2
trẻ xem và coi đó là hình thức ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại hơn là việc
tổ chức cho trẻ được hoạt động. Trẻ học thụ động bị cuốn theo các hiệu ứng trên
màn hình làm loãng đi trọng tâm của bài học, hiệu quả đạt được không cao, giáo
viên là trung tâm, trẻ chỉ nghe và làm theo hướng dẫn mà chưa tự làm được, các
hoạt động bị giới hạn, hạn chế và ít kích thích tư duy sáng tạo, tò mò của trẻ.
Không phù hợp với tốc độ phát triển của từng trẻ. Các hoạt động cho trẻ khám
phá trải nghiệm chưa phong phú và đa dạng, giáo viên chưa tận dụng triệt để môi
trường tự nhiên, sẵn có ở địa phương để dạy trẻ, đồ dùng đồ chơi tự tạo ít. Trẻ ít
có cơ hội thử nghiệm, tự đặt câu hỏi và tìm hiểu cách thiết lập.
Thiếu các hoạt động thực tế, thí nghiệm trực quan sinh động tạo trẻ không
thú vị và khó tiếp thu kiến thức... đây chính là nguyên nhân của việc chậm đổi
mới các phương pháp giáo dục. Vì vậy, làm thế nào để trẻ lĩnh hội một cách tích
cực? Làm thế nào để phát triển năng lực tự phát hiện tìm kiếm tri thức cho trẻ?.
Theo sự chỉ đạo của các cấp cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến
năm 2030.
Xuất phát từ lý do trên, là một giáo viên khối 4 tuổi, giáo viên chủ nhiệm
đứng lớp MGN nhiều năm, với mong muốn làm sao để việc thực hiện tổ chức hoạt
động khám phá tại lớp học của mình đạt hiệu quả thiết thực, giúp trẻ của lớp có
thể hứng thú hơn, vui vẻ hơn, tích cực hơn khi tham gia hoạt động khám phá dưới
hình thức học thông qua vui chơi, trải nghiệm. Vì vậy tôi chọn nghiên cứu và thực
hiện đề tài “Một số biện pháp nâng cao tổ chức hoạt động khám phá khoa
học theo hướng trải nghiệm cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non”.
2. Mục tiêu của sáng kiến
Nghiên cứu một số biện pháp đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các
các hoạt động giáo dục theo hướng phát triển Chương trình GDMN cho trẻ 4 - 5
tuổi. Phương pháp, hình thức tổ chức các các hoạt động giáo dục khám phá khoa
học cho trẻ 4 - 5 tuổi; đổi mới hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo
quan điểm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”; ứng dụng các PPGD tiên tiến dạy
học theo dự án, PPGD Steam; tổ chức dạy học theo các quan điểm “dạy trẻ học
thông qua vui chơi và trải nghiệm”; “trẻ học qua chơi, chơi mà học”; trong trường
mầm non nhằm phát huy khả năng nhận thức, chú ý ghi nhớ, tưởng tượng, sáng
tạo của trẻ thông qua việc trải nghiệm, tương tác với sự vật hiện tượng đồ vật…
Giúp trẻ tham gia vào các hoạt động một cách chủ động, tích cực, thỏa mãn
trí tò mò, ham hiểu biết. Trẻ được tôn trọng, ghi nhận, không bị áp đặt, có khả
năng giải quyết vấn đề, thích ứng và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc
sống hàng ngày của trẻ. Trẻ tiếp nhận tri thức tự nhiên, sâu sắc, phát huy được