
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến.
Có một câu nói mà tôi luôn tâm đắc đó là: “Một đứa trẻ không phải là chiếc
lọ hoa để đổ đầy nước mà là một ngọn lửa cần được thắp sáng”. Chúng ta sẽ thắp
sáng ngọn lửa ấy bằng tất cả tình yêu thương và những gì tinh túy nhất. Song, để
một đứa trẻ phát triển hoàn thiện cả về thể chất, tâm hồn và nhận thức thì không
chỉ cần tình yêu thương mà còn cần có phương pháp giáo dục phù hợp. Tuy nhiên
việc áp dụng cách dạy học truyền thống trong hoạt động giáo dục khiến cho trẻ bị thụ
động do trẻ được giáo viên dạy trực tiếp và các hoạt động của trẻ đều là được cô giáo
phân chia nhiệm vụ, làm hạn chế sự tư duy và tự lập ở mỗi trẻ, đồng thời chưa chú ý tới
phát triển các kỹ năng cho trẻ như: Sử dụng các đồ dùng còn hạn chế, thông
thường, chưa có tính thực tiễn và ứng dụng cao. Trẻ phát triển gò bò trong môi trường
lớp học thiếu sự tương tác với môi trường bên ngoài. Quá trình hoạt động của trẻ chủ
yếu dựa trên lý thuyết, chưa có sự trải nghiệm, thực hành.
Những năm học gần đây, giáo dục của huyện Ba Vì nói chung và hầu hết
các trường mầm non trên địa bàn huyện Ba Vì nói riêng lựa chọn phương pháp
giáo dục Steam đưa vào thực hiện chương trình giáo dục trẻ. Giáo dục Steam chính
là phương pháp giáo dục phổ biến, tiên tiến nhất hiện nay. Là phương pháp giảng
dạy mà đó là sự tích hợp của 5 thành tố Science (Khoa học), Technology (Công
nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật), Maths (Toán học). Trên cơ sở đó,
Steam giúp phát triển tư duy và sự sáng tạo của trẻ, thúc đẩy năng lực tiềm ẩn bên
trong của mỗi đứa trẻ. Mặc dù bước đầu còn nhiều mới mẻ nhưng Steam đã có
những tác động rất tích cực, hiệu quả đến việc đổi mới phương pháp và nâng cao
chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, ở đây trẻ thực sự trở thành trung
tâm của hoạt động dạy và học. Cũng không ngoại lệ Trường mầm non Khánh
Thượng B đã tích cực cập nhật, nắm bắt xu hướng giáo dục Steam, từng bước tìm
hiểu, nắm bắt, khám phá và đưa vào làm quen, vận dụng Steam vào trong các hoạt
động giáo dục trẻ như: Trang trí trong và ngoài lớp, bố trí đồ dùng, đồ chơi, góc
Steam hợp lý với nhiều đồ dùng đa dạng, sinh động, dễ tìm, dễ thấy, dễ sử dụng để
thu hút trẻ. Khi tổ chức các hoạt động theo hướng Steam, dưới sự hướng dẫn của
giáo viên, trẻ rất say mê, hứng thú, chủ động, tích cực tham gia. Điều này chứng tỏ
hiệu quả thực sự của mô hình giáo dục này.
Giáo dục Steam có thể tạo ra những con người đáp ứng được nhu cầu công
việc của thế kỷ mới có tác động lớn đến sự thay đổi nền kinh tế đổi mới, không
phải là những cách đào tạo những bí quyết học cao siêu để dạy trẻ thành tài, thành
những nhà toán học, khoa học vĩ đại... mà phương pháp này sẽ phát triển các kỹ