triển GD giai đoạn hiện
nay đã nhấn mạnh đến chất lượng GD toàn diện, trong đó phát triển thể chất được đặt
ra trong mối quan hệ tổng thể với các mặt phát triển khác của con người. Cơ thể trẻ em
lứa tuổi MN đang phát triển rất nhanh về thể chất và tinh thần, đặc biệt trong thời kỳ
bào thai và 5 năm đầu của cuộc đời, do vậy nhu cầu dinh dưỡng của trẻ rất cao. Ở giai
đoạn này cơ thể của trẻ còn non yếu về chức năng các bộ phận cơ thể, nhất là chức năng
tiêu hoá, là giai đoạn thích ứng với môi trường, nhạy cảm với bệnh tật và cũng là giai
đoạn tiền đề cho đảm bảo sức khoẻ và phát triển trí tuệ sau này, tác động trực tiếp vào
sự phát triển toàn diện của trẻ.
Luật giáo dục năm 2019 xác định rõ mục tiêu giáo dục mầm non: “là phát triển
toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của
nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một”. Về phương pháp giáo dục mầm non có
đề cập: “Giáo dục mẫu giáo phải tạo điều kiện cho trẻ em được vui chơi, trải nghiệm, tìm
tòi, khám phá môi trường xung quanh bằng nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú
của trẻ em”. Để trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh ngay từ những năm tháng đầu đời cần
phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.