intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống ở trường Tiểu học Dray Sap

Chia sẻ: Lê Thị Trà Giang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:26

123
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nhằm xác định thực trạng công tác dạy- học về nội dung giáo dục kỹ năng sống của giáo viên và học sinh ở trường Tiểu học Dray Sáp. Đưa ra một số biện pháp chỉ đạo đối công tác dạy học kỹ năng sống trong nhà trường nhằm: Giúp mỗi giáo viên nhận thức sâu sắc và hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, từ đó vận dụng vào giảng dạy đạt hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống ở trường Tiểu học Dray Sap

Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống <br /> ở trường Tiểu học Dray Sáp<br /> <br /> <br /> <br /> I. Phần mở đầu<br /> 1. Lý do chọn đề tài  <br /> “Có tài mà không có đức là người vô dụng còn có đức mà không có tài thì làm  <br /> việc gì cũng khó”, đó là câu mà sinh thời Bác Hồ đã dạy, câu nói đó vẫn còn nguyên <br /> giá trị. Nói đến đức người ta có thể dễ dàng hiểu đó là những kỹ năng sống sao cho <br /> có ích cho gia đình và xã hội.<br /> Kỹ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc <br /> đáp  ứng các nhu cầu cụ  thể  trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con <br /> người, giúp con người thay đổi nhận thức, thái độ và giá trị trong những hành động <br /> theo hướng tích cực và mang tính chất xây dựng, giúp con người tiếp cận với môi <br /> trường xung quanh, hòa nhập cũng như khẳng định mình. <br /> Giáo dục Kĩ năng sống càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi  vì: lứa <br /> tuổi học sinh đang hình thành những giá trị  nhân cách, những  ước  mơ,  ham  hiểu <br /> biết,  thích  tìm  tòi,  khám  phá  song còn  thiếu hiểu  biết  sâu  sắc, dễ bị  lôi kéo, kích <br /> động…  Đặc  biệt là trong  bối  cảnh hội nhập quốc tế  và cơ  chế  thị  trường hiện <br /> nay, thế  hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và <br /> tiêu cực luôn đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với <br /> khó khăn, thách thức, áp lực tiêu cực. <br /> Ở trường Tiểu học, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là vô cùng cần  <br /> thiết. Việc hình thành các kỹ  năng cơ  bản trong học tập và sinh hoạt là yếu tố <br /> quyết định đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của các em.  <br /> Việc trang bị  đầy đủ  kỹ  năng sống sẽ  giúp cho học sinh sớm có ý thức làm chủ <br /> bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng  <br /> như  xã hội. Hơn nữa các em chính là những chủ  nhân, là người sẽ  quyết định  sự <br /> phát triển của đất nước trong tương lai. <br /> Trong nhiều năm qua, các trường tiểu học huyện Krông Ana nói chung và <br /> trường TH Dray Sáp nói riêng đã chú trọng công tác giáo dục kỹ năng sống cho học  <br /> sinh. Ngoài việc giảng dạy kiến thức, lãnh đạo nhà trường đã chỉ đạo sát sao việc <br /> giáo dục kỹ  năng sống cho các em thông qua các môn học, bài học và hoạt động <br /> ngoài giờ lên lớp. Bước đầu đã đạt được những kết quả  nhất định, kỹ  năng sống <br /> của học sinh đã có sự tiến bộ. Song là trường nằm trên địa bàn khó khăn, có thể nói  <br /> khó khăn nhất nhì huyện nhà, có phân hiệu buôn Kuôp cách UBND xã Dray Sáp  <br /> gần 10 cây số và cách trung tâm huyện gần 40 cây số. Học sinh nhà trường đa số là  <br /> đồng bào dân tộc thiếu số nên kỹ nằng sống của các em còn rất nhiều hạn chế so  <br /> Người thực hiện: Thái Thị Mai – Trường TH Dray Sáp Trang 1<br /> Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống <br /> ở trường Tiểu học Dray Sáp<br /> <br /> <br /> với học sinh các trường thuận lợi. Các em còn rụt rè, e ngại, sống khép mình, thiếu <br /> tự tin, thiếu chia sẻ và hợp tác; khả năng ứng xử với những người khác, với xã hội  <br /> và khả năng ứng phó trước các tình huống của cuộc sống còn hạn chế; vv...<br /> Vậy phải làm thế nào để giúp học sinh có được kỹ năng sống tốt góp phần  <br /> thực hiện thành công phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh  <br /> tích cực" và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, từng bước theo kịp với các <br /> trường bạn, đào tạo nên thế  hệ  trẻ  tương lai cho đất nước, đáp  ứng nguồn nhân <br /> lực phục vụ  sự  nghiệp công nghiệp hoá ­ hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu hội nhập <br /> quốc tế, tạo cho các em môi trường năng động cũng như  tạo niềm vui, hứng thú <br /> trong học tập. Với những trăn trở đó, nên tôi đã chọn đề tài  " Một số biện pháp chỉ <br /> đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống ở trường Tiểu học Dray Sap".<br /> 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br /> * Mục tiêu:<br /> ­ Xác định thực trạng công tác dạy­ học về  nội dung giáo dục kỹ năng sống  <br /> của giáo viên và học sinh ở trường Tiểu học Dray Sáp.<br /> ­ Đưa ra một số biện pháp chỉ đạo đối công tác dạy học kỹ năng sống trong  <br /> nhà trường nhằm: <br /> Giúp mỗi giáo viên nhận thức sâu sắc và hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng  <br /> của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, từ đó vận dụng vào giảng dạy đạt  <br /> hiệu quả.<br />  Giúp HS ý thức được giá trị  của bản thân trong mối quan hệ  xã hội; Hiểu  <br /> biết về  thể  chất, tinh thần của mình; có hành vi, thói quen  ứng xử  có văn hoá và <br /> chấp hành pháp luật. Ngoài ra giúp các em có đủ  khả  năng thích  ứng với môi <br /> trường xung quanh; mạnh dạn bày tỏ  ý kiến trước tập thể; tự tin, chủ động, tích <br /> cực tham gia vào các hoạt động và làm chủ được bản thân.<br /> ­ Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.<br /> * Nhiệm vụ: <br /> ­ Khảo sát thực trạng việc tổ chức dạy lồng ghép, tích hợp giáo dục kĩ năng <br /> sống cho học sinh; tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc của giáo viên và học sinh  <br /> trong quá trình thực hiện.<br /> ­ Tìm hiểu, nghiên cứu kỹ nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức việc  <br /> tích hợp, lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các môn học, bài học và hoạt động <br /> <br /> Người thực hiện: Thái Thị Mai – Trường TH Dray Sáp Trang 2<br /> Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống <br /> ở trường Tiểu học Dray Sáp<br /> <br /> <br /> NGLL.<br /> ­ Đề  xuất tổ  chức thực nghiệm biện pháp chỉ  đạo công tác dạy học nội  <br /> dung giáo dục kỹ  năng sống cho giáo viên nhằm nâng cao kỹ  năng sống cho học <br /> sinh, đồng thời góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Xây dựng trường  <br /> học thân thiện, học sinh tích cực" và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại  <br /> trường Tiểu học Dray Sáp.<br /> 3. Đối tượng nghiên cứu <br /> Nghiên cứu trong khuôn khổ một số biện pháp chỉ đạo giáo viên dạy học kỹ <br /> năng sống vào các môn học, bài học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp  nhằm <br /> nâng cao kỹ năng sống cho học sinh, đặc biệt là học sinh ở phân hiệu buôn Kuôp. <br /> 4. Giới hạn của đề tài<br /> ­ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống.<br /> ­ Giáo viên, học sinh trường Tiểu học Dray Sáp ­ xã Dray Sáp ­ huyện Krông <br /> Ana ­ tỉnh Đắk Lắk.<br /> ­ Thời gian nghiên cứu: Năm học 2015 ­ 2016.         <br /> 5. Phương pháp nghiên cứu<br /> ­ Phương pháp nghiên cứu lý luận, thực tiễn.<br /> ­ Phương pháp điều tra; thống kê; phân tích, so sánh, tổng hợp.<br /> ­ Phương pháp thực hành.  <br /> ­ Phương pháp xử lý tình huống; kỹ năng ra quyết định.<br /> ­ Phương pháp kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm.<br /> II. Phần nội dung  <br /> 1. Cơ sở lý luận  <br /> Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân <br /> lực phục vụ sự  nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu  <br /> hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ  thông đã và <br /> đang được đổi mới mạnh mẽ  theo bốn trụ cột của giáo dục thế  kỉ  XXI, mà thực  <br /> chất là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là: Học để  biết, Học để  làm, Học để  tự <br /> khẳng định mình và Học để cùng chung sống. Cùng với các biện pháp để nâng cao  <br /> chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường, giáo dục kỹ  năng  <br /> <br /> Người thực hiện: Thái Thị Mai – Trường TH Dray Sáp Trang 3<br /> Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống <br /> ở trường Tiểu học Dray Sáp<br /> <br /> <br /> sống cho học sinh là yêu cầu vô cùng quan trọng, một nội dung không thể tách rời  <br /> của quá trình giáo dục. <br /> Mục tiêu giáo dục là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ  sở  ban đầu  <br /> cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các  <br /> kỹ năng cơ  bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN. Yêu  <br /> cầu về  nội dung giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn <br /> giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về  nghe, nói,  <br /> đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết <br /> ban đầu về  nghệ  thuật.  Đặc biệt rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh được xác <br /> định là một trong những nội dung cơ bản của Phong trào thi đua “Xây dựng trường <br /> học thân thiện, học sinh tích cực”. <br /> Quyết định số 2994/QĐ­BGD và ĐT ngày 20 tháng 7 năm 2010 của Bộ Giáo <br /> dục và Đào tạo triển khai giáo dục kỹ  năng sống trong một số  môn học và hoạt <br /> động giáo dục  ở các cấp học; Chỉ thị số 40/2008/CT­BGDĐT của Bộ Giáo dục và <br /> Đào tạo về  việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,  <br /> học sinh tích cực” trong các trường phổ  thông giai đoạn 2008 ­ 2013;  Hướng dẫn <br /> số  159/PGDĐT­GDTH  thực hiện kế  hoạch giáo dục kỹ  năng sống cho học sinh  <br /> tiểu học năm học 2015 ­ 2016 Krông Ana, ngày 28 tháng 8 năm 2015.<br /> Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là việc rất quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình <br /> hình thành nhân cách của trẻ  cho đến tuổi trưởng thành. Giáo dục kĩ năng sống  <br /> phải được bắt đầu từ khi trẻ còn rất nhỏ, đặc biệt ở lứa tuổi Tiểu học. Bởi vì lửa  <br /> tuổi này đã hình thành những hành vi cá nhân, tính cách và nhân cách. Việc làm <br /> quen với các môn học, hoạt động ngoài giờ lên lớp để hình thành và xây dựng cho <br /> các em các kĩ năng sống,   giúp các em tự  tin, chủ  động biết cách xử  lí mọi tình <br /> huống trong cuộc sống và quan trọng hơn là khơi gợi những khả năng tư  duy sáng  <br /> tạo, biết phát huy thế mạnh của các em. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh  <br /> sẽ  hình thành và tập dượt cho các em những hành vi, thói quen, kĩ năng xử  lý các <br /> tình huống diễn ra trong cuộc sống. Học sinh Tiểu học là những học sinh đang  ở <br /> độ tuổi 6 ­ 11 tuổi, độ tuổi có nhiều biến động về tâm sinh lý rất nhạy cảm dễ bị <br /> ảnh hưởng bởi môi trường sống bên ngoài tác động.<br /> Xã hội hiện nay đang đặt ra vấn đề  cấp thiết mong muốn đổi mới nền giáo  <br /> dục, gắn liền giáo dục trong nhà trường với thực tiễn đời sống. Ngành giáo dục <br /> cũng ý thức rõ cần phải truyền đạt các kĩ năng sống cho học sinh trong thời kì hội  <br /> nhập, vì nó quyết định chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, dạy các em học sinh <br /> làm người, biết thích ứng, hội nhập tốt với xã hội hiện đại. <br /> Người thực hiện: Thái Thị Mai – Trường TH Dray Sáp Trang 4<br /> Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống <br /> ở trường Tiểu học Dray Sáp<br /> <br /> <br /> Tuy nhiên, nội dung giáo dục trong các nhà trường tiểu học hiện nay còn xem  <br /> trọng việc dạy chữ, chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, nhất là việc giáo  <br /> dục kỹ  năng sống cho học sinh. Chính vì vậy, cần tăng cường các giải pháp phù <br /> hợp, khả thi để  giúp học sinh có kỹ năng tốt nhằm thực hiện hiệu quả phong trào <br /> "Xây dựng trường  học thân thiện, học sinh tích cực",  góp phần nâng cao chất <br /> lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu <br /> phát triển của người học. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br /> Trường TH Dray Sáp nằm trên địa bàn xã Dray Sáp, có hai điểm trường, <br /> điểm chính đặt tại thôn An Na, điểm lẻ  đặt tại Buôn Kuôp, nằm trên địa bàn vô <br /> cùng khó khăn, phức tạp, đường sá đi lại mặc dù đã được nâng cấp nhưng vẫn còn <br /> nhiều khó khăn, cách điểm chính gần 10 cây số và cách trung tâm huyện hơn 30 cây  <br /> số. Trong những năm qua, việc giáo dục kỹ  năng sống cho học sinh đã được các <br /> cấp, các ngành và toàn xã hội dành nhiều sự  quan tâm; ngành giáo dục có sự  chỉ <br /> đạo kịp thời; tài liệu về giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên được trang bị khá đầy  <br /> đủ; một số giáo viên có kỹ năng sống khá tốt; mội số ít cha mẹ học sinh quan tâm  <br /> đến việc giáo dục kỹ năng sống cho con em.    <br /> Đối với trường tiểu học Dray Sáp, lãnh đạo nhà trường đã chỉ  đạo sát sao  <br /> công tác dạy học, trong đó chú trọng phần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Kế <br /> hoạch từ nhà trường đến chuyên môn, tổ khối và giáo viên đều được thể hiện đầy <br /> đủ. Cán bộ quản lý và giáo viên cũng đã không ngừng đổi mới công tác quản lý chỉ <br /> đạo và phương pháp dạy học để  từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn <br /> diện cho học sinh. Chính vì vậy mà chất lượng giáo dục đã có nhiều tiến bộ, hiệu <br /> quả các phong trào, hội thi đã có nhiều khởi sắc, kỹ năng sống của học sinh đã có  <br /> sự  tiến bộ. Một số em đã có được hành vi, thói quen, kĩ năng tốt. Có em đã mạnh <br /> dạn tự  tin khi tham gia thảo luận nhóm, tự  tin bày tỏ  ý kiến của mình trước tập <br /> thể, tự  giác, tự  tin tham gia các hoạt động ngoài giờ  lên lớp, có em nói năng lưu  <br /> loát,...một số em đọc diễn cảm tốt, biết tự bảo vệ bản thân mình, biết nói lời xin <br /> lỗi, cảm ơn, biết phòng tránh các tai nạn học đường,vv. Một số giáo viên đã có sự <br /> thay đổi về nhận thức, đã chú trọng và khéo léo trong việc lồng ghép, tích hợp giáo <br /> dục kỹ  năng sống cho học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả  đạt được thì <br /> việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học Dray Sáp, đặc biệt là ở <br /> phân hiệu buôn Kuôp vẫn còn những khó khăn, hạn chế. <br /> Nhận thức của đội ngũ giáo viên chưa đầy đủ  mặc dù tỷ  lệ  đạt trên chuẩn  <br /> trên 75% nên chưa hiểu hết ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ <br /> năng sống cho học sinh; kỹ năng sống và xử lý tình huống chưa nhạy bén; một số <br /> <br /> Người thực hiện: Thái Thị Mai – Trường TH Dray Sáp Trang 5<br /> Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống <br /> ở trường Tiểu học Dray Sáp<br /> <br /> <br /> giáo viên đã lớn tuổi nên viêc̣  đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích <br /> sự  chuyên cần, tích cực, chủ  động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả <br /> năng tự học của học sinh con găp nhiêu h<br /> ̀ ̣ ̀ ạn chế. <br /> Lực học các em học sinh đồng bào dân tộc thiếu số còn nhiều hạn chế;  thời <br /> gian dạy một tiết rất ngắn nên việc tích hợp cũng chỉ trong một thời gian hạn hẹp,  <br /> vì vậy, giáo viên còn lúng túng trong việc tích hợp, lồng ghép.<br /> Đa số học sinh đồng bào dân tộc thiếu số (ở phân hiệu buôn Kuôp) vẫn quen <br /> với lối học thụ động. Học sinh của nhà trường gần như  100% xuất thân từ  nông <br /> thôn nên khả năng thích ứng với xã hội hiện đại còn yếu, các hiểu biết về kĩ năng  <br /> sống gần như là chưa có. Các em còn thiếu mạnh dạn, tự tin, rụt rè, e ngại.<br /> Nhiều cha mẹ  học sinh không quan tâm đến con cái, khoán trắng cho nhà  <br /> trường, còn bắt các em ở nhà lên nương làm rẫy. Còn có cha mẹ học sinh nói năng  <br /> chưa chuẩn mực; về nhà lại giao tiếp với con em hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ.<br /> Phân hiệu buôn Kuôp gần như  100% học sinh là người Mnông, Gia Rai và <br /> một số em là người Êđê cùng chung sống và sinh hoạt. Các bậc cha mẹ và con em  <br /> họ  thường ít khi ra giao lưu bên ngoài, việc giao tiếp hàng ngày gần như  đều sử <br /> dụng bằng tiếng mẹ đẻ nên ảnh hưởng rất lớn đến kỹ năng sống của các em.<br /> Trình độ nhận thức và khả năng tiếp thu bài của học sinh còn chậm; các em <br /> thiếu tự  tin, còn rụt rè, e ngại trong giao tiếp và ngại tham gia các hoạt động tập <br /> thể.<br /> Các hoạt động NGLL chưa thực sự  hấp dẫn và lôi cuốn để  thu hút các em  <br /> vào các hoạt động.<br /> * Nguyên nhân chủ quan:<br /> + Đối với đội ngũ giáo viên:<br /> Đa số  giáo viên mới chỉ  chú trọng vào dạy kiến thức mà chưa quan tâm <br /> nhiều đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, nếu có thì cũng chỉ qua loa đại  <br /> khái. Mặc dù giáo viên đã được tiếp cận về nội dung lồng ghép giáo dục Kĩ năng <br /> sống của Bộ Giáo dục và mỗi giáo viên đều được tập huấn về cách dạy và rèn Kĩ <br /> năng sống cho học sinh nhưng nhiều giáo viên chưa xác định được cụ  thể  kĩ năng  <br /> sống cần rèn cho học sinh trong  mỗi  tiết học là gì nên còn gặp nhiều khó khăn <br /> trong việc sử  dụng phương pháp, hình thức tổ  chức lồng ghép nội dung giáo dục <br /> kỹ năng sống vào các hoạt động học tập.<br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Thái Thị Mai – Trường TH Dray Sáp Trang 6<br /> Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống <br /> ở trường Tiểu học Dray Sáp<br /> <br /> <br /> Một số giáo viên đã lớn tuổi nên khả năng thích ứng và độ nhạy bén, sự khéo  <br /> léo trong quá trình giảng dạy lồng ghép kỹ năng sống có nhiều hạn chế. Nội dung, <br /> phương pháp, cách thức truyền tải của giáo viên chưa thực sự phù hợp với tâm sinh <br /> lí của đối tượng học sinh nên hiệu quả lồng ghép còn chưa cao.  <br /> ­ Giáo viên tổng phụ trách đội chưa có nhiều kinh nghiệm nên các hoạt động  <br /> NGLL nội dung chưa phong phú, hình thức tổ  chức chưa đa dạng, lôi cuốn, hấp  <br /> dẫn nên chưa thu hút được học sinh tham gia một cách tích cực vào các hoạt động.<br /> ­ Một số  giáo viên có năng lực, có kỹ  năng sống tốt nhưng lại không muốn  <br /> cống hiến không muốn phấn đấu.<br /> ­ Chưa chú trọng khâu động viên, khích lệ học sinh<br /> ­ Khả  năng diễn thuyết chưa thuyết phục nên công tác tuyên truyền tới các  <br /> bậc cha mẹ học sinh về kỹ năng sống chưa thực sự hiệu quả.<br /> ­ Công tác xử lý sau kiểm tra hiệu quả chưa thật sự cao.<br /> + Đối với học sinh:<br /> ­ Trên 60% là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.<br /> ­ Việc tiếp thu kiến thức, kỹ  năng sống của các em học sinh đồng bào dân  <br /> tộc thiểu số còn hạn chế.<br /> ­ Việc giao tiếp của học sinh  ở  nhà cũng như  lúc ra chơi thường là bằng <br /> tiếng mẹ đẻ, mặc dù đã được thầy cô nhắc nhở. <br /> ­ Một số em thỉnh thoảng cha mẹ bắt  ở nhà đi chăn bò. Đến mùa vụ  các em <br /> thường bỏ  học đi lên nương, làm rẫy; vào những ngày mưa các em ít khi đến <br /> trường nhưng chưa được sự phân tích, nhắc nhở của cha mẹ.<br /> ­ Đa số các em rụt rè, thiếu tự tin, ngại giao tiếp.<br /> * Nguyên nhân khách quan:<br />  ­ Phân hiệu buôn Kuôp nơi mà các bậc cha mẹ và con em họ sinh sống cách <br /> xa trung tâm xã, huyện. Chính vì vậy mà môi trường sinh hoạt chỉ  gói gọn trong <br /> buôn làng, đồng bào nơi đây chủ yếu là người Gia Rai, M’nông và một ít Êđê. Trình  <br /> độ  dân trí còn thấp, điều kiện dân sinh còn nhiều khó khăn, họ  chỉ biết lên nương <br /> làm rẫy mà chưa hiểu rõ kỹ năng sống là gì và cũng chưa biết được tầm quan trọng  <br /> và ý nghĩa của việc giáo dục kỹ  năng sống cho con em nên đã thiếu sự  quan tâm, <br /> còn khoán trắng cho nhà trường.<br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Thái Thị Mai – Trường TH Dray Sáp Trang 7<br /> Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống <br /> ở trường Tiểu học Dray Sáp<br /> <br /> <br /> ­ Cơ  sở  vật chất chưa đáp  ứng, nhà trường chưa có sân chơi, bãi tập thật  <br /> đúng nghĩa; chưa có bể bơi,...<br /> ­ Chịu sự tác động nhiều chiều của các nguồn thông tin khác nhau từ xã hội  <br /> khiến cho giới trẻ, đặc biệt là học sinh đang đứng trước nhiều thách thức khi hòa <br /> nhập xã hội. Các kỹ năng sống đã bị xem nhẹ trong một thời gian dài.<br /> <br /> <br /> 3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br /> a. Mục tiêu của giải pháp <br /> ­ Xác định rõ thực trạng hoạt động dạy học nội dung giáo dục kỹ năng sống;  <br /> phân tích kết quả  nghiên cứu thực trạng đầu năm (tháng 9/2015) nhằm tìm hiểu <br /> nguyên nhân làm cơ sở cần thiết để  thực hiện đề  tài đem lại hiệu quả  bằng cách  <br /> khảo nghiệm, xác định kết quả đạt được vào cuối năm học (tháng 5/2016).  <br /> ­ Đưa ra các giải pháp chỉ đạo dạy học phù hợp giúp đội ngũ giáo viên nâng <br /> cao nhận thức, hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống  <br /> cho học sinh, từ  đó vận dụng vào việc lồng ghép, tích hợp kỹ  năng sống vào các <br /> môn học, bài học và hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả.<br /> ­ Trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ  và kĩ năng sống phù hợp. <br /> Trên cơ sở đó hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại <br /> bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt  <br /> động hàng ngày, đồng thời  thời giúp học sinh tực hiện tốt quyền, bổn phận của <br /> mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. <br /> ­ Góp phần thực hiện hiệu quả  phong trào thi đua "Xây dựng trường học  <br /> thân thiện, học sinh tích cực" và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học <br /> sinh trong nhà trường.<br /> b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br /> * Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên.<br />  Việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên là vô cùng quan trọng, giúp <br /> giáo viên có nhận thức đầy đủ, đúng đắn và hiểu rõ vai trò trách nhiệm của mình  <br /> mà không ngừng nỗ lực, phấn đấu, vươn lên và chắc chắn giáo viên sẽ hiểu được  <br /> ngoài việc dạy kiến thức cho học sinh thì cần phải đặc biệt chú trọng đến giáo <br /> dục kỹ  năng sống cho các em, từ  đó vận dụng vào việc lồng ghép, tích hợp giáo  <br /> dục kỹ  năng sống cho học sinh đạt hiệu quả. Chính vì vậy, lãnh đạo nhà trường <br /> <br /> Người thực hiện: Thái Thị Mai – Trường TH Dray Sáp Trang 8<br /> Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống <br /> ở trường Tiểu học Dray Sáp<br /> <br /> <br /> cần phải không ngừng nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên thông qua các  <br /> buổi sinh hoạt hội đồng, chuyên môn, đoàn thể  và các buổi chuyên đề, tập huấn  <br /> nhằm thay đổi từ trong nhận thức đến hành động, từ  đó vận dụng vào giảng dạy  <br /> đạt hiệu quả.<br /> * Chỉ đạo giáo viên thực hiện lồng ghép, tích hợp thông qua các môn học:<br /> Trước hết giáo viên cần nắm chức các môn học cần lồng ghép là: Tiếng  <br /> Việt; Đạo đức; Khoa học, sinh hoạt lớp. Để thực hiện tốt nội dung này cần:<br /> + Nhà trường cung cấp đầy đủ tài liệu, trang thiết bị, đồ dùng liên quan đến <br /> giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên. <br /> + Giáo viên nghiên cứu và cần phải nắm chắc nội dung và địa chỉ lồng ghép, <br /> tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống.<br /> + Vào đầu năm học, dựa trên cơ sở tồn tại, hạn chế rút ra được từ việc giáo  <br /> dục kỹ năng sống cho học sinh trong năm học trước để xây dựng nội dung, tổ chức <br /> tập huấn, chuyên đề hướng dẫn giáo viên cách thức lồng ghép, tích hợp và thảo gỡ <br /> những vướng mắc trong quá trình thực hiện giúp giáo viên nắm vững yêu cầu, nội <br /> dung cần thực hiện để vận dụng vào giảng dạy đạt hiệu quả.<br /> + Chỉ đạo tổ chức thực hiện một cách đồng bộ (từ chuyên môn, tổ khối đến <br /> giáo viên).<br /> Ví dụ  1: Đối với Môn Đạo đức:  Quán triệt mục tiêu giảng dạy môn Đạo <br /> đức, nhất là hình thành các hành vi đạo đức ở tiết 2. Giáo viên cần rèn cho học sinh  <br /> khả năng tự học, tự chăm sóc bản thân, biết lễ phép, hiếu thảo, tự phục vụ bữa ăn <br /> và vệ sinh cá nhân.<br />  Thông qua môn Đạo đức, kiến thức được hình thành trên cơ sở từ việc quan <br /> sát tranh, từ một truyện kể, một việc làm, một hành vi, chuẩn mực nào đó, sau đó <br /> rút ra bài học. Từ bài học đó các em liên hệ thực tế xung quanh, bản thân, gia đình,  <br /> xã hội và môi trường tự nhiên để có cách sống và ứng xử phù hợp.<br /> * Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống vào hoạt động ngoài giờ lên lớp<br /> Hoạt động giáo dục ngoài giờ  lên lớp là một trong những hoạt động quan <br /> trọng, là bộ  phận hợp thành của giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục <br /> của nhà trường. Tổ chức hoạt động ngoài giờ  lên lớp nhằm xây dựng cho các em <br /> mối quan hệ  phong phú đa dạng một cách có mục đích, có kế  hoạch, có nội dung <br /> và phương pháp nhất định. Biến các nhu cầu khách quan của xã hội thành những <br /> nhu cầu của bản thân học sinh. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học nếu chỉ dạy kỹ năng <br /> Người thực hiện: Thái Thị Mai – Trường TH Dray Sáp Trang 9<br /> Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống <br /> ở trường Tiểu học Dray Sáp<br /> <br /> <br /> sống thông qua các môn học, qua lý thuyết suông thì chưa đủ mà phải gắn các em  <br /> vào những hoạt động bổ  ích, những việc làm phù hợp với những hình thức linh <br /> hoạt, sáng tạo để  thu hút các em. Và hoạt động giáo dục ngoài giờ  lên lớp sẽ  là  <br /> điều kiện, cơ  hội tốt cho học sinh tự  thể  hiện bản thân, được trải nghiệm cuộc  <br /> sống bằng những việc làm của mình. Chính vì vậy ngoài việc chỉ  đạo giáo viên <br /> lồng ghép, tích hợp kỹ năng sống vào các môn học thì việc giáo dục kỹ năng sống <br /> thông qua hoạt động ngoài giờ  lên lớp cũng được nhà trường hết sức quan tâm.  <br /> Vào đầu năm học, lãnh đạo nhà trường chỉ  đạo Tổng phụ  trách đội xây dựng kế <br /> hoạch giáo dục kỹ  năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động tập thể  gắn  <br /> với các chủ  điểm, chủ  đề  hàng tháng như  ngày 20/11; 8/3; 26/3; 19/5; 1/6; thông <br /> qua tiết chào cờ  đầu tuần, các hội thi, giao lưu, trò chơi dân gian, bảo vệ  môi <br /> trường, chăm sóc cây xanh..vv.  Kế hoạch xây dựng phải cụ thể phù hợp từng chủ <br /> đề, chủ  điểm với nội dung phong phú, đa dạng về hình thức.  Trong các cuộc họp <br /> hội đồng sư  phạm hàng tháng, kế  hoạch này được thông qua để  các bộ  phận có <br /> liên quan phối hợp cùng thực hiện. Cũng chính từ  những hoạt động này đã mở  ra <br /> nhiều sân chơi với các hoạt động ngoại khóa đa dạng, hấp dẫn luôn thu hút được <br /> học sinh tham gia, từ đó hình thành nên các kỹ năng sống tốt cho các em.<br /> Ví dụ 1:<br /> ­ Giáo dục học sinh thông qua chủ điểm " Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11”.<br /> Ngoài việc giúp học sinh hiểu rõ  ý nghĩa của ngày 20/11 thì nhà trường còn <br /> tổ  chức cho học sinh các lớp biểu diễn văn nghệ. Buổi văn nghệ  diễn ra hết sức  <br /> sôi nổi và đầy màu sắc. Các tiết mục văn nghệ  của các lớp, nhất là các tiết mục  <br /> múa, được các em chăm chút rất cẩn thận từ động tác đến trang phục đặc biệt là  <br /> một số tiết mục hát múa dân ca nên luôn được những tràng pháo tay tán thưởng từ <br /> các em học sinh, các thầy cô giáo và đặc biệt là các bậc cha mẹ  học sinh đến để <br /> xem các em biểu diễn.\<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Thái Thị Mai – Trường TH Dray Sáp Trang 10<br /> Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống <br /> ở trường Tiểu học Dray Sáp<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Buổi biểu diễn văn nghệ chào mừng 20/11<br /> ­ Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động:  <br /> các trò chơi dân gian; phong trào nuôi heo đất; thi tìm hiểu về An toàn giao thông; <br /> bảo vệ môi trường (Hàng tuần, hàng tháng các lớp chăm sóc và bảo vệ vườn hoa, <br /> bồn hoa của lớp, khối mình bằng những việc làm cụ  thể  như: nhặt rác, quét sân,  <br /> nhặt cỏ, trồng bổ sung cây cảnh, cây hoa, tưới nước, vv...)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Thái Thị Mai – Trường TH Dray Sáp Trang 11<br /> Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống <br /> ở trường Tiểu học Dray Sáp<br /> <br /> <br /> <br /> <br />  Học sinh tham gia chơi Trò chơi<br />  <br /> <br /> <br /> <br /> <br />  Học sinh trồng và chăm sóc cây <br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Thái Thị Mai – Trường TH Dray Sáp Trang 12<br /> Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống <br /> ở trường Tiểu học Dray Sáp<br /> <br /> <br /> Thông qua các hoạt động này rèn luyện cho học sinhh các kỹ năng như: “Nói  <br /> lời hay làm việc tốt” qua cách ứng xử lễ  phép như  biết đi thưa về  trình, chào hỏi  <br /> những người lớn tuổi, biết xin lỗi khi có khuyết điểm, cảm ơn khi được tặng quà, <br /> vui vẻ  hoà nhã với bạn bè, lễ  phép với thầy cô và những người lớn tuổi, rèn học  <br /> sinh tính mạnh dạn tự tin trước tập thể; ý thức bảo vệ môi trường, kỹ năng xử  lý <br /> tình huống; chấp hành tốt khi tham gia giao thông; ý thức giữ  vệ  sinh chung, tinh  <br /> thần tự giác, tương thân tương ái, đoàn kết, sự  hợp tác, biết yêu lao động, ý thức  <br /> bảo vệ  tài sản chung; rèn kĩ năng tự phục vụ, biết lao động vừa sức,   giúp các em <br /> yêu trường, yêu lớp hơn. <br /> Ngoài ra, thông qua các buổi chào cờ, ngoài nội dung đánh giá, triển khai của <br /> Hiệu trưởng thì đến phần của tổng phụ  trách đội. nội dung tôi yêu cầu đ/c tổng <br /> phụ trách đội hướng tới là "Tổ chức sinh hoạt tập thể" cho các em bằng nhiều hình <br /> thức khác nhau như  tổ  chức các trò chơi, dùng phương pháp hỏi đáp có nội dung <br /> liên   quan   đến   các   chủ   đề,   chủ   điểm   hay   biểu   dương   gương   người   tốt,   việc <br /> tốt,...vv. Thông qua đó học sinh phải tự khám phá, suy nghĩ, giải quyết vấn đề, các  <br /> em có cơ  hội chia sẻ  những cảm nhận, những suy nghĩ, những quan sát của mình <br /> với thầy cô, bạn bè một cách thoải mái, tự  nhiên không gò bó, áp đặt, từ  đó kỹ <br /> năng sống sẽ được nâng lên.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Thái Thị Mai – Trường TH Dray Sáp Trang 13<br /> Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống <br /> ở trường Tiểu học Dray Sáp<br /> <br /> <br /> Một buổi sinh hoạt tập thể sau giờ chào cờ<br /> * Chỉ  đạo giáo viên đổi mới phương pháp dạy học: Giáo viên cần tích cực <br /> trọng việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, tư duy, <br /> sáng tạo của học sinh gắn với thực tiễn, có tài liệu bổ trợ phong phú, sử dụng thiết  <br /> bị dạy học và ứng dụng CNTT trong dạy học, luôn tạo cho các em tính chủ  động,  <br /> tích cực, hứng thú trong học tập; phát huy tính sáng tạo, tạo được bầu không khí  <br /> cởi mở  thân thiện của lớp của trường. Trong giờ  học, giáo viên cần tổ  chức các <br /> hoạt động nhóm, tạo cơ hội cho các em được nói, được trình bày trước nhóm bạn,  <br /> trước tập thể, nhất là các em còn hay rụt rè, khả  năng giao tiếp kém. Từ  đó hình <br /> thành kỹ  năng hợp tác, trao đổi, đưa ra ý kiến, kỹ  năng trình bày,...vv; rèn luyện  <br /> tính mạnh dạn, tự tin trước tập thể.<br /> <br /> <br /> <br /> <br />  Hoạt động nhóm<br /> * Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp<br /> Giáo viên chủ  nhiệm là người quản lý lớp học, giúp Hiệu trưởng giám sát <br /> lớp học, thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng, rèn luyện của học sinh. Người có <br /> trách nhiệm phản hồi tình hình lớp và từng học sinh đến cha mẹ học sinh. <br /> Giáo viên chủ  nhiệm có vai trò của một nhà tâm lý, nhà quản lý trong nhà <br /> trường  ở  một tập thể  thu nhỏ  là lớp học. Như  vậy, trong số  tất cả  các giáo viên <br /> tham gia vào hoạt động giáo dục của lớp thì giáo viên chủ  nhiệm lớp chính là <br /> người trực tiếp, thường xuyên gần gũi với học sinh nhất, là chỗ  dựa tinh thần <br /> Người thực hiện: Thái Thị Mai – Trường TH Dray Sáp Trang 14<br /> Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống <br /> ở trường Tiểu học Dray Sáp<br /> <br /> <br /> vững vàng cho các em trong cuộc sống để  các em có thể  nhận được hỗ  trợ, giúp  <br /> đỡ, hướng dẫn, dạy dỗ cần thiết kịp thời. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa tập <br /> thể  học sinh với các tổ  chức giáo dục trong và ngoài nhà trường. Thông qua công <br /> tác chủ  nhiệm, việc giáo dục kỹ  năng sống góp phần định hình, định hướng tính <br /> cách của học sinh. Chính vì vậy, giáo viên phải làm tốt công tác chủ  nhiệm lớp, <br /> giáo viên cần học cách lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân và dùng lời lẽ mềm mỏng  <br /> bằng những tình cảm, cử chỉ yêu thương của mình khi yêu cầu điều gì đó với học  <br /> sinh. Tránh hành hung, nói nặng lời với học sinh, đặc biệt là những học sinh nghịch  <br /> ngợm hay mắc lỗi. Thay đổi các hình thức sinh hoạt lớp, luân phiên nhau cho các  <br /> em làm lớp trưởng, tổ  trưởng. Với học sinh tiểu học, thầy cô giáo là người mẹ <br /> hiền thứ  hai của các em, các em luôn luôn nghe lời dạy bảo và làm theo những gì <br /> thầy cô dạy. Thầy cô giáo phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, nhất là  <br /> tấm gương về  các  ứng xử  văn hóa, chuẩn mực trong lời nói và việc làm, cách đi <br /> đứng, ăn mặc,... Có như vậy thì việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mới đạt <br /> hiệu quả.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Thái Thị Mai – Trường TH Dray Sáp Trang 15<br /> Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống <br /> ở trường Tiểu học Dray Sáp<br /> <br /> <br /> <br /> <br />  <br /> Sinh hoạt tập thể<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Thái Thị Mai – Trường TH Dray Sáp Trang 16<br /> Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống <br /> ở trường Tiểu học Dray Sáp<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Một buổi tập thể dục buổi sáng của học sinh<br /> * Tổ  chức hiệu quả  tiết sinh hoạt lớp: Giáo viên chủ  nhiệm cần kết hợp  <br /> lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bằng những nội dung gần gũi, thiết <br /> thực gắn với thực tiễn hoạt động của trường, địa phương, đảm bảo tính vừa sức, <br /> phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh phát huy được năng lực, tính tích cực, <br /> chủ  động của học sinh trong việc thuyết trình, trả  lời câu hỏi, giải quyết tình  <br /> huống hay tổ chức các trò chơi, đặt ra những câu hỏi và dẫn dắt các em thảo luận  <br /> nhóm để tìm ra hướng giải quyết tích cực; đưa các tình huống để  các em sắm vai <br /> và khám phá cách giải quyết vấn đề. Qua đó, các em được rèn luyện kỹ năng như <br /> phòng chống ma túy, tệ nạn học đường, có hiểu biết về sức khỏe, các hành vi ứng  <br /> xử có văn hóa, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống một số loại bệnh tật, <br /> tai nạn giao thông và văn hóa trong học đường.<br /> Ở  địa phương không có di tích lịch sử  nào nên không thể  tổ  chức các hoạt <br /> động về nguồn mà chỉ thông qua những bài học lịch sử, giúp học sinh hiểu và thấm  <br /> nhuần những truyền thống qúy báu của dân tộc, tinh thần yêu nước, đấu tranh bất <br /> khuất trong dựng nước và giữ  nước của ông cha, truyền thống nhân đạo sâu sắc,  <br /> tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái; biết giữ  gìn và phát huy những truyền  <br /> thống tốt đẹp của dân tộc, hình thành cho học sinh những phương cách  ứng xử <br /> nhân văn, nhân ái, phẩm chất đạo đức chuẩn mực trong nhà trường. Từ  đó giúp <br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Thái Thị Mai – Trường TH Dray Sáp Trang 17<br /> Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống <br /> ở trường Tiểu học Dray Sáp<br /> <br /> <br /> học sinh hiểu được trách nhiệm của mình đối với  bản thân, gia đình, xã hội và đất <br /> nước. <br /> * Trang trí lớp học thân thiện: Trang trí lớp học cũng là một trong những yếu  <br /> tố quan trọng góp phần thực hiện thành công phong trào thi đua " Xây dựng trường <br /> học thân thiện, học sinh tích cực". Giáo viên cần huy động sự sưu tầm cây, hoa và <br /> các vật dựng sẵn có, rẻ tiền để tận dụng vào trang trí lớp học; sử dụng bút màu để <br /> trang trí, bố trí góc học tập, góc sáng tạo để trưng bày sản phẩm đẹp học sinh làm  <br /> ra. Giáo viên cần tạo ra cơ  hội để  cô trò cùng tham gia vào trang trí lớp. Qua đó  <br /> hình thành một số kỹ năng như: kỹ năng trao đổi, giao tiếp, hợp tác, ra quyết định, <br /> kết nối tình bạn bè, tình đoàn kết,tương trợ  lẫn nhau, tình thầy trò và một số  kỹ <br /> năng khác. Phòng học là nơi hoạt động chính của thầy và trò, bảng đen, bàn ghế,  <br /> âm thanh, ánh sáng. Vì vậy phải được sắp xếp có thẩm mỹ, bố  cục phải hài hòa,  <br /> đẹp mắt, tạo ra không gian thoáng mát, thân thiện, có như  vậy học sinh mới xem <br /> lớp học là ngôi nhà thứ hai của mình và mới cảm thấy ấm áp thoải mái.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Lớp học trang trí thân thiện <br /> * Bồi dưỡng kỹ năng sống cho giáo viên thông qua tập huấn, chuyên đề, sinh  <br /> hoạt chuyên môn, tổ chuyên môn.<br /> Chỉ  đạo phó hiệu trưởng dựa vào tình hình thực tế  kết hợp với tổ  khối  <br /> trưởng để xây dựng kế hoạch với nội dung cụ thể, thiết thực nhằm thảo gỡ những  <br /> băn khoăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ <br /> năng sống cho học sinh. Thông thường nhà trường tổ chức một chuyên đề gồm hai  <br /> phần: 1 tiết lý thuyết và 1 tiết thực hành. Phân công phân nhiệm cụ thể . Tổ chức <br /> <br /> Người thực hiện: Thái Thị Mai – Trường TH Dray Sáp Trang 18<br /> Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống <br /> ở trường Tiểu học Dray Sáp<br /> <br /> <br /> tập huấn, chuyên đề, sau đó chủ  trì giáo viên thảo luận, trao đổi ý kiến để  cùng <br /> thảo gỡ và đi đến thống nhất chung cho toàn trường. Tuy nhiên, đối với trường có <br /> phân hiệu buôn Kuôp gần 100% là đồng bào dân tộc thiểu số  cần lưu ý giáo viên  <br /> vận dụng một cách linh hoạt để phù hợp với đối tượng học sinh, không máy móc, <br /> rập khuôn. Chỉ  đạo thực hiện nghiêm túc và tổ  chức kiểm tra xem hiệu quả  đến <br /> đâu, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp và đạt hiệu quả.<br /> Đối với giáo viên tổng phụ  trách đội: Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận <br /> lợi cho giáo viên tham gia các đợt tập huấn, chuyên đề, giao lưu để nâng cao trình <br /> độ  chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài ra, lãnh đạo nhà trường đặc biệt quan tâm đến <br /> mảng hoạt động ngoài giờ  lên lớp; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở, tư <br /> vấn, tháo gỡ  những vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Bồi dưỡng,  <br /> nâng cao ý thức tự học, tự rèn, tự bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng ứng <br /> phó nhanh nhạy, linh hoạt, sáng tạo cho giáo viên; giúp giáo viên ý thức cao trong  <br /> việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ  chức các hoạt động ngoài giờ <br /> lên lớp phù hợp, hiệu quả, thu hút học sinh tham gia tích cực, tự giác vào các hoạt <br /> động.<br /> * Chỉ đạo công tác kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở và xử lý hiệu quả sau kiểm  <br /> tra<br /> Muốn hoạt động đạt hiệu quả  cao thì công tác kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở <br /> vô cùng quan trọng. Lãnh đạo nhà trường cần phải chỉ đạo sát sao công tác kiểm <br /> tra nội bộ, trong đó chú trọng kiểm tra nội dung tích hợp, lồng ghép giáo dục kỹ <br /> năng sống cho học sinh một cách thường xuyên. Vận dụng hình thức kiểm tra khác  <br /> nhau phù hợp, nhẹ nhàng mà hiệu quả.  Trong quá trình kiểm tra cần phải góp ý cụ <br /> thể, chỉ  ra được những mặt mạnh, mặt yếu, những tồn tại, hạn chế  cần khắc  <br /> phục và những góp ý đó phải có tính thuyết phục cao để người được kiểm tra tâm <br /> phục, khẩu phục từ đó họ có sự điều chỉnh phù hợp, hiệu quả. <br /> Ví dụ 1: <br /> Kiểm tra học sinh lớp 1 ở phân hiệu buôn Kuôp: người kiểm tra chỉ cần yêu  <br /> cầu học sinh ghi tên mình vào bảng con hoặc giấy nháp; yêu cầu học sinh có thể <br /> hát một đoạn của một bài hát, thực hiện một động tác múa đơn giản hay chỉ  cần  <br /> xuống trò chuyện một học sinh bất kỳ nào đó thì ta có thể  biết được giáo viên đó  <br /> giảng dạy ra sao, kỹ năng sống của các em đến đâu,... <br /> Ví dụ  2: Quan sát một hoạt động ngoài giờ  lên lớp (một buổi sinh hoạt tập  <br /> thể; biểu diễn văn nghệ  hay một buổi chăm sóc cây xanh, hoa  ở  vườn trường;...) <br /> <br /> Người thực hiện: Thái Thị Mai – Trường TH Dray Sáp Trang 19<br /> Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống <br /> ở trường Tiểu học Dray Sáp<br /> <br /> <br /> thì người kiểm tra có thể biết được nội dung lồng ghép tích hợp đã đúng, phù hợp  <br /> chưa? Phương pháp, hình thức tổ chức như thế nào? Có phong phú, đa dạng không? <br /> Hiệu quả  đạt được ra sao? Giáo viên đã hình thành được những kỹ  năng nào cho <br /> học sinh thông qua hoạt động đó?...vv.<br /> * Chỉ  đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc cha me học  <br /> sinh:<br /> Để thực hiện hiệu quả công tác này đòi hỏi người giáo viên phải có đủ kiến  <br /> thức, khả năng diễn đạt lưu loát, dễ hiểu, có tính thuyết phục từ đó vận dụng vào <br /> việc tuyên truyền đến các bậc cha mẹ  học sinh, giúp họ  hiểu thế  nào là kỹ  năng <br /> sống, các bậc làm cha làm mẹ  phải có kỹ  năng sống nhất định thì mới nhắc nhở,  <br /> răn dạy con em được. Bên cạch đó, giáo viên cần làm tốt công tác phối hợp với ban <br /> đại diện cha mẹ học sinh để làm tốt vấn đề này.<br /> Ngoài ra, lãnh đạo nhà trường cần phối hợp với cấp  ủy, ban tự quản, đoàn  <br /> thể  thôn, buôn trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức tới các bậc CMHS  <br /> thông qua các buổi họp dân, sinh hoạt các đoàn thể   ở  thôn, buôn. Đồng thời, chỉ <br /> đạo đoàn thanh niên, Tổng phụ trách đội phối hợp với đoàn địa phương trong việc <br /> giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt hè tại địa phương.<br /> * Động viên, khen thưởng kịp thời<br /> Việc động viên, ghi nhận, khen thưởng cả vật chất và tinh thần đối với giáo <br /> viên, học sinh là vô cùng quan trọng và cần thiết giúp giáo viên có thêm động lực <br /> để cống hiến và sáng tạo, còn học sinh sẽ  vui vẻ, hứng khởi và không ngừng rèn <br /> luyện để có được kỹ năng sống và thành tích học tập tốt. Từ đó nhân rộng gương  <br /> điển hình trong toàn trường để công tác giáo dục kỹ năng sống ngày một đạt hiệu  <br /> quả.<br /> c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br /> Các giải pháp, biện pháp có mối quan hệ  mật thiết với nhau, đan xen nhau; <br /> trong đó biện pháp nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên là khâu quan trọng chi  <br /> phối tất cả các biện pháp khác; biện pháp chỉ  đạo nâng cao hiệu quả  giáo dục kỹ <br /> năng sống cho học sinh là cốt lõi. Vì vậy, trong quá trình chỉ đạo, hiệu trưởng cần <br /> sử  dụng linh hoạt các  biện pháp, giải pháp phù hợp với đặc thù và tình hình thực  <br /> tiễn giúp đội ngũ giáo viên vận dụng linh hoạt phương pháp, cách thức tổ chức nội  <br /> dung tích hợp, lồng ghép kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả, các em có được <br /> kỹ năng sống tốt nhất.<br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Thái Thị Mai – Trường TH Dray Sáp Trang 20<br /> Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống <br /> ở trường Tiểu học Dray Sáp<br /> <br /> <br /> d. Kết quả  khảo nghiệm, giá trị  khoa học của vấn đề  nghiên cứu, phạm vi <br /> và hiệu quả ứng dụng <br /> Nhờ các giải pháp, biện pháp đã sử dụng trong đề tài mà cuối năm học 2015  <br /> ­ 2016 đội ngũ giáo viên đã có sự  chuyển biến mạnh mẽ từ trong nhận thức đến  <br /> hành động.  Đa số  giáo viên đã có nhận thức đầy đủ  và hiểu rõ ý nghĩa, vai trò, <br /> tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Đa số giáo viên thực  <br /> hiện khá tốt việc tích hợp, lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Một số <br /> giáo viên đã rất nhạy bén, linh hoạt vì vậy đã mang lại hiệu quả  cao. Kỹ  năng <br /> sống của học sinh được nâng lên rõ rệt. Đa số  học sinh đã mạnh dạn hơn trong <br /> các hoạt động học tập; nhiều em đã tự tin bày tỏ ý kiến trước tập thể; chủ động, <br /> tích cực tham gia vào các hoạt động và cơ bản làm chủ được bản thân;  đa số học <br /> sinh đã biết cư xử đúng mực khi giao tiếp với thầy  cô và các bạn; kỹ năng hỗ trợ, <br /> hợp tác với nhau để  thực hiện các nhiệm vụ  học tập tốt hơn. Các em biết cách  <br /> trao đổi tình cảm, quan tâm với nhau hơn như: hỏi thăm khi thấy bạn của mình bị <br /> ốm phải nghỉ học hoặc giúp đỡ bạn bằng những việc làm cụ   thể  như hướng dẫn <br /> bạn học bài cho học sinh. Ngoài ra các em đã biết thích ứng với môi trường xung  <br /> quanh.<br /> Qua khảo nghiệm kết quả  đạt được năm học 2015 ­ 2016 như  sau (có số <br /> liệu so sánh, đối chiếu qua khảo sát đầu năm học):<br /> <br /> Năm học Có hình thành kĩ <br /> Tổng số  Kĩ năng tốt Kĩ năng chưa tốt<br /> năng<br /> 2015 – 2016 học sinh<br /> SL % SL % SL %<br /> <br /> Đầu năm 307 21 6.8 101 32.9 185 60.3<br /> <br /> 75 24.4 133 43.3 99 32.2<br /> Cuối năm 307<br /> <br /> III. Phần kết luận, kiến nghị <br /> 1. Kết luận <br /> Các biện pháp, giải pháp chỉ  đạo công tác giáo dục kỹ   năng sống cho học <br /> sinh  ở  trường Tiểu học Dray Sáp được tiến hành thực nghiệm trong   năm học  <br /> 2015­2016 một cách nghiêm túc đã cho thấy kết quả đạt được rất khả quan. Đa số <br /> giáo viên đã có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, hiểu rõ ý nghĩa, vai trò và tầm quan <br /> <br /> Người thực hiện: Thái Thị Mai – Trường TH Dray Sáp Trang 21<br /> Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống <br /> ở trường Tiểu học Dray Sáp<br /> <br /> <br /> trọng về việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Giáo viên đã biết cách tích hợp,  <br /> lồng ghép giáo dục kỹ  năng sống vào các môn học, bài học, hoạt động ngoài giờ <br /> lên lớp một cách linh hoạt, hiệu quả. Chính vì vậy kỹ  năng sống của các em đã <br /> tiến bộ rõ rệt, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên. Kết quả thực nghiệm  <br /> trong đề  tài đã khẳng định tính đúng đắn và khoa học của những biện pháp, giải  <br /> pháp chỉ đạo mà bản thân tôi đã xây dựng trong đề tài.<br /> Việc lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hiện nay đang  <br /> được xem là một trong những giải pháp tối ưu nhằm giáo dục kỹ năng cho các em,  <br /> nhất là khi các em đang trong quá trình học tập lên cao, cần tích hợp cho bản thân  <br /> nhiều kinh nghiệm sống và góc nhìn xã hội một cách tốt nhất. Để công tác chỉ đạo  <br /> giáo dục kỹ  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2