intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức quản lý và động viên học sinh học trực tuyến có hiệu quả ở trường THPT Nghi Lộc 4

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

28
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Kinh nghiệm tổ chức quản lý và động viên học sinh học trực tuyến có hiệu quả ở trường THPT Nghi Lộc 4" nhằm lý luận và thực tiễn thực trạng dạy học hiện nay ở trường THPT Nghi Lộc 4, đề ra một số kinh nghiệm tổ chức quản lý và động viên học sinh học trực tuyến có hiệu quả trong bối cảnh dịch bệnh ở trường THPT Nghi Lộc 4, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, hình thành và phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức quản lý và động viên học sinh học trực tuyến có hiệu quả ở trường THPT Nghi Lộc 4

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 4 ------ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: KINH NGHIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÍ VÀ ĐỘNG VIÊN HỌC SINH HỌC TRỰC TUYẾN CÓ HIỆU QUẢ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19 Ở TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 4 Lĩnh vực: Quản lý Người thực hiện: 1. Bùi Thị Hồng Nguyên – GV môn Địa lí 2. Nguyễn Thị Huyền – GV môn GDCD 3. Phạm Hồng Trường – GV môn Vật lý Năm học 2021-2022 1
  2. MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 2 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 2 6. Tính mới và kết quả đạt được của đề tài ............................................................ 3 Phần II. NỘI DUNG.................................................................................................. 4 1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 4 1.1. Khái niệm dạy học trực tuyến ...................................................................... 4 1.2. Các hình thức dạy học trực tuyến ..................................................................... 4 1. 3. Nguyên tắc tổ chức dạy học trực tuyến............................................................. 5 2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 6 2.1. Bối cảnh dạy học hiện nay ........................................................................... 6 2.2. Sự cần thiết phải dạy học trực tuyến ........................................................... 6 2.3 Thực trạng dạy học trực tuyến ở trường THPT Nghi Lộc 4. ........................ 8 2.4. Điều kiện cần thiết để dạy học trực tuyến ................................................. 10 3. Kinh nghiệm tổ chức quản lí và động viên học sinh học trực tuyến có hiệu quả trong bối cảnh dịch covid 19 ở trường THPT Nghi Lộc 4 .................................. 12 3.1. Kinh nghiệm trong tổ chức quản lý dạy học trực tuyến của admin nhà trường ................................................................................................................ 12 3.2. Kinh nghiệm của giáo viên bộ môn trong tổ chức dạy học trực tuyến ...... 15 3.2.3. Các giải pháp tổ chức và động viên học sinh học trực tuyến có hiệu quả trong bối cảnh dịch Covid-19 ở trường THPT Nghi Lộc 4 ....................................................... 16 3.3. Kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lí và động viên học sinh học trực tuyến có hiệu quả. ....................................................................... 20 4. Hiệu quả của đề tài ........................................................................................... 25 5. Bài học kinh nghiệm ........................................................................................ 27 6. Hướng phát triển đề tài .................................................................................... 28 Phần III. KẾT LUẬN .............................................................................................. 29 1. Kết luận.............................................................................................................. 29 2
  3. 2. Kiến nghị............................................................................................................ 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 30 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 31 3
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BGH : Ban giám hiệu CNTT : Công nghệ thông tin DHTT : Dạy học trực tuyến GD & ĐT : Giáo dục và đào tạo GVCN : Giáo viên chủ nhiệm GVBM : Giáo viên bộ môn GV : Giáo viên HS : Học sinh KTĐG : Kiểm tra đánh giá PPDH : Phương pháp dạy học PCCM: Phân công chuyên môn THPT : Trung học phổ thông 4
  5. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Việc dạy và học trong vài năm trở lại đây, là vấn đề mà được mọi người, mọi ngành và toàn xã hội quan tâm nhất, không phải là vấn đề thay đổi liên quan đến chương trình hay là một vấn đề gì khác mà đó chính là dạy học trong thời kì Covit. Trong bối cảnh mới, đòi hỏi người dạy không những đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học mà còn phải thay đổi hình thức dạy từ đó người học cũng phải đổi mới cách học. Lâu nay, tại các trường học chủ yếu sử dụng hình thức dạy học truyền thống, là giáo viên dạy trực tiếp trên lớp, học sinh đến học tại lớp, nhưng trong bối cảnh, tình hình hiện nay, mọi hình thức, phương pháp và cách thức đều phải thay đổi cho phù hợp với diễn biến của thực tiễn. Trong đó dạy học trực tuyến là một hình thức rất có hiệu quả. Dạy học trực tuyến là hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, giúp các cơ sở giáo dục nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy ... Trong giai đoạn hiện nay, việc dạy và học đặc biệt là việc tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với cấp trung học phổ thông trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Các địa phương và các nhà trường đã có những kinh nghiệm được đúc kết trong hai năm qua, đặc biệt là đã có đầy đủ những căn cứ pháp lí để xây dựng và tổ chức dạy học một cách linh hoạt nhằm mục tiêu kép: không chỉ thích ứng với diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19 mà còn đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong giáo dục, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Hiện nay, trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, đối với các nhà trường, dạy học trực tuyến là giải pháp hữu hiệu để thực hiện phương châm “Tạm dừng đến trường nhưng không ngừng việc học” đối với học sinh các cấp học, giúp các em củng cố kiến thức cơ bản, đặc biệt là học sinh cuối cấp, chuẩn bị bước vào kỳ thi. Từ năm học 2019- 2020 cho đến năm học này và có thể những năm học tiếp theo ngoài tình hình dịch bệnh còn có những diễn biến khó lường khác như thiên tai, hỏa hoạn ….thì ngành giáo dục không còn bị động. Để việc dạy học trực tuyến là vấn đề các nhà trường, các địa phương, các bậc phụ huynh luôn quan tâm và lo lắng làm sao để có kết quả tốt nhất, gia đình yên tâm về sức khỏe, tâm lí… cho con em mình. Việc dạy và học trực tuyến không những hỗ trợ dạy học khi học sinh không đến trường và một số học sinh vì nhiều lý do khác để tận dụng các thời gian thuận lợi và được giáo viên hỗ trợ thêm kiến thức bất cứ thời gian, không gian và hoàn cảnh nào. Là giáo viên tại trường THPT Nghi Lộc 4, trong 2 năm học qua bản thân và đồng nghiệp đã cùng với nhà trường đã vượt qua khó khăn trong dạy học trực tuyến hoàn thành chương trình học tập trong điều kiện dịch bệnh phức 1
  6. tạp. Trong khó khăn đã vượt qua chúng tôi đã rút ra cho bản thân nhiều kinh nghiệm trong dạy học trực tuyến và đã mang lại hiệu quả. Vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài sáng kiến “Kinh nghiệm tổ chức quản lý và động viên học sinh học trực tuyến có hiệu quả trong bối cảnh dịch covid 19 ở trường THPT Nghi Lộc 4” 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Từ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn thực trạng dạy học hiện nay ở trường THPT Nghi Lộc 4, đề ra một số kinh nghiệm tổ chức quản lý và động viên học sinh học trực tuyến có hiệu quả trong bối cảnh dịch covid 19 ở trường THPT Nghi Lộc 4, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, hình thành và phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy học trực tuyến. - Phân tích các điều kiện, thực trạng dạy học trực tuyến ở trường THPT Nghi lộc 4 - Đề xuất các kinh nghiệm và các biện pháp tổ chức quản lý và động viên học sinh học trực tuyến có hiệu quả trong bối cảnh dịch covid 19 ở trường THPT Nghi Lộc 4 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Việc dạy học trực tuyến ở trường THPT Nghi Lộc 4. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về dạy học trực tuyến, thực trạng dạy học trực tuyến và đề xuất kinh nghiệm, các biện pháp tổ chức quản lý và động viên học sinh học trực tuyến có hiệu quả trong bối cảnh dịch covid 19 - Về không gian: Trường THPT Nghi Lộc 4. - Về thời gian: năm học 2019- 2020, 2020 – 2021, 2021 – 2022. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết chủ yếu là: Phân tích và tổng hợp lý thuyết, phân loại và tổng hợp tài liệu. Vận dụng các phương pháp này để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn sau: Phương pháp điều tra, khảo sát; phương pháp thực nghiệm, phương pháp quan sát... Các phương pháp thực hiện để kiểm chứng các 2
  7. thông tin số liệu thu thập được từ các nguồn tài liệu cũng như từ thực tế. Thông qua kết quả thực nghiệm để đưa ra các đề xuất phù hợp với tình hình thực tiễn dạy học trực tuyến ở trường THPT Nghi Lộc 4. 6. Tính mới và kết quả đạt được của đề tài Đề tài không chỉ giúp học sinh hứng thú hơn trong học trực tuyến mà còn giúp các em phát triển năng lực hợp tác, ứng dụng công nghệ thông tin qua các phần mềm dạy học thông qua đó các em nắm vững kiến thức để phục vụ cho các kì thi và ứng dụng công nghệ thông tin vào nghề nghiệp sau này. Đây là đề tài thể hiện việc đã và đang tiếp cận moddun 9 chương trình giáo dục phổ thông 2018 “ Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh THPT” 3
  8. Phần II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm dạy học trực tuyến Theo dự thảo Thông tư ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên của Bộ GD&ĐT ngày 11/08/2020, DHTT là hoạt động dạy học thông qua phần mềm ứng dụng trên môi trường Internet, đảm bảo GV và HS tương tác đồng thời hoặc không đồng thời trong quá trình dạy học. Khái niệm học trực tuyến được dùng như một thuật ngữ chỉ môi trường học tập mà trong đó người học có thể tương tác với môi trường học tập thông qua Internet hoặc các phương tiện truyền thông điện tử khác. Đây là môi trường có khả năng chia sẻ cao, vận hành không phụ thuộc vào không gian, thời gian, tạo điều kiện để mọi người trao đổi, tìm kiếm, học tập một cách dễ dàng. Việc học không chỉ bó hẹp cho HS, sinh viên ở các trường mà dành cho tất cả mọi người, không kể tuổi tác, hoàn cảnh sống… 1.2. Các hình thức dạy học trực tuyến Ngày 11/8/2020, Bộ Giáo dục đưa kế hoạch lên các kênh thông tin để lấy ý kiến góp ý “Dự thảoThông tư ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến giáo dục phổ thông và thường xuyên”. Theo đó, Dự thảoThông tư ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên được xây dựng trong bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước đang ngày một chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục và hướng đến thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Giáo dục và Đào tạo. Khi Việt Nam triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, việc ban hành Thông tư công nhận phương thức dạy học trực tuyến và quy định việc quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên càng có ý nghĩa đặc biệt. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định mục đích của việc dạy học trực tuyến là để mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, đặc biệt là khi các em không thể đến được trường vì những lí do khách quan. Phương thức này còn bổ trợ cho việc dạy học trực tiếp trên lớp, giúp nâng cao hiệu quả công tác dạy học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục và khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên, học sinh. Dạy học trực tuyến cũng tạo cơ hội cho giáo viên, học sinh được chủ động tiếp cận nguồn học liệu hữu ích trên Internet để phục vụ việc giảng dạy và học tập. Thông qua dạy học trực tuyến, cả giáo viên và học sinh được nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. 4
  9. Như vậy, dạy học trực tuyến tạo điền kiện cho học sinh và giáo viên có cơ hội hình thành và phát triển nhiều năng lực như: “Tự chủ và tự học”, “năng lực tin học”, “năng lực công nghệ”, “giải quyết vấn đề và sáng tạo”. Dự thảo Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định có 3 hình thức tổ chức dạy học trực tuyến. Các hình thức Phần mềm hỗ trợ triển khai Cách tiến hành Dạy học trực Youtube, Google Classroom, GV có thể cung cấp tài liệu, tuyến hỗ trợ dạy MS-Teams, Zoom… học liệu, giao nhiệm vụ và học trực tiếp giám sát, hướng dẫn HS tự Ngoài ra kết hợp phần mềm mạng xã học, chuẩn bị cho các hoạt hội: Zalo, Facebook…với phần mềm động dạy học trực tiếp. hỗ trợ cá nhân như Gmail…. Dạy học trực Google Meet, Youtube, Google GV giao cho HS một tuyến thay thế Classroom, số nội dung tự học ở nhà để một phần quá MS-Teams, Zoom… tăng thời gian luyện tập, trình dạy học trực thực hành làm việc nhóm, tiếp Ngoài ra kết hợp phần mềm mạng xã thảo luận khi HS ở trường. hội: Zalo, Facebook…với phần mềm hỗ trợ cá nhân như Gmail…. Dạy học trực Google Meet, Youtube, Google Theo đó, các hoạt tuyến thay thế Classroom, động của tiến trình dạy học hoàn toàn quá MS-Teams, Zoom… được tổ chức thực hiện hoàn trình dạy học trực toàn thông qua môi trường tiếp Ngoài ra kết hợp phần mềm mạng xã Internet. Hình thức này chỉ hội: Zalo, Facebook…với phần mềm áp dụng khi HS không thể hỗ trợ cá nhân như Gmail…. đến trường. 1. 3. Nguyên tắc tổ chức dạy học trực tuyến Dạy học trực tuyến phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1. Đảm bảo thực hiện đúng, có chất lượng, hiệu quả, nội dung dạy học theo quy định; phù hợp với kĩ năng của GV, khả năng lĩnh hội và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của HS. Không tạo ra áp lực đối với giáo viên và HS. Nguyên tắc 2. Việc công nhận kết quả Dạy học trực tuyến phải dựa trên cơ sở đánh giá chính xác, khách quan kết quả học tập của HS và theo các quy định của Bộ GD&ĐT về đánh giá,xếp loại HS. 5
  10. Nguyên tắc 3. Đảm bảo các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống phần mềm, học liệu Dạy học trực tuyến và hướng dẫn sử dụng cho GV và HS. Nguyên tắc 4. Đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành về an toàn thông tin mạng, thông tin cá nhân, sở hữu trí tuệ; các quy định của Bộ GD&ĐT về ứng dụng CNTT trong quản lý, tổ chức dạy học qua Internet và các quy định của pháp luật có liên quan. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Bối cảnh dạy học hiện nay Với sự phát triển của công nghệ 4.0 rất nhiều ứng dụng công nghệ đã góp mặt trong các lĩnh vực đời sống của con người, kể cả giáo dục. Mặt khác, tình hình dịch bệnh COVID – 19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp và làm ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Dạy học trực trong thời đại 4.0 không còn mới trên thế giới nhưng ở Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng và nhất là những vùng khó khăn khi điều kiện sống và học tập của HS chưa bảo đảm thì đây cũng là một hạn chế; nhiều giáo viên, học sinh đang phải đối mặt với sự không an toàn khi dạy học trên Internet. Trường THPT Nghi Lộc 4 nói riêng và các trường trên địa bàn huyện Nghi Lộc nói chung đã đưa ra nhiều giải pháp mang tính đột phá để thực hiện việc dạy học trực tuyến mang lại hiệu quả cao nhất. Học sinh huyện Nghi Lộc có truyền thống hiếu học, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức. Mặc dù có nhiều trường nằm ở địa bàn vùng nông thôn nhưng khi nhà trường áp dụng dạy học trực tuyến thì phần lớn học sinh đều có thể tiếp cận và tham gia học tập một cách tích cực. Trong giai đoạn diễn ra đại dịch COVID – 19, Sở GD&ĐT Nghệ An đã đẩy mạnh công tác ứng dụng CNTT trong dạy học; cấp tài khoản không giới hạn trên phần mềm ZOOM; nhiều trường đã được cấp tài khoản trên Zoom trong đề án Hệ tri thức Việt số hóa... Tuy nhiên, trên thực tế việc tập huấn ứng dụng các phần mềm dạy học trực tuyến vẫn chưa được chú trọng; giáo viên chưa thành thạo trong ứng dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến. Mặt khác học sinh còn nhiều vướng mắc, khó khăn khi học tập trực tuyến; hệ thống mạng Internet chưa đảm bảo yêu cầu; chưa thực sự dành nhiều thời gian cho việc tự học và tương tác trong học tập trực tuyến. Bên cạnh đó, quá quá trình tổ chức dạy học trực tuyến đã xảy ra hiện tượng bị kẻ xấu xâm nhập vào phòng học trực tuyến, đăng tải nội dung xấu, không cho giáo viên điều hành lớp học.... Điều đó gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người dạy và người học, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học qua Internet. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu các hướng đi nhằm tổ chức lớp học trực tuyến hiệu quả trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. 2.2. Sự cần thiết phải dạy học trực tuyến Với học sinh phổ thông, hình thức học tập ưu tiên vẫn là học trực tiếp. Điều đó có nghĩa là học tập trực tiếp mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, trước tình hình đại dịch, hầu hết trường học trên thế giới đều lần lượt bị đóng cửa, nguy cơ thất học 6
  11. hiển hiện trước mắt và để đảm bảo an toàn về sức khỏe, sinh mạng lẫn duy trì việc học thì học tập từ xa, học tập trực tuyến là lựa chọn phù hợp. Nếu chúng ta không chọn hình thức học trực tuyến tức là lựa chọn con dừng học. Việc dừng học được UNESCO khuyến cáo: một tháng dừng học thì việc bù đắp sẽ tốn gấp đôi thời gian. Lý do: khi học sinh ngừng học thì kiến thức, kỹ năng không đứng yên mà sẽ bị mai một, khi quay lại học tập thì cần thời gian rèn luyện cái cũ, do đó sẽ tốn gấp đôi thời gian để bắt kịp bạn bè. Dù biết học tập từ xa, học tập trực tuyến không mang lại hiệu quả bằng học tập trực tiếp với học sinh, nhưng so với không học gì thì hình thức từ xa, trực tuyến vẫn tốt hơn vì: - Giúp học sinh duy trì nền nếp học tập Trong điều kiện bình thường, hình thức dạy học trực tuyến (online) bổ trợ cho việc dạy học trực tiếp trên lớp rất tốt, giúp nâng cao hiệu quả công tác này. Đặc biệt, khi học sinh phải tạm dừng đến trường do tình hình dịch bệnh phức tạp thì việc triển khai dạy học trực tuyến giúp học sinh duy trì nền nếp học tập, tạo điều kiện cho học sinh hình thành, phát triển năng lực tự chủ, tự học... Đây cũng là những năng lực cốt lõi của chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó, điểm đáng chú ý tại dự thảo Thông tư ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên là việc học sinh sẽ được xét, công nhận kết quả học tập trực tuyến. Quy định này được triển khai không chỉ đặt ra yêu cầu với các nhà trường trong việc chuẩn bị điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, học liệu, nguồn nhân lực, mà còn đòi hỏi học sinh phải có thái độ tự giác, nghiêm túc khi tiếp cận với hình thức học trực tuyến. - Tăng tính chủ động trong học tập của học sinh. Việc triển khai học trực tuyến với mục đích hỗ trợ giảng dạy trực tiếp cũng là một bước phát triển phù hợp với phương pháp đào tạo tiên tiến, khuyến khích học sinh tự giác học tập, khai thác lợi thế của các ứng dụng internet, tăng tính chủ động của học sinh - điều mà từ trước đến nay học sinh Việt Nam còn hạn chế. Song, để phương pháp này phát huy hiệu quả, cách truyền đạt kiến thức của giáo viên cần có sự thay đổi theo hướng năng động, tạo tương tác nhiều hơn nhằm giúp học sinh hứng thú trong học tập. Đặc biệt, học sinh cần có cái nhìn đúng về lớp học trực tuyến, về tầm quan trọng ngang bằng giữa lớp học trực tiếp và trực tuyến để tránh thái độ lơ là, hay tạo ra nhiều cách đối phó khi học online. Bên cạnh đó, phần mềm dạy và học cũng cần phải được thống nhất và có tính bảo mật cao để bảo đảm không lộ thông tin cá nhân của người dùng. - Rèn luyện cho học sinh ý thức tự giác trong học tập Từ kinh nghiệm giảng dạy và chủ nhiệm của bản thân,chúng tôi thấy phương pháp học trực tuyến đòi hỏi người học phải có ý thức tự giác rất cao thì mới đem lại kết quả. Trước hết, mỗi học sinh phải xác định mục tiêu mình đạt được trong 7
  12. từng bài học và cả khóa học. Các em cần chủ động trang bị cho mình vốn kiến thức căn bản để sử dụng máy tính và internet thuần thục. Dù học trực tuyến hay trực tiếp, mỗi học sinh phải rèn luyện cho bản thân tinh thần tự học để khi không có sự giám sát của thầy cô và bố mẹ, việc tiếp thu kiến thức và chủ động tìm kiếm tài liệu… vẫn diễn ra bình thường. Cũng giống như cách học truyền thống, khi có bất cứ một kiến thức nào chưa hiểu, các em cần mạnh dạn hỏi lại ngay để được giáo viên giảng giải cặn kẽ. Đây cũng là cách hiệu quả để tăng tính tương tác giữa giáo viên và học sinh trên môi trường trực tuyến. Cuối cùng, sau khi nghe bài giảng, cách học hiệu quả nhất vẫn là làm đầy đủ bài tập giáo viên giao. Học trực tuyến sẽ là xu hướng trong thế kỷ 21. Đại dịch COVID-19 khiến nhân loại phải thích nghi với hình thức học tập này nhanh hơn và nhiều hơn để khai thác nguồn tri thức tăng lên theo cấp số nhân hằng ngày hằng giờ. Học sinh hiện nay đang sống trong thời kỳ số, việc học có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi, bằng nhiều con đường, không phải chỉ duy nhất từ giáo viên như trước kia. Do đó, nếu tận dụng được các ưu thế của học tập trực tuyến, các em sẽ có kỹ năng học tập suốt đời. Như vậy việc học trực tuyến được xem như là điều kiện cần để các em sớm làm quen với các kỹ năng công nghệ cũng như trang bị cho mình một hành trang mới để sẵn sàng thích nghi với những thay đổi của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mang đến. 2.3 Thực trạng dạy học trực tuyến ở trường THPT Nghi Lộc 4. Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn của dạy học trực tuyến ở trường THPT Nghi Lộc 4 * Thuận lợi - Về phía nhà trường: + Được sự chỉ đạo sát sao bằng các văn bản về dạy học trực tuyến từ Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Nghệ An. + Thành lập ban CNTT để hỗ trợ cho giáo viên và học sinh trong dạy và học trực tuyến + Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát và động viên kịp thời giáo viên và học sinh trong dạy và học trực tuyến + Đầu tư, trang bị cơ sở vật chất phục vụ việc ứng dụng CNTT của nhà trường tương đối đảm bảo. + BGH cùng với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nhà trường đã thực hiện có hiệu quả phong trào “ sóng và máy tính cho em” - Về phía giáo viên: 8
  13. + Phần lớn các giáo viên đã biết sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến và biết ứng dụng CNTT vào dạy học . + Được sự quan tâm, hỗ trợ động của BGH nhà trường về vật chất và tinh thần (hỗ trợ giáo viên kinh phí sử dụng Internet). + Giáo viên có ý thức ứng dụng CNTT vào đổi mới PPDH dạy học. + Giáo viên hưởng ứng tích cực để phát huy vai trò và lợi ích của dạy học trực tuyến trong tình hình hiện nay. + Giáo viên hưởng ứng cùng với BGH và các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nhà trường đã thực hiện có hiệu quả phong trào “sóng và máy tính cho em” - Về phía học sinh: + Hầu hết học sinh đều biết sử dụng các thiết bị CNTT có kết nối Internet để học tập trực tuyến. + Nhiều gia đình học sinh và bản thân học sinh có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và lợi ích của học trực tuyến trong tình hình hiện nay (mua máy tính, điện thoại, lắp mạng, đăng ký 3G, 4G... ) + Học sinh bước đầu đã được hình thành và phát triển năng lực CNTT, sử dụng các phần mềm, phát triển năng lực tự học. + Được BGH nhà trường, các tổ chức trong và ngoài nhà trường, các giáo viên động viên kịp thời về máy điện thoại, máy tính bảng, sim mạng, tiền mạng... + Ở lứa tuổi học sinh THPT tiếp cận và nắm bắt CNTT nhanh * Khó khăn - Về phía nhà trường: + Việc dạy học trực tuyến chưa có tiền lệ, lâu nay chỉ duy nhất là hình thức dạy học trực tiếp nên có nhiều lúng túng, bị động trong việc lên kế hoạch, tổ chức, điều hành, kiểm tra... trong dạy học trực tuyến khi dịch bệnh xảy ra. + Trang thiết bị cho dạy học trực tuyến ban đầu còn nhiều thiếu thốn phải bổ sung và hoàn thiện từ từ. - Về phía giáo viên chủ nhiệm và GVBM: + Kĩ năng sử dụng CNTT, các phần mềm vào dạy học và quản lý học sinh vẫn còn hạn chế. + Gặp nhiều khó khăn trong công tác tổ chức và quản lí học sinh học trực tuyến để có hiệu quả. + Khó khăn trong việc tìm ra hướng để tăng tính tương tác và hứng thú của học sinh. + Cơ sở vật chất, kết nối mạng internet đôi khi còn ảnh hưởng nhiều đến quá trình giảng dạy ( lỗi mạng, mạng yếu... ) 9
  14. + Công tác chuẩn bị cho các bài giảng đặc biệt là việc kiểm tra đánh giá trong dạy học trực tuyến còn mất nhiều thời gian và một số giáo viên còn ngại dạy trực tuyến. + Ngoài khó khăn chung của giáo viên thì giáo viên chủ nhiệm còn gặp khó khăn trong công tác quản lý lớp chủ nhiệm khi học trực tuyến vì khó nắm bắt sát tình hình thực tế của học sinh mà chủ yếu liên hệ thông qua phụ huynh. - Về phía học sinh: + Trang thiết bị phục vụ cho việc học, hệ thống kết nối mạng ở một số gia đình còn khó khăn chưa có để đầu tư + Một số phụ huynh và học sinh cho rằng việc học trực tuyến có hiệu quả thấp hơn so với học trên lớp. + Trong một số tiết học có hiện tượng người ngoài vào phòng học quấy phá lớp học: vẽ bây, nói tục, viết tục... + Một số học sinh chưa quen với việc học và kiểm tra đánh giá trực tuyến. + Học sinh cảm thấy mệt mỏi do ngồi học quá lâu và nhìn vào màn hình máy tính, điện thoại. + Khó tập trung vì môi trường xung quanh nhiều khi ồn ào hoặc yếu tố bên ngoài tác động và hạn chế sự tương tác giữa người học và người dạy dẫn đến dễ nhàm chán. 2.4. Điều kiện cần thiết để dạy học trực tuyến * Về phương tiện dạy học: Giáo viên Học sinh - Tài khoản tổ chức lớp học trực tuyến trên - Tài khoản tham gia học trực tuyến: bao các phần mềm đã lựa chọn. gồm tên truy cập, mật khẩu và mã lớp học hoặc ID. - Máy tính có micro và loa/tai nghe (tốt - Máy tính có micro và loa/tai nghe (tốt nhất là máy tính xách tay) có kết nối nhất là máy tính xách tay) có kết nối internet ổn định. internet. Trong trường hợp không có máy tính có thể sử dụng điện thoại thông minh có kết nối mạng internet (tốt nhất là wifi). - Khuyến khích sử dụng tai nghe để có chất - Khuyến khích sử dụng tai nghe để có chất lượng âm thanh tốt nhất và tránh làm phiền lượng âm thanh tốt nhất và tránh làm phiền người xung quanh. người xung quanh. - Các học liệu khác như tham gia lớp học - Các học liệu khác như tổ chức lớp học thông thường. thông thường. * Công tác tổ chức 10
  15. Những yêu cầu của nhà trường - Cách thức tổ chức: Tương tự như lớp học truyền thống (lớp học trực tiếp tại trường) và được duy trì bằng các phần mềm do người đứng đầu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định. - Phần mềm phổ biến: Zoom, Google Classroom, Skype, Facebook, Google Meet…Ngoài ra kết hợp phần mềm mạng xã hội: Zalo, Facebook…với phần mềm hỗ trợ cá nhân như Gmail…. - Thực hiện theo nội quy dạy học trực tuyến cho toàn trường. - Thời gian: Linh hoạt tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh thực tế của từng trường do người đứng đầu quyết định. Thông thường học 2 buổi, mỗi buổi 4 tiết, thời gian thực dạy của mỗi tiết là 40 - 45 phút, khoảng cách giữa các tiết trong dạy học trực tuyến là 5-10 phút. Trường hợp việc truy cập internet của HS không ổn định hoặc HS không thể tham gia học tập trực tuyến, cần có kế hoạch dạy bổ sung cho HS. Những điều giáo viên cần lưu ý - GV cần tích cực học hỏi, tìm hiểu để sử dụng thành thạo phần mềm dạy học trực tuyến; khai thác nhiều hơn, tốt hơn các tính năng của ứng dụng trong dạy học trực tuyến. - Thực hiện nghiêm túc các nội quy dạy học trực tuyến và kiểm soát tốt lớp học (nên sử dụng một số phần mềm quản lí lớp học như: Zoom, google Meet, nhóm Zalo, SHub Classroom). - Đối với bộ môn giáo dục Thể chất thì tiếp tục triển khai kế hoạch dạy học theo tinh thần yêu cầu học sinh tích cực tự vận động ở nhà để tạo thói quen tập thể dục đồng thời nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. - Dạy học qua mạng nên học sinh có thể lưu lại toàn bộ buổi học về máy và không loại trừ khả năng phát tán thông tin. Vì vậy giáo viên cần phải chuẩn mực trong ngôn ngữ, bình tĩnh trong ứng xử và chỉnh chu trong trong trang phục. Học sinh cần thực hiện - Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị; thực hiện đúng nội quy của nhà trường về dạy học trực tuyến. - Không bật camera nếu không mặc trang phục phù hợp, hoặc đang làm việc riêng hoặc khi có người xuất hiện. Để chế độ im lặng (mute) trên thiết bị hội thoại nếu chưa cần thảo luận; chỉ bật khi được yêu cầu trả lời hoặc khi có ý kiến đề xuất thảo luận. - Trước buổi học phải soạn bài, sau buổi học phải làm bài tập, làm bài kiểm tra và nạp đúng quy định theo yêu cầu của GV. 11
  16. 3. Kinh nghiệm tổ chức quản lí và động viên học sinh học trực tuyến có hiệu quả trong bối cảnh dịch covid 19 ở trường THPT Nghi Lộc 4 3.1. Kinh nghiệm trong tổ chức quản lý dạy học trực tuyến của admin nhà trường 3.1.1. Đề xuất định hướng và các phần mềm dạy học trực tuyến Sở GD & ĐT Nghệ An cũng có nhiều văn bản hướng dẫn tổ chức và dạy học trực tuyến cho các cấp học như: Công văn số 436/SGDĐT-GDPT về việc tổ chức dạy học qua Internet và đẩy mạnh việc phòng chống COVID – 19; Công văn số 611/ SGDĐT-GDPT về việc đảm bảo an toàn trong quá trình học tập qua Internet và cảnh giác với các tài liệu xấu, độc… Qua thực tiễn tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Nghi Lộc 4 và kinh nghiệm dạy học trực tuyến của bản thân, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số định hướng trong công tác tổ chức dạy học trực tuyến góp phần nâng cao hiệu quả dạy học như sau: Căn cứ các văn bản hướng dẫn của Bộ, GD & ĐT, Sở NHÀ TRƯỜNG GD & ĐT để xây dựng kế hoạch tổng thể về dạy học trực tuyến - Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường để lập kế hoạch TỔ CHUYÊN dạy học trực tuyến trong tổ/ nhóm chuyên môn.. MÔN - Xây dựng các chủ đề/bài học dạy học trực tuyến phù hợp. - Phân công GV thực hiện. - Góp ý, rút kinh nghiệm giờ dạy. - Xây dựng các chủ đề/bài học trực tuyến phù hợp với bộ môn. - Dự kiến thời gian tổ chức, khối lớp thực hiện. - Chuẩn bị các phương thiện cần thiết phục vụ công tác GIÁO VIÊN dạy học trực tuyến. - Biên soạn giáo án. - Tổ chức thực hiện. - Rút kinh nghiệm. 12
  17. Qua thực tiễn tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Nghi Lộc 4 và kinh nghiệm dạy học trực tuyến của bản thân, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số phần mềm trong công tác tổ chức dạy học trực tuyến góp phần nâng cao hiệu quả dạy học như sau: Phần Ưu điểm Nhược điểm mềm Zoom - Có cả bản miễn phí và có phí. - Tính bảo mật chưa cao (người ngoài - Có thể chia nhóm, cho phép viết có thể truy cập vào địa chỉ lớp học vẽ lên bảng trắng. nếu có link hoặc ID và mật khẩu). - Số lượng thành viên tham dự lớn: - Chỉ người tổ chức mới có khả năng 100 người. Không giới hạn thời ghi lại cuộc gọi. gian cuộc gọi đối với bản có phí; các tài khoản giáo dục. - Đơn giản, dễ sử dụng. Skype - Có cả bản miễn phí và có phí. Số lượng tối đa có thể tham gia một - Số lượng thành viên tham dự lớn: cuộc gọi video là 50 người đối với 1000 người (tài khoản Office 365). bản miễn phí. - Không giới hạn thời gian cuộc gọi. - Khả năng cộng tác tốt, tính bảo mật cao, có khả năng ghi lại cuộc gọi và tất cả thành viên đều có thể xem lại (trong 30 ngày). - Tích hợp các công cụ trong bộ Office 365. - Đơn giản, dễ sử dụng. - Cho phép gửi file dung lượng lớn. Google - Tiện lợi, dễ sử dụng vì hầu hết - Khả năng tương tác hạn chế. Meet mọi người đều có tài khoản google. - Không ghi lại màn hình trong quá - Không giới hạn thời gian cuộc gọi. trình học. - Số lượng thành viên tham gia lớn: - Quản lí và khôi phục dữ liệu khó. 100 - 250 người (phiên bản G-suite) - Không thao tác bảng ảo được. - Tích hợp với Google Classroom để quản lí lớp học trực tuyến hiệu quả. 13
  18. Livestrea - Phổ biến và có số người sử dụng - Chất lượng video phụ thuộc vào tốc m lớn. độ đường truyền. Facebook - Thích hợp để GV giảng bài. - Khó kiểm soát xem HS có tham gia - HS có thể xem lại nội dung đã đầy đủ hay không. chia sẻ trên livestream. - Khả năng tương tác thấp (chỉ qua phần bình luận). Microsoft - Tính bảo mật cao. Người bên - Nhà trường/GV cần có tài khoản Teams ngoài tổ chức không thể đăng nhập Office 365. vào địa chỉ lớp học. - Phần mềm khá nặng nên khiến máy - Tích hợp nhiều tiện ích trong một chạy chậm. phần mềm: thực hiện cuộc gọi trực tuyến; giao và chấm bài tập; theo dõi quá trình và tiến độ thực hiện của HS. - Ưu thế vượt trội trong tổ chức lớp học; khả năng tương tác; quản lý lớp học… - Có thể ghi lại cuộc gọi, HS có thể xem lại. - Số lượng thành viên tham dự lớn: 250 người, không giới hạn thời gian cuộc gọi. - Microsoft hỗ trợ cấp tài khoản Office 365 miễn phí cho tất cả các trường. Có thể nói, hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ việc dạy học trực tuyến, mỗi phần mềm có những tính năng khác nhau. Tùy vào tình hình thực tế của đơn vị cần lựa chọn phần mềm dạy học trực tuyến phù hợp sao cho đầy đủ các tính năng, đảm bảo độ an toàn và bảo mật đồng thời tiện lợi, dễ sử dụng để mang lại hiệu quả dạy và học cao nhất. Qua thực tế dạy học tại đơn vị chúng tôi thì chúng tôi khuyến nghị nhà trường nên sử dụng phần mềm Zoom chạy trên nền tảng LMS của VNPT bởi lẽ phần mềm này mang lại hiệu quả cao, an toàn và tiện lợi với mọi đối tượng HS, có thể chia nhóm, cho phép viết vẽ lên bảng trắng và sử dụng các tài khoản gmail giáo dục (đuôi nghean.edu.vn) không bị hạn chế thời gian. 3.1.2. Các bước chuẩn bị cho dạy học trực tuyến Bước 1: Thành lập ban CNTT gồm: 14
  19. - Thầy Phạm Hồng Trường - Trưởng ban - Các GV dạy tin học – Ban viên Bước 2 : Sử dụng các tài khoản gmail giáo dục để tạo các tài khoản zoom - Lập các tài khoản các lớp trên LMS – Áp GV bộ môn và HS vào từng lớp cụ thể theo PCCM và danh sách lớp) Bước 3: Lập nhóm HS quản trị lớp học trực tuyến: - Mỗi lớp cử 1 em làm quản trị lớp học trực tuyến - Lập nhóm Zalo – Để trao đổi trực tiếp cũng như nắm các thông tin phản hồi kịp thời từ HS cũng như các lớp Bước 4: Tập huấn cho HS quản trị về cách thức vận hành + Mỗi lớp được cung cấp 1 tài khoản và mật khẩu zoom riêng (bảo mật) + Hướng dẫn HS đăng nhập Zoom bằng tài khoản trên Bước 5: Khởi động phòng học của lớp và tiến hành dạy và học - Quản trị lớp mở phòng zoom - Học sinh và giáo viên vào đăng nhập vào LMS, vào phòng zoom của lớp và học theo TKB 3.1.3. Kinh nghiệm vận hành học Online tại THPT Nghi Lộc 4 - Trong quá trình dạy học trực tuyến đã xảy ra tại trường chúng tôi có những học sinh chưa ngoan đã coppy đường link rồi gửi ra ngoài cho những kẻ xấu vào phòng học zoom để vẽ bậy, nói tục, cách xử lý: + Hướng dẫn quản trị lớp đặt chế độ phòng chờ. BGH, giáo viên cũng như học sinh muốn vào lớp phải được duyệt khi đăng nhập đúng tên trên LMS + Với những biện pháp trên vẫn có thể xảy ra đối tượng xấu bằng cách nào đó đăng nhập được vào phòng học, thì hướng dẫn quản trị cách thức “Đăng xuất” ra khỏi phòng. - Cho phép BGH, Đoàn trường vào kiểm tra đột xuất tất cả các phòng học trực tuyến để động viên, kiểm tra, nhắc nhở các em học online chưa tập trung. (trước khi vào kiểm tra được thông váo trên nhóm Zalo quản trị học trực tuyến) 3.2. Kinh nghiệm của giáo viên bộ môn trong tổ chức dạy học trực tuyến 3.2.1 Quản lí lớp học trực tuyến hiệu quả Quản lí lớp học là một công việc không hề đơn giản đối với người giáo viên có ít kinh nghiệm, đặc biệt là giáo viên bộ môn, việc này càng trở nên khó khăn hơn trong dạy học trực tuyến. Trong dạy học, việc quản lý lớp học là việc tối thiểu giáo viên phải làm 15
  20. được, tiết học đó có thành công hay không phù thuộc rất lớn vào cách quản lý lớp, làm sao cho học sinh hứng thú để học là cách quản lý lớp hiệu quả nhất. Trong dạy học trực tuyến, có nhiều khó khăn vì đây là hình thức dạy học mới ở nước ta, chỉ có trong điều kiện và hoàn cảnh đặc biệt thì chúng ta mới cần hình thức dạy học này, tuy nhiên với thời đại mới chắc chắn hình thức này sẽ được sử dụng nhiều và thường xuyên hơn. Thời gian qua, việc vô số cáo buộc về rò rỉ thông tin người dùng của một số phần mềm dạy học trực tuyến đã khiến các giáo viên và học sinh hoang mang. Đáng lo ngại hơn nữa là việc một số HS đã cố tình tiết lộ đường link, ID và mật khẩu phòng học để đưa kẻ xấu vào cản trở lớp học. 3.2.2. Một số khó khăn mà giáo viên thường gặp phải khi dạy học trực tuyến. - Khi học thì học sinh không bật camera, không tắt tiếng… - Có những học sinh chưa thành thạo dùng máy để học online, có những em nhà không có phương tiện để học. - Một số học sinh cố tình không tương tác, lấy lí do do mạng yếu. Trường hợp này giáo viên bộ môn cần có sự phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, đoàn trường, ban thi đua... - Có những học sinh vẽ bậy, nói tục….cản trở lớp học. - Năm học 2021-2022 tình hình dịch bệnh phức tạp nhưng GV và HS đã được tiêm Vacxxin nên công tác tổ chức dạy học đã được điều chỉnh linh hoạt, kết hợp trực tiếp và trực tuyến. Trong những trường hợp GV và HS là F0, F1 phải cách li tại nhà sẽ dạy và học trực tuyến, HS còn lại học trực tuyến tại lớp, nên việc quản lí HS ở trên lớp trong những tiết dạy trực tuyến gặp rất nhiều khó khăn. Qua khảo sát tình hình dạy học trực tuyến của một số giáo viên tại trường THPT Nghi Lộc 4, chúng tôi nhận thấy đa số các thầy cô còn gặp khó khăn trong công tác quản lí lớp học. Vì vậy, để quản lí lớp học trực tuyến hiệu quả nhà trường và cụ thể là GVCN, GVBM cần đưa ra các quy tắc trong lớp học, cập nhật cho học sinh thường xuyên và phổ biến đến các cha mẹ HS. 3.2.3. Các giải pháp tổ chức và động viên học sinh học trực tuyến có hiệu quả trong bối cảnh dịch Covid-19 ở trường THPT Nghi Lộc 4 Chúng tôi đã sử dụng một số giải pháp để phần nào đó đưa vào dạy học trực tuyến hạn chế được những khó khăn : - Một là, trường hợp học sinh không bật camera, không tắt tiếng 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2