Đề tài: Một số biện pháp giúp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỤC LỤC <br />
<br />
.............................................................................................................<br />
<br />
1<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU: <br />
<br />
.............................................................................................<br />
<br />
3<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài <br />
<br />
..........................................................................................<br />
<br />
3<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài <br />
<br />
....................................................................<br />
<br />
4<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu <br />
<br />
..................................................................................<br />
<br />
5<br />
<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu <br />
<br />
.....................................................................<br />
<br />
5<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu. <br />
<br />
.............................................................................<br />
<br />
5<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG: <br />
<br />
.........................................................................................<br />
<br />
5<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận: <br />
<br />
................................................................................................<br />
<br />
5<br />
<br />
2. Thực trang:<br />
̣ <br />
<br />
....................................................................................................<br />
<br />
6<br />
<br />
2.1 Thuận lợi, khó khăn: <br />
<br />
..............................................................................<br />
<br />
7<br />
<br />
2.2 Thành công, hạn chế: <br />
<br />
............................................................................<br />
<br />
7<br />
<br />
2.3 Mặt mạnh, mặt yếu: <br />
<br />
.............................................................................<br />
<br />
8<br />
<br />
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến việc nghiên cứu đề tài: <br />
8<br />
...<br />
<br />
<br />
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. <br />
9<br />
......<br />
<br />
<br />
3. Giải pháp, biện pháp: <br />
<br />
................................................................................<br />
<br />
13<br />
<br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp <br />
<br />
......................................................<br />
<br />
13<br />
<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp: <br />
<br />
.....................<br />
<br />
13<br />
<br />
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp: <br />
<br />
.........................................<br />
<br />
22<br />
<br />
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: <br />
<br />
......................................<br />
<br />
23<br />
<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên <br />
cứu: <br />
<br />
..................................................................................................................<br />
<br />
23<br />
<br />
III/ KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: <br />
<br />
............................................................................<br />
<br />
23<br />
<br />
<br />
Phan Thị Hà THCS Lê Quý Đôn Năm học: 20152016 1<br />
Đề tài: Một số biện pháp giúp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9<br />
1/ Kết luận: <br />
<br />
.....................................................................................................<br />
<br />
23<br />
<br />
2/ Kiến nghị: <br />
<br />
...................................................................................................<br />
<br />
24<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
<br />
...................................................................................<br />
<br />
28<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phan Thị Hà THCS Lê Quý Đôn Năm học: 20152016 2<br />
Đề tài: Một số biện pháp giúp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU: <br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã có ước mơ trở thành <br />
một cô giáo, một người lái đò chở những ước mơ hoài bảo của các em học <br />
sinh. Và với bao nỗ lực học hành, ước mơ đó đã thành hiện thực. Thế nhưng, <br />
ngay lần cầm lái con đò đầu tiên, tôi đã vấp phải biết bao khó khăn. Mặc dù <br />
bản thân tôi thừa biết rằng “Nhất quỹ nhì ma, thứ ba học trò”, song tôi vẫn <br />
không thể lường trước được rằng việc dạy dỗ, giáo dục những mầm xanh <br />
của đất nước lại khó khăn đến thế, nhất là khi tôi được nhà trường phân công <br />
làm chủ nhiệm lớp. Là giáo viên bộ môn, dạy cho các em kiến thức đã khó, <br />
làm chủ nhiệm lớp lại khó khăn gấp bội phần. Trải qua bao năm làm công tác <br />
chủ nhiệm, với muôn vàn khó khăn, phức tạp, có niềm vui nhưng cũng không <br />
ít nỗi buồn, có thành công nhưng không hiếm lần thất bại. Bởi lẽ, mỗi lớp <br />
chủ nhiệm đều có một đặc thù riêng, nào là học sinh cá biệt về học tập, hay <br />
vi phạm nội qui trường lớp, nào là học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, <br />
con mồ côi hay bố mẹ không hạnh phúc, nào là lớp có tỉ lệ học sinh dân tộc <br />
thiểu số quá cao,…<br />
Thế nhưng, điều làm tôi trăn trở nhất chính là ý thức đạo đức của các em <br />
học sinh khối 9, lứa tuổi mà theo suy nghĩ ban đầu của tôi thì các em đều đã <br />
lớn, đã biết định hướng cho bản thân, đã biết lo lắng cho tương lai. Do đó, <br />
chắc chắn các em phải ngoan hơn, phải biết nghe lời bố mẹ, thầy cô, biết <br />
chăm lo học hành… Nhưng không, năm học 2010 2011, lần đầu tiên tôi <br />
được nhà trường phân công dạy khối 9 và làm chủ nhiệm lớp 9, tôi đã nhận ra <br />
những suy nghĩ ban đầu của tôi là sai. Lớp 9B tôi chủ nhiệm năm đó có rất <br />
nhiều đối tượng học sinh, cũng có em ngoan, học giỏi, nhưng bên cạnh đó <br />
cũng có nhiều em chưa ngoan, thường xuyên vi pham nội quy trường lớp, cá <br />
biệt có những em còn bị bạn xấu rủ rê sa vào tệ nạn, hút thuốc, uống rượu, <br />
nói dối bố mẹ, thầy cô, trốn học đi chơi Game, thậm chí có em vướng vào <br />
<br />
<br />
Phan Thị Hà THCS Lê Quý Đôn Năm học: 20152016 3<br />
Đề tài: Một số biện pháp giúp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9<br />
yêu đương dẫn đến bỏ học giữa chừng...Tôi nhận thấy một điều, học sinh <br />
lớp 9, lứa tuổi mà các em luôn tự coi mình là đã lớn, có thể giải quyết mọi <br />
việc, thích thể hiện nhưng thực tế thì các em vẫn còn rất non nớt, suy nghĩ <br />
chưa chín chắn nên rất dễ mắc sai lầm. Từ thực tế đó, tôi nhận thấy rằng, <br />
việc nắm rõ thực trạng và đề ra biện pháp về công tác giáo dục đạo đức cho <br />
học sinh, nhất là học sinh lớp 9 là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của <br />
người làm công tác giáo dục. <br />
Chính vì vậy, qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, đặc biệt là chủ <br />
nhiệm lớp 9, trải qua không ít lần phải tiếp xúc và trực tiếp xử lí những <br />
trường hợp vi phạm đạo đức, tôi đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong <br />
việc giáo dục đạo đức cho học sinh, nhất là đối với học sinh khối 9. Và trong <br />
khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin được trao đổi cùng quý đồng <br />
nghiệp một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm, đó là “ MỘT SỐ <br />
BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 9”.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Mục tiêu: <br />
Tìm ra một số biện pháp tối ưu nhất giúp giáo dục đạo đức cho học sinh, <br />
mà cụ thể là học sinh lớp 9. Giúp các em nhận thấy rằng cần làm cho hành vi <br />
ứng xử của mình phù hợp với lợi ích của xã hội, giúp các em có lí tưởng đạo <br />
đức cũng như nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức phù hợp. Giúp các em rèn <br />
luyện thói quen hành vi đạo đức làm cho chúng trở thành bản tính tự nhiên <br />
của cá nhân và duy trì lâu bền các thói quen đó để ứng xử đúng đắn trong mọi <br />
hoàn cảnh. Để từ đó giúp các em không mắc phải những sai phạm về đạo <br />
đức hay vi phạm về nội quy về nền nếp của trường lớp hay nh ững chu ẩn <br />
mực đạo đức của xã hội. Giúp các em không sa vào những tệ nạn ngày càng <br />
nhiều trong xã hội, để các em có một cuộc sống lành mạnh, đạo đức trong <br />
sáng từ đó giúp các em có định hướng đúng đắn hơn cho cuộc đời mình.<br />
Nhiệm vụ: <br />
<br />
Phan Thị Hà THCS Lê Quý Đôn Năm học: 20152016 4<br />
Đề tài: Một số biện pháp giúp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9<br />
<br />
Xác định rõ từng đối tượng học sinh với những vi phạm đạo đức <br />
thường gặp của các em.<br />
Tìm hiểu nguyên nhân vi phạm những đạo đức đó.<br />
Lựa chọn các biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh <br />
và lập kế hoạch giáo dục giúp các em khắc phục những sai phạm về đạo <br />
đức.<br />
Thực hiện kế hoạch giáo dục giúp các em khắc phục những sai phạm <br />
về đạo đức.<br />
Đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh lớp mình <br />
chủ nhiệm.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Tìm hiểu về những vi phạm đạo đức của học sinh lớp chủ nhiệm <br />
nhằm đưa ra một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9.<br />
<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Học sinh lớp 9A trường THCS Lê Quý Đôn, xã Đray Sáp, huyện Krông <br />
Ana năm học 20152016.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Phương pháp nghiên cứu lý luận.<br />
Phương pháp điều tra thực tế, thống kê.<br />
Phương pháp vấn đáp.<br />
Phương pháp trao đổi thông tin giữa giáo viên và học sinh, gia đình học <br />
sinh…<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG: <br />
1. Cơ sở lí luận:<br />
Dựa trên cơ sở lý luận giáo dục đạo đức, tiến hành điều tra thực trạng <br />
của công tác giáo dục đạo đức học sinh của lớp, phân tích nguyên nhân, tìm ra <br />
những yếu tố liên quan đến công tác giáo dục đạo đức học sinh. Qua đó đề ra <br />
<br />
<br />
<br />
Phan Thị Hà THCS Lê Quý Đôn Năm học: 20152016 5<br />
Đề tài: Một số biện pháp giúp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9<br />
biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là <br />
học sinh lớp 9A trường THCS Lê Quý Đôn năm học 20152016.<br />
<br />
2. Thực trang:<br />
̣<br />
Để có sự nhìn nhận toàn diện đúng đắn về vấn đề đạo đức của lớp và <br />
của từng học sinh trong lớp, ngay từ đầu năm khi nhận lớp, tôi đã tìm hiểu <br />
về kết quả hạnh kiểm của các em trong năm học trước:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TỐT KHÁ TRUNG BÌNH GHI CHÚ<br />
SL TL SL TL SL TL<br />
11 36,7% 12 40% 7 23,3%<br />
Sau một năm áp dụng đề tài, kết quả thu được của lớp chủ nhiệm năm học <br />
2014 – 2015 như sau:<br />
TỐT KHÁ TRUNG BÌNH GHI CHÚ<br />
SL TL SL TL SL TL<br />
14 46,7% 13 43,3% 3 10%<br />
Mặc dù kết quả thu được khá cao, song vẫn còn một số thiếu sót, tôi <br />
muốn sáng kiến của mình hoàn chỉnh hơn. Vì vậy, năm học 20152016, khi <br />
được phân công chủ nhiệm lớp 9A, tôi tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện đề <br />
tài. Tôi đã điều tra kết quả đầu năm của lớp như sau:<br />
TỐT KHÁ TRUNG BÌNH GHI CHÚ<br />
SL TL SL TL SL TL Huỳnh Vĩnh Quang, Lê Quang Huy,<br />
H Mah Ayun, Trương Thành Nhựt,<br />
Nguyễn Văn Vũ, Hòa Tú Tài, <br />
14 38,7% 15 41,7% 7 19,6%<br />
Y Buni Niê bị <br />
xếp loại hạnh kiểm trung bình<br />
Ngoài ra, tôi còn gặp giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và cán sự <br />
lớp cũ để tìm hiểu nhằm nắm bắt tình hình đặc điểm và hoàn cảnh gia đình <br />
của từng học sinh trong lớp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phan Thị Hà THCS Lê Quý Đôn Năm học: 20152016 6<br />
Đề tài: Một số biện pháp giúp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9<br />
Từ những tìm hiểu ban đầu cùng với việc trò chuyện nhằm nắm bắt <br />
thông tin trực tiếp từ các em, tôi nhận thấy những thuận lợi và khó khăn như <br />
sau:<br />
<br />
2.1 Thuận lợi, khó khăn: <br />
* Thuận lợi: Đa số những học sinh có năng lực học tập khá, giỏi và <br />
những học sinh được gia đình quan tâm thì thường ngoan ngoãn, ít vi phạm <br />
đạo đức. <br />
*Khó khăn: Với đặc điểm lứa tuổi lớp 9, các em dễ bị thu hút bởi các tác <br />
động xấu bên ngoài, các em thích khám phá những điều mới mẽ nhưng chưa <br />
phân biệt được đúng sai. Một số học sinh cuối năm học trước đã có biểu hiện <br />
nghiện game nặng như học sinh Trương Thành Nhựt, Huỳnh Vĩnh Quang, <br />
Trần Đăng Mua, Nguyễn Văn Vũ…Hay có học sinh chán học có ý định nghỉ <br />
học như học sinh Huỳnh Vĩnh Quang, H’Mah Ayun. Đời sống nhân dân chủ <br />
yếu là làm nông nghiệp, dân trí thấp, một số học sinh có bố mẹ đi làm ăn xa, <br />
một số gia đình còn chưa quan tâm nhiều đến con em mình, một số thôn buôn <br />
có nhiều thanh thiếu niên hư hỏng, các quán internet mọc lên xung quanh <br />
trường nhiều, nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến việc học sinh bị lôi kéo đến các tệ <br />
nạn xã hội và ảnh hưởng đến việc giáo dục đạo đức.<br />
<br />
2.2 Thành công, hạn chế: <br />
* Thành công: Với sự nhiệt tình, tận tụy và những kinh nghiệm có được <br />
qua nhiều năm chủ nhiệm, tôi đã uốn nắn kịp thời những học sinh có biểu <br />
hiện vi phạm nội quy, giảm sút về đạo đức. Nhiều em học sinh đã biết sữa <br />
chữa và có sự tiến bộ vượt bậc so với năm trước. Các em ngoan hơn và biết <br />
nghe lời hơn.<br />
* Hạn chế: Việc xử lí vi phạm của học sinh chưa được triệt để. Vẫn <br />
còn hiện tượng học sinh hút thuốc, học sinh bị bạn xấu rủ rê bỏ học đi chơi <br />
điện tử, bi da. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chưa được chú trọng, <br />
dẫn đến tình trạng các em bị mơ hồ và dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn làm tha <br />
<br />
<br />
Phan Thị Hà THCS Lê Quý Đôn Năm học: 20152016 7<br />
Đề tài: Một số biện pháp giúp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9<br />
hóa đạo đức. Ngoài ra, mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong <br />
việc giáo dục đạo đức của học sinh chưa thực sự hiệu quả.<br />
<br />
2.3 Mặt mạnh, mặt yếu: <br />
Mặt mạnh: Học sinh được tạo cơ hội nhìn nhận những vi phạm về đạo <br />
đức của bản thân để từ đó có thể sữa chữa những sai lầm của mình. Giáo <br />
viên chủ nhiệm thường xuyên tiếp xúc và xử lí những vi phạm đạo đức của <br />
học sinh có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học <br />
sinh. <br />
Mặt yếu: Việc giáo dục đạo đức phải trải qua thời gian rất dài nhưng <br />
hiệu quả mang lại vẫn chưa cao. Đối tượng học sinh người đồng bào dân tộc <br />
ít người rất khó hòa đồng với học sinh trong lớp, các em thường có tính cách <br />
nóng nãy nên rất khó khuyên bảo. Mặt khác, gia đình thường hay phó mặc cho <br />
nhà trường và xã hội nên rất khó khăn trong việc trao đổi với gia đình về vấn <br />
đề đạo đức của học sinh.<br />
<br />
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến việc nghiên cứu đề <br />
tài: <br />
Là một giáo viên bộ môn đồng thời cũng là một giáo viên nhiều năm chủ <br />
nhiệm, trong quá trình giảng dạy tiếp xúc với nhiều đối tượng học sinh và <br />
phải thường xuyên xử lí những vi phạm đạo đức của học sinh nên tôi đã đúc <br />
rút được nhiều kinh nghiệm cho bản thân trong việc giáo dục đạo đức cho <br />
học sinh.<br />
Bản thân luôn luôn nhiệt tình bám sát tình hình của lớp, quan tâm đến <br />
từng đối tượng học sinh, kịp thời phát hiện những vi phạm của học sinh và <br />
nguy cơ tiềm ẩn để kịp thời ngăn chặn. <br />
Tôi thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn để kịp thời động viên, <br />
giúp đỡ và khuyến khích những học sinh có dấu hiệu lơ là môn học. Đồng <br />
thời trao đổi với phụ huynh học sinh để tìm ra những biện pháp khắc phục <br />
những khó khăn mà các em đang gặp phải để giúp các em tiến bộ hơn trong <br />
học tập.<br />
Phan Thị Hà THCS Lê Quý Đôn Năm học: 20152016 8<br />
Đề tài: Một số biện pháp giúp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9<br />
Ngoài ra, tôi luôn trao đổi với các giáo viên chủ nhiệm có học sinh vi <br />
phạm nhằm mục đích tìm ra những giải pháp tối ưu trong việc giáo dục đạo <br />
đức học sinh. Đồng thời, với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh <br />
đạo trong và ngoài trường đã giúp bản thân tôi hoàn thành nhiệm vụ của <br />
mình.<br />
<br />
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt <br />
ra.<br />
Mục tiêu của giáo dục hiện nay là thông qua quá trình đào tạo của mình <br />
mà giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ <br />
và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người.<br />
Muốn làm được điều này, chỉ riêng giáo viên ráng sức thì chưa đủ mà <br />
cần có sự tích cực tiếp nhận của học sinh với nguyên tắc “ Học sinh tích cực, <br />
chủ động” thì giáo dục tính tự giác, tạo được niềm say mê cho các em. Nhưng <br />
thật đáng lo ngại, có không ít học sinh học hành như điều bắt buộc, miễn <br />
cưỡng thực hiện yêu cầu của giáo viên. Nhiều em còn chây lười, không chịu <br />
học bài, làm bài, vi phạm nền nếp, đạo đức như hút thuốc, nói dối bố mẹ, <br />
thầy cô, trốn học đi chơi điện tử, đánh nhau,…<br />
<br />
<br />
Hình 1: Nhiều học sinh hút thuốc lá<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phan Thị Hà THCS Lê Quý Đôn Năm học: 20152016 9<br />
Đề tài: Một số biện pháp giúp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9<br />
<br />
<br />
(Ảnh minh họa – Nguồn <br />
Internet) <br />
<br />
Hình 2: Học sinh trốn học đi chơi điện tử<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
( Ảnh minh họa – Nguồn Internet)<br />
<br />
<br />
Hình 3: Học sinh đánh nhau<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
( Ảnh minh họa – Nguồn Internet)<br />
Công tác giáo dục đạo đức học sinh của lớp 9A<br />
<br />
Phan Thị Hà THCS Lê Quý Đôn Năm học: 20152016 10<br />
Đề tài: Một số biện pháp giúp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9<br />
Hoạt động giáo dục ngoại khóa:<br />
Tham gia các hoạt động giáo dục theo quy định của biên chế năm học: <br />
Sinh hoạt ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm từng tháng của năm học. Sinh hoạt <br />
dưới cờ, thực hiện các phong trào thi đua có liên quan đến các hoạt động giáo <br />
dục trong nhà trường. Nhưng đôi khi một số hoạt động còn mang tính hình <br />
thức, chưa phát huy được tác dụng giáo dục đạo đức học sinh.<br />
Các hoạt động giáo dục lao động<br />
Học sinh lớp lao động vệ sinh trong và ngoài lớp học, lao động theo kế <br />
hoạch của ban lao động, thu dọn vệ sinh môi trường, cải tạo cảnh quan sư <br />
phạm: Trồng và chăm sóc công trình măng non của chi đội mình theo quy định <br />
của liên đội.<br />
Sự tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh của các giáo viên bộ môn<br />
Giáo viên bộ môn liên hệ giáo dục đạo đức học sinh thông qua bài học, <br />
tiết học. Nhắc nhở uốn nắn những sai phạm của học sinh trong giờ học<br />
Tuy nhiên, vẫn có một số giáo viên quá gò bó, đơn điệu khi lồng ghép <br />
liên hệ giáo dục đạo đức thông qua bài học. Vẫn còn những giáo viên coi việc <br />
giáo dục đạo đức học sinh là trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm.<br />
Công tác giáo dục đạo đức của giáo viên chủ nhiệm<br />
Giáo viên chủ nhiệm là người quản lí mọi hoạt động của lớp học, là <br />
người triển khai các hoạt động của nhà trường đến từng học sinh. Trong năm <br />
học giáo viên chủ nhiệm thực hiện đầy đủ các loại sổ sách, lên kế hoạch <br />
hoạt động cụ thể hàng tuần, tháng, năm theo chỉ tiêu của các đoàn thể, chuyên <br />
môn, liên Đội cũng như của nhà trường và Phòng giáo dục.<br />
Kết hợp được nhiều hoạt động, đoàn thể trong công tác giáo dục đạo <br />
đức học sinh.<br />
Chất lượng đạo đức của học sinh<br />
Kết quả đạt được về phía học sinh là phần lớn các em có được những <br />
hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức, có lòng tự trọng, tự <br />
tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình, chăm <br />
Phan Thị Hà THCS Lê Quý Đôn Năm học: 20152016 11<br />
Đề tài: Một số biện pháp giúp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9<br />
ngoan, lễ phép với thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè, nghiêm chỉnh chấp hành <br />
các quy định của lớp, nội quy của trường.<br />
Bên cạnh đó vẫn còn một số bộ phận học sinh như: Huỳnh Vĩnh Quang, <br />
Trương Thành Nhựt, Hòa Tú Tài, Y Buni Niê, H Mah Ayun…chưa ngoan, <br />
thường hay vi phạm đạo đức, có biểu hiện chán nản, không thích học, thường <br />
xuyên gây mất trật tự trong lớp, nói tục, vô lễ với thầy cô, nói dối thầy cô và <br />
bạn bè, cúp tiết giao lưu với đối tượng xấu bên ngoài đi chơi điện tử, bi da <br />
gây gỗ đánh nhau… Khi thầy cô nhắc nhở lại tỏ thái độ chống đối, không <br />
nghe.<br />
* Nguyên nhân chủ yếu là:<br />
Thiếu sự phối kết hợp thường xuyên với Cha mẹ học sinh để giáo dục <br />
các em.<br />
Một số học sinh vi phạm đạo đức mà nhà ở buôn Tuor, khi giáo viên chủ <br />
nhiệm đến gia đình để phối hợp giáo dục thường là ban ngày mà gia đình đi <br />
làm nương rẫy nên không gặp.<br />
Địa bàn của trường đa số người dân nghèo, học sinh ngoài việc học còn <br />
phải theo cha mẹ làm việc như: chăn trâu, tưới cà phê để giúp gia đình, cụ thể <br />
là em Y Buni.<br />
Trình độ nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế và ý thức chưa <br />
cao, chưa thấy được tầm quan trọng của việc học tập và giáo dục con em nên <br />
khi giáo viên chủ nhiệm đến nhà để kết hợp giáo dục thì quá thờ ơ và đưa ra <br />
nhiều lí do để bao biện cho con cái “Ở nhà nó rất ngoan và chăm chỉ” cụ thể <br />
là em Hòa Tú Tài. Nhiều phụ huynh không quan tâm đến con em mình, không <br />
tham gia họp phụ huynh, không đến gặp giáo viên chủ nhiệm khi có giấy <br />
mời, thậm chí có phụ huynh khi giáo viên gọi điện thoại hay đến nhà để trao <br />
đổi tình hình học tập của học sinh còn tỏ thái độ khó chịu vì bị làm phiền.<br />
Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục <br />
đạo đức học sinh chưa chặt chẽ và liên tục.<br />
<br />
<br />
Phan Thị Hà THCS Lê Quý Đôn Năm học: 20152016 12<br />
Đề tài: Một số biện pháp giúp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9<br />
<br />
3. Giải pháp, biện pháp: <br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Thông qua nhiều mối quan hệ để tìm hiểu nguyên nhân học sinh vi phạm <br />
đạo đức để từ đó tìm ra biện pháp giáo dục đạo đức học sinh.<br />
Kết hợp chặt chẽ với các giáo viên bộ môn, ban nề nếp và các tổ chức <br />
đoàn thể để cùng tìm ra biện pháp thích hợp nhằm ngăn chặn và xử lý kịp <br />
thời những hành vi vi phạm đạo đức của học sinh.<br />
Thường xuyên liên hệ với gia đình học sinh để thông báo kịp thời tình <br />
hình của học sinh để cùng gia đình phối hợp giáo dục đạo đức con em mình. <br />
Phát huy tích cực sự phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã <br />
hội nhằm hạn chế việc học sinh bị lôi cuốn tham gia vào các tệ nạn xã hội <br />
làm suy giảm đạo đức.<br />
<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:<br />
* Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu đặc điểm tình hình của lớp, của <br />
từng học sinh:<br />
Ngay từ khi nhận lớp chủ nhiệm, tôi đã thu thập đầy đủ thông tin về học <br />
sinh như: Lực học, động cơ học tập, tình hình sức khỏe, đạo đức, mối quan <br />
hệ, thái độ với cha mẹ,với thầy cô giáo, bạn bè…Như đặc điểm tình hình của <br />
một số học sinh sau:<br />
Học sinh Y Buni Niê năm học 20142015 là một học sinh người dân tộc <br />
thiểu số, gia đình khó khăn, bố mẹ ít quan tâm nên ở nhà em thích làm gì thì <br />
làm, không ai quản lí. Do đó, khi lên lớp em thường tỏ thái độ ngang bướng <br />
không hợp tác với thầy cô và bạn bè, cuối năm bị xếp loại học lực yếu, hạnh <br />
kiểm trung bình, được lên lớp sau khi rèn luyện trong hè.<br />
Học sinh Huỳnh Vĩnh Quang năm học 2014 2015 là một học sinh đã <br />
nghiện game nặng, thường xuyên cúp tiết, nói dối bố mẹ, thầy cô, học lực <br />
giảm sút, có ý định bỏ học, cuối năm bị xếp loại học lực yếu, hạnh kiểm <br />
trung bình, được lên lớp sau khi rèn luyện trong hè.<br />
<br />
<br />
Phan Thị Hà THCS Lê Quý Đôn Năm học: 20152016 13<br />
Đề tài: Một số biện pháp giúp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9<br />
Học sinh H Mah Ayun năm học 20142015 là một học sinh người dân tộc <br />
thiểu số, bố mẹ lớn tuổi ít quan tâm, nhiều năm ở lại lớp nên lớn tuổi hơn so <br />
với các bạn trong lớp, đang tuổi dậy thì em đã sớm vướng vào chuyện yêu <br />
đương nên hay đi chơi khuya, không ai quản lí. Em thường xuyên lơ là, bỏ bê <br />
việc học, có ý định bỏ học, cuối năm bị xếp loại học lực yếu, hạnh kiểm <br />
trung bình, được lên lớp sau khi rèn luyện trong hè.<br />
Những thông tin đó giúp tôi có thể hiểu rõ nguyên nhân hình thành đạo <br />
đức của học sinh.<br />
Ngoài ra, tôi cũng tìm hiểu kĩ về đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của học <br />
sinh lớp 9 và những hoạt động yêu thích ở lứa tuổi của các em điều đó giúp <br />
mối quan hệ giữa giữa cô trò ngày càng thân thiết để các em cởi mở hơn khi <br />
nói chuyện hay giải bày tâm sự. Tôi đã dành thời gian gặp trực tiếp riêng các <br />
em học sinh hay vi phạm sau những giờ học hay giờ ra chơi tâm sự với tư <br />
cách là “Người bạn, người chị, người mẹ” để khuyên bảo, động viên. Từ đó, <br />
các em thấy được những điều chưa tốt của mình để khắc phục, qua đó các <br />
em thấy cô không ghét mình mà còn tạo cơ hội cho mình sửa chữa. Khi đó các <br />
em không có ý nghĩ tiêu cực mà trái lại có ý nghĩ, thái độ tích cực hơn để hoàn <br />
thiện mình.<br />
Gặp các bạn thân của học sinh trên, những học sinh ở gần nhà và các học <br />
sinh trong ban cán sự lớp nhắc nhở các em luôn chú ý quan tâm động viên tạo <br />
điều kiện giúp đỡ những học sinh hay vi phạm bằng các hình thức như đôi <br />
bạn cùng tiến, nhóm học tập, câu lạc bộ học tập. Từ đó các em thấy mình <br />
không bị xa lánh, mặc cảm vì những hành vi vi phạm nội quy trường, lớp của <br />
mình mà tạo cho các em có tinh thần thương yêu và tương trợ lẫn nhau tăng <br />
thêm tinh thần đoàn kết giữa các học sinh.<br />
* Xây dựng truyền thống tốt đẹp và công tác đánh giá xếp loại công <br />
bằng khách quan:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phan Thị Hà THCS Lê Quý Đôn Năm học: 20152016 14<br />
Đề tài: Một số biện pháp giúp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9<br />
Các hoạt động của lớp sẽ trở thành truyền thống nếu nó được lặp đi lặp <br />
lại và trở thành thói quen. Là GVCN, tôi luôn đề cao cho học sinh thấy cần <br />
phải trân trọng và giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của lớp đồng thời <br />
khuyến khích các em tạo ra những truyền thống tốt đẹp khác. Tôi nói với các <br />
em: “Chúng ta là những học sinh lớp 9, đây là năm học cuối cùng của các em <br />
ở ngôi trường nay. Các em hãy để lại nơi đây những kĩ niệm thật đẹp, để sau <br />
này khi nhắc đến lớp chúng ta, mọi người sẽ nhớ đến những gì tốt đẹp <br />
nhất”. <br />
Hình 4: Tập thể lớp 9A cùng GVCN thể hiện sự quyết tâm trong buổi đại <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
hội chi đội.<br />
<br />
<br />
Để xây dựng một lớp học có truyền thống tốt đẹp, cần có một bộ phận <br />
ban cán sự năng nổ, nhiệt tình có trách nhiệm. Vì vậy, ngay từ khi nhận lớp, <br />
tôi đã gặp giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn cũ tìm hiểu để biết được <br />
những học sinh có năng lực, sở trường, có tố chất lãnh đạo. Cho nên, trong <br />
đại hội chi đội đầu năm tôi đã định hướng cho lớp bầu ra một ban cán sự, ban <br />
<br />
<br />
Phan Thị Hà THCS Lê Quý Đôn Năm học: 20152016 15<br />
Đề tài: Một số biện pháp giúp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9<br />
chỉ huy chi đội có tinh thần trách nhiệm và là những tấm gương sáng để các <br />
học sinh khác noi theo như lớp trưởng: Lê Thị Huyền My, lớp phó học tập: <br />
Tạ Thị Kim Dung, chi đội trưởng: Nguyễn Khuê... đều là những học sinh học <br />
khá, giỏi, có ý thức trách nhiệm cao trong nhiều năm liền. Từ đó, t ôi đã dành <br />
một số thời gian để huấn luyện ban cán sự, để các em có thể tự quản và biết <br />
đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, xếp loại thi đua một cách khách quan.<br />
Hình 5: Đại hội chi đội 9A năm học 20152016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Mỗi tuần mỗi học sinh đều có 100 điểm ban đầu, số điểm tăng lên hay <br />
giảm xuống là do các em thực hiện tốt nội quy, tham gia tốt các hoạt động <br />
hay vi phạm nội quy, vi phạm đạo đức. Và tùy vào số điểm các em đạt được <br />
mà xếp loại hạnh kiểm của tuần, của tháng, của học kì. Ngoài ra, tôi còn đưa <br />
ra hình thức khen thưởng những học sinh có điểm cao trong từng tháng . <br />
Không những thế, cứ cuối tuần sau khi tổng kết xếp loại, tôi đề nghị mỗi tổ <br />
bầu ra những học sinh có sự tiến bộ trong tuần để khen thưởng. Bất kì một <br />
học sinh nào chỉ cần trong tuần có sự tiến bộ so với tuần trước và được các <br />
bạn ghi nhận thì đều được nhận một phần thưởng của lớp. Hình thức thi đua <br />
<br />
Phan Thị Hà THCS Lê Quý Đôn Năm học: 20152016 16<br />
Đề tài: Một số biện pháp giúp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9<br />
này được các em học sinh hưởng ứng rất nhiệt tình, các em luôn luôn cố gắng <br />
thực hiện tốt hơn tuần trước để được nhận phần thưởng. <br />
Hình 6: Học sinh tổng hợp kết quả cuối tuần<br />
<br />
<br />
Hình 7: Học sinh có sự tiến bộ trong tuần lên nhận phần thưởng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, các tổ chức đoàn thể <br />
trong việc giáo dục đạo đức học sinh:<br />
Thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn và các tổ chức đoàn thể <br />
về tình hình học sinh lớp mình chủ nhiệm để đưa ra những biện pháp thích <br />
hợp kịp thời uốn nắn những hành vi vi phạm của các em. Cùng với các tổ <br />
chức đoàn thể trong nhà trường như Đội TNTP, Đoàn thanh niên tổ chức <br />
những hoạt động lồng ghép trong các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, những <br />
chuyên đề mang tính giáo dục như: Tuyên truyền về phòng chống tai nạn <br />
thương tích, tuyên truyền về tác hại của Game Online, tác hại của chất gây <br />
nghiện, Chuyên đề: xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học <br />
đường... Ở lứa tuổi của các em, tình cảm khác phái là một vấn đề nhạy cảm, <br />
kích thích sự tò mò tìm hiểu, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu <br />
<br />
Phan Thị Hà THCS Lê Quý Đôn Năm học: 20152016 17<br />
Đề tài: Một số biện pháp giúp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9<br />
thiếu hiểu biết. Nên GVCN cần khéo léo, tế nhị nhắc nhở các em đồng thời <br />
phối hợp với các đoàn thể nhà trường tổ chức chuyên đề giáo dục giới tính <br />
cho các em. Hưởng ứng nhiệt tình các hoạt động như trồng và chăm sóc công <br />
trình măng non, trang trí lớp học thân thiện, đêm hội trăng rằm, làm ống cuốn <br />
thư,... Từ các hoạt động đó giáo dục cho học sinh tinh thần đoàn kết, đồng <br />
thời lôi cuốn các em tham gia nhằm tránh xa các tệ nạn xã hội.<br />
<br />
<br />
Hình 8: Hoạt động ngoài giờ lên lớp: Trồng cây lưu niệm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 9: Công trình măng non của chi đội 9A<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phan Thị Hà THCS Lê Quý Đôn Năm học: 20152016 18<br />
Đề tài: Một số biện pháp giúp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 10: Một góc lớp học thân thiện<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cùng với lớp bình chọn những học sinh ưu tú của lớp tham gia học lớp <br />
cảm tình đoàn. Phối hợp với Đoàn thanh niên nhà trường tổ chức các hoạt <br />
động để học sinh tìm hiểu về Đoàn, tham gia các hoạt động ý nghĩa do đoàn <br />
trường và đoàn xã phát động: Ngày tình nguyện xanh, lao động công ích con <br />
đường thanh niên,… Các em đã rất cố gắng hoàn thiện bản thân để được <br />
đứng trong hàng ngũ của Đoàn.<br />
Hình 11: học sinh lớp 9 trong buổi lễ trưỡng thành Đội<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phan Thị Hà THCS Lê Quý Đôn Năm học: 20152016 19<br />
Đề tài: Một số biện pháp giúp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9<br />
<br />
<br />
<br />
Phối hợp chặt chẽ với ban nề nếp trong việc xử lí những học sinh vi <br />
phạm. Báo cáo kịp thời với nhà trường những trường hợp vi phạm có tính <br />
chất nghiệm trọng như nghiện Game nặng, đánh nhau, sử dụng chất gây <br />
nghiện...để nhà trường có hình thức xử lí thích hợp. <br />
* Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu đặc điểm tình hình của gia đình của <br />
từng học sinh:<br />
Về gia đình, tôi tìm hiểu một số đặc điểm như: Nơi ở, nghề nghiệp cha, <br />
mẹ, hoàn cảnh sống, kinh tế gia đình, sự quan tâm của cha mẹ đối với con <br />
cái, mối quan hệ với hàng xóm láng giềng. Có được những thông tin đó giúp <br />
tôi có thể kết hợp tốt với gia đình học sinh trong việc giáo dục đạo đức học <br />
sinh. Ngay trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi đề nghị phụ huynh cùng <br />
với GVCN đưa ra những biện pháp để cùng giáo dục con em mình. Tất cả các <br />
biện pháp đưa ra tôi đều yêu cầu ghi rõ vào biên bản đồng thời cam kết thực <br />
hiện để phụ huynh thấy được tầm quan trọng. Tôi cũng yêu cầu phụ huynh <br />
cung cấp số điện thoại để tiện liên lạc trong những tình huống cấp bách. Tôi <br />
và các bậc phụ huynh đã bầu ra một ban chấp hành hội đại diện cho các thôn <br />
buôn luôn nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cùng với giáo viên chủ nhiệm <br />
kịp thời liên lạc với các gia đình có học sinh vi phạm để cùng với gia đình <br />
giáo dục các em, giúp các em không bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội và ảnh <br />
hưởng đến việc học tập của các em. Đối với những phụ huynh không quan <br />
tâm đến con em mình, không tham gia họp phụ huynh, tôi đến nhà gặp và <br />
phân tích cho phụ huynh hiểu ra các vấn đề rằng việc giáo dục đạo đức cho <br />
con em là sự chăm lo cho tương lai của các em sau này.<br />
Để công tác giáo dục đạt kết quả cần phải có sự phối kết hợp giữa nhà <br />
trường – gia đình và xã hội. Họp BCH hội phụ huynh lớp theo từng tháng, <br />
nhờ các bậc phụ huynh ở từng khu vực cùng giáo viên đến nhà học sinh vi <br />
phạm để trao đổi. Hoặc có khi tôi trực tiếp gặp trưởng thôn buôn trình bày <br />
<br />
<br />
Phan Thị Hà THCS Lê Quý Đôn Năm học: 20152016 20<br />
Đề tài: Một số biện pháp giúp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9<br />
tình hình của học sinh, nhờ họ đưa ra cuộc họp thôn buôn, phổ biến, động <br />
viên để phụ huynh có ý thức trách nhiệm đối với việc giáo dục đạo đức cho <br />
con em mình.<br />
Từ những cố gắng của mình và sự phối kết hợp giáo dục giữa đồng <br />
nghiệp, gia đình và xã hội, những học sinh hay vi phạm đạo đức trong lớp đã <br />
có ý thức hơn, tình trạng vi phạm đạo đức có xu hướng giảm rõ rệt.<br />
Cụ thể như em Huỳnh Vĩnh Quang là một học sinh cá biệt, em vắng học <br />
ngay trong buổi học đầu tiên, buổi học thứ hai em có mặt nhưng không khăn <br />
quàng, không đóng thùng và khi tôi hỏi về nguyên nhân vắng học thì em tỏ <br />
thái độ bất hợp tác. Ngày hôm sau Quang nghỉ học không lí do, khi tìm hiểu <br />
nguyên nhân từ các học sinh khác, tôi được biết em không muốn đến trường <br />
nữa. Thế là ngay buổi trưa hôm ấy, tôi đến nhà gặp mẹ em và được biết, <br />
Quang đã quyết định nghỉ học và lên phố làm thêm từ sáng sớm. Mẹ em còn <br />
nói: “Ôi dào, cô giáo không phải đến nhà nữa đâu, nó đến trường cũng có <br />
học đâu, suốt ngày nói dối bố mẹ đi chơi điện tử, tôi nói nhiều mà nó nào có <br />
nghe, thôi thì cho nó nghĩ học đi làm cho biết thế nào là cực khổ”. Tôi đã cố <br />
gắng dùng lời lẽ giải thích cho mẹ Quang hiểu rằng em còn nhỏ, để em bỏ <br />
học sớm như thế là không nên, liệu em có chịu khó đi làm hay lại sa vào tệ <br />
nạn xã hội… Tôi phân tích cho mẹ Quang hiểu ít nhất em cũng cần phải học <br />
xong lớp 9, có bằng cấp 2 rồi có thể đi học nghề. Tôi cũng hứa với mẹ em sẽ <br />
phối hợp với gia đình giáo dục em, động viên, giúp đỡ em… Sau đó, tôi hỏi <br />
mẹ em số điện thoại và địa chỉ nơi em làm thêm, tôi đã trực tiếp đi gặp, động <br />
viên và khuyên em về tiếp tục học hành. Sau nhiều lần gặp riêng em, cùng <br />
với việc phối hợp với thôn trưởng đến nhà vận động, Quang đã thân thiện <br />
với tôi hơn, em hứa sẽ trở lại lớp học và sẽ cố gắng học tốt để không phụ <br />
lòng của cô. <br />
Khi lên lớp, tôi nhờ một số học sinh thường xuyên gần gũi giúp đỡ, động <br />
viên Quang, tiếp thêm nghị lực cho em tiếp tục đến trường. Mặc dù sau đó, <br />
em vẫn lại tiếp tục vi phạm một số lỗi như vắng học không lí do, cúp tiết, đi <br />
Phan Thị Hà THCS Lê Quý Đôn Năm học: 20152016 21<br />
Đề tài: Một số biện pháp giúp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9<br />
học muộn, không học bài,… Nhưng nhờ có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia <br />
đình, nhà trường và địa phương, đặc biệt là sự quan tâm của giáo viên chủ <br />
nhiêm và các bạn trong lớp đã thường xuyên đến nhà động viên, khuyến khích <br />
em để giúp em có động lực đi học, vì vậy Quang đã không còn ý định bỏ học, <br />
cúp học đi chơi điện tử, ít vi phạm nề nếp và có thái độ học tập tích cực hơn. <br />
Nhưng vì thời gian vắng học nhiều làm cho kiến thức em bị hổng, dẫn đến <br />
lực học kém, cuối kì bị khống chế nên hạnh kiểm xếp loại trung bình.<br />
Ngoài ra, một số học sinh khác cũng có sự tiến bộ thấy rõ như: Trương <br />
Thành Nhựt, Hòa Tú Tài, Y Bu Ni Niê, H Mah Ayun…<br />
<br />
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:<br />
Để thực hiện những tốt những giải pháp, biện pháp nêu trên thì: <br />
+ Đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững những đặc điểm Tâm – Sinh lý <br />
lứa tuổi của học sinh, nắm vững cá tính, hoàn cảnh sống, hoàn cảnh gia đình <br />
cụ thể của từng em để định ra sự tác động thích hợp.<br />
+ Việc giáo dục đạo đức là quá trình lâu dài, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm <br />
phải kiên trì, liên tục, có niềm đam mê nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm <br />
cao đối với học sinh.<br />
+ Giáo dục đạo đức cho học sinh trong thực tiễn xã hội và địa phương. <br />
Phải nhạy bén với tình hình chuyển biến của địa phương, đưa những thực <br />
tiễn đó vào những tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, vào những hoạt động của <br />
lớp để giáo dục học sinh.<br />
+ Giáo dục đạo đức theo nguyên tắc tập thể: Dìu dắt mỗi học sinh trong <br />
tập thể, một tập thể lớp có truyền thống tốt đẹp, có sự đoàn kết nhất trí thì <br />
sẽ góp phần rất lớn vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Để thực hiện <br />
tốt nguyên tắc này, đòi hỏi GVCN phải xây dựng được bộ phận cán bộ lớp <br />
năng nổ, nhiệt tình, có trách nhiệm, tổ chức tốt các phong trào xây dựng các <br />
nhóm, tổ, đôi bạn cùng tiến…<br />
+ GVCN phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường, giáo viên bộ <br />
môn và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và ngoài xã hội.<br />
Phan Thị Hà THCS Lê Quý Đôn Năm học: 20152016 22<br />
Đề tài: Một số biện pháp giúp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9<br />
<br />
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:<br />
Các giải pháp, biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong một <br />
tình huống chúng ta có thể vận dụng nhiều giải pháp, biện pháp khác nhau