Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm <br />
non Bình Minh Buôn Tuôr A Xã Dray Sáp Huyện Krông Ana Đăk Lăk.<br />
<br />
I . PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài :<br />
Khám phá khoa học không chỉ khám phá về thế giới xung quanh mà còn giúp trẻ <br />
phát triển về ngôn ngữ, kích thích trí tưởng tượng, suy đoán, tính tò mò, sáng tạo của <br />
trẻ, trẻ có thể cảm nhận được vẻ đẹp, sự mới lạ qua những sự vật và hiện tượng xung <br />
quanh. Đặc biệt trẻ 45 tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, <br />
ngôn ngữ và tình cảm…Thế giới khách quan xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết <br />
bao điều mới lạ, hấp dẫn, còn có bao lạ lẫm và khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn <br />
được khám phá. Cho nên giáo dục Mầm non đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục <br />
thế hệ trẻ, trách nhiệm giáo dục là yêu cầu không thể thiếu trong công tác chăm sóc trẻ, <br />
cần giáo dục trẻ một cách có khoa học và phù hợp với từng lứa tuổi.<br />
Khi nói đến trẻ Mầm non không ai không biết trẻ ở lứa tuổi này rất thích tìm hiểu <br />
khám phá thế giới xung quanh mình, bởi thế giới xung quanh trẻ có rất nhiều sự vật, <br />
hiện tượng mà trẻ muốn được trải nghiệm, vì thế trẻ luôn có những niềm khao khát <br />
được khám phá, tìm hiểu về chúng. Cho trÎ khám phá khoa học nhằm giúp trẻ hiểu biết <br />
về những gì xung quanh trẻ, từ môi trường tự nhiên, đến môi trường xã hội. Đồng thời, <br />
trẻ hiểu biết hơn về chính bản thân mình, mặt khác việc cho trẻ khám phá khoa học <br />
trong trường Mầm non hiện nay còn gặp một số khó khăn về cơ sở vật chất nên việc tổ <br />
chức các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ chưa mang lại hiệu quả cao như mong <br />
muốn.<br />
Trên thực tế các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 45 tuổi tại trường Mầm <br />
non Bình Minh. Giáo viên chưa lôi cuốn được trẻ hứng thú trong hoạt động khám phá, <br />
các hoạt động còn tẻ nhạt, trẻ chưa thực sự hứng thú học tập. Xuất phát từ những lý do <br />
trên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn <br />
khám phá khoa học tại trường Mầm non Bình Minh Buôn Tuôr A Xã Dray Sáp <br />
<br />
<br />
Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân Đơn vị: Trường MN Bình Minh 1<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm <br />
non Bình Minh Buôn Tuôr A Xã Dray Sáp Huyện Krông Ana Đăk Lăk.<br />
<br />
Huyện Krông Ana Đăk Lăk”.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
*Mục tiêu của đề tài :<br />
Giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: Ngôn ngữ, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, <br />
thể chất.<br />
Hình thành và rèn luyện kĩ năng ở trẻ khám phá khoa học thông qua các hoạt động <br />
: Vui chơi, học tập, lao động và trong sinh hoạt hằng ngày. Giúp trẻ nhận biết, hiểu rõ <br />
hơn được thế giới xung quanh của mình.<br />
* Nhiệm vụ của đề tài :<br />
Nghiên cứu một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn khám phá khoa học và giúp <br />
giáo viên có những định hướng phù hợp trong công tác chăm sóc cho trẻ Mầm non ở độ <br />
tuổi 4 5 tuổi, sau khi vận dụng đề tài sẽ góp phần giúp trẻ hứng thú học tốt môn khám <br />
phá khoa học dần dần hình thành nhân cách cho trẻ.<br />
3.Đối tượng nghiên cứu :<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 45 tuổi học tốt môn khám phá khoa học tại trường <br />
Mầm non Bình Minh Buôn Tuôr A Xã Drap Sáp Huyện Krông Ana Đăklăk.<br />
4.Giới hạn của đề tài.<br />
Trẻ 45 tuổi lớp chồi 1 trường Mầm non Bình Minh Buôn Tuôr A Xã Drap <br />
Sáp Huyện Krông Ana – Đăk Lăk.<br />
5.Phương pháp nghiên cứu.<br />
Để nghiên cứu được đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học <br />
tôt́ môn khám phá khoa học tại trường Mầm non Bình Minh Buôn Tuôr A Xã Dray <br />
Sáp Huyện Krông Ana Đăk Lăk” tôi đã sử dụng các phương pháp sau:<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu.<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.<br />
<br />
Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân Đơn vị: Trường MN Bình Minh 2<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm <br />
non Bình Minh Buôn Tuôr A Xã Dray Sáp Huyện Krông Ana Đăk Lăk.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động.<br />
Phưong pháp khảo nghiện, thử nghiệm.<br />
Phương pháp thống kê.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận :<br />
Trẻ em là lứa tuổi cần được sự quan tâm đặc biệt từ những người lớn xung <br />
quanh trẻ, ở giai đoạn này, những sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh trẻ đều có tác <br />
động lớn đến cuộc sống hiện tại của trẻ. Bởi thế, đối với trẻ “ Chơi mà học và học <br />
bằng chơi” là bước đầu của chìa khóa để mở cánh cửa giúp trẻ đón nhận những kiến <br />
thức cơ bản nhất về thế giới xung quanh mình.<br />
Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại, mà trẻ cũng có những đặc điểm <br />
riêng biệt về cấu tạo sinh lý, nhận thức và kĩ năng giao tiếp, do đó trẻ em cũng cần có <br />
những biện pháp chăm sóc thích hợp. Nhiều người đã cho rằng “ Trẻ em như tờ giấy <br />
trắng, ai muốn vẽ gì vào đó thì vẽ” đó cũng chính là những quan điểm sai lầm, lệch lạc. <br />
Có lẽ ngay từ lúc cất tiếng khóc chào đời cho tới khi biết cầm nắm các vật trên tay, hay <br />
khi trẻ biết bước những bước đi chập chững đầu tiên của cuộc đời, thì trẻ đã muốn tìm <br />
hiểu và khám phá về thế giới xung quanh. Thực tế khoa học đã chứng minh trẻ em cũng <br />
có những nhận thức riêng bên trong của mình, nhưng đôi khi trẻ cũng phải tích cực tham <br />
gia vào một số hoạt động, thì từ đó tâm lý của trẻ mới phát triển và được bộc lộ ra bên <br />
ngoài. <br />
Trẻ rất hiếu động và tò mò, ham muốn học hỏi, tìm tòi thế giới xung quanh, hay <br />
đặt ra những câu hỏi vu vơ. Trong khi chơi, trẻ thực sự học để lĩnh hội các khái niệm <br />
ban đầu hoặc nói cách khác là các trí thức tiền khoa học. Biết được tầm quan trọng đó, <br />
là một người giáo viên cần phải coi trọng việc tạo ra môi trường giáo dục trẻ bằng <br />
những hoạt động thiết thực,nhằm phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: <br />
<br />
<br />
Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân Đơn vị: Trường MN Bình Minh 3<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm <br />
non Bình Minh Buôn Tuôr A Xã Dray Sáp Huyện Krông Ana Đăk Lăk.<br />
<br />
Trí tuệ Đạo đức Thẩm mĩ Thể lực Tình cảm. Từ đó, giúp trẻ hoàn thiện nhân cách <br />
chuẩn mực và rõ rệt hơn.<br />
Đối với việc giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em, hoạt động khám <br />
phá khoa học có một vị trí rất quan trọng. Hoạt động khám phá khoa học là một trong <br />
những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ Mầm non, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và <br />
thể hiện một cách sinh động những gì mà trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh mình, <br />
những gì mà khiến trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho trẻ những xúc cảm, tình cảm tích <br />
cực. Ho¹t ®éng khám phá khoa học là một trong những hoạt động có đầy đủ điều kiện <br />
để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, <br />
thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầu của con người như một <br />
thành viên trong xã hội biết tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh . <br />
2. Thực trạng :<br />
Tình hình của lớp: Tổng số trẻ trong lớp: 34; dân tộc: 32; Nữ : 21; Nữ dân tộc: 21<br />
Trong quá trình giảng dạy tôi thấy tỉ lệ trẻ có khả năng, quan sát, so sánh, phân <br />
loại, giải quyết vấn đề, những hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng <br />
xung quanh còn thấp, hạn chế… Vì vậy, tôi thường xuyên tham gia các tiết dạy chuyên <br />
đề, thao giảng, dự giờ đồng nghiệp ở tại trường để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân. <br />
Tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động khám phá khoa học theo các chủ đề, chủ <br />
điểm, lên kế hoạch cho từng hoạt động khám phá của trẻ. Tuy nhiên trong quá trình <br />
thực hiện tôi đã gặp một số ưu điểm và hạn chế sau:<br />
* Ưu điểm :<br />
Được sự quan tâm của phòng GD&ĐT, thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn <br />
cho tất cả giáo viên.<br />
Được sự quan tâm tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, đầu tư về cơ <br />
sở vật chất tương đối đầy đủ, đồ dùng đồ chơi sạch sẽ bảo đảm an toàn cho trẻ. Có <br />
<br />
<br />
Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân Đơn vị: Trường MN Bình Minh 4<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm <br />
non Bình Minh Buôn Tuôr A Xã Dray Sáp Huyện Krông Ana Đăk Lăk.<br />
<br />
khả năng tạo các bài giảng điện tử thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động khám phá <br />
khoa học.<br />
Bản thân luôn yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi, nâng cao chuyên môn. Tìm tòi và <br />
tự làm một số đồ dùng, đồ chơi để phục vụ tiết dạy vào hoạt động vui chơi của trẻ.<br />
Được sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo xã nhà và sự quan tâm nhiệt tình <br />
của các thôn trưởng, thôn phó nơi địa bàn tôi đang công tác. Cùng với sự giúp đỡ nhiệt <br />
tình của các đồng nghiệp trong trường, nhất là những đồng nghiệp có kinh nghiệm <br />
giảng dạy lâu năm trong nghề.<br />
Trẻ ở gần trường nên đi học chuyên cần .<br />
Được sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh học sinh khi gửi con em mình đến <br />
trường, lớp.<br />
* Hạn chế :<br />
<br />
Số trẻ trong lớp 94,1% là con em dân tộc thiểu số, trong đó có 40% là trẻ mới đi <br />
học chưa có nề nếp học tập cũng như kiến thức của trẻ còn hạn chế, sử dụng tiếng mẹ <br />
đẻ là chủ yếu, vốn tiếng Việt còn nghèo nàn nên gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức <br />
các hoạt động cho trẻ khám phá khoa học.<br />
<br />
Phụ huynh học sinh phần lớn là lao động nghèo, chưa có ý thức cao trong việc <br />
đưa con em mình đến trường, học là một việc làm thiết thực và cần thiết nhất trong xã <br />
hội công nghiệp hóa hiện đại hóa như ngày nay. Nên rất khó khăn trong việc hỗ trợ <br />
đóng góp kinh phí để tạo góc hoạt động khám phá khoa học phong phú. Điều kiện kinh <br />
tế cuả phụ huynh khó khăn dẫn đến việc quan tâm đến trẻ còn hạn chế, đa số các gia <br />
đình mải lo làm kinh tế nên chưa quan tâm đúng mức đến trẻ .<br />
Số trẻ ở lớp chưa qua nhóm lớp nhà trẻ, trẻ đến lớp 45 tuổi chiếm 80%, khả <br />
năng trẻ tiếp thu chậm. <br />
Vốn hiểu biết môi trường xung quanh về sự vật, sự việc, một số hiện tượng <br />
<br />
Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân Đơn vị: Trường MN Bình Minh 5<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm <br />
non Bình Minh Buôn Tuôr A Xã Dray Sáp Huyện Krông Ana Đăk Lăk.<br />
<br />
thiên nhiên, con người còn hạn chế .<br />
<br />
Từ những ưu điểm và hạn chế trên tôi đã làm khảo sát thực trạng về khám phá <br />
khoa học của trẻ qua các vấn đề : Trẻ nhận biết và phát âm đúng; trẻ nhận ra sự thay <br />
đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự nhiên khám phá <br />
các sự vật hiện tượng xung quanh; trẻ hay đặt câu hỏi; trẻ thích khám phá các sự vật, <br />
hiện tượng xung quanh; giải thích được mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả đơn <br />
giản trong cuộc sống hằng ngày . Thu được kết quả như sau: <br />
<br />
Tổng số khảo sát 34 trẻ trong lớp<br />
<br />
<br />
Nội dung khảo sát Trước khi thực hiện kết quả <br />
đạt<br />
Trẻ nhận biết và phát âm đúng 20/34 trẻ =58,8 %<br />
<br />
Trẻ nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát <br />
triển của cây, con vật và một số hiện tượng 18/34 trẻ =52,9%<br />
tự nhiên khám phá các sự vật hiện tượng <br />
xung quanh<br />
Trẻ hay đặt câu hỏi 15/34 trẻ = 44,1%<br />
<br />
Trẻ thích khám phá các sự vật, hiện tượng <br />
xung quanh 24/34 trẻ = 70,5%<br />
<br />
Giải thích được mối quan hệ giữa nguyên 18/34 trẻ = 52.9%<br />
nhân và kết quả đơn giản trong cuộc sống <br />
hằng ngày <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân Đơn vị: Trường MN Bình Minh 6<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm <br />
non Bình Minh Buôn Tuôr A Xã Dray Sáp Huyện Krông Ana Đăk Lăk.<br />
<br />
* Các nguyên nhân chủ quan và khách quan:<br />
<br />
+ Nguyên nhân chủ quan:<br />
<br />
Giáo viên chưa gây được hứng thú cho trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 ở một số hoạt <br />
động khám phá khoa học, chưa sáng tạo trong việc làm một số đồ dùng, đồ chơi hấp <br />
dẫn cho trẻ. <br />
<br />
Giáo viên góc thiên nhiên sát cho trẻ quan sát chưa thực sự đẹp và phong phú <br />
chủng loại, chưa có sự bổ sung thường xuyên, các hình thức học tập của trẻ còn hạn <br />
chế, chưa có sự linh hoạt.<br />
<br />
Trẻ còn ham chơi theo sở thích của mình, chưa tập trung cao vào hoạt động.<br />
<br />
Đa số trẻ còn nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động ở <br />
trường, lớp. Trẻ hạn chế về tiếng Việt, nói năng diễn đạt chưa lưu loát, mạch lạc…<br />
<br />
+ Nguyên nhân khách quan:<br />
94,1% trẻ là con em người đồng bào dân tộc thiểu số, 60% trẻ nói tiếng mẹ đẻ, <br />
phát âm chưa chuẩn tiếng Việt 40% . <br />
Phụ huynh học sinh 94,1% là nông dân ở vùng khó khăn, người dân tộc thiểu số, <br />
ít có thời gian quan tâm đến con cái trong việc tạo hứng thú cho trẻ học. <br />
<br />
Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động khám phá của cô và trẻ còn thiếu như <br />
một số dụng cụ phục vụ cho thí nghiệm, máy chiếu…<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
a. Mục tiêu của giải pháp:<br />
Phát triển toàn diện về 5 mặt cho trẻ: Đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất, tình <br />
cảm xã hội.<br />
Giúp trẻ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng một cách sâu sắc, chính xác, mang tính khoa <br />
<br />
<br />
Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân Đơn vị: Trường MN Bình Minh 7<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm <br />
non Bình Minh Buôn Tuôr A Xã Dray Sáp Huyện Krông Ana Đăk Lăk.<br />
<br />
học phù hợp với lứa tuổi.<br />
Giúp trẻ tham gia vào các hoạt động khám phá khoa học với tâm thế hứng thú, <br />
phấn khởi, vui tươi, tự tin, phát triển các khả năng của trẻ như: Quan sát, so sánh, ghi <br />
nhớ, chú ý, phân tích, phán đoán…<br />
Giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên, sống gần gũi, thân thiện với thế giới xung <br />
quanh trẻ.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
Qua nhiều đề tài khám phá khoa học tôi thấy trẻ tham gia hưởng ứng nhiệt tình, <br />
say mê của các cháu. Với việc học này tôi thấy vui và các cháu thực sự chủ động tham <br />
gia vào các hoạt động học, với những phương pháp, biện pháp áp dụng như sau : <br />
* Biện pháp 1: Xây dựng cơ sở vật chất, tạo môi trường học tập cho trẻ.<br />
Trường có khuôn viên đẹp, có cây xanh, có vườn hoa nhiều màu sắc đủ để cho <br />
trẻ khám phá khoa học. Tận dụng các hình ảnh thật để trò chuyện và hướng trẻ đến với <br />
thiên nhiên tươi đep.<br />
̣<br />
Ví dụ: Cây xanh co nh<br />
́ ững ich l<br />
́ ợi gi? (<br />
̀ làm bóng mát, lây gô ́ ̣ ựng <br />
́ ̃làm bàn ghê, kê đ<br />
̀ ̉ ựng quân ao...). T<br />
đô, tu đ ̀ ́ ư đo, <br />
̀ ́ giáo dục trẻ phải biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh xung <br />
quanh trương l<br />
̀ ơṕ .<br />
Phòng học kiên cố, đầy đủ dồ dùng cho các trẻ vui chơi và tìm hiểu. Đồ dùng của <br />
trẻ cũng phải đẹp, hấp dẫn, phong phú sinh động nhằm kích thích hứng thú, tò mò lòng <br />
ham hiểu biết của trẻ.<br />
Ví dụ: Đồ dùng đồ chơi đầy đủ ở các góc chơi của trẻ, mỗi đồ vật đều có những <br />
sáng tạo riêng như: Góc bán hàng sẽ có một số loại quả, một số loại rau… để kích thích <br />
sự tư duy của trẻ về các loại rau quả đó.<br />
Trang trí lớp học và các góc theo chủ đề, chủ điểm, phù hợp với chủ đề nhánh <br />
trong tuần để cho trẻ nhận biết và tìm hiểu một cách khách quan hơn.<br />
<br />
<br />
Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân Đơn vị: Trường MN Bình Minh 8<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm <br />
non Bình Minh Buôn Tuôr A Xã Dray Sáp Huyện Krông Ana Đăk Lăk.<br />
<br />
Ví dụ: Chủ điểm trường Mầm non, chủ đề nhánh là ngày hội bé đến trường, thì <br />
trong lớp học ở chủ điểm chính cô phải trang trí trừng học có gì, trong sân trường có <br />
những đồ chơi gì, trong lớp học bé có gì, có ai…trẻ sẽ nhìn từ thực tế với chủ điểm để <br />
trẻ so sánh và nhận biết tốt hơn.<br />
Ngoài ra, phải cần có đồ dùng, trực quan, đồ chơi phục vụ tiết học như : Bàn, <br />
ghế, bảng, tranh, mô hình, hình ảnh, vật mẫu ... Cần phải đầy đủ cho cô và trẻ cùng <br />
hoạt động.<br />
Ví dụ: Khi cho trẻ trò chuyện về chủ đề thế giới động vật “ Những con vật nuôi <br />
trong gia đình” trẻ sẽ khám phá tìm hiểu về con gà, con mèo, con chó… Ngoài hình ảnh <br />
ra, nếu mỗi trẻ có những hình ảnh lôtô và cùng cô khám phá và nhận biết thì trẻ sẽ ghi <br />
nhớ tốt hơn về những con vật đó.<br />
Với chính bản thân mình tôi tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn ở địa <br />
phương. <br />
Ví dụ: Vỏ chai làm các con vật hoặc là những phương tiện giao thông, vải vụn <br />
làm rối, cọng rơm khô làm mái nhà, sưu tầm lá khô với nhiều màu sắc, hoa ép khô, vỏ <br />
cây khô để làm tranh ảnh cho tiết dạy. Sưu tầm các loại hạt, các loại vỏ trai ốc, hến <br />
sò ... để bổ xung giá đồ chơi của trẻ . <br />
* Biện pháp 2 : Tổ chức cho trẻ thường xuyên được tiếp xúc với môi <br />
trường xung quanh trẻ để mở rộng hiểu biết, kích thích tính tò mò, ham muốn <br />
khám phá ở trẻ.<br />
Cho trẻ làm thí nghiệm và thực hành để phát hiện “khám phá khoa học mới”, với <br />
trẻ những gì chưa biết, chưa làm và đặc biệt hứng thú với thí nghiệm khám phá cái mới <br />
lạ. Được trực tiếp làm thí nghiệm với các vật mới lạ thì quả là một điều thích thú đối <br />
với trẻ. Thật vậy, cứ để cho trẻ được hoạt động, được trải nghiệm, được thử, sai, đúng <br />
và cuối cùng trẻ sẽ tự tìm ra một kết quả nào đó sẽ là một điều lý thú đối với trẻ. Trẻ <br />
<br />
<br />
Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân Đơn vị: Trường MN Bình Minh 9<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm <br />
non Bình Minh Buôn Tuôr A Xã Dray Sáp Huyện Krông Ana Đăk Lăk.<br />
<br />
sẽ say mê với phát hiện mới và đưa ra được hàng trăm hàng nghìn câu hỏi.<br />
Ví dụ: Cô ơi, vì sao cây này lại thấp hơn cây kia, hoặc tại sao con mèo lại kêu <br />
meo meo…<br />
Trẻ trực tiếp thực hành thí nghiệm giữa vật nổi vật chìm, hoặc làm thí nghiệm <br />
giữa bình hoa có nước và bình hoa không có nước, mỗi khi trẻ khám phá ra điều gì, thì <br />
nên cho trẻ ghi kết quả bằng kí hiệu mà cô và trẻ đã thỏa thuận để dễ kiểm tra. Khi thí <br />
nghiệm thành công, trẻ sẽ biểu lộ rõ vẻ thích thú, phấn khởi vô cùng và có những nhóm <br />
đã reo hò ầm ĩ, với tiết học này trẻ thực sự chủ động khi làm công việc thí nghiệm. <br />
Nhờ vào việc cho trẻ thực hành thí nghiệm sẽ có những tác động như: Tính tự tin, tự <br />
lập, tự suy nghĩ, tự tìm ra kết quả nhanh nhất để hoàn thành công việc mình đang làm. <br />
Với tôi đã áp dụng nhiều vào tiết học của trẻ về những đề tài khám phá khoa học và tất <br />
cả đều được sự hưởng ứng nhiệt tình, say mê của trẻ.<br />
Biểu tượng về thế giới xung quanh, không chỉ trên thực tế mà còn đưa đến với <br />
trẻ qua nhiều hình thức :<br />
Câu đố, bài hát, ca dao, tục ngữ, đồng dao, tranh ảnh, đồ vật, vật thật … Giúp trẻ <br />
không bị nhàm chán, lại dễ tiếp thu để trẻ ghi nhớ và chính xác hoá thành biểu tượng <br />
của mình.<br />
Ví dụ : Cho trẻ làm quen với con trâu : <br />
Con gì ăn cỏ<br />
Đầu có hai sừng<br />
Lỗ mũi buộc thừng<br />
Kéo cày rất giỏi<br />
Đố là con gì ? ” ( Con trâu )<br />
Trẻ đoán ngay được đó là con trâu. Nhưng trong đầu trẻ biểu tượng về con trâu <br />
được chính xác là con vật được đưa đi cày bừa, trẻ liên tưởng đến tiếng kêu của con <br />
<br />
<br />
Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân Đơn vị: Trường MN Bình Minh 10<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm <br />
non Bình Minh Buôn Tuôr A Xã Dray Sáp Huyện Krông Ana Đăk Lăk.<br />
<br />
trâu.<br />
Cho trẻ làm quen với con vịt, tôi dùng câu đố :<br />
“ Con gì ăn no<br />
Bụng to mắt híp<br />
Mồm kêu ụt ịt<br />
Nằm thở phì phò<br />
Đố là con gì ?<br />
( Con heo)<br />
Trẻ trả lời đó là con heo. Nhưng trẻ lại biết thêm con vịt có đặc điểm cụ thể, có <br />
4 chân, mập, đẻ con …<br />
Từ đó trẻ có thể so sánh xem con trâu và con heo có đặc điểm gì giống nhau, có <br />
đặc điểm gì khác nhau? Sau đó trẻ có thể phân nhóm . <br />
Trong quá trình thực hiện, tôi thấy trẻ rất hứng thú, phát triển khả năng tư duy <br />
cao. Trẻ biết đặt ra những câu hỏi “Tại sao” trước những hiện tượng lạ, từ đó thu nhận <br />
được những hiểu biết, những vốn kinh nghiệm nhất định để áp dụng trong đời sống <br />
hàng ngày. Hầu hết tất cả các trẻ đều háo hức chờ đón những giờ thí nghiệm, tập trung <br />
cao độ để quan sát hiện tượng xảy ra, kiên nhẫn chờ đón kết quả. Qua đó khơi gợi ở <br />
trẻ nhu cầu khám phá. Trẻ bắt đầu để ý những biến đổi của sự vật hiện tượng xung <br />
quanh, biết tự khám phá bằng nhiều giác quan và có sự trao đổi với cô, với bạn.<br />
Ngoài ra, góc thiên nhiên cũng là nơi cho trẻ được trải nghiệm, là nơi dành cho các <br />
hoạt động chăm sóc cây cối: Nhặt cỏ, bắt sâu, tưới nước, ngoài ra còn là nơi tìm xem <br />
các loại sách về thiên nhiên, các tranh ảnh về thế giới tự nhiên .<br />
Tôi xây dựng góc thiên nhiên có các cây xanh như: cây hoa hồng, dây leo…. để trẻ <br />
tự đặt ra câu hỏi cùng nhau và đưa ra những câu trả lời khác nhau theo sự suy đoán và <br />
tìm hiểu trên thực tế của trẻ.<br />
<br />
<br />
Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân Đơn vị: Trường MN Bình Minh 11<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm <br />
non Bình Minh Buôn Tuôr A Xã Dray Sáp Huyện Krông Ana Đăk Lăk.<br />
<br />
Tôi bố trí giá sách chủ yếu là sách vẽ con vật, cây cối, hoa lá, quả hạt … Tranh <br />
ảnh vừa tầm với của trẻ để trẻ có thể xem, tôi sắp xếp các hộp đựng vỏ cây khô hoa lá <br />
ép khô, các loại hạt… và hình ảnh rõ ràng để trẻ dễ nhận thấy, trẻ được chơi và làm đ<br />
ược những sản phẩm từ những đồ chơi ấy. <br />
Tôi cố gắng tạo cho trẻ có góc chơi rộng rãi với các nguyên vật liệu khác nhau để <br />
trẻ được trải nghiệm thực hành trẻ sẽ liên tưởng theo sự sáng tạo và suy nghĩ của trẻ.<br />
* Biện pháp 3 : Cho trẻ khám phá khoa học dưới nhiều hình thức khać nhau.<br />
Thông qua các tiết học: Cho trẻ làm quen với môn khám phá khoa học, nên trong <br />
mỗi tiết với mỗi mẫu vật, hay clip, tôi đều cho trẻ quan sát kỹ, cho trẻ đưa ra nhiều ý <br />
kiến nhận xét để tìm ra đầy đủ và chính xác đặc điểm vật mẫu .<br />
Ví dụ : Chủ đề thế giới động vật cho trẻ làm quen với con cua, trẻ đã tìm đư ợc <br />
đặc điểm của con cua có hai càng to, tám chân… Sau đó đặt câu hỏi gợi mở “ Các con có <br />
biết con cua nó đi như thế nào không? ” Trẻ trả lời được là con cua bò ngang, tôi dùng <br />
que chỉ rõ, cua có mai cua, yếm cua cứng để bảo vệ cơ thể chúng.<br />
Như vậy không những trẻ biết được cua có những đặc điểm gì mà trẻ còn biết <br />
môi trường sống của chúng, cách vận động, (Đi như thế nào ?) các bộ phận cơ thể ra <br />
sao. Nắm rõ đặc điểm trẻ quan sát dễ hơn, từ đó so sánh rất rõ ràng và phân loại cũng <br />
rất tốt.<br />
Trong tiết dạy khám phá khoa học tôi lồng ghép thích hợp các môn khác như : <br />
Toán, âm nhạc, tạo hình, văn học… để trẻ thêm hứng thú, ghi nhớ tốt hơn, hiểu vấn đề <br />
sâu và rộng hơn.<br />
Ví dụ : Trong tiết dạy làm quen với động vật .<br />
Tôi cho trẻ thi “ Đố vui ” hai đội ra câu đố cho nhau và giải câu đố đội bạn. <br />
“ Con gì hai mắt trong veo<br />
Thích nằm sưởi nắng, thích trèo cây cau” ?<br />
<br />
<br />
Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân Đơn vị: Trường MN Bình Minh 12<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm <br />
non Bình Minh Buôn Tuôr A Xã Dray Sáp Huyện Krông Ana Đăk Lăk.<br />
<br />
( Con mèo)<br />
Thường nằm đầu hè<br />
Giữ nhà cho chủ<br />
Người lạ nó sủa<br />
Người quen nó mừng ? ( Con chó )<br />
Như vậy trẻ được nghe và giải câu đố rất vui vẻ hào hứng, kích thích t ư duy, làm <br />
phong phú vốn từ và ngôn ngữ mạch lạc... Trong tiết dạy tôi cũng lồng ghép toán sơ <br />
đẳng, làm quen với con voi, cô và trẻ cùng đếm số chân của voi.<br />
Tôi đưa âm nhạc xen kẽ giữa các phần chuyển tiếp trong tiết dạy để tiết dạy <br />
thêm hào hứng, sôi động. Trong tiết dạy tôi cũng kích thích khả năng sáng tạo nghệ <br />
thuật của trẻ bằng cách gắn hoặc dán để hoàn thiện bức tranh. Tôi th ường tổ chức các <br />
trò chơi trong tiết học. Các trò chơi động, trò chơi tĩnh đan xen nhau để tạo hứng thú, <br />
tiết dạy vui tươi, trẻ thêm phần hoạt bát nhanh nhẹn .<br />
Thông qua hoạt động dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi.<br />
Không chỉ dừng lại ở việc cho trẻ khám phá những sự vật,hiện tượng xung <br />
quanh cuộc sống bằng những phương pháp thực hiện trên tiết học mà tôi tận dụng tất <br />
cả các hình thức,ở mọi lúc mọi nơi mà tôi cảm thấy hợp lí để giúp trẻ khắc sâu <br />
hơn,hiểu sâu hơn các sự vật hiện tượng mà trẻ chưa được khám phá và trải nghiệm cụ <br />
thể :<br />
Thông qua hoạt động ngoài trời: trẻ được tìm hiểu, khám phá về các sự vật hiện <br />
tượng xung quanh mà trong tiết học ở lớp trẻ chưa được khám phá và trải nghiệm. Qua <br />
các hoạt động khám phá ở ngoài trời tạo cho trẻ không khí thoải mái và hứng thú thêm <br />
về sự vật hiện tượng, vì thế ngoài kiến thức trẻ được biết trong tiết học chính thì <br />
những khám phá trải nghiệm ngoài trời được sử dụng một cách có hiệu quả.<br />
Ví dụ: Khi trẻ tham quan và quan sát vườn rau của bé trẻ được trực tiếp nhìn <br />
<br />
<br />
Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân Đơn vị: Trường MN Bình Minh 13<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm <br />
non Bình Minh Buôn Tuôr A Xã Dray Sáp Huyện Krông Ana Đăk Lăk.<br />
<br />
thấy các loại rau, qua đó trẻ biết được đặc điểm của một số loại rau có ở trong vườn <br />
rau của bé, vai trò của các loại rau trong các bữa ăn có trong bữa ăn hằng ngày ở trường, <br />
ở nhà của trẻ, trẻ được giáo dục vệ sinh trong ăn uống.<br />
Trong giờ ăn: Giờ ăn cũng là thời điểm trẻ không những củng cố kiến thức của <br />
môn học làm quen với môi trường xung quanh mà còn được học nhiều môn khác như: <br />
Âm nhạc, văn học, toán...<br />
Thông qua những thức ăn hằng ngày của trẻ trong bữa ăn giúp trẻ nhận biết được <br />
một một số chất dinh dưỡng, giáo dục trẻ thói quen trong ăn uống....<br />
* Biện pháp 4 : Nâng cao kỹ năng quan sát, so sánh và phân loại ở trẻ.<br />
Biết được kỹ năng và nghệ thuật dạy trẻ làm quen với môn khám phá khoa học <br />
cũng chưa thật sáng tạo, nên bản thân tôi khắc phục bằng cách: Thường xuyên học tập <br />
bạn bè đồng nghiệp, luyện tập giọng nói sao cho thật truyền cảm, tác phong dạy sao <br />
cho nhẹ nhàng, linh hoạt.<br />
Về kiến thức phải nắm vững phương pháp dạy, cung cấp cho trẻ kiến thức dù <br />
đơn giản nhưng cũng phải thật chính xác.<br />
Tận dụng mọi thời gian để tự rèn luyện mình, dù ở lớp hay ở nhà .<br />
Sử dụng bộ tranh cho trẻ khám pha môi trường xung quanh, theo nội dung từng <br />
bài, theo đúng chương trình .<br />
Luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến nhận xét, của Ban giám hiệu sau mỗi tiết dạy, để <br />
từ đó phát huy những mặt tốt, khắc phục những hạn chế.<br />
+ Về cách tiến hành :<br />
Với mỗi bài tuỳ thuộc vào đối tượng cho trẻ làm quen, tôi tìm những cách vào bài <br />
khác nhau để gây sự chú ý, tò mò của trẻ. có thể dùng câu đố, bài hát… Để trẻ nhận <br />
biết đối tượng bằng tranh ảnh và đồ vật, vật thật và mô hình.<br />
Với mỗi đối tượng trẻ được làm quen, trẻ được quan sát thật kỹ, trẻ biết đưa ra ý <br />
<br />
<br />
Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân Đơn vị: Trường MN Bình Minh 14<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm <br />
non Bình Minh Buôn Tuôr A Xã Dray Sáp Huyện Krông Ana Đăk Lăk.<br />
<br />
kiến nhận xét của mình, cùng với đó là câu hỏi gợi mở của cô, cứ mỗi lần làm quen nh ư <br />
vậy tôi lồng ghép nội dung giáo dục vào bài. Trẻ không những hiểu về vật đó mà còn có <br />
cách ứng xử , hành động với chúng .<br />
Sau khi trẻ được làm quen 2 3 đối tượng( trong 1 bài ) tôi cho trẻ so sánh 2 đối <br />
tượng một, để trẻ có thể dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ phân loại trong các trò chơi .<br />
Tổ chức các trò chơi trong mỗi tiết dạy, tôi tổ chức đan xen trò chơi động với trò <br />
chơi tĩnh, làm cho không khí tiết dạy vui tươi hào hứng và hiệu quả.<br />
Trong các tiêt học khác tôi cũng lồng ghép kiến thức khám phá khoa học để củng <br />
cố vốn hiểu biết về biểu tượng đã có của trẻ.<br />
Ví dụ : Trong tiết tạo hình <br />
Cô đưa tranh hình “Con vịt ” Cô và trẻ cùng đàm thoại về con vịt để trẻ biết được <br />
hình dạng, môi trường sống, thức ăn và cách vận động của nó.<br />
Trong hoạt động khác của trẻ, tôi có thể cung cấp kiến thức cũ, tận dụng mọi <br />
lúc, mọi nơi để giáo dục trẻ .<br />
Trong hoạt động góc, trẻ được chơi ở góc thiên nhiên. trẻ tưới cây, nhặt lá, bắt <br />
sâu, xem sách về môi trường xung quanh. Đặc biệt trẻ được chơi nhiều đồ vật thật, khi <br />
được hoạt động nhiều với đồ vật thật, trẻ được nhìn, sờ, nắm, ngửi … Từ đó có hình <br />
ảnh trọn vẹn về những gì xung quanh trẻ, không thế mà tôi còn phát huy tính sáng tạo <br />
của trẻ bằng cách cho trẻ làm tranh từ nguyên liệu thiên nhiên như : Hoa, lá ép khô, vỏ <br />
cây, cọng rơm, vỏ thuỷ sản …<br />
Qua các buổi dạo chơi, thăm quan, hoạt động ngoài trời … khi trẻ quan sát tôi <br />
hướng trẻ sử dụng mọi giác quan để trẻ có thể chỉ ra trọn vẹn đối tượng đó .<br />
Ví dụ : Cô và trẻ quan sát quả cam, hướng trẻ nhận biết màu sắc, hình dạng. Cho <br />
trẻ sờ vỏ quả cam thấy sần sùi, có nhiều múi, có tép, có nhiều hạt. Đưa quả lên cho trẻ <br />
nếm có vị chua ngọt .<br />
<br />
<br />
Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân Đơn vị: Trường MN Bình Minh 15<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm <br />
non Bình Minh Buôn Tuôr A Xã Dray Sáp Huyện Krông Ana Đăk Lăk.<br />
<br />
Trẻ được quan sát kỹ, có được đầy đủ các đặc điểm của đối tượng nên trẻ so <br />
sánh rất tốt và phân loại rất nhanh .<br />
Dạo chơi thăm quan hoạt động ngoài trời, không những để trẻ khám phá thế giới <br />
xung quanh mình mà tôi còn giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường. Tôi <br />
cũng luôn chú ý kiến thức xã hội với trẻ về công việc của mỗi người, về mối quan hệ <br />
giữa con người với nhau, đặc biệt là giáo dục Bảo vệ môi trường. Với trẻ mặc dù kiến <br />
thức rất đơn giản như tạo cho trẻ thói quen vứt rác đúng nơi quy định và ý thức bảo vệ <br />
môi trường xanh sạch đẹp.<br />
* Biện pháp 5: Tổ chức cho trẻ tiếp xúc nhiều lần với các đối tượng bằng <br />
các giác quan.<br />
Cần cho trẻ tiếp xúc nhiều lần với nhiều đối tượng cần khám phá bằng các giác <br />
quan như : Cách nhìn, sờ, nếm, ngửi… các vật thật.<br />
Ví dụ: Vào giờ khám phá khoa học, cho trẻ khám phá màu sắc và mùi vị của quả <br />
cam và quả táo. Sau thời gian quan sát và nếm thử, trẻ đưa ra kết luận: Quả táo màu đỏ <br />
có vị ngọt, quả cam màu xanh có vị chua, trẻ sẽ nhận biết được màu sắc và mùi vị của 2 <br />
loại quả này. Qua đó, giáo dục trẻ về cách chăm sóc và tưới nước, bắt sâu cho các loại <br />
cây ăn quả.<br />
Ngoài ra, nên cho trẻ biết được lợi ích của việc trồng và chăm sóc những cây ăn <br />
quả, trẻ biết được lợi ích khi ăn những trái cây có những chất dinh dưỡng gì cho cơ thể. <br />
Cần dạy trẻ ăn quả cho hợp vệ sinh, kỹ năng ăn uống có văn hóa.<br />
Đối với các loại hoa hoặc rau, cần cho trẻ quan sát vật thật, ngửi, sờ rồi để trẻ tự <br />
đưa ra nhận xét cho các loại hoa hoặc rau về màu sắc, mùi hương, hình dáng như thế <br />
nào, dạy trẻ cách chăm sóc và bảo vệ cũng như dinh dưỡng của các loại hoa và rau.<br />
* Biện pháp 6: Kết hợp với phụ huynh trong việc hướng dẫn trẻ khám phá <br />
khoa học.<br />
<br />
<br />
Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân Đơn vị: Trường MN Bình Minh 16<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm <br />
non Bình Minh Buôn Tuôr A Xã Dray Sáp Huyện Krông Ana Đăk Lăk.<br />
<br />
Đối với trẻ mầm non dễ nhớ lại dễ quên, nếu không được luyện tập thường <br />
xuyên thì sau ngày nghỉ sẽ quên lời cô dạy. Vì thế tôi th ường xuyên trao đổi với phụ <br />
huynh vào giờ đón trả trẻ để hiểu được tính cách trẻ và để phụ huynh luyện thêm cho <br />
trẻ .<br />
Cháu A , cháu B rất thích đọc câu đố cho bố mẹ nghe .<br />
Cháu C, cháu D rất hay hỏi về những gì lạ xung quanh .<br />
Động viên các cháu không chỉ biết bảo vệ môi trường xung quanh mà còn giữ <br />
gìn, giúp đỡ cha mẹ những công việc vệ sinh nhỏ. Trao đổi với phụ huynh mua cho trẻ <br />
những quyển tranh về con vật, cây cỏ… phù hợp với lứa tuổi. Trẻ đ ược làm quen với <br />
hình ảnh.<br />
Việc kết hợp giữa gia đình và cô giáo là không thể thiếu đ ược, giúp trẻ luỵên tập <br />
nhiều hơn, từ đó trẻ có được vốn kiến thức về thiên nhiên, về xã hội phong phú và đa <br />
dạng hơn. Vì trẻ ở môi trường là nông thôn, nên ở nhà trẻ được tiếp xúc với nhiều thiên <br />
nhiên, cỏ cây hoa lá rất nhiều, được bố mẹ thường xuyên cung cấp và củng cố những gì <br />
đã có thì hiệu quả việc cho trẻ làm quen với khám phá khoa học là rất cao .<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.<br />
<br />
Để rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại, khả năng chú ý tư duy tưởng <br />
tượng cho trẻ 45 tuổi một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ thì phải phối hợp nhiều <br />
giải pháp, biện pháp với nhau. Bởi lẽ khi trẻ đã nói đúng cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ <br />
chính xác và diễn đạt mạch lạc, thì trẻ sẽ tiếp thu đuợc các kĩ năng về khám phá môi <br />
trưòng, biết tự nhận xét, đánh giá về quá trình khám phá. Như vậy sẽ gây hứng thú cho <br />
trẻ tham gia vào hoạt động khám phá khoa học và giờ học sẽ đạt hiệu quả cao, đáng <br />
khả quan hơn.<br />
Dạy trẻ môn khám phá khoa học có một tầm quan trọng trong quá trình giáo dục <br />
trẻ mầm non. Đặc biệt là trẻ mẫu giáo 45 tuổi. Vì thông qua việc dạy trẻ khám phá <br />
<br />
Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân Đơn vị: Trường MN Bình Minh 17<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm <br />
non Bình Minh Buôn Tuôr A Xã Dray Sáp Huyện Krông Ana Đăk Lăk.<br />
<br />
khoa học xung quanh đã rèn cho trẻ khả năng quan sát, so sánh, phân loại, khả năng chú <br />
ý tư duy tưởng tượng. Khám phá khoa học nhằm củng cố hoá kiến thức. Mở rộng vốn <br />
hiểu biết từ thế giới xung quanh và qua đó làm giàu vốn từ cho trẻ . Xong những giải <br />
pháp, biện pháp được nêu trong đề tài có mối quan hệ khăng khít và hỗ trợ cho nhau.<br />
<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: <br />
<br />
* Kết quả khảo nghiệm:<br />
<br />
Qua thực tế nghiên cứu đề tài một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 – 5 tuổi <br />
nhằm nâng cao môn khám phá khoa học ở trường Mầm non Bình Minh Xã Dray Sap <br />
Huyện krông Ana Tỉnh Đăk Lăk, tôi đã thu đuợc kết quả như sau :<br />
<br />
+ Bản thân được trau dồi kiến thức, kỹ năng, nghệ thuật dạy trẻ .<br />
+ Phụ huynh tín nhiệm tin yêu.<br />
+ Với trẻ có tiến bộ rõ rệt trong từng tiết dạy. Trẻ có kỹ năng quan sát, so sánh, <br />
phân loại tốt, hiểu biết rộng về tự nhiên cũng như về xã hội . Trẻ nhận biết và phát âm <br />
đúng câu từ, trẻ nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số <br />
hiện tượng tự nhiên khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ tương đối tốt, có <br />
sự tiến bộ, đa số trẻ biết đặt câu về vấn đề khám phá. Trẻ thích khám phá các sự vật, <br />
hiện tượng xung quanh giải thích được mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả đơn <br />
giản trong cuộc sống hằng ngày <br />
<br />
<br />
<br />
Nội dung khảo sát Trước khi thực hiện Sau khi thực hiện kết <br />
kết quả đạt quả đạt<br />
Trẻ nhận biết và phát âm 29/34 trẻ = 85,2% ( tăng <br />
20/34 trẻ = 58,8%<br />
đúng 26,4% )<br />
Trẻ nhận ra sự thay đổi 18/34 trẻ = 52,9% 30/34 trẻ = 88,2% ( tăng <br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân Đơn vị: Trường MN Bình Minh 18<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm <br />
non Bình Minh Buôn Tuôr A Xã Dray Sáp Huyện Krông Ana Đăk Lăk.<br />
<br />
trong quá trình phát triển <br />
của cây, con vật và một số <br />
hiện tượng tự nhiên khám 35,3%)<br />
phá các sự vật hiện tượng <br />
xung quanh<br />
Trẻ hay đặt câu hỏi 15/34 trẻ = 41,1% 24/34 trẻ = 85,7% ( tăng <br />
44,6% )<br />
Trẻ thích khám phá các sự 23/34 trẻ = 67,6% 30/34 trẻ = 88,2% ( tăng <br />
vật, hiện tượng xung quanh 20,6% )<br />
Giải thích được mối quan <br />
hệ giữa nguyên nhân và kết 24/34 trẻ = 70,5% 28/34 trẻ = 82,3% ( tăng <br />
quả đơn giản trong cuộc 11,8% )<br />
sống hằng ngày<br />
<br />
<br />
+ So sánh kết quả khảo sát trẻ trước và sau khi thực hiện đề tài ta thấy:<br />
<br />
Tỉ lệ trẻ nhận biết và phát âm đúng tăng 26,4%. Tỉ lệ trẻ nhận ra sự thay đổi <br />
trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự nhiên khám phá các <br />
sự vật hiện tượng xung quanh tăng 35,3% Số trẻ hay đặt câu hỏi tăng 44,6%. Số trẻ <br />
thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh tăng 20,6%. Số trẻ giải thích được <br />
mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả đơn giản trong cuộc sống hằng ngày 11,8%. <br />
Từ kết quả khảo sát cho thấy. Vấn đề đang nghiên cứu đã mang lại giá trị khoa học cho <br />
việc dạy học như sau:<br />
<br />
Rèn luyện kỹ năng nhận biết, phân biệt, so sánh, phân loại cho trẻ thông qua <br />
hoạt động khám phá khoa học. Nếu giáo viên lựa chọn đúng phương pháp áp dụng vào <br />
trong hoạt động trò chơi và tích hợp nhuần nhuyễn với các môn học khác sẽ mang lại <br />
hiệu quả cao cho công tác giảng dạy.<br />
<br />
Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân Đơn vị: Trường MN Bình Minh 19<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm <br />
non Bình Minh Buôn Tuôr A Xã Dray Sáp Huyện Krông Ana Đăk Lăk.<br />
<br />
Nếu giáo viên không xác định nội dung và lựa chọn sai phương pháp áp dụng <br />
vào hoạt động trò chơi sẽ không mang lại kết quả khả quan đối với trẻ mà còn có thể <br />
ảnh hưởng đến việc phát triển nhận thức của trẻ.<br />
III. Kết luận, kiến nghị:<br />
1. Kết luận:<br />
Qua việc tìm kiếm xây dựng tôi thấy đề tài đã thu được kết quả nhất định. <br />
Những vấn đề thuộc lý luận chung về đặc điểm tâm lý của trẻ giúp chúng ta thấy rõ <br />
khả năng, năng lực quan sát, so sánh, phân loại. Dựa các đặc điểm chú ý ấy, chúng ta <br />
hướng tác động phù hợp làm cho quá trình tâm lý của trẻ ngày càng phát triển hoàn thiện <br />
hơn.<br />
Để khả năng gây hứng thú vào tiết học của trẻ đạt kết quả tốt phải có một quá <br />
trình sư phạm dài bởi vì cho dù ở đâu đi nữa, từ thành phố đến nông thôn, đến miền núi <br />
hay hải đảo xa xôi, trẻ em khi sinh ra đều như tờ giấy trắng. Nó chỉ có thể trở thành con <br />
người hoàn thiện khi người lớn hướng tác động vào nó một cách toàn diện. Người lớn <br />
phải tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thế giới thơi xung quanh , tắm mình trong thế <br />
giới xunh quanh đó rồi từ đó trẻ sẽ có những hiểu biết nhất định về thế giới xung <br />
quanh .<br />
Qua quá trình nghiên cứu “Một số biện pháp giúp trẻ 45 tuổi lớp chồi 1 học tôt́ <br />
môn khám phá khoa học tại trường Mầm non Bình Minh Buôn Tuôr A Xã Dray Sáp <br />
Huyện Krông Ana Đăk Lăk ”. Tôi nhận thấy rằng trẻ mẫu giáo 45 tuổi ở lớp chồi 1 <br />
trường Mầm non Bình Minh rất hứng thú với tiết dạy và từ đó có thể vận dụng đề ra <br />
những biện pháp phù hợp với đối tượng khám phá của trẻ .<br />
Xuất phát từ khả năng của trẻ, cô khuyến khích trẻ thực hiện nhiệm vụ học tập, <br />
không áp đặt, gò bó trẻ. Tiết học tổ chức sao cho nhiều trẻ được tham gia (Trả lời câu <br />
hỏi mạch lạc, tự tin ) <br />
<br />
<br />
Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân Đơn vị: Trường MN Bình Minh 20<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm <br />
non Bình Minh Buôn Tuôr A Xã Dray Sáp Huyện Krông Ana Đăk Lăk.<br />
<br />
Nếu làm tốt những điều trên đây, tôi tin rằng khả năng quan sát, nhận xét của trẻ <br />
sẽ khá hơn. Trẻ hiểu thế giới xung quanh thông qua tranh ảnh, vật thật, xem băng đĩa, <br />
sách báo của trẻ cũng càng trở nên phong phú. Trẻ biết rung động trước cái đẹp yêu cái <br />
đẹp để rồi từ đó kết tạo ra cái đẹp. Như vậy chúng ta đã góp phần không nhỏ vào việc <br />
giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi ấu thơ.<br />
2. Kiến nghị:<br />
<br />
Rất mong Phòng GD&ĐT mở thêm nhiều lớp thảo luận, trao dồi những sáng <br />
kiến hay để giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, nâng cao tầm nhìn và hiểu biết <br />
của mỗi giáo viên.<br />
<br />
Mong Ban giám hiệu nhà trường quan tâm nhiều hơn nữa trong việc bổ sung <br />
thêm thiết bị, đồ dùng cho môn khám phá khoa học nói riêng để trẻ có thêm nhiều đồ <br />
dùng để phục vụ cho tiết dạy, cho trẻ trải nghiệm.<br />
<br />
Bản thân giáo viên chúng tôi sẽ luôn cố gắng và cố gắng hơn nữa làm thêm đồ <br />
dùng đồ chơi, tạo mọi điều kiện để trẻ hứng thú hơn nữa trong hoạt động khám phá <br />
khoa học, để nâng cao chất lượng môn học ngày càng tốt hơn.<br />
Trên đây là một số biện pháp, kinh nghiệm mà tôi đã thực nghiệm để “giúp trẻ <br />
45 tuổi lớp chồi 1 hứng thú học môn khám phá khoa học tại trường Mầm non Bình <br />
Minh Buôn Tuôr A Xã Dray Sáp Huyện Krông Ana Đăklăk”. Bản thân rất mong được <br />
sự đóng góp ý kiến của các cấp và các đồng nghiệp để những hoạt động khám phá khoa <br />
học cho trẻ đạt chất lượng cao .<br />
Dray sáp, ngày 22 tháng 3 năm 2017<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Phạm Thị Ngọc Hân Đơn vị: Trường MN Bình Minh 21<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm <br />
non Bình Minh Buôn Tuôr A Xã Dray Sáp Huyện Krông Ana Đăk Lăk.<br />
<br />
Phạm Thị Ngọc Hân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
………………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………