Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh nhanh thuộc các bài học thuộc lòng trong phân môn tập đọc
lượt xem 59
download
Tập đọc là một phân môn quan trọng có một ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học. Nó trở thành một đòi hòi cơ bản đầu tiên với một người đi học. "Đọc" giúp trẻ chiếm lĩnh được ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để các em học tập các môn học khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh nhanh thuộc các bài học thuộc lòng trong phân môn tập đọc
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh nhanh thuộc các bài học thuộc lòng trong phân môn tập đọc lớp
- I - Lý do chọn đề tài: 1. Nhận thức : Ở lứa tuổi học sinh tiểu học (trẻ từ 6 - 11 - 12 tuổi, sự học, việc học của các em không thể thoát li khỏi người thầy (cô). Cô giáo tiểu học giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục học sinh tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đâù cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở ? Theo quy định có tính nguyên tắc như "Học sinh là nhân vật trung tâm trong giờ học tập vui chơi, rèn luyện (ở trên lớp và ngoài giờ lên lớp) hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên. Phát huy tính chủ động tích cực của từng học sinh, của tập thể học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục".
- Phương pháp dạy học phụ thuộc vào nội dung cụ thể của bài học, tiết học dành cho học sinh. Ví dụ. Dạy Toán khác với dạy Tập đọc hoặc dạy Tự nhiên xã hội. Trong dạy Toán thì tiết dạy về kiến thức mới khác với tiết luyện tập để hình thành một loại kỹ năng cụ thể nào đó. Bản thân tôi chỉ dám mạnh dạn nêu một số kinh nghiệm về tiết dạy bộ môn Tập đọc trong đó là Tập đọc - Học thuộc lòng. 2. Đặc thù của tiết học thuộc lòng trong phân môn Tập đọc: Tập đọc là một phân môn quan trọng có một ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học. Nó trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên với một người đi học. "Đọc" giúp trẻ chiếm lĩnh được ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để các em học tập các môn học khác. Giáo viên dạy tiết Tập đọc phải dựa trên cơ sở của ngôn ngữ học vì nó liên quan mật thiết với một số vấn đề như : chính âm, chính tả, chữ viết, ngữ điệu : vấn đề nghĩa của từ, của câu, đoạn, bài (thuộc từ vựng học, ngữ nghĩa học) vấn đề về dấu câu, các kiểu câu ... (thuộc ngữ pháp học) và những kiến thức về phong cách học (văn bản được đọc thuộc dạng phong cách nào).
- Trong quá trình dạy Tập đọc, giáo viên phải so sánh phân biệt để học sinh đọc đúng cụ thể như phát âm đúng cả âm lẫn thanh, phân biệt dấu hỏi - ngã. Các cặp phụ âm đầu như : ch/tr ; s/x ; l/n ; v/d ... các cặp phụ âm cuối : n/t ; ng/c ... Đọc đúng còn là đúng về ý nghĩa, nội dung của từ, của câu, của đoạn. Việc nắm được ý nghĩa của từ, câu, đoạn bài còn giúp cho cách đọc đúng không khô khan, người dạy phải tạo được sự cộng hưởng cảm xúc giữa học sinh và tác phẩm. Giọng đọc mỗi câu, mỗi đoạn, mỗi bài mang một sắc thái riêng. Định ra giọng đọc là kết quả của quá trình tìm hiểu và cảm thụ bài. Bên cạnh đó những hiểu biết về ngữ pháp cũng giúp người giáo viên dạy tốt phân môn Tập đọc. Ví dụ như những quy định ngắt nghỉ hơi theo dấu câu : dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy ... cách đọc, tốc độ đọc các kiểu câu. Thông thường kết thúc câu hỏi phải lên giọng. Nhưng kết thúc câu kể phải hạ giọng. Các câu đơn đặc biệt tốc độ đọc nhanh vì lượng thông tin nhiều dồn nén. Với câu dài, đọc tốc độ giãn ra làm cho người đọc, người nghe có thời gian để suy nghĩ. Đọc một đoạn văn có nhiều câu đơn, nhịp sẽ dồn dập, khác nhịp điệu chậm rãi trong đoạn tả cảnh.
- Thực tế, học sinh khó tự mình có thể đọc đúng, đọc diễn cảm được. Vì vậy giáo viên phải là người dẫn dắt học sinh tiếp xúc với tác phẩm hướng dẫn, gợi ý và làm mẫu cho các em. Không phải lúc nào cũng ngắt giọng khi chấm câu, xuống dòng. Việc nhấn giọng ngắt giọng còn tuỳ theo cảm xúc nội tại củabài văn. Có khi đọc liền khi ý hai câu thơ liên quan với nhau hay đọc vắt sang dòng sau : Việc dạy tập đọc không thể không dựa trên lý thuyết về văn bản, những tiêu chuẩn để phân tích, đánh giá một bài đọc, nói chung cũng như lý thuyết để phân tích đánh giá các tác phẩm văn chương nói riêng. Việc hình thành kỹ năng đọc đúng, đọc hiểu, đọc diễn cảm cho học sinh phải dựa trên những tiêu chuẩn đánh giá một văn bản, tính chính xác và tính thẩm mỹ dựa trên những đặc điểm về các kiểu ngôn ngữ, các phong cách chức năng, các thể loại và các đặc điểm về thể loại của tác phẩm văn chương dùng làm ngữ điệu đọc ở Tiểu học. Chẳng hạn để dạy học sinh đọc thơ có kết quả, giáo viên cần nắm những nét đặc trưng của thơ, dòng thơ, nhịp thơ, thể thơ, văn thơ. Giáo viên cần lưu ý khai thác các đặc điểm riêng của các thể thơ để dạy học sinh có kết quả cao. Ví dụ: Ở bài "Mẹ" TV2 tập 1.
- Lặng rồi / cả tiếng con ve // Con ve cũng mệt / vì hè nắng oi // Nhà em / vẫn tiếng ạ ơi // Kẽo cà tiếng võng / mẹ ngồi mẹ ru // Đoạn thơ tha thiết tình cảm của mẹ với con. Mẹ thương yêu, dồn tình thương, hy sinh giấc ngủ, mặc cho nóng bực, khó chịu để ru cho con ngủ. Mẹ cần mẫn, tần tảo và mẹ thật cao quý trong tâm hồn trẻ thơ. Mẹ là "ngọn gió của con suốt đời". Với những bài Tập đọc là truyện ngụ ngôn truyền thuyết, giáo viên cần khai thác chức năng giáo dục cho học sinh ví dụ bài tập đọc "Câu chuyện bó đũa" cần hướng dẫn học sinh đọc đúng ngữ điệu qua cuộc đối thoại giữa ông già và bốn người con, chú ý lời căn dặn cuối bài đọc với giọng khuyên dăn, dứt khoát, dõng dạc. Nhấn mạnh ở các từ ngữ như "hợp quần", "đùm bọc" để khắc sâu cho học sinh giá trị giáo dục của truyện. Với những bài tập đọc như thế có thể cho học sinh sắm vai để đọc, các em sẽ hoà mình vào tác phẩm và thể hiện tốt hơn. Riêng với những bài học thuộc lòng, văn bản để lưu giữ lại những tri thức là việc làm rất cần thiết ở bậc Tiểu học. Những tri thức được lưu giữ lại trong
- chương trình là những bài văn; bài thơ có giá trị; nên học thuộc lòng sẽ giúp cho các em tích luỹ văn chương bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh và gây hứng thú đối với môn học. Trong thực tiễn dạy môn Tiếng việt ở bậc Tiểu học, dạy học thuộc lòng không được coi là phân môn riêng biệt mà chỉ được coi như là một yêu cầu, một bài tập đặc biệt của giờ Tập đọc và được gọi chung là phân môn Tập đọc - Học thuộc lòng. Từ đó cách dạy Tập đọc và Học thuộc lòng na ná như nhau, không tạo được nét đặc thù riêng biệt cho mỗi loại hình do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu cơ bản cần thiết của giờ HTL. Mà theo nhận thức của tôi, giờ HTL ngoài mục đích lưu giữ những tri thức cần thiết thì trên hết nhằm rèn luyện trí nhớ hình thành phương pháp ghi nhớ cho học sinh. Do vậy, mỗi tiết học thuộc lòng, người giáo viên sau khi giúp học sinh hiểu bài, đọc được bài, cần giúp học sinh chỉ ra được những dấu hiệu để ghi nhớ bài một cách nhanh nhất. Những dấu hiệu chung nhất ở bài học thuộc lòng gồm : các ý của bài, thể loại thơ, điệp từ, điệp ngữ, cách gieo vần, mối liên kết giữa câu thơ, khổ thơ và có thể cả những dấu hiệu ghi nhớ máy móc nhưng có tác dụng giúp học sinh tái hiện được văn bản. Thời gian luyện đọc trong tiết Tập đọc được thay bằng thời gian luyện khả năng ghi nhớ của học sinh trong tiết HTL, dưới hình thức hỏi đáp hoặc tổ
- chức trò chơi. Mỗi câu trả lời đúng của học sinh ở phần này phải được giáo viên kịp thời khen và cho điểm để học sinh phấn khởi. Khuyến khích học sinh nói lên cách ghi nhớ của mình giúp học sinh khác học như vậy. Kết thúc tiết học 100% học sinh thuộc một đoạn hoặc một số nhóm câu, một số học sinh thuộc cả bài tại lớp. Với cách dạy Học thuộc lòng như vậy, sẽ hình thành được cho học sinh phương pháp ghi nhớ khoa học mà sau này học lên cấp trên không ai giúp các em những điều như vậy. Minh hoạ qua bài dạy ở lớp 2. Bài Chú bé liên lạc Giáo viên nêu xuất xứ bài thơ : bài thơ ca ngợi hình ảnh một thiếu nhi dũng cảm trong khi làm nhiệm vụ cách mạng, hình ảnh thiếu nhi rất đáng yêu và hồn nhiên. Bài thơ của nhà thơ Tố Hữu viết theo thể thơ tự do, 4 chữ. 4 dòng thơ đầu là những nét tả hình dáng của chú bé liên lạc thật đáng yêu, thật nhỏ bé, thật vui tươi hồn nhiên nhí nhảnh, nhanh nhẹn :
- Chú bé / liên lạc Cái xắc / xinh xinh Cái chân / thoăn thoắt Cái đầu / nghênh nghênh 4 dòng thơ tiếp tác giả tả được phong cách hồn nhiên, trẻ trung của một thiếu nhi đang ở tuổi chơi, tuổi ăn, tuổi lớn. Ca nô / đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con / chim chích Nhảy trên đường vàng ... Ta thấy hành ảnh một em bé đáng yêu, đáng quý biết bao. Chú ý đọc vắt dòng ở 4 câu thơ của khổ thơ 2. Sang khổ thơ 3, hình ảnh chú bé rất gan dạ. Bất chấp sự gian khổ, khó khăn, sẵn sàng hy sinh vì nhiệm vụ cao cả mà tổ chức giao cho.
- Coi thường hiểm nguy, bất chấp hy sinh đó chính là phẩm chất vô cùng cao quý của những chiến sĩ cách mạng. Những con người vô cùng giàu lòng yêu nước. Những con người họ luôn biết đặt tình yêu đất nước, yêu tổ quốc lên trên cả cuộc sống của mình. Vụt qua / mặt trận Đạn bay / vèo vèo Thư đề / thượng khẩn Sợ chi hiểm nghèo ? Có những lúc hình ảnh chú bé liên lạc lại thật bình thản, gần gũi biết bao khi bước trên những con đường quê quen thuộc, với những ruộng lúa đang trổ bông, với những bộ trang phục, chiếc mũ ca lô, chú bé liên lạc lại vui vẻ, say mê với công việc mà cách mạng giao cho. "Đường quê vắng vẻ Lúa trổ đòng đòng Ca lô chú bé Nhấp nhô trên đồng"
- Qua bài học thuộc lòng, giống như một bài văn tả hình dáng tích cách của em Thiếu nhi dũng cảm, bài văn còn giáo dục cho học sinh thấy : hình ảnh đẹp đẽ, cao quý của con người biết đặt quyền lợi tổ quốc, dân tộc lên trên quyền lợi cá nhân. Sau khi chia bài học thuộc lòng thành các khổ thơ, nêu ý nghĩa của từng khổ thơ, giúp các em dễ nhớ, nhớ có thứ tự và nhanh thuộc lòng bài thơ. Trên đây là một số ý kiến của bản thân tôi qua quá trình thực tế làm nhiệm vụ giảng dạy ở lớp 2. Đây mới chỉ là ý kiến của cá nhân tôi, mong được sự giúp đỡ và muốn được học tập nhiều hơn nữa từ các đồng nghiệp để vốn kinh nghiệm của tôi ngày càng được nhiều thêm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm học sinh lớp 5
14 p | 2597 | 686
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn học vần cho học sinh lớp 1 trường tiểu học Mỹ Phước D
50 p | 2701 | 408
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt môn tập làm văn
10 p | 2126 | 376
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
11 p | 1177 | 281
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đầu cấp
28 p | 780 | 213
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm
24 p | 578 | 119
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt môn học vấn
27 p | 773 | 114
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy và học môn Tiếng Việt lớp 2 phân môn kể chuyện
20 p | 591 | 112
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2 trong phân môn Tiếng Việt
11 p | 600 | 100
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài kĩ năng trong công tác chủ nhiệm lớp 7
14 p | 445 | 81
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên khối 1 nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng Việt
15 p | 616 | 74
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giải bài toán BĐT
25 p | 310 | 70
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn Sinh học lớp 7
17 p | 385 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kỹ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
13 p | 361 | 66
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh tiểu học
18 p | 701 | 60
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật
23 p | 365 | 59
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp giải phương trình mũ – phương trình Logarit
29 p | 353 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số sai lầm thường gặp của học sinh khi giải phương trình lượng giác cơ bản
13 p | 306 | 29
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn