Một số biện pháp áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy <br />
<br />
<br />
I. Phần mở đầu:<br />
I.1 Lý do chọn đề tài:<br />
Đất nước Việt Nam ta đang hòa nhập và phát triển cùng với thế giới, một <br />
nền kinh tế tri thức và một xã hội thông tin đầy khó khăn và thử thách. Sự phát triển <br />
như vũ bão của ngành khoa học và công nghệ đã đem lại những thành tựu to lớn <br />
trong mọi hoạt động của con người, bên cạnh sự phát triển không ngừng của khoa <br />
học công nghệ đòi hỏi con người phải có khả năng xử lý các vấn đề phát sinh trong <br />
cuộc sống một cách nhanh chóng, có hiệu quả. Cùng với sự đổi mới chung của <br />
nghành giáo dục thì giáo dục Mầm Non nói riêng với mục tiêu phát triển cũng cần <br />
có những đổi mới nhằm phát huy mạnh mẽ hơn vai trò chủ thể của trẻ để trẻ phát <br />
triển về nhiều mặt (gồm 6 chuẩn và 120 chỉ số) dưới sự hướng dẫn hợp lý của <br />
người giáo viên. Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục Mầm non <br />
là mắt xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực và đẩy <br />
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Hiện nay các trường <br />
Mầm non có điều kiện đầu tư, trang bị một số phương tiện công nghệ như đàn, <br />
catset, ti vi, máy chiếu, bảng tương tác,…tạo điều kiện cho giáo viên mầm non ứng <br />
dụng vào trong giảng dạy. Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi <br />
mới cho nghành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học.<br />
Bản thân là một giáo viên tôi đã nhận thấy được việc áp dụng công nghệ <br />
thông tin vào giảng dạy là rất cần thiết và có tác dụng to lớn trong giáo dục nhằm <br />
giúp trẻ phát triển toàn diện như: trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, ngôn ngữ, thể chất…<br />
Mặt khác, ứng dụng công nghệ thông tin còn giúp trẻ nhận biết thế giới xung <br />
quanh, giúp trẻ giao tiếp với mọi người một cách sinh động hơn, sát thực hơn. Bên <br />
cạnh đó thì việc làm thế nào để giúp trẻ hứng thú trong học tập, vui chơi và vận <br />
dụng sự hiểu biết, khả năng của trẻ vào hoạt động hằng ngày đạt hiệu quả cao. <br />
Điều này làm tôi suy nghĩ cố gắng tìm tòi mọi biện pháp như soạn giáo án điện tử, <br />
sáng tác trò chơi điện tử, sưu tầm trò chơi vận dụng vào các hoạt động hằng ngày <br />
nhằm kích thích trẻ tự nguyện tham gia vào hoạt động một cách tích cực, nhẹ nhàng <br />
thoải mái. Và để trẻ ngày càng hứng thú tìm hiểu, khám phá cũng như tự tin hơn <br />
<br />
<br />
1<br />
Giáo viên: Huỳnh Vũ Bích Châu<br />
Một số biện pháp áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy <br />
<br />
<br />
trong các hoạt động và đặc biệt hơn khi cho trẻ bước đầu tiếp cận với công nghệ <br />
thông tin tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp áp dụng công nghệ thông tin <br />
vào giảng dạy”, với mong muốn đưa những hình thức mới lạ, hấp dẫn tới trẻ, để <br />
trẻ tiếp thu một cách dễ dàng và đạt hiệu quả tốt.<br />
Trong năm học 2014 2015 được sự phân công của nhà trường, tôi phụ trách <br />
việc xây dựng tô công ngh<br />
̉ ệ thông tin, đồng thời bồi dưỡng cho một số giáo viên <br />
thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động dạy. Qua một <br />
khoảng thời gian thực hiện cho thấy, phần nhiều các giáo viên Mầm non không <br />
nắm bắt được cách sắp xếp hệ thống một giáo án điện tử sao cho hợp lý và dễ sử <br />
dụng. Mặt khác một số giáo viên không biết lựa chọn đề tài hợp lý cho một giáo án <br />
điện tử. Ngoai ra m<br />
̀ ột số đề tài các giao viên l<br />
́ ựa chọn ứng dụng công nghệ thông <br />
tin chưa đạt hiệu quả va con lam dung may moc qua nhiêu không co chô cho tre hoat<br />
̀ ̀ ̣ ̣ ́ ́ ́ ̀ ́ ̃ ̉ ̣ <br />
̣ ̉ ở nên thu đông, nham chan.<br />
đông, tre tr ̣ ̣ ̀ ́<br />
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dụng nói chung và giáo dục <br />
mầm non nói riêng không chỉ là nhu cầu cấp thiết để đáp ứng nhu cầu đổi mới nội <br />
dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục trẻ mà còn là yêu cầu của xã hội đòi <br />
hỏi một lực lượng lao động có chất lượng cao thích nghi với sự phát triển nhanh <br />
của công nghệ thông tin. Thế nên cần có sự đặt nền móng cho trẻ ngay từ lứa tuổi <br />
trước khi đến trường.<br />
Chính vì thế tôi đã thực hiện đề tài “Môt sô biên phap áp d<br />
̣ ́ ̣ ́ ụng công nghệ <br />
thông tin vào giảng dạy” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình nhằm tìm hiểu <br />
và tập hợp những kinh nghiệm mà cá nhân cũng như đồng nghiệp mình tích lũy <br />
được trong quá trình thực hiện xây dựng tổ công nghệ thông tin.<br />
I.2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Mục tiêu: Tiêp cân ph<br />
́ ̣ ương tiên công nghê thông tin nhăm giup tre b<br />
̣ ̣ ̀ ́ ̉ ổ sung <br />
kiến thức một cách nhạy bén và hưng thu trong hoc tâp.<br />
́ ́ ̣ ̣<br />
Nhiệm vụ: Tìm ra những biện pháp, giải pháp thiết thực để áp dụng công <br />
nghệ thông tin một cách khoa học vào các môn học cho trẻ (vd: Khám phá khoa học, <br />
làm quen chữ cái, làm quen với toán,…)<br />
<br />
<br />
2<br />
Giáo viên: Huỳnh Vũ Bích Châu<br />
Một số biện pháp áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy <br />
<br />
<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Học sinh khối Lá trường Mầm Non Krông Ana.<br />
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:<br />
Hoạt động có chủ đích và hoạt động ở mọi lúc mọi nơi của học sinh lớp lá 2 <br />
và khối lá trường Mầm Non Krông Ana. (đặc biệt chú trọng trong các môn học: <br />
Khám phá khoa học, làm quen chữ cái, làm quen với toán,…)<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Sử dụng phương pháp quan sát, tìm tòi học hỏi qua các trang web để tìm tài <br />
liệu. Các phần mềm violet, activprive, powerpoint,...Kinh nghiệm, sách báo,…<br />
Phương pháp trực quan sinh động thông qua các tiết học.<br />
Phương pháp sử dụng lời nói để trò chuyện với trẻ, khơi gợi những gì trẻ <br />
muốn tìm hiểu, trẻ cần gì và thích điều gì.<br />
Phương pháp thực hành khi cho trẻ chơi trò chơi trên máy tính,… <br />
II.Phần nội dung<br />
II.1.Cơ sở lý luận<br />
Chúng ta đang sống trong một xã hội mà người ta gọi là một xã hội tri thức <br />
hay một xã hội thông tin. Máy vi tính và những kỹ thuật liên quan đã đóng vai trò <br />
chủ yếu trong việc lưu trữ, truyền tải thông tin và tri thức. Với những phương tiện <br />
công nghệ như: máy vi tính, máy chụp hình, loa, đài… Trẻ rất hứng thú khi được <br />
tiếp cận với chúng tuy nhiên lòng yêu thích của các cháu còn ở nhiều mức độ khác <br />
nhau. Và việc trẻ hứng thú, ham thích say mê với các môn học như thế nào còn phụ <br />
thuộc vào hoàn cảnh sống, điều kiện gia đình, giáo dục của người lớn xung quanh. <br />
Vì thế công nghệ thông tin cũng là phương tiện phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, <br />
giáo dục thẩm mỹ, phát triển thể chất và có sự tác động mạnh đến sự tự tin của trẻ <br />
khi bước vào trường phổ thông. <br />
Ở nước ta, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non chỉ <br />
thực sự mạnh mẽ vào những năm gần đây, với việc đưa các chương trình IBM <br />
Kidsmart như là một giải pháp tổng thế được nghiên cứu rất kỹ lượng bởi các <br />
chuyên gia giáo dục và công nghệ thông tin nổi tiếng thế giới. Kidsmart mang đến <br />
<br />
3<br />
Giáo viên: Huỳnh Vũ Bích Châu<br />
Một số biện pháp áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy <br />
<br />
<br />
các trường mầm non những thiết bị hiện đại, phần mềm giáo dục, tập huấn giáo <br />
viên, phương pháp giáo dục mới và hàng loạt các cơ hội học tập trao đổi kinh <br />
nghiệm và chia sẽ giữa các giáo viên, phù hợp với lứa tuổi mầm non. Đóng vai trò <br />
giáo dục và ảnh hưởng đến sự phát triển giao tiếp xã hội và ngôn ngữ của trẻ, có <br />
thể khẳng định đây là chương trình dạy học tích cực, có thể coi như một bộ sưu tập <br />
phong phú về chiến lược giáo dục.<br />
Sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ở trường <br />
Mầm Non được diễn ra rất linh hoạt theo hai hình thức chính: hình thức trong giờ <br />
hoạt động chung và các hoạt động vui chơi. Việc lựa chọn hình thức cho trẻ làm <br />
quen với các môn học phù hợp, sinh đông, lôi cuốn trẻ buộc người giáo viên phải <br />
lựa chọn hình thức cho phù hợp với trẻ làm sao để trẻ dễ dàng tiếp thu. Qua đó ta <br />
thấy được sự cần thiết của việc cho trẻ tiếp cận với công nghệ, ứng dụng công <br />
nghệ thông tin vào trong giảng dạy và lựa chọn hình thức, biện pháp cho trẻ làm <br />
quen với công nghệ thông tin là yếu tố tạo tiền đề cho sự thành công sau này của <br />
trẻ.<br />
II.2. Thực trang<br />
̣<br />
̣ ợi, kho khan<br />
a. Thuân l ́<br />
̣ ợi<br />
*Thuân l<br />
Trường mầm non Krông Ana là một trường trọng điểm thuộc địa bàn thị trấn <br />
Buôn Trấp, trẻ đến trường cùng một lứa tuổi, trẻ đi học chuyên cần đặt biệt là sự <br />
quan tâm của ban giám hiệu nhà trường và chính quyền địa phương đã tạo điều <br />
kiện bố trí lớp 2 cô, có đầy đủ cơ sở vật chất phương tiện công nghệ, trang thiết <br />
bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ giảng dạy. <br />
Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường xuyên <br />
dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy. Bản thân thường xuyên tham <br />
dự những buổi thao giảng, dự giờ, thi giáo viên giỏi các cấp, hội giảng, chuyên đề <br />
có ứng dụng công nghệ thông tin do trường, phòng giáo dục tổ chức. chính vì thế đã <br />
có nhiều thuận lợi trong công tác dạy và học<br />
*Kho khăn<br />
́<br />
<br />
<br />
4<br />
Giáo viên: Huỳnh Vũ Bích Châu<br />
Một số biện pháp áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy <br />
<br />
<br />
Bản thân chỉ mới tìm tòi học hỏi cách soạn và tạo giáo án trên các phần mềm <br />
chứ chưa được học qua các lớp bài bản. <br />
Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học và các hoạt động của <br />
con em mình ở trường mầm non. Bên cạnh đó một số trẻ chưa được tiếp cận với <br />
công nghệ thông tin hoặc đã tiếp cận công nghệ thông tin nhưng còn ít và hạn chế <br />
nên khi tiếp thu với các hình thức học bằng công nghệ thông tin còn bỡ ngỡ chưa <br />
thực sự tự tin, chưa thể hiện hết khả năng của mình nên các hoạt động học của các <br />
cháu đạt hiệu quả chưa cao.<br />
Đứng trước khó khăn trên bằng sự hiểu biết của mình tôi luôn tự học hỏi <br />
kinh nghiệm để tìm những biện pháp hay nhằm khắc phục những khó khăn đó cho <br />
lớp lá 2 của tôi nói riêng và khối lá nói chung để áp dụng công nghệ thông tin vào <br />
giảng dạy tốt nhất và cho trẻ tiếp xúc với công nghệ thông tin.<br />
b. Thành công, hạn chế. <br />
*Thành công: 100%Trẻ hứng thú và nhận thức tốt khi được làm quen với các <br />
môn học qua việc áp dụng công nghệ thông tin trong tiết học (Khám phá khoa học, <br />
làm quen chữ cái, làm quen với toán, làm quen với văn học…)<br />
*Hạn chế: Khả năng và nhận thức của trẻ chưa đồng đều và còn hạn chế.<br />
Một số trẻ chưa biết sử dụng máy tính như: di chuyển chuột, nhấp đôi, rê <br />
chuột….<br />
c. Mặt mạnh, mặt yếu<br />
*Mặt mạnh: Trẻ luôn mong đợi và hứng thú khi được tham gia tiết dạy có giáo <br />
án điện tử. Một số trẻ ở gia đình đã có máy tính nên trẻ đã được tiếp xúc nhiều trẻ <br />
nhanh nhẹn và thực hiện tốt khi cô hướng dẫn cách cầm chuột, rê chuột, bấm chuột <br />
để chọn,…<br />
*Mặt yếu: Việc sử dụng máy móc vào trong tiết học chưa được thường xuyên <br />
vì máy móc rườm rà, giáo viên chưa có máy tính xách tay. Dễ xảy ra dán đoạn khi <br />
dạy như máy hỏng, mất điện,…<br />
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
Giáo viên: Huỳnh Vũ Bích Châu<br />
Một số biện pháp áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy <br />
<br />
<br />
Qua quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ bản thân luôn gặp khó khăn trong việc <br />
tìm các tư liệu làm dồ dùng trực quan khi lên lớp, Việc áp dụng một số phương tiện <br />
công nghệ trong giảng dạy là điều cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn (ví dụ: Có hình <br />
ảnh thực, có âm thanh,…)<br />
Bên cạnh đó có các yếu tố chưa tốt ảnh hưởng đến quá trình sử dụng và áp <br />
dụng đề tài như: Khả năng nhận thức của trẻ chưa đồng đều. Sự phối hợp giữa cha <br />
mẹ học sinh với giáo viên chưa chặt chẽ<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.<br />
Thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng tích hợp “Hướng <br />
vào trẻ, trẻ là trung tâm” Đó là quan niệm mọi tác động giáo dục phải vì lợi ích của <br />
trẻ, trẻ là người khởi xướng các hoạt động, trẻ được khuyến khích tham gia vào <br />
quá trình giáo dục chứ không thụ động, trẻ được học qua chơi qua khám phá thử <br />
nghiệm bằng các giác quan. Người lớn giữ vai trò “trung gian” tổ chức môi trường, <br />
tạo điều kiện cho trẻ hoạt động nhằm phát huy hứng thú, nhu cầu và năng lực của <br />
trẻ<br />
Hiện tại trong trường về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho việc <br />
giảng dạy ở 5 lớp lá tương đối đầy đủ, mỗi lớp có 1 ti vi màn ảnh rộng và có một <br />
phòng sử dụng đèn chiếu. Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên <br />
môn, thường xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy. Bản thân <br />
thường xuyên tham gia những buổi thao giảng, dự giờ, thi giáo viên giỏi các cấp, <br />
hội giảng, chuyên đề có ứng dụng công nghệ thông tin do trường tổ chức, từ đó rút <br />
ra được những bài học kinh nghiệm để thiết kế những tiết dạy sử dụng công nghệ <br />
thông tin đem kiến thức mới lạ đến cho trẻ. Được học thông qua một số phương <br />
tiện công nghệ trẻ được mở mang thêm kiến thức mà những tiết học bình thường <br />
không thể có được (ví dụ: hình ảnh động, video, âm thanh,…), trẻ được học qua <br />
những trò chơi mang tính tư duy và sáng tạo, trẻ được thực hành ngay tại lớp và cô <br />
giáo có thể phát hiện ra trẻ nào có khả năng nhanh, chậm,…Từ những thực trạng <br />
trên với bao thuận lợi nhưng cũng không ít những khó khăn bản thân chỉ mới tìm tòi <br />
học hỏi cách soạn và tạo giáo án trên các phần mềm chứ chưa được học qua các <br />
<br />
<br />
6<br />
Giáo viên: Huỳnh Vũ Bích Châu<br />
Một số biện pháp áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy <br />
<br />
<br />
lớp bài bản. Do Phụ huynh học sinh chủ yếu là làm nông, với tính chất công việc <br />
bận rộn nên cũng không có thời gian để rèn trẻ, cũng chỉ có một số phụ huynh nhà <br />
có máy vi tính nhưng chưa dám cho trẻ tiếp cận. Qua khảo sát đầu năm khoảng <br />
70% trẻ ở lớp chưa được tiếp xúc với công nghệ thông tin.<br />
Thực hiện đề tài “Một số biện pháp áp dụng công nghệ thông tin vào giảng <br />
dạy” bản thân luôn khắc phục những thực tiễn khó khăn, thuận lợi để tìm ra những <br />
biện pháp phù hợp với khả năng của trẻ giúp trẻ học tập đạt kết quả tốt nhất.<br />
II.3. Giải pháp, biện pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Qua áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động học trong trường mầm <br />
non. Khi thực hiện giáo viên cần nghiên cứu kỹ tài liệu và thiết kế giáo án phù hợp <br />
với yêu cầu bài dạy, phù hợp với tâm sinh lý của trẻ, thường xuyên tham dự các <br />
tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin để học hỏi và đúc rút kinh nghiệm cho <br />
bản than<br />
Các hoạt động chủ đích của trẻ nhằm phát triển các mặt như: Phát triển thể <br />
chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ và tình cảm xã hội. chính vì thế giáo viên cần <br />
linh hoạt, sáng tạo các tiết học có áp dụng công nghệ thông tin vào các bài giảng <br />
để truyền tải đầy đủ nội dung kiến thức và khơi gợi các kỹ năng, nhận thức và trí <br />
tưởng tượng sáng tạo của trẻ thông qua áp dụng công nghệ thông tin với các tiết <br />
dạy hấp dẫn, phong phú, đa dạng. Qua đó giúp trẻ phát huy được tính tích cực sáng <br />
tạo, phát triển tư duy, khả năng ghi nhớ có chủ định<br />
Trẻ hứng thú và nắm được kiến thức sâu hơn khi tham gia các hoạt động có <br />
sự can thiệp của phương tiện công nghệ thông tin.<br />
Trẻ biết được những kỹ năng cơ bản khi sử dụng máy tính<br />
Thay đổi trạng thái, không khí trong tiết học bằng những hình ảnh, tiếng kêu <br />
sinh động khơi dậy sự sáng tạo trong tâm hồn trẻ.<br />
Trẻ có một số thói quen tốt khi sử dụng công nghệ thông tin ở lớp và ở nhà <br />
(vd: chơi xong biết tắt máy, sử dụng chuột,...)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
Giáo viên: Huỳnh Vũ Bích Châu<br />
Một số biện pháp áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy <br />
<br />
<br />
Các bậc cha mẹ học sinh nhận thức rõ tầm quan trọng khi cho trẻ tiếp cận <br />
với các phương tiện công nghệ thông tin đúng cách.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Thường xuyên nghiên cứu kỹ các bài soạn, soạn bài trước khi giảng dạy, sử <br />
dụng công nghệ thông tin vào bài dạy như: tìm hình ảnh, đoạn phim, hoạt hình, <br />
truyện, trò chơi…trên internet<br />
Với từng bài dạy, từng môn học tôi đưa ra hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị có <br />
tính logic để đàm thoại một cách sôi nổi theo phương châm: “Lấy trẻ làm trung <br />
tâm” để phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo, hiểu và nhận thức được nội dung kiến <br />
thức của từng bài dạy theo từng chủ đề mà trẻ đang học, phù hợp với từng nội <br />
dung của bài mà trẻ không bị áp đặt. Đồng thời dùng các thủ thuật khác nhau để <br />
dẫn dắt vào bài chuyển hoạt động một cách linh hoạt<br />
Qua thực trạng đó tôi sử dụng và áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy <br />
và cho trẻ tiếp cận với một số hình thức sau: Cho trẻ làm quen với máy vi tính qua <br />
giờ hoạt động chung và các hoạt động khác (trò chơi Kidsmart), ứng dụng công <br />
nghệ thông tin qua việc tuyên truyền phối hợp với phụ huynh. <br />
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch phù hợp <br />
Xây dựng kế hoạch phù hợp với chủ đề, chủ đề nhánh, phù hợp với tình <br />
hình của lớp, đặc biệt là tham mưu với nhà trường về cơ sở vật chất và phương <br />
pháp lên lớp để khảo sát trên trẻ được tốt hơn, xây dựng kế hoạch họp phụ huynh <br />
để báo cáo tình hình học tập của các cháu và đưa ra các biện pháp phối hợp với phụ <br />
huynh phù hợp và có hiệu quả<br />
Ngoài xây dựng kế hoạch phù hợp thì trong các giờ học và hoạt động của <br />
trẻ cần phải thiết kế các bài giảng khoa học, sáng tạo, những hình ảnh ngộ nghĩnh, <br />
đa dạng phong phú kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ, đặt những câu hỏi mang <br />
tính tư duy để kích thích sự tưởng tượng và phát triển trí tuệ của trẻ tạo tiết học <br />
nhẹ nhàng, đầy đủ nội dung và không mang tính gò bó ép buộc trẻ.<br />
Biện pháp 2: Giúp trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
Giáo viên: Huỳnh Vũ Bích Châu<br />
Một số biện pháp áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy <br />
<br />
<br />
Để giúp trẻ làm quen và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động <br />
giảng dạy có hiệu quả, tôi đã tiến hành một số phương pháp:<br />
Nắm đặc điểm tâm sinh lý của trẻ <br />
Đa số ba mẹ trẻ làm nghề nông nên trẻ ít được tiếp xúc với máy vi tính, công <br />
nghệ thông tin. Bên cạnh đó do cơ tay của trẻ 5 tuổi còn yếu nên đối với việc gõ <br />
bàn phím còn gặp nhiều khó khăn, sử dụng chuột và thực hiện một số câu lệnh đơn <br />
giản như nhấp chuột 2 lần trẻ chưa thực hiện được.<br />
Mắt trẻ còn yếu nên thời gian tiếp xúc với máy tính rất ngắn không qúa 30 <br />
phút đồng thời giáo viên cũng không quên nhắc trẻ khoảng cách cũng như tư thế khi <br />
ngồi trước máy tính<br />
Dựa vào những đặc điểm của trẻ, hứng thú khi được học, chơi trên máy tính, <br />
người giáo viên cần phải chọn lọc những tài liệu cũng như trò chơi sao cho phù hợp <br />
lại vừa kích thích trẻ hoạt động hơn. <br />
Phối hợp cùng phụ huynh<br />
<br />
Tuy đa phần lớp tôi gia đình các bé không có máy vi tính vì gia đình không sử <br />
dụng máy vi tính hoặc cũng có một vài gia đình bé có máy vi tính nhưng không có <br />
thời gian và cũng không muốn cho trẻ tiếp xúc với máy vi tính. Tôi đã tìm hiểu và <br />
trao đổi với phụ huynh hãy mạnh dạn cho các bé làm quen với máy vi tính và sử <br />
dụng một số lệnh căn bản, vì đa phần phụ huynh rất e ngại trong việc cho trẻ tiếp <br />
xúc với máy sớm và sợ bé sẽ phá lung tung, nhưng tôi đã giải thích và động viên họ <br />
phối hợp cùng tôi. Từ đó phụ huynh đã mạnh dạn cho trẻ làm quen với máy và <br />
hướng dẫn bé sử dụng một số lệnh căn bản. Ngoài ra tôi còn trao đổi với phụ <br />
huynh về một số trò chơi trên đĩa phù hợp với trẻ như: bé vui học chữ, bé tập tô <br />
màu, Kidsmart…khuyến khích phụ huynh mua đĩa về cho các cháu chơi.<br />
Cô trực tiếp hướng dẫn trẻ <br />
Trong giờ hoạt động chiều, giờ trả trẻ khi chờ phụ huynh đến đón tôi sử <br />
dụng máy vi tính để mở nhạc thiếu nhi, phim hoạt hình cho trẻ nghe và hướng dẫn, <br />
chỉ rõ từng phần của máy vi tính cho trẻ biết chức năng và công dụng của chúng <br />
như: đánh chữ, nghe nhạc, vẽ hình ngoài ra các con còn có thể chơi rất nhiều trò <br />
chơi. Tôi giới thiệu qua cho trẻ biết về các bộ phận của máy tính gồm: màn hình, <br />
<br />
9<br />
Giáo viên: Huỳnh Vũ Bích Châu<br />
Một số biện pháp áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy <br />
<br />
<br />
con chuột, bàn phím, CPU…. Sau đó tôi làm chậm một số thao tác cho trẻ xem như: <br />
khởi động máy, cách rê chuột, nhấp chuột chọn biểu tượng, thoát chương trình… <br />
Rồi tôi mời một bé nhanh nhẹn lên làm thử thao tác, ban đầu bé hơi lúng túng trong <br />
việc rê chuột đến biểu tượng và khó mà nhấp liên tục được 2 cái nên tôi đã chỉ bé <br />
nhấp vào rồi nhấn Enter, tôi đã cầm tay bé thực hiện. Sau đó cho bé tự làm lại vài <br />
lần và bé đã thực hiện được. cùng với giáo viên đứng lớp với mình lần lượt hướng <br />
dẫn cho các bé nắm được một số thao tác cơ bản về việc sử dụng máy tính. <br />
<br />
Thông qua trò chơi<br />
Vào giờ hoạt động vui chơi hay hoạt động chiều, tôi thường cho trẻ được <br />
làm quen sử dụng máy vi tính. Để kích thích sự hứng thú của trẻ, thu hút các bé thì <br />
tôi đã mua đĩa “Bé vui học chữ”, “Bé tập tô màu” và về cài vào máy để cho các cháu <br />
chơi, hoăc truy cập các trò chơi, bài hát, thơ truyện, các hình ảnh …trên internet <br />
thông qua việc các cháu chơi tô màu, thì các cháu phải sử dụng những lệnh cơ bản <br />
và biết cách sử dụng chuột thành thạo hơn, qua trò chơi nhỏ tôi còn hướng dẫn các <br />
bé thêm một số lệnh như: back (trở về), xóa hay lưu các bức tranh sau khi tô màu…) <br />
Qua trò chơi các cháu biết cách rê chuột nhanh, chính xác hơn, thậm chí có cháu đã <br />
biết nhấp chuột được 2 cái liên tục. Ngoài ra qua trò chơi còn phát triển về mặt <br />
thẩm mỹ cho trẻ, tôi luôn chú ý đến trẻ yếu cho trẻ chơi với trẻ đã biết, đã nắm <br />
vững để trẻ tự học lẫn nhau. Sau khoảng vài tuần lớp tôi đã tương đối biết thực <br />
hiện một số lệnh cơ bản và mạnh dạn hơn khi sử dụng máy. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
Giáo viên: Huỳnh Vũ Bích Châu<br />
Một số biện pháp áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thường xuyên cho trẻ chơi nhiều trò chơi trong phần mềm Kidsmart được <br />
đặt tên là một ngôi nhà bí ẩn mà những điều kỳ lạ sẽ hiện dần ra theo mỗi lần <br />
nhấp chuột của trẻ như: <br />
+ Ngôi nhà toán học mamg nội dung học tập, các nhân vật mang đậm sắc <br />
thái, âm nhạc, những nụ cười thoải mái làm trẻ say mê, hứng thú, thông qua các trò <br />
chơi trẻ học về các số, đếm, cộng, trừ, các hình mầu, giải bài toán, cỡ, các dạng <br />
hình học và nhiều điều khác nữa.<br />
+ Ngôi nhà sách bailey: những người bạn trong trò chơi sẽ lôi cuốn trẻ nhỏ <br />
vào một môi trường học hỏi đa dạng, hình thành các kỹ năng đọc to rõ nét, trẻ tích <br />
lũy kinh nghiệm nhờ các nhân vật, âm nhạc và những câu từ thú vị.<br />
+ Ngôi nhà khoa học: Kích thích sự ham hiểu biết và khuyến khích trẻ khám <br />
phá thế giới khoa học xung quanh, giúp trẻ thực hành phân loại, sắp xếp, quan sát, <br />
dự đoán và xây dựng, cách phân loại khoa học đơn giản, khám phá động, thực vật <br />
sống thế nào? và phản ứng với môi trường ra sao?<br />
+ Ngôi nhà thời gian và không gian: Trẻ say mê với âm thanh sống động, <br />
những hình ảnh lôi cuốn hấp dẫn và các nhân vật thân thiện<br />
<br />
11<br />
Giáo viên: Huỳnh Vũ Bích Châu<br />
Một số biện pháp áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy <br />
<br />
<br />
+ Bộ sưu tập thế giới sôi động cung cấp cho trẻ các hoạt động với các kỹ <br />
năng tư duy đơn giản: ghi nhớ, tư duy phê phán, giải quyết các vấn đề và sáng tạo <br />
đề cao sự đa dạng của năng lực trí tuệ<br />
Sau một thời gian cho các bé làm quen với máy vi tính, tôi thấy các bé rất <br />
mạnh dạn khi tôi trình chiếu một vài chương trình cho các bạn xem (cho trẻ xem <br />
qua ti vi) Biện pháp 3: Thiết kế bài giảng<br />
Thời gian của hoạt động chung của lớp lá thường: 3035 phút, Vì vậy giờ <br />
hoạt động này tôi sử dụng rất nhiều hình thức khác nhau để gây hứng thú cho trẻ, <br />
giúp trẻ nhanh chóng hiểu, nhận biết, khám phá. Trong hoạt động này sử sụng đồ <br />
dụng trực quan rất có hiệu quả, đồ dùng trực quan có thể là tranh ảnh, mô hình, vật <br />
thật…..đây là yếu tố không thể thiếu được trong việc dạy trẻ, vì trẻ chỉ lĩnh hội <br />
kiến thức khi được trực tiếp tri giác các đối tượng. Đồ dùng trực quan càng đẹp, <br />
càng hấp dẫn thì càng thu hút được trẻ. Nắm bắt được điều này khi cho trẻ hoạt <br />
động học tập nhưng cũng có một số đề tài, ta không thể trực tiếp cho trẻ quan sát <br />
bằng vật thật được (quan sát một số con vật sống trong rừng, tìm hiểu về các loài <br />
chim…) cũng như muốn đảm bảo được<br />
tiết dạy sinh động, trẻ hứng thú, hoạt động tích cực tôi đã lên mạng Internet tìm tư <br />
liệu phục vụ tiết dạy <br />
Ví dụ: Khi dạy trẻ tìm hiểu một số con vật sống trong rừng: trẻ cần phải biết tên <br />
gọi, hình dáng, các bộ phận, thức ăn, nơi sống, tiếng kêu, thói quen của các con thú, <br />
Nếu sử dụng tranh sẽ rất hạn chế và không mang lại hiệu quả trẻ hoạt động tích <br />
cực. Hiểu được điều này tôi đã tìm tư liệu và xây dựng tiết dạy trên Powerpoint, trẻ <br />
rất hứng thú khi được quan sát con sư tử, đặc biệt trẻ tập trung chú ý khi được xem <br />
con sư tử chạy đuổi bắt con nai, sư tử gầm …. Để trẻ không thụ động trong học <br />
tập chỉ ngồi xem và nghe, tôi thường gọi trẻ, dùng những câu hỏi kích thích tư duy <br />
trẻ phát triển và cho trẻ lên sử dụng máy như nhấp chuột để tìm hiểu các con vật <br />
khác, hay lên chơi trò chơi “Tìm thức ăn cho tôi”, trẻ phải nhấp chuột vào những <br />
thức ăn mà các con vật thường ăn (sư tử ăn thịt các con vật, khỉ ăn chuối, voi ăn mía <br />
lá cây…)<br />
<br />
<br />
12<br />
Giáo viên: Huỳnh Vũ Bích Châu<br />
Một số biện pháp áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy <br />
<br />
<br />
Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong tiết dạy giúp trẻ hứng thú<br />
Ví dụ: Với bài dạy Khám phá khoa học các hiện tượng thiên nhiên tôi chọn và scan <br />
những hình ảnh về các hiện tượng thiên nhiên như: nắng, mưa, sấm chớp, gió, cầu <br />
vòng…lên máy vi tính, dưới những hình ảnh có từ kém theo. Khi chạy đến hiện <br />
tượng nào thì hình ảnh đó xuất hiện kèm theo từ, hiện tượng nào học rồi thì nhấp <br />
chuột vào hiện tượng đó sẽ chuyển màu. Khi giới thiệu đến hiện tượng thiên nhiên <br />
nào thì hiệu ứng sẽ chuyển màu và xuất hiện ở dạng font to và có âm thanh kèm <br />
theo, hoặc khi so sánh các hiện tượng thiên nhiên sẽ nhấp nháy….hoặc có thể sử <br />
dụng một số video có hình ảnh thật<br />
Do đặc điểm của trường nằm ở vùng Thị Trấn nhưng phòng học và một số <br />
đồ dùng còn chưa đạt so với chuẩn trường mầm non, điều kiện vật chất phục vụ <br />
số luợng trẻ đông vẫn còn khó khăn hạn chế mỗi lớp có 1 ti vi, nhưng với tinh thần <br />
nhiệt huyết yêu nghề và mến trẻ tôi cũng đã cố gắng khắc phục khó khăn trên dù <br />
số máy vi tính ít nhưng trẻ nào cũng được tiếp xúc với máy ( chia theo nhóm trẻ lên <br />
làm quen với máy). Trường được cấp phát đĩa Kidsmart nên tôi cũng đã ứng dụng <br />
vào trong tiết dạy của mình để tiết dạy thêm phần hiệu quả.<br />
Ví dụ: Trò chơi: “Truy tìm ẩn số”. <br />
Trẻ sẽ lên chọn ô số nào mình thích. Ở mỗi ô cửa sổ sẽ có 1 câu đố về hình <br />
dáng phương tiện, (con vật…) của đó. Bạn nào đoán đúng câu đố thì bức tranh mới <br />
hiện ra và dưới mỗi bức tranh sẽ có hình ảnh và trẻ sẽ phải trả lời câu hỏi của cô <br />
dưới bức tranh. Khi đã mở được hết tất cảc các ô cửa sổ thì 1 bạn sẽ đứng lên kể <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
Giáo viên: Huỳnh Vũ Bích Châu<br />
Một số biện pháp áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy <br />
<br />
<br />
lại nội dung câu chuyện dựa những bức tranh trên theo suy nghĩ của trẻ <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ngày nay việc giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy <br />
không còn là điều mới mẻ với chúng ta, nhưng ở cấp bậc mầm non thì vấn đề này <br />
chưa được phổ biến rộng rãi, chỉ có ở khối Lá những năm trước và năm nay là các <br />
khối được tiếp cận nhưng cũng chưa nhiều. Việc sử dụng đồ dùng trực quan trên <br />
máy vi tính còn mang lại cho trẻ hứng thú và kích thích trẻ tham gia vào hoạt động <br />
hơn nữa bởi trên máy vi tính các hình ảnh xuất hiện và mất đi hay kèm theo các <br />
hiệu ứng mới lạ hấp dẫn theo ý muốn của giáo viên, trẻ sẽ tập trung sự chú ý <br />
trước những điều mới lạ, tiết học sẽ càng đạt hiệu quả hơn.<br />
Qua những ví dụ minh họa ở trên, tôi thấy hình thức cho trẻ tiếp cận với máy <br />
vi tính và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giờ hoạt động chung hình thức <br />
<br />
14<br />
Giáo viên: Huỳnh Vũ Bích Châu<br />
Một số biện pháp áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy <br />
<br />
<br />
rất cơ bản giúp người giáo viên đạt được mục đích của giờ hoạt động. Ngoài ra tùy <br />
theo nội dung của từng nội dung và chủ đề mà giáo viên có thể lựa chọn hình thức <br />
tổ chức giờ hoạt động phù hợp nhằm tạo ra cho trẻ một trạng thái thật thoải mái, <br />
gần gũi với cuộc sống thực“ học mà chơi, chơi nhưng mà học”<br />
* Kết quả: <br />
Đã mang lại cho trẻ sức hấp dẫn mới lạ, làm trẻ hứng thú nhiều, tiếp thu <br />
được bài học tốt nhanh. Trẻ tích cực hoạt động hơn không còn nói chuyện trong giờ <br />
học, cũng như kích thích được tư duy trẻ phát triển.<br />
Biện pháp 4: Tổ chức ôn luyện mọi lúc mọi nơi<br />
Với chương trình giáo dục mầm non mới và đổi mới trong phương pháp giáo <br />
dục thì phương pháp dạy tích hợp nhiều nội dung cũng được lồng ghép trong một <br />
giờ hoạt động chung. Việc cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin không chỉ được <br />
tiến hành qua các bài thơ, truyện mà còn được dạy thông qua các giờ hoạt động <br />
chung khác như: Tạo hình, Âm nhạc, môn Khám phá khoa học … <br />
Ví dụ : Ở giáo dục âm nhạc với phần trò chơi âm nhạc, tôi sử dụng đàn để dạy trẻ <br />
hát và vận động , khi chơi trò chơi âm nhạc tôi sử dụng máy vi tính để chơi chiếc <br />
đĩa hát kì diệu <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Giáo viên: Huỳnh Vũ Bích Châu<br />
Một số biện pháp áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
1 2 3<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
5 6<br />
<br />
4 5 6<br />
<br />
2<br />
1<br />
<br />
<br />
Ví dụ: ở môn Tạo hình: cho trẻ vẽ con thỏ, trước khi vẽ tôi cho trẻ xem, thỏ sống ở <br />
đâu? Hình dáng, màu sắc, thích ăn gì?. Sau đó tôi hướng dẫn trẻ vẽ, trẻ rất hứng thú <br />
và hoạt động tích cực hơn.<br />
Ví dụ: tiết khám phá khoa học (Chủ đề Tết và mùa xuân) dưới mỗi bông hoa sẽ có <br />
1 hình ảnh trẻ sẽ nhìn hình ảnh và nói lên hoạt động của ngày tết cổ truyền ở Việt <br />
Nam<br />
Hay khi cho trẻ chơi với củng cố ở tiết Khám phá khoa học chủ đề: Phương tiện <br />
giao thông.<br />
Như vậy, cho trẻ tiếp cận với thông tin và ứng dụng thông tin qua giờ hoạt <br />
động chung cũng là hình thức rất cơ bản để giúp trẻ nắm đựơc những kĩ năng cần <br />
thiết khi bước vào trường phổ thông. Bên cạnh đó thì việc tạo môi trường cho trẻ <br />
làm quen cũng giúp trẻ ngày càng tự tin, mạnh dạn tìm hiểu khám phá cũng không <br />
kém phần quan trọng<br />
* Cho trẻ làm quen công nghệ thông tin qua các hoạt động ngoài giờ<br />
Ngoài việc dạy trẻ theo chương trình phân phối, tôi còn hướng dẫn trẻ các <br />
thao tác cơ bản khi sử dụng máy vi tính như: nhấp chuột, mở loa, xóa (delete), quay <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
Giáo viên: Huỳnh Vũ Bích Châu<br />
Một số biện pháp áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy <br />
<br />
<br />
lại (Back), nhấp đôi chuột…hay chơi các trò chơi trên máy vi tính : Làm cho hoa đào <br />
nở (Excel), đưa thú về chuồng, chọn giày cho bạn (đĩa Kidsmart)…trẻ rất thích.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đối với những bé phát âm chưa rõ, nói ngọng hay xấu hổ, rụt rè trước đám <br />
đông, trong giờ hoạt động vui chơi tôi thường thay đổi góc chơi và cho các bé này <br />
vào góc học tập chơi các trò chơi như: Làm cho hoa nở (ecxel) khi bé nhấp chuột <br />
vào cành cây, hoa nở ra đẹp, bé rất thích và khoe với bạn, cô. Hay ở trò chơi chọn <br />
quần áo, giày dép theo đúng người trong gia đình (có kèm theo âm thanh), mỗi khi bé <br />
chọn vào đồ dùng nào sẽ có âm thanh yêu cầu bé là chọn cho ai?, bé đã tự trả lời <br />
trên máy. Bé trở nên tự tin hơn, không còn rụt rè, và thường nói chuyện với cô hơn.<br />
Biện pháp 5: Cho trẻ làm quen và ứng dụng công nghệ thông tin qua việc <br />
tuyên truyền phối hợp với phụ huynh.<br />
Hiện nay trước tình hình trẻ em quá ham chơi game đã làm cho phụ huynh rất <br />
e ngại trong việc cho trẻ tiếp xúc với máy vi tính sớm. Họ lo sợ cho trẻ nếu trẻ biết <br />
sử dụng máy vi tính quá sớm thì trẻ sẽ ham chơi game và một khi trẻ đã quá mê <br />
mẫn với trò chơi mà ngồi lâu trên máy thì rất có hại đến sức khỏe của trẻ. Mắt của <br />
trẻ còn yếu nên thời gian tiếp xúc với máy rất ngắn không quá 30 phút và chúng ta <br />
không quên nắm rõ khoảng cách của trẻ ngồi so với máy vi tính. Nếu chúng ta <br />
<br />
17<br />
Giáo viên: Huỳnh Vũ Bích Châu<br />
Một số biện pháp áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy <br />
<br />
<br />
không nhắc nhở trẻ ngồi đúng khoảng cách và tránh việc để trẻ tha hồ ngồi trên <br />
máy tùy thích sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe và dễ dẫn đến cận thị.<br />
Tôi thường xuyên tìm tòi về công nghệ thông tin và chương trình Kidsmart <br />
nên tôi đã ứng dụng vào trong giảng dạy, bên cạnh đó tôi thường xuyên lên mạng <br />
Internet tìm tài liệu cũng như học hỏi kinh nghiệm của các anh chị làm bên công <br />
nghệ thông tin. Những Tài liệu như Đĩa trò chơi, chương trình giúp trẻ phát triển tư <br />
duy như (bé yêu học chữ cái, bút chì thông minh, ngôi nhà toán học,…) được <br />
dowload từ trên mạng về tôi thường chia sẻ với đồng nghiệp và phụ huynh như <br />
mang USB đến lớp coppy để ở nhà trẻ có thể được luyện tập thêm.<br />
Sau quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi thấy trẻ lớp tôi rất thích và <br />
hứng thú khi tham gia vào các hoạt động có liên quan. <br />
c. Điều kiện để thực hiện biện pháp<br />
Giáo viên tự tin và có một số kinh nghiệm trong việc soạn giảng trên các công <br />
nghệ thông tin: Giáo án điện tử…<br />
Trường có đầy đủ trang thiết bị: Ti vi màn ảnh rộng, máy chiếu,…<br />
Trẻ mầm non lứa tuổi 5 6 tuổi. Cùng cha mẹ học sinh quan tâm đến con em <br />
mình.<br />
d. Mối quan hệ giữa các biện pháp<br />
Các biện pháp có mối quan hệ tương trợ lẫn nhau là mắt xích quan trọng <br />
liên kết từ biện pháp này qua biện pháp khác. Làm tốt nội dung của biện pháp này <br />
đồng nghĩa với việc đã hoàn thành biện pháp kia.<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.<br />
100% trẻ hứng thú và nhận thức tốt hơn khi tham gia tiết học có ứng dụng <br />
công nghệ thông tin. Giáo viên tiết kiệm được thời gian và kinh phí cho việc làm <br />
đồ dùng vì với giáo viên mầm non hiện nay lượng công việc rất nhiều.<br />
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
nghiên cứu.<br />
Qua việc giúp trẻ tiếp cận một số phương tiện công nghệ thông tin, tôi thấy <br />
những cháu ở lớp tôi tuy không hoàn toàn là đã thuần thục với máy vi tính như các <br />
<br />
<br />
18<br />
Giáo viên: Huỳnh Vũ Bích Châu<br />
Một số biện pháp áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy <br />
<br />
<br />
cháu ở trường có phòng máy và chương trình dạy tin học riêng nhưng đa số các cháu <br />
đã không còn bỡ ngỡ, rụt rè khi được sử dụng máy như ban đầu, mà hầu như các <br />
cháu đã mạnh dạn với việc sử dụng máy, 100% các cháu đều thực hiện trên máy vi <br />
tính,trong đó 20% các cháu thuần thục với một số lệnh cơ bản.<br />
Đó là về trẻ, còn về bản thân trong quá trình thực hiện tôi thấy mình được <br />
nâng cao tay nghề về chuyên môn, phương pháp, đặc biệt là hình thức dạy trẻ linh <br />
hoạt, tự tin và sáng tạo hơn.<br />
Việc giúp trẻ tiếp cận tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng <br />
dạy đã giúp tôi tiết kiệm được thời gian và kinh phí cho việc làm đồ dùng vì với <br />
giáo viên mầm non hiện nay lượng công việc rất nhiều. Vì vậy chúng ta phải tìm <br />
biện pháp, phương pháp để giảm bớt thời gian và lượng công việc, nhưng hiệu quả <br />
và chất lượng giáo dục luôn được đảm bảo và thực tiễn đã chứng minh việc ứng <br />
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là rất cần thiết và hiệu quả cao.<br />
Từ việc ứng dụng trên tôi không chỉ sử dụng cho riêng mình mà tôi còn chia sẻ <br />
những tư liệu cho đồng nghiệp để có thể ứng dụng trong tiết dạy và làm tư liệu về <br />
sau.<br />
*Đối với cô: <br />
Có cơ hội trao dồi kiến thức thường xuyên.<br />
Nắm bắt chính xác tình hình và khả năng của từng trẻ để từ dó có biện pháp <br />
sát thực hơn.<br />
*Đối với trẻ: <br />
Trẻ được vui chơi sảng khoái, được tìm hiểu nhiều điều mới lạ trong thế giới <br />
xung quanh.<br />
Trẻ được mày mò, được thực hành một cách thực tế và đầy thích thú.<br />
*Đối với phụ huynh:<br />
Nhận thức được tầm quan trọng trong cách dạy trẻ thông qua các công nghệ <br />
sẵn có ở gia đình mình. Nhận thức được sự cần và đủ của trẻ ở lứa tuổi mầm non. <br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
III.1. Kết luận<br />
<br />
<br />
19<br />
Giáo viên: Huỳnh Vũ Bích Châu<br />
Một số biện pháp áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy <br />
<br />
<br />
Việc cho trẻ tiếp cận và sử dụng máy vi tính là việc rất cần thiết để giúp trẻ <br />
tiếp cận gần với sự phát triển của công nghệ thông tin ngày nay và làm tiền đề cho <br />
việc học tập tin học của trẻ.<br />
Việc ứng dụng phương tiện công nghệ trong giảng dạy là rất cần thiết và bổ <br />
ích nó sẽ giúp giáo viên rất nhiều trong việc giảng dạy đem lại hiệu quả cao trong <br />
việc tiếp thu kiến thức của học sinh và giảm bớt thời gian của chúng ta trong việc <br />
làm đồ dùng ngoài ra những tư liệu ấy còn được sử dụng lâu dài và nhân rộng.<br />
Việc tìm tòi ứng dụng phương tiện trong giảng dạy sẽ giúp chúng ta rất <br />
nhiều về các kỹ năng sử dụng máy và kiến thức của chúng ta sẽ được mở rộng <br />
hơn. <br />
III.2. Kiến nghị<br />
Phong Giáo D<br />
̀ ục & Đào Tạo thương xuyên m<br />
̀ ở lớp tập huấn cho tất cả giáo <br />
viên về việc sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.<br />
Buôn Trấp, ngày 26 tháng 02 năm 2015<br />
Người viết sáng kiến<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Huỳnh Vũ Bích Châu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
……….<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
……….<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
……….<br />
<br />
20<br />
Giáo viên: Huỳnh Vũ Bích Châu<br />
Một số biện pháp áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy <br />
<br />
<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
……….<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
……….…………………………………………………<br />
……………………………………….…………………………………………………<br />
……………………………………….…………………………………………………<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
(ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
21<br />
Giáo viên: Huỳnh Vũ Bích Châu<br />
Một số biện pháp áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
I. Phần mở đầu:........................................................................................................... 1<br />
I.1. Lý do chọn đề tài:.................................................................................................. 1<br />
I.2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài................................................................................2<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................2<br />
I.4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................2<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................3<br />
II.Phần nội dung............................................................................................................ 3<br />
II.1.Cơ sở lý luận..........................................................................................................3<br />
II.2. Thực trang<br />
̣ .............................................................................................................. 4<br />
̣ ợi, kho khăn<br />
a. Thuân l ́ ...................................................................................................4<br />
b. Thành công, hạn chế ................................................................................................5<br />
c. Mặt mạnh, mặt yếu..................................................................................................5<br />
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động......................................................................5<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra...........................5<br />
II.3. Biện pháp..............................................................................................................6<br />
a. Mục tiêu của biện pháp...........................................................................................6<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp............................................................7<br />
c. Điều kiện để thực hiện biện pháp ........................................................................16<br />
d. Mối quan hệ giữa các biện pháp............................................................................15<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học..................................................................15<br />
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học vấn đề nghiên cứu...................15<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị..................................................................................................17<br />
III.1.Kết luận..............................................................................................................16<br />
III.2.Kiến nghị.............................................................................................................18<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
Giáo viên: Huỳnh Vũ Bích Châu<br />
Một số biện pháp áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
1. Sách tâm lý học lứa tuổi (Bộ GD&ĐT)<br />
2. Các trang web về giáo dục trẻ mầm non.<br />
3. Tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục trẻ theo lứa tuổi.<br />
4. Hướng dẫn thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi 56 tuổi.<br />
5. Bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
23<br />
Giáo viên: Huỳnh Vũ Bích Châu<br />