5<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài:<br />
Bước vào giai đoạn mới của cách mạng, giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp công<br />
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; và, để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, đòi hỏi<br />
sự nghiệp giáo dục Việt Nam cũng ngày càng phát triển. Để phát triển giáo dục<br />
trước hết phải nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó đổi mới phương pháp dạy và<br />
phương pháp học là một trong những con đường quan trọng và công cụ thiết yếu.<br />
Bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống được sử dụng ở các nhà trường<br />
trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT), có nhiều trường đã và<br />
đang kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học tích cực.<br />
Môn Sinh học và Công nghệ (SH & CN) là một trong những môn học quan<br />
trọng trong hệ thống kiến thức của học sinh phổ thông, và là môn học đặc thù có thể<br />
sử dụng kết hợp các phương pháp để nâng cao chất lượng dạy của giáo viên và chất<br />
lượng học của học sinh. Những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Sở Giáo dục và<br />
Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, đội ngũ giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc nội trú<br />
(PTDTNT) Tây Nguyên đã từng bước áp dụng phương pháp dạy học bằng sơ<br />
đồ tư duy (mind map) vào một số môn như Sinh học, Công nghệ, Vật lý..., và<br />
đã thu được những kết quả khả quan. Nhưng vấn đề đặt ra là làm sao giúp học<br />
sinh đang quen với cách dạy học theo phương pháp truyền thống, chuyển sang<br />
học theo phương pháp sử dụng bản đồ tư duy một cách hiệu quả nhất ? Giáo<br />
viên cần lựa chọn các phương pháp nào để khi phối hợp các phương pháp với<br />
nhau sẽ tạo được hiệu quả cao ?<br />
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài Phối hợp sử dụng sơ đồ tư duy với hoạt<br />
động nhóm, thảo luận và rèn luyện kỹ năng báo cáo của cá nhân trong dạy,<br />
học môn SH & CN sẽ góp phần tham gia giải đáp các câu hỏi trên, và có ý<br />
nghĩa cấp thiết đối với Trường PTDTNT Tây Nguyên.<br />
2. Mục đích nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu đề xuất nội dung biện pháp sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD) kết hợp<br />
với các hoạt động nhóm, thảo luận, rèn luyện kỹ năng báo cáo của cá nhân, góp<br />
phần chuyển tiếp từ phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học<br />
<br />
6<br />
tích cực, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn SH & CN ở Trường<br />
PTDTNT Tây Nguyên.<br />
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:<br />
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng sử dụng SĐTD kết hợp hoạt động<br />
nhóm, thảo luận, rèn luyện kỹ năng báo cáo của cá nhân trong dạy, học môn SH &<br />
CN ở Trường PTDTNT Tây Nguyên.<br />
- Đề xuất và trình bày nội dung biện pháp sử dụng SĐTD kết hợp hoạt động<br />
nhóm, thảo luận, rèn luyện kỹ năng báo cáo của cá nhân trong dạy và học môn SH<br />
& CN ở Trường PTDTNT Tây Nguyên<br />
4. Đối tƣợng nghiên cứu:<br />
Hoạt động dạy, học môn SH & CN của Trường THCS và THPT.<br />
5. Phạm vi nghiên cứu:<br />
Hoạt động dạy học môn Sinh học khối THCS và THPT, môn Công nghệ khối<br />
lớp 10, sử dụng SĐTD kết hợp hoạt động nhóm, thảo luận và rèn luyện kỹ năng báo<br />
cáo của cá nhân ở Trường PTDTNT Tây Nguyên.<br />
6. Phƣơng pháp nghiên cứu:<br />
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí<br />
Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; sáng kiến được nghiên cứu và vận<br />
dụng các phương pháp lô-gic, phân tích-tổng hợp, thống kê, so sánh và phương<br />
pháp chuyên gia.<br />
7. Đóng góp khoa học:<br />
Kết quả sáng kiến giúp giáo viên và học sinh chuyển từ phương pháp học<br />
truyền thống sang phương pháp dạy học bằng SĐTD kết hợp với phương pháp<br />
lấy học sinh làm trung tâm; rèn luyện cho học sinh kỹ năng thuyết trình và tự<br />
nghiên cứu một cách hiệu quả. Có thể áp dụng đối với lớp có chất lượng học<br />
sinh không đồng đều, áp dụng được cho nhiều môn học.<br />
Sáng kiến có thể được các trường THCS và THPT khác nghiên cứu và vận<br />
dụng phù hợp trong dạy học các đối tượng tương ứng.<br />
8. Kết cấu của đề tài (sáng kiến):<br />
Gồm mở đầu, hai phần, kết luận, tài liệu tham khảo.<br />
<br />
7<br />
Phần 1<br />
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TRẠNG PHỐI HỢP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ<br />
TƢ DUY VỚI HOẠT ĐỘNG NHÓM, THẢO LUẬN, RÈN LUYỆN KỸ<br />
NĂNG BÁO CÁO CỦA CÁ NHÂN TRONG DẠY, HỌC MÔN SINH<br />
HỌC-CÔNG NGHỆ Ở TRƢỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TÂY NGUYÊN<br />
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng sơ đồ tƣ duy trong dạy<br />
học ở bậc phổ thông cơ sở và phổ thông trung học<br />
Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý<br />
tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức… bằng cách kết hợp<br />
việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy<br />
tích cực. Tác giả của SĐTD là Tony Buzan, ông là người đã thúc đẩy làn sóng<br />
cách mạng học tập bùng nổ tại nhiều nước trên thế giới và khu vực, trong đó<br />
có Việt Nam. Có thể nói, SĐTD là con đường dẫn học sinh đến với phương<br />
pháp “học cách học”.<br />
Ở Việt Nam, từ năm 2010, phương pháp dạy học tích cực bằng SĐTD đã<br />
được triển khai thí điểm tại 355 trường trên toàn quốc. Trong dịp hè 2011, để<br />
chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc tiến hành giảm tải nội dung dạy học<br />
ở các nhà trường bậc phổ thông từ năm học 2011 -2012, phương pháp dạy học<br />
bằng SĐTD là 1 trong 5 chuyên đề dạy học tích cực đã được tập huấn cho hơn<br />
4.000 giáo viên cốt cán bậc THCS cả nước. Đây là một trong những phương<br />
án nhận được nhiều sự ủng hộ của học sinh cũng như cán bộ trong ngành giáo<br />
dục, đặc biệt là đội ngũ giáo viên.<br />
Tuy nhiên, việc chuyển đổi các dòng chữ dài và đơn điệu trong sách giáo<br />
khoa thành các bài học với những hình vẽ, đường cong sinh động và dễ hiểu<br />
không phải là vấn đề dễ dàng đối với giáo viên và học sinh hiện nay. Việc<br />
thay đổi cách nghĩ, cách học đối với các em học sinh là người dân tộc thiểu<br />
số, những học sinh cá biệt, hay các lớp học mà học sinh có mặt bằng nhận<br />
thức không đồng đều, lại càng khó khăn và phức tạp hơn. Bởi vì, từ lâu các<br />
em đã quen với việc chỉ cần ghi chép các nội dung mà thầy, cô truyền đạt, khi<br />
<br />
8<br />
về nhà chỉ cần học thuộc lòng bài cũ, không cần hiểu sâu hay áp dụng vào<br />
thực tế, tất cả những điều đó đã ăn mòn trong cách học của các em bấy lâu<br />
nay, do vậy, việc vận dụng phương pháp SĐTD lại càng trở nên gian nan đối<br />
với giáo viên.<br />
Từ những vấn đề lý luận nêu trên, có thể khẳng định SĐTD là một công<br />
cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập. Bằng phương pháp này, giáo viên và<br />
học sinh có thể trình bày ý tưởng và nội dung bài học một cách rõ ràng, sáng<br />
tạo, thông tin được tóm tắt cô đọng, đưa ra được nhiều ý tưởng mới… Trong<br />
đó, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, tổ chức, nhận xét, bổ sung và đánh giá<br />
trong tiết học; học sinh không phải ghi chép nhiều, thời gian của tiết học được<br />
dùng để thảo luận nghiên cứu và báo cáo; đồng thời học sinh được rèn luyện<br />
nhiều kỹ năng, tự tin viết và báo cáo trước tập thể, qua đó giúp các em vượt qua<br />
rào cản tự ti và dám thể hiện chính bản thân mình trước thầy, cô và các bạn<br />
trong lớp…<br />
Trong thực tế, qua thực hiện việc giảng dạy bằng phương pháp SĐTD<br />
trong một thời gian, có một số tác giả đã nghiên cứu và công bố các công<br />
trình nghiên cứu của mình trên lĩnh vực áp dụng SĐTD vào việc dạy và học,<br />
nhưng vấn đề đặt ra ở đây là người giáo viên phải làm gì để giúp các em làm<br />
quen với phương pháp học bằng SĐTD ? Làm sao phát huy được khả năng<br />
sáng tạo, tư duy logic giúp các em biết cách hoạt động nhóm, hoạt động cá<br />
nhân cho hiệu quả? Làm sao để học sinh thiết kế được SĐTD, biết cách báo<br />
cáo và trình bày ý tưởng của mình trước tập thể?<br />
Trong bối cảnh và thực trạng như vậy, là một giáo viên có nhiều năm<br />
thâm niên giảng dạy học sinh THCS và THPT, đã từng thử nghiệm phương<br />
pháp dạy học theo SĐTD, tôi nhận thấy việc đưa ra những giải pháp nhằm<br />
giúp thầy và trò chuyển đổi cách học từ phương pháp cũ sang phương pháp<br />
mới tích cực, phối hợp các phương pháp dạy học tích cực với nhau để tạo hiệu<br />
quả cao trong tiết học là rất cần thiết.<br />
<br />
9<br />
1.2. Thực trạng sử dụng phƣơng pháp sơ đồ tƣ duy với hoạt động<br />
nhóm, thảo luận, rèn luyện kỹ năng báo cáo của cá nhân ở Trƣờng Phổ<br />
thông Dân tộc nội trú Tây Nguyên<br />
Được thành lập từ năm 2004, Trường PTDTNT Tây Nguyên luôn nhận<br />
được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo như Học viện Khoa học Quân sự - Bộ<br />
Quốc phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk... Nhà trường có một cơ<br />
sở dạy và học đáp ứng được nhu cầu của một trường nội trú, việc tiến hành<br />
sáng kiến kinh nghiệm này có những thuận lợi đáng kể.<br />
Học sinh của Trường có hai loại đối tượng: học sinh nội trú và học sinh<br />
bán trú. Học sinh nội trú được học 3 buổi trong ngày nên việc tìm hiểu hoàn<br />
cảnh, nắm bắt được khả năng tiếp thu bài của học sinh cũng như phát hiện ra<br />
những học sinh có năng khiếu rất thuận tiện. Các em có thời gian tự học bài<br />
vào buổi tối trên lớp nên việc chuẩn bị bài mới luôn đảm bảo. Bên cạnh đó<br />
Ban Giám hiệu luôn quan tâm, chỉ đạo kịp thời nên giáo viên có những ý<br />
tưởng mới hay những biện pháp dạy học mới mang tính sáng tạo sẽ được ủng<br />
hộ và triển khai vào thực tế.<br />
Bên cạnh những thuận lợi nói trên, khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm<br />
này tôi cũng gặp không ít những khó khăn ví dụ như phòng thí nghiệm và đồ<br />
dùng dạy học của môn Sinh học và môn Công nghệ còn thiếu thốn; học sinh<br />
là con em đồng bào dân tộc ít người, hay những học sinh cá biệt ở trường<br />
khác chuyển tới; mặt bằng kiến thức không đồng đều, các em quen với lối học<br />
thụ động; học sinh bán trú chỉ học hai buổi trong ngày, các em tự học ở nhà<br />
vào buổi tối nên giáo viên khó kiểm tra được việc tự học của các em; phần lớn<br />
gia đình phụ huynh học sinh ở xa Trường, có một số ít gia đình việc quan tâm<br />
tới con cái gửi học nội trú chưa được thường xuyên… Chính những khó khăn<br />
trên đã khiến tập thể giáo viên của Trường luôn mong muốn tìm ra biện pháp<br />
tốt nhất để giúp các em bù lấp những khoảng trống kiến thức ở lớp dưới, hỗ<br />
trợ để các em tiếp thu tốt chương trình đang học, từng bước nâng cao chất<br />
lượng đào tạo của Trường.<br />
<br />