Một số biện pháp nâng cao kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên – <br />
Chi đội ở trường Tiểu học.<br />
MỤC LỤC<br />
NỘI DUNG TRANG<br />
<br />
Mục lục 1<br />
<br />
Phần thứ nhất: Mở đầu 2<br />
<br />
I. Đặt vấn đề 2<br />
<br />
II. Mục đích nghiên cứu 3<br />
<br />
Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề 3<br />
<br />
I. Cơ sở lý luận của vấn đề 3<br />
<br />
II. Thực trạng vấn đề 4<br />
<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 6<br />
<br />
IV. Tính mới của giải pháp. 21<br />
<br />
V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 22<br />
<br />
Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị 24<br />
<br />
Tài liệu tham khảo 27<br />
<br />
Nhận xét của hội đồng sáng kiến cấp trường – cấp huyện. 28<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Một số biện pháp nâng cao kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên – <br />
Chi đội ở trường Tiểu học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phần thứ nhất : Mở đầu<br />
I. Đặt vấn đề.<br />
Ngày nay giáo dục và đào tạo đang được Đảng và Nhà nước quan tâm và <br />
xem đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đặc biệt là lớp lớp thiếu nhi, <br />
nhi đồng là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người kế thừa <br />
sự nghiệp và phát huy truyền thống cha anh. Đáp ứng được những nhu cầu <br />
trên, mục tiêu giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục học sinh Tiểu học nói <br />
riêng có nhiệm vụ đào tạo ra những con người có tính tự chủ, năng động, <br />
sáng tạo, có kiến thức văn hóa...Để làm tốt việc giáo dục học sinh thì tổ chức <br />
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh chiếm một vị trí quan trọng chính vì <br />
lẽ đó nên hoạt động Đội cần phải đảm bảo tính lành mạnh, thu hút, gây hứng <br />
thú và tính chất vui chơi giải trí.<br />
Đội Thiếu niên Tiền phong (TNTP) Hồ Chí Minh là tổ chức của Thiếu <br />
nhi Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng <br />
lập, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội lấy 5 điều Bác <br />
Hồ dạy làm mục tiêu phấn đấu phát triển mọi khả năng trong học tập và <br />
trong hoạt động Đội, thực hiện quyền và bổn phận theo luật bảo vệ và chăm <br />
sóc trẻ em. Mục đích của hoạt động Đội luôn bám sát mục tiêu đào tạo con <br />
người mới xã hội chủ nghĩa, con người phát triển toàn diện. Mục đích hoạt <br />
động của Đội cũng thống nhất với mục tiêu giáo dục của nhà trường tiểu <br />
học. Chính vì thế, tổ chức Đội phải cùng với nhà trường và các lực lượng <br />
giáo dục khác kết hợp một cách chặt chẽ để giáo dục các em ở cả trường <br />
học, trên địa bàn dân cư, trong giờ học và ngoài giờ học. Vì vậy cần có một <br />
lực lượng có năng lực tổ chức, đó là Ban chỉ huy (BCH) Liên – Chi đội. BCH <br />
Liên – Chi đội đại diện cho số đông Đội viên, chỉ huy và trực tiếp điều hành <br />
các hoạt động của Đội, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục Đội viên trở thành <br />
con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ, đoàn viên Đoàn thanh <br />
niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đội TNTP là tổ chức của các em, do các em <br />
điều hành. <br />
Muốn tổ chức các phong trào thi đua và các hoạt động thì phải có đội ngũ <br />
BCH Liên Chi đội vững vàng, nhiệt tình, có nghiệp vụ. Bởi vậy giáo viên <br />
Tổng phụ trách Đội phải biết lựa chọn, bồi dưỡng các em để các em trở <br />
thành những chỉ huy Đội giỏi. Muốn làm được việc đó phải có phương pháp <br />
phù hợp, khoa học thì đội ngũ BCH Liên, Chi đội sẽ phát huy được trách <br />
nhiệm và hiệu quả công tác cao.<br />
Vấn đề lựa chọn Ban chỉ huy Đội là một việc làm cần thiết, quyết <br />
2<br />
Một số biện pháp nâng cao kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên – <br />
Chi đội ở trường Tiểu học.<br />
định chất lượng của hoạt động Đội trong trường học. Việc lựa chọn và bồi <br />
dưỡng cán bộ Đội xuất phát từ nhiệm vụ của Liên đội và phong trào thiếu nhi <br />
ngày càng phát triển cả bề rộng và chiều sâu. BCH Liên Chi đội là những <br />
đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được đại hội Liên đội tín <br />
nhiệm bầu ra có nhiệm vụ điều hành các hoạt động Đội, thực hiện mục tiêu <br />
giáo dục đội viên trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt. <br />
BCH Liên – Chi đội là nơi biến nghị quyết của Liên đội thành chương trình <br />
kế hoạch cụ thể của từng tuần, tháng, học kỳ vì vậy một Liên đội được đánh <br />
giá xuất sắc hay yếu kém phụ thuộc nhiều vào việc chỉ huy điều hành của <br />
BCH Liên đội và đặc biệt là sự điều hành của BCH Chi đội. Chính vì lẽ đó <br />
công tác tập huấn Ban chỉ huy Liên Chi đội là việc làm rất cần thiết vô cùng <br />
quan trọng và thường xuyên cho mỗi năm học, giáo viên Tổng phụ trách Đội <br />
phải biết lựa chọn, bồi dưỡng các em để giúp các em trở thành những chỉ huy <br />
giỏi. Muốn làm được việc đó phải biết cách tổ chức, động viên, tạo điều <br />
kiện cho các em tự giác tham gia một cách nhiệt tình. Nếu không có phương <br />
pháp lựa chọn bồi dưỡng phù hợp, khoa học thì đội ngũ BCH Liên Chi đội <br />
sẽ không phát huy được trách nhiệm và hiệu quả công tác không cao. Với <br />
những lý do trên nên tôi đã quyết tâm chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao <br />
kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên Chi đội ở Trường Tiểu học” để <br />
nghiên cứu, thực hiện với Liên đội Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi năm học 2017 <br />
– 2018 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.<br />
II. Mục đích nghiên cứu<br />
Cùng với những khó khăn của học sinh tiểu học, cũng như những khó <br />
khăn của bản thân là giáo viên Tổng phụ trách Đội còn bâng khâng trong việc <br />
nâng cao kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên Chi đội vừa giữ được <br />
sự linh hoạt, sáng tạo, tích cực của học sinh và tạo được cho các em sự hứng <br />
thú cũng như sự tự quản khi tham gia các hoạt động Đội. Tôi nghiên cứu đề <br />
tài này nhằm mục đích:<br />
Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Đội tại đơn vị, góp phần giáo dục <br />
toàn diện cho học sinh.<br />
Giúp các em trong Ban chỉ huy Liên Chi đội phát huy được hết khả <br />
năng, tính tự quản, sáng tạo trong mọi hoạt động.<br />
Tìm ra nội dung, phương pháp bồi dưỡng BCH Liên – Chi đội đạt hiệu <br />
quả cao nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ở địa <br />
phương.<br />
Xây dựng một đội ngũ BCH có đủ phẩm chất của người Đội viên, có <br />
hiểu biết về Đội, có khả năng điều hành hoạt động đội, nhanh nhẹn, chủ <br />
động, sáng tạo, có trách nhiệm trong công việc được giao, giúp cho hoạt động <br />
của Đội ngày một phát triển cả về bề rộng và chiều sâu đồng thời khắc phục <br />
những hoạt động còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao.<br />
3<br />
Một số biện pháp nâng cao kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên – <br />
Chi đội ở trường Tiểu học.<br />
Phần thứ hai : Giải quyết vấn đề<br />
I. Cở sở lý luận của vấn đề.<br />
Giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là quốc sách hàng <br />
đầu trong công tác đào tạo thế hệ trẻ. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Vì <br />
lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng <br />
người”. <br />
Trong giai đoạn hiện nay, đồng hành với việc phát triển giáo dục thì việc <br />
nâng cao hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh là con đường giáo dục không thể <br />
thiếu trong quá trình giáo dục trẻ em. Bởi vì mỗi trẻ em trong quá trình giáo <br />
dục để phát triển trí tuệ, phẩm chất, năng lực đều phải bằng nhiều con <br />
đường khác nhau. Đối với Đội TNTP Hồ Chí Minh phương pháp giáo dục là <br />
thông qua hoạt động thực tiễn của Đội và tự rèn luyện Đội viên. Chính vì vậy <br />
công tác Đội được Đảng ta và Bác Hồ coi đó là sự nghiệp đào tạo một lớp <br />
người mới cho xã hội.<br />
Người giáo viên làm Tổng phụ trách Đội cần biết vận động các nguồn <br />
lực và sự hỗ trợ ngay chính trong đơn vị, tổ chức xã hội nhằm thực hiện tốt <br />
các hoạt động của Đội.<br />
Tuy nhiên để có được kết quả tốt nhất đòi hỏi rất nhiều yếu tố và sự <br />
nỗ lực trong hoạt động của người Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội và BCH <br />
Liên – Chi đội. Do đó để nâng cao kỹ năng công tác Đội cho BCH Liên – Chi <br />
đội tại trường, nhất là học sinh là các em nhỏ đang lứa tuổi vui chơi là rất <br />
cần thiết. Từ những thực tế đó và qua 8 năm đảm nhiệm vai trò Giáo viên làm <br />
Tổng phụ trách Đội đã giúp bản thân hiểu hơn và đúc kết được một số biện <br />
pháp, kinh nghiệm để giải quyết vấn đề này.<br />
II. Thực trạng vấn đề.<br />
1. Thuận lợi<br />
Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi trong những năm qua đã có nhiều <br />
chuyển biến tích cực trong các hoạt động phong trào mà cụ thể là hoạt động <br />
phong trào của Liên đội. Có được kết quả này chính là được sự quan tâm <br />
hướng dẫn, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo, chuyên môn nhà trường, sự ủng hộ <br />
các tổ chức trong và ngoài nhà trường, các Anh chị phụ trách, Đội viên, Nhi <br />
đồng. Nhiều nội dung được đưa vào trong các hoạt động Đội phù hợp với <br />
điều kiện cơ sở vật chất của trường, đối tượng học sinh nên phát huy được <br />
tính tích cực, chủ động, sáng tạo và tạo hứng thú cho các em khi tham gia.<br />
Học sinh ngoan, nhiều em chăm chỉ, có ý thức học tập cao. Đa số các <br />
em là người địa phương nên thuận lợi trong việc nắm bắt nội dung cần thực <br />
hiện.<br />
Đa số phụ huynh quan tâm đến con em mình, tạo điều kiện tốt nhất <br />
khi các em đến trường tham gia hoạt động ngoại khóa.<br />
<br />
4<br />
Một số biện pháp nâng cao kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên – <br />
Chi đội ở trường Tiểu học.<br />
Trong những năm qua, Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm từ các <br />
cấp lãnh đạo, cán bộ ngành tạo điều kiện để trường có đầy đủ các thiết bị <br />
Đội, phòng học khang trang, rộng rãi.<br />
Học sinh tích cực tham gia các hoạt động và phong trào đội nên thuận <br />
lợi cho việc tổ chức các hoạt động của Liên đội.<br />
2. Khó khăn<br />
Qua nhiều năm làm Tổng phụ trách Đội tại trường Tiểu học, tôi nhận <br />
thấy hoạt động Công tác Đội chưa được quan tâm sâu sát, đặc biệt là chưa <br />
phát huy được tính tự quản, tự giác của Ban chỉ huy Liên đội. Tổng phụ trách <br />
Đội vẫn còn làm thay cho các em một số công việc. Dẫn đến kết quả hoạt <br />
động Công tác Đội tại liên đội chưa cao.<br />
Để có cơ sở thực tiên va khach quan h<br />
̃ ̀ ́ ơn khi đưa ra cac ph<br />
́ ương phap ́ <br />
thực hiện phù hợp, thông qua việc quan sát, giao tiếp với phụ trách Chi đội, <br />
các em đội viên, quá trình tham gia hoạt động và kiểm tra năng lực của các em <br />
đội viên. Tôi đã rút ra một số nguyên nhân cơ bản sau:<br />
Trường có 2 điểm trường cách nhau 1km nên việc tổ chức, triển khai <br />
sinh hoạt Đội Sao nhi đồng chưa được đồng loạt và còn gặp rất nhiều bất <br />
cập.<br />
Tổng phụ trách đội còn lúng túng trong công tác tổ chức, chỉ đạo, việc <br />
phối hợp với anh chị phụ trách chưa nhịp nhàng.<br />
Một số Anh (chị) phụ trách đứng lớp chưa thấy được tầm quan trọng <br />
trong việc lựa chọn và bồi dưỡng BCH là nhiệm vụ hết sức cần thiết, là <br />
điểmc hốt để phát huy vai trò tự quản trong công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh.<br />
Công tác tập huấn BCH Liên – Chi đội chưa được tổ chức thường <br />
xuyên còn mang tính đại khái, có lệ, tập huấn cho có.<br />
Các em chưa nhận thức được vai trò quản lý, chỉ huy của mình rất <br />
quan trọng, là trụ cột của đơn vị, quyết định chất lượng hoạt động của Liên <br />
đội mình.<br />
3. Thực trạng vấn đề Liên đội Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.<br />
Bước vào đầu năm học 2017 2018, Liên đội triển khai kế hoạch Đại <br />
hội Chi đội tiến tới Đại hội Liên đội và đã bầu ra Ban chỉ huy Liên Chi đội. <br />
Song, các hoạt động còn mang tính chất chung chung, Ban chỉ huy Liên Chi <br />
đội chưa phát huy hết năng lực, chưa sáng tạo trong công việc nên chất lượng <br />
hoạt động chưa cao.<br />
Để khảo sát thực trạng hoạt động của BCH Liên Chi đội học kỳ I năm <br />
học 2016 2017 tôi đã tiến hành khảo sát và kết quả thu được như sau:<br />
Số lượng khảo sát:<br />
5<br />
Một số biện pháp nâng cao kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên – <br />
Chi đội ở trường Tiểu học.<br />
+ Ban chỉ huy Liên đội : 09 em<br />
+ Ban chỉ huy Chi đội : 25 em<br />
Nội dung khảo sát:<br />
+ Phương pháp tổ chức hội họp;<br />
+Tổ chức điều khiển sinh hoạt Đội;<br />
+ Tác phong chỉ huy, kỹ năng nghi thức Đội.<br />
+ Công tác ghi chép hồ sơ, sổ sách, thông tin báo cáo, kỹ năng xử lý các tình <br />
huống về công tác Đội.<br />
Kết quả khảo sát như sau:<br />
Bảng 1 : Bảng khảo sát các phương pháp kỹ năng của BCH Liên – Chi đội <br />
trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.<br />
Tá<br />
Công <br />
c <br />
T tác <br />
ph<br />
ổ ghi <br />
on<br />
ch chép <br />
g <br />
ứ c hồ <br />
ch<br />
Phư đi sơ, <br />
ỉ <br />
S ơng ều sổ <br />
hu<br />
Ban ố pháp Đ kh Đ Đ sách, Đ<br />
T y, <br />
chỉ lư tổ ạ iể ạ ạ kỹ ạ<br />
T kỹ <br />
huy ợ chức t n t t năng t<br />
nă<br />
ng hội sin xử lý <br />
ng <br />
họp h tình <br />
ng<br />
ho huốn<br />
hi <br />
ạt g <br />
th<br />
Đ công <br />
ứ c <br />
ội tác <br />
Đ<br />
Đội<br />
ội<br />
3 5 4 2<br />
Liên <br />
1 09 3 3 5 5 4 4 2 2<br />
đội<br />
% % % %<br />
2 3 2 1<br />
Chi <br />
2 25 5 0 9 6 6 4 4 6<br />
đội<br />
% % % %<br />
<br />
Qua bảng thống kê cho thấy, ở giai đoạn đầu, BCH Liên – Chi đội gặp <br />
rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện các kỹ năng, điều đó xuất phát từ <br />
những nguyên nhân sau:<br />
6<br />
Một số biện pháp nâng cao kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên – <br />
Chi đội ở trường Tiểu học.<br />
Tổng phụ trách Đội lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ Ban chỉ huy liên <br />
chi Đội chưa thích hợp.<br />
Ban chỉ huy Liên Chi đội chưa hứng thú, mạnh dạn trong việc tham <br />
gia các hoạt động các kỹ năng của Liên đội. <br />
Số lượng Đội viên nắm vững kỹ năng chỉ đạt khoảng 50%, Ban chỉ huy <br />
chưa nắm được nội dung hoạt động, chưa hiểu sâu.<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.<br />
Bồi dưỡng BCH Liên – Chi đội là việc làm thường xuyên và quan trọng <br />
không thể thiếu được của phụ trách. Bồi dưỡng BCH Liên – Chi đội là yếu <br />
tố quyết định sự thành công của phong trào Đội.<br />
Bồi dưỡng BCH Liên – Chi đội là nâng cao và phát huy những mặt <br />
mạnh sẵn có của các em, đồng thời khơi dậy niềm tiềm năng còn tiềm ẩn <br />
trong các em, giúp các em vươn tới những phẩm chất năng lực cần có của <br />
người chỉ huy.<br />
Với nhiều năm kinh nghiệm làm Tổng phụ trách Đội, cùng với việc tìm <br />
hiểu nghiên cứu về kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên – Chi đội tôi <br />
đưa ra một số biện pháp để giải quyết những hạn chế khó khăn, hạn chế kỹ <br />
năng công tác Đội không đạt hiệu quả như sau :<br />
Giải pháp 1: Phối hợp và tổ chức thành lập Ban chỉ huy Chi – Liên đội.<br />
Giải pháp 2: Thành lập Câu lạc bộ Chỉ huy Đội giỏi.<br />
Giải pháp 3: Tổ chức đa dạng các hình thức bồi dưỡng kỹ năng cho <br />
Ban chỉ huy Liên – Chi đội.<br />
Giải pháp 4: Giao nhiệm vụ, kiểm tra, giám sát các hoạt động.<br />
Giải pháp 5: Tích cực công tác neo gương, khen thưởng.<br />
1. Phối hợp và tổ chức thành lập Ban chỉ huy Chi – Liên đội.<br />
Việc lựa chọn Ban chỉ huy Liên đội là một việc làm hết sức quan trọng <br />
và có sự lựa chọn sáng suốt đúng đối tượng thì mới có được một đội ngũ Ban <br />
chỉ huy Liên đội tốt, đáp ứng nhu cầu của Liên đội.<br />
1.1. Những tiêu chí lựa chọn Ban chỉ huy Chi – Liên đội.<br />
Căn cứ theo điều lệ Đội về công tác Đội.<br />
Căn cứ vào đặc điểm, tình hình của từng trường để lựa chọn BCH cho <br />
phù hợp với tình hình.<br />
Để lựa chọn được một Ban chỉ huy liên đội có đầy đủ phẩm chất và <br />
năng lực, hoàn thành nhiệm vụ được phân công cần có một số tiêu chuẩn chủ <br />
yếu sau:<br />
Thứ nhất, nắm vững điều lệ đội, gương mẫu về các mặt học tập, hoạt <br />
động tập thể, đạo đức, tác phong, đoàn kết với bạn bè…<br />
Thứ hai, căn cứ vào hướng dẫn của điều lệ đội: Việc chọn cử phải <br />
đảm bảo các quy định học lực khá hoặc giỏi, đạo đức tốt, có hiểu biết về <br />
<br />
7<br />
Một số biện pháp nâng cao kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên – <br />
Chi đội ở trường Tiểu học.<br />
Đội, có khả năng tổ chức chỉ huy, nhanh nhẹn, hoạt bát.<br />
Thứ ba, tham mưu ý kiến của phụ trách Chi: Phụ trách Chi là những <br />
người sâu sát và nắm rõ nhất về đặc điểm cá tính cũng như năng lực của các <br />
em.<br />
Thứ tư, thăm dò ý kiến của đội viên: Đây là công việc không kém phần <br />
quan trọng, mục đích là để các em giới thiệu những đội viên gương mẫu, <br />
được các em tín nhiệm chọn làm “Thủ lĩnh nhỏ tuổi của mình”.<br />
Ngoài ra còn có thể kiểm tra cụ thể năng lực và uy tín của các em: Trao <br />
đổi trực tiếp, trắc nghiệm khách quan, thử thách một số nhiệm vụ với vai trò <br />
tự quản.<br />
1.2. Bầu chọn Ban chỉ huy thông qua các kỳ Đại hội.<br />
Tổ chức họp BCH Liên – Chi đội lâm thời để định hướng cho các em <br />
biết được vai trò của từng đội viên trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình <br />
với hoạt động Đội.<br />
Do các bạn tín nhiệm bầu BCH Chi – Liên đội hoặc do các bạn Đội viên <br />
ứng cử.<br />
Khác với mọi năm là chỉ giới thiệu nhân sự trong giờ Đại hội nhưng với <br />
năm học này Liên đội tổ chức giới thiệu dự kiến nhân sự bằng mở rộng để <br />
toàn bộ Liên đội được biết đến thông qua các hình thức sau:<br />
Giới thiệu nhân sự bằng cách chạy slide ở các trang mạng của nhà <br />
trường qua đầu giờ các tiết Tin học, phát thanh măng non.<br />
In hình ảnh, thông tin cá nhân, sở trường và điểm mạnh của các nhân <br />
sự dán ở bảng thông báo đầy đủ các thông tin cần thiết để các em hiểu rõ hơn <br />
trong việc bầu cử.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình : Bảng thông tin nhân sự và phiếu bầu nhân sự BCH Liên đội nhiệm lỳ mới.<br />
Khi lựa chọn Ban chỉ huy, việc kế thừa những ưu điểm đã có ở các em <br />
là rất cần thiết, nhưng không phải vì thế mà chỉ tiếp nhận những cái đã có mà <br />
người phụ trách cần phải nhìn nhận được những em có tiềm năng nhưng <br />
chưa bộc lộ để đào tạo bồi dưỡng cho Ban chỉ huy.<br />
Khi hướng dẫn cho các em lựa chọn Ban chỉ huy, giáo viên phụ trách <br />
8<br />
Một số biện pháp nâng cao kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên – <br />
Chi đội ở trường Tiểu học.<br />
Đội cần phân tích, giúp các em hiểu và biết cách đánh giá con người một cách <br />
khách quan, toàn diện. Từ đó hướng dẫn để các em lựa chọn cho mình một <br />
Ban chỉ huy có phẩm chất và năng lực. Cần phải tôn trọng quyền lựa chọn <br />
Ban chỉ huy của các em.<br />
Khi lựa chọn ban chỉ huy qua các kỳ Đại hội Đội thì trong đại hội, <br />
giáo viên phụ trách phải để các em tự điều hành đại hội, tôn trọng quyền đề <br />
cử, ứng cử và bầu cử của đội viên. Không được áp đặt, tạo không khí vui <br />
tươi thoải mái phát huy cao nhất nguyên tắc dân chủ tự quản của đội viên.<br />
Một Ban chỉ huy do các em bầu chọn và tín nhiệm thì các em mới ủng <br />
hộ và như thế ban chỉ huy ấy mới quản lý, chỉ huy được đơn vị mình hoạt <br />
động đạt hiệu quả.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2,3 : Đại hội các Chi đội và Liên đội nhiệm kỳ 2017 – 2018.<br />
2. Thành lập Câu lạc bộ chỉ huy Đội giỏi.<br />
Sau quá trình bầu chọn ra Ban chỉ huy Liên – Chi đội thì Liên đội tổ chức <br />
thành lập Câu lạc bộ chỉ huy Đội giỏi nhằm theo dõi, bồi dưỡng kỹ năng <br />
nghiệp vụ công tác Đội, kỹ năng thực hành xã hội cho các em Ban Chi huy ̉ <br />
̣<br />
Liên Chi đôi mà còn góp ph ần nâng cao chất lượng hoạt động Đội, tính tự <br />
quản trong lực lượng Đội viên ở trường học. <br />
Tham mưu Ban giám hiệu nhà trường ra quyết định thành lập Câu lạc bộ <br />
chỉ huy Đội giỏi với đầy đủ các thành phần trong Câu lạc bộ như Chủ nhiệm, <br />
phó chủ nhiệm và các thành viên.<br />
Đặc điểm của trường là 2 phân hiệu cách nhau 1km nên việc bầu chọn <br />
và thành lập sẽ được định hướng 1 chủ nhiệm và 2 phó chủ nhiệm nhằm chia <br />
đều ở hai phân hiệu thuận tiện cho việc giúp đỡ Tổng phụ trách điều khiển <br />
và quản lý mọi hoạt động. <br />
Có kế hoạch tổ chức sinh hoạt theo thời gian quy định 1 tháng/ lần với <br />
các nội dung đa dạng hình thức. Ví dụ tháng 9 sinh hoạt theo chủ đề “Truyền <br />
9<br />
Một số biện pháp nâng cao kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên – <br />
Chi đội ở trường Tiểu học.<br />
thống nhà trường”. Liên đội triển khai tập huấn các hoạt động về tìm hiểu và <br />
ôn lại lịch sử Anh hùng Nguyễn văn Trỗi, ngày thành lập và lịch sử của <br />
trường bằng cách tổ chức thi trên giấy để các em tự tìm hiểu và nhớ lâu hơn. <br />
Cứ như vậy theo từng tháng sẽ họp Câu lạc bộ và triển khai các hoạt động <br />
khác nhau. <br />
Liên đội còn tổ chức thành lập các Câu lạc bộ học tập, Thể dục thể <br />
thao, Âm nhạc, Mĩ thuật, Tuyên truyền măng non....Thông qua, các buổi sinh <br />
hoạt câu lạc bộ, các kĩ năng như: phát biểu trước tâp thê, k<br />
̣ ̉ ỹ năng thuyêt phuc,<br />
́ ̣ <br />
ky năng t<br />
̃ ự bao vê, k<br />
̉ ̣ ỹ năng làm việc nhóm, tổ chức trò chơi; ky năng phong<br />
̃ ̀ <br />
̣<br />
chông tai nan th<br />
́ ương tich, ky năng th<br />
́ ̃ ực hanh s<br />
̀ ơ câp ć ứu, phương phap phat<br />
́ ́ <br />
thanh măng non trong trương hoc, tìm hi<br />
̀ ̣ ểu về vai trò Ban chỉ huy Đội trong <br />
trường học … đều được Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ tổ chức và được sự <br />
hưởng ứng nhiệt tình của các thành viên. Ngoài ra, các bạn trong Câu lạc bộ <br />
còn được hướng dẫn thực hiện Chương trình Rèn luyện đội viên. Hướng dẫn <br />
thực hành Nghi thức, Nghi lễ Đội, ky năng đôi viên và th<br />
̃ ̣ ực hanh các bài hát<br />
̀ <br />
thiếu nhi, múa hát tập thể, múa dân vũ, tạo sân chơi sang tao khoa hoc trong<br />
́ ̣ ̣ <br />
̣<br />
Chi đôi, Liên đôi. ̣ <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4 :Ban chỉ huy Liên đội nhiệm kỳ 2017 – 2018<br />
3. Bồi dưỡng kỹ năng cho Ban chỉ huy Liên – Chi đội.<br />
Muốn cho Ban chỉ huy Liên – Chi đội hoạt động thực sự có hiệu quả <br />
ngay sau khi lựa chọn, hình thành được đội ngũ Ban chỉ huy Liên Chi đội, thì <br />
Tổng phụ trách phải tiến hành tập huấn bồi dưỡng cho các em có được <br />
những kiến thức:<br />
Hiểu biết và nắm vững kiến thức kỹ năng Đội thành thạo.<br />
Biết xây dựng kế hoạch hoạt động của bản thân và của Liên đội.<br />
Dám đấu tranh để bảo vệ và phát huy những mặt tích cực của Đội viên, <br />
<br />
10<br />
Một số biện pháp nâng cao kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên – <br />
Chi đội ở trường Tiểu học.<br />
ngăn chặn những mặt chưa tốt.<br />
Chủ động và có trách nhiệm trong công tác Đội.<br />
Luôn có ý thức học hỏi để không ngừng nâng cao tri thức, trình độ cho <br />
bản thân, tương ái giúp đỡ nhau trong học tập, công tác.<br />
Làm gương tốt cho nhi đồng noi theo, tích cực tham gia công tác Nhi <br />
đồng.<br />
Để có được những điều đó cần phải có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng <br />
cụ thể cho các em như: <br />
3.1. Triển khai kế hoạch, chương trình bồi dưỡng theo định kỳ.<br />
3.1.1. Xây dựng kế hoạch công tác của Liên đội<br />
Kế hoạch đầu năm học: Đó chính là bản phương hướng đã được xây <br />
dựng và thông qua đại hội Liên đội khi xây dựng phương hướng năm học cần <br />
lưu ý những nội dung:<br />
Đặc điểm chung của Liên đội (thuận lợi, khó khăn).<br />
Các chỉ tiêu phấn đấu của Liên đội, Chi đội.<br />
Chủ đề năm học và các chương trình hành động.<br />
Thời gian và tiến độ thực hiện.<br />
Xây dựng kế hoạch hoạt động Đội cho từng đợt thi đua:<br />
Căn cứ vào chủ đề của từng đợt thi đua mà lên kế hoạch sao cho phù <br />
hợp, ví dụ như: Với chủ đề của tháng 3 là “Uống nước nhớ nguồn”, có thể <br />
thay đổi mỗi một hoạt động tốt sẽ tương ứng với một bông hoa điểm tốt, <br />
cuối đợt thi đua sẽ tổng kết khen thưởng. <br />
Tương tự như vậy, với các hoạt động khác, tuỳ theo chủ điểm, tuỳ <br />
theo các hoạt động mà lên kế hoạch sao cho hợp lý và phải mang tính vừa <br />
sức.<br />
Triển khai các kế hoạch hoạt động đến toàn Liên đội:<br />
Thông qua các buổi sơ kết, phát động thi đua mà triển khai các kế <br />
hoạch hoạt động tới Liên đội. Tuy nhiên vào những buổi sinh hoạt định kì của <br />
Ban chỉ huy Liên đội lại phải triển khai các kế hoạch này một cách cặn kẽ và <br />
các cán bộ lớp Ban chỉ huy Chi đội phải ghi chép cẩn thận. Có như vậy, kế <br />
hoạch Liên đội mới được Chi đội nắm rõ và thực hiện.<br />
Tất cả những kế hoạch này phải được thư kí trong Ban chỉ huy Liên <br />
đội ghi lại để tiện cho việc theo dõi đánh giá của từng chặng thi đua và cuối <br />
năm học.<br />
3.1.2. Bồi dưỡng định kỳ.<br />
Bản thân tôi đã mở lớp bồi dưỡng cho BCH Liên Chi đội theo định kỳ. <br />
Các bài học đều được soạn kỹ (soạn thành bài giảng điện tử). Qua các bài <br />
học đều có kiểm tra, bài kiểm tra vừa mang tính lý thuyết vừa có phân loại <br />
vận dụng sáng tạo. Bồi dưỡng theo hình thức mở lớp giúp cho các em tiếp thu <br />
có hệ thống, bài bản và sâu sắc. Các em được trang bị những kiến thức cơ <br />
<br />
11<br />
Một số biện pháp nâng cao kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên – <br />
Chi đội ở trường Tiểu học.<br />
bản, những lý luận chung rất cần cho hoạt động Đội. Phương pháp này cũng <br />
rất cần thiết và có tác dụng lớn đến đội ngũ BCH Đội về lý thuyết và thực <br />
hành.<br />
Đầu năm học: Cần tổ chức bồi dưỡng phương pháp cách tổ chức <br />
điều khiển Đại hội Chi đội, Liên đội, phương pháp xây dựng kế hoạch hoạt <br />
động năm, tháng, tuần, báo cáo, ghi chép sổ sách ...<br />
Giữa năm học: Bồi dưỡng cho Ban chỉ huy kỹ năng nghiệp vụ công <br />
tác Đội như: Nghi thức Đội, múa hát, trò chơi, … và phương pháp hướng dẫn <br />
tổ chức điều khiển sinh hoạt tập thể. Qua những buổi sinh hoạt Đội, các em <br />
được giao nhiệm vụ điều kiển và hướng dẫn các bạn Đội viên thực hiện nghi <br />
thức Đội, múa hát tập thể, tổ chức các trò chơi. Từ đó các em nắm vững và <br />
từng bước hoàn thiện kỹ năng của mình.<br />
Cuối năm học: Hướng dẫn phương pháp tổng hợp đánh giá thi đua, <br />
kiểm tra chéo các Chi đội cuối năm học. Qua đó, các em được bồi dưỡng về <br />
kỹ năng đánh giá xếp loại thi đua giữa các Chi đội<br />
Ví dụ : Tổng phụ trách cần lên kế hoạch hàng tháng, tuần làm những <br />
công việc gì sau đó BCH cụ thể các công việc đó và thực hiện. Bồi dưỡng <br />
cho đội ngũ BCH về cách chấm điểm, thang điểm, cách đánh giá thi đua. <br />
3.1.3. Bồi dưỡng thường xuyên.<br />
Xây dựng bồi dưỡng kỹ năng BCH Liên – Chi đội thường xuyên ngay từ <br />
đầu năm học theo tuần, tháng, học kỳ. Hướng dẫn nội dung yêu cầu, tổ chức <br />
sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm. Phải thường xuyên duy trì hoạt động này và <br />
nên tổ chức họp vào đầu tháng để Tổng phụ trách Đội đánh giá hoạt động <br />
tháng trước đưa ra những tồn tại, yếu kém để khắc phục và triển khai kế <br />
hoạch tháng tới. <br />
3.1.4. Một số hình thức bồi dưỡng kỹ năng cứng và mềm.<br />
Bồi dưỡng về kiến thức Đội<br />
Phần nghi thức : Điều này với Ban chỉ huy Liên đội không khó bởi vì là <br />
một đội viên bình thường các em phải nắm được những kiến thức đó, song <br />
yêu cầu với các em ở mức độ cao hơn, chắc hơn. Để thực hiện tốt điều này <br />
trong những buổi họp Ban chỉ huy Liên đội và đội hình mẫu nên kết hợp tập <br />
huấn ôn tập những kiến thức này cho các em.<br />
Tập huấn kỹ năng nghi thức từ Tổng phụ trách Đội làm mẫu các em <br />
thực hiện theo và tổ chức để các chi đội kết nghĩa để các em tự thực hành <br />
trao dồi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.<br />
Ví dụ: Trong thời gian đầu có thể dành ra một buổi ôn lại toàn bộ phần <br />
nghi thức đội. Những tuần sau đó chỉ cần ôn từng phần giúp các em khắc sâu <br />
và rèn luyện kỹ năng về nghi thức đội. Trên cơ sở đó tạo điều kiện cho các <br />
em giúp các Chi đội, và Đội viên trong Liên đội. Điển hình như các bài trống <br />
quy định được tập huấn cho các em học sinh lớp 5 đánh thành thạo và từ đó <br />
<br />
12<br />
Một số biện pháp nâng cao kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên – <br />
Chi đội ở trường Tiểu học.<br />
các em học sinh lớp 5 tự hướng dẫn cho các em học sinh khối 3, trong thời <br />
gian này các em thỏa mái trao đổi và tiếp thu nhanh hơn.<br />
Với các nội dung sau: Múa hát tập thể, Nghi thức và phương pháp hướng <br />
dẫn nghi thức, các phương pháp tổ chức trò chơi, dấu đi đường, mật thư, tín <br />
hiệu Morse, cắm trại,… Khi bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ Đội cần chú ý các <br />
loại hình cho phù hợp như: Luyện tập cho đội nòng cốt, luyện tập chung, tổ <br />
chức kiểm tra nghiệp vụ bằng các hội thi và kiểm tra dưới cờ.<br />
Tập hợp đội hình đội ngũ: cách tập hợp, cách chỉnh đốn đội hình theo <br />
cự ly rộng, hẹp.<br />
+ BCH đọc kỹ nội dung cách tập hợp đội hình.<br />
+ Thực hành: Chia BCH của một Chi đội thành một phân đội, Liên đội <br />
trưởng chỉ huy cho tập hợp đội hình: hàng dọc, hàng ngang, chữ U, vòng tròn. <br />
Khi BCH đã nắm vững tập đội hình, tập hợp lại đội hình hàng dọc và tập hợp <br />
điểm số, báo cáo sĩ số theo từng phân đội và toàn Chi đội, Liên đội. <br />
+ Điểm số báo cáo: từng thành viên trong BCH thay nhau tập cách báo <br />
cáo và biết hướng dẫn bạn mình báo cáo. <br />
Tập huấn 6 kỹ năng và 3 bài trống. <br />
Kỹ năng:<br />
+ Thuộc, hát đúng Quốc ca, Đội ca.<br />
+ Thắt Tháo khăn quàng đỏ.<br />
+ Chào kiểu Đội viên<br />
+ Cầm cờ, giương cờ, vác cờ, kéo cờ.<br />
+ Hô, đáp khẩu hiệu đội.<br />
+ Các động tác cá nhân tại chổ và di động.<br />
Bài trống: Chào cờ, chào mừng, hành tiến<br />
+ TPT soạn nội dung 6 kỹ năng và 3 bài trống. thực hiện mẫu và kỹ <br />
năng kết hợp lời nói. <br />
+ BCH tập kỹ năng và biết cách hướng dẫn cho các đội viên khác. <br />
+ Ba bài trống của Đội chỉ tập cho BCH và đội nghi thức mẫu của <br />
trường đánh chuẩn. Còn các đội viên nắm nội dung bài trống, biết điểm đúng <br />
nhịp.<br />
Triển khai các bài múa của Đội (hành khúc Đội TNTP Hồ Chí Minh, <br />
Đi ta đi lên.v.v..) <br />
+ TPT hướng dẫn cho các em nắm rõ từng động tác chân (nhịp đi) tay <br />
và biết kết hợp lời hát với điệu múa.<br />
<br />
13<br />
Một số biện pháp nâng cao kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên – <br />
Chi đội ở trường Tiểu học.<br />
+ BCH biết hướng dẫn cho các bạn khác các động tác múa. <br />
Triển khai các trò chơi, hình phạt.<br />
+ TPT soạn cụ thể nội dung của từng trò chơi như: cách chơi, luật <br />
chơi. <br />
+ TPT thực hiện mẫu các trò chơi, khi các em nắm được cho các em lần <br />
lượt làm người quản trò của các trò chơi và biết triển khai ở Chi đội của <br />
mình. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5 : Tập huấn các kỹ năng yêu cầu của Đội viên.<br />
Phần lí thuyết: Giúp các em có được những hiểu biết về Đội, Đoàn, <br />
Đảng và Bác Hồ. Tổng phụ trách cần sưu tầm những cuốn sách nói về công <br />
tác đội như: Điều lệ đội, hướng dẫn chương trình rèn luyện đội viên, nghi <br />
thức đội viên, phụ trách sao nhi đồng, ...Sau đó đưa cho từng em trong Ban chỉ <br />
huy Liên đội để các em tự đọc, tự nghiên cứu. Mặt khác, cần động viên, khích <br />
lệ các em tự tìm hiểu thông qua sách báo trong giờ ra chơi tại thư viện hoặc <br />
tổ chức các hội thi lý thuyết tìm hiểu trong các giờ sinh hoạt tập thể, chào cờ <br />
giúp các em ghi nhớ nhanh hơn.<br />
Bồi dưỡng kĩ năng xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác Đội<br />
<br />
14<br />
Một số biện pháp nâng cao kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên – <br />
Chi đội ở trường Tiểu học.<br />
Đây là những kĩ năng không thể thiếu và rất quan trọng đối với Ban chỉ <br />
huy Liên đội. Một Liên đội hoạt động mạnh hay yếu phụ thuộc vào khả năng <br />
xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác Đội. Bởi vì bất kể công tác gì trong <br />
lĩnh vực hoạt động nào, dù lớn hay nhỏ đều đòi hỏi phải có kế hoạch.<br />
Kế hoạch hoạt động của Liên đội trong một năm đã được Đại hội Liên <br />
đội thảo luận và thông qua. Nhưng với Ban chỉ huy Liên đội mới nhất thiết <br />
phải cho các em đọc, thảo luận lại để các em nắm chắc hơn. Bởi vì trong ban <br />
chỉ huy Liên đội mới có những em không trực tiếp xây dựng kế hoạch này. <br />
Đồng thời qua đó bồi dưỡng cho các kỹ năng xây dựng kế hoạch hoạt động <br />
Đội trong năm học tới.<br />
Kế hoạch hoạt động Đội trong từng đợt thi đua sẽ được dựa trên kế <br />
hoạch chung và dựa trên chủ đề hoạt động Đội trong từng đợt và chú ý đến <br />
biện pháp thực hiện những kế hoạch đó.<br />
Để bồi dưỡng các kỹ năng này có thể làm theo các cách:<br />
Cho các em tập lập kế hoạch theo chủ đề theo từng đợt thi đua rồi thảo <br />
luận tổng hợp thành một kế hoạch có khả năng đạt hiệu quả nhất.<br />
Cho các em tập lập kế hoạch theo một kế hoạch mẫu của Tổng phụ <br />
trách Đội; Lập kế hoạch sẽ giúp cho mọi hoạt động đội của Liên đội có sự <br />
suy tính, cân nhắc, có mục tiêu rõ ràng. Sự lựa chọn công việc chủ yếu nhất, <br />
quan trọng nhất trong từng thời gian.<br />
Chính vì vậy, lập kế hoạch cho hoạt động của Liên đội cần sự nhẫn <br />
nại, kiên trì phải kiểm tra đi, kiểm tra lại cho chắc chắn trước khi quyết định. <br />
Lập kế hoạch kỹ lưỡng là điều kiện tốt để thành công trong hoạt động Đội.<br />
Tổng phụ trách Đội phải theo dõi hướng dẫn cụ thể cho các em bởi vì <br />
các em đội viên Tiểu học còn nhỏ nên việc để các em tự làm kế hoạch là rất <br />
khó khăn và hiệu quả sẽ không đảm bảo.<br />
Bồi dưỡng kỹ năng nói và viết cho Ban chỉ huy Liên đội:<br />
Bồi dưỡng kỹ năng nói: Đây là kỹ năng cần thiết đối với mỗi thành <br />
viên trong Ban chỉ huy Liên đội. Vì thường xuyên các em phải tiếp xúc và <br />
điều hành hoạt động Đội, nếu không nói năng rõ ràng, truyền cảm, có sức <br />
thuyết phục thì khả năng triển khai của hoạt động sẽ kém hiệu quả.<br />
Thông thường những em được chọn vào Ban chỉ huy Liên đội thì đã có <br />
chú ý năng khiếu này. Nhưng các em vẫn thường mắc một số lỗi như: Lúng <br />
túng trong diễn đạt.<br />
Bồi dưỡng kỹ năng này không thể chỉ một sớm một chiều, mà phải <br />
thường xuyên thông qua các hoạt động cụ thể như: Chủ trì trong các cuộc <br />
họp Ban chỉ huy Liên đội, đội nòng cốt, Đại hội Liên đội, các buổi nhận xét <br />
hoạt động Đội, các hoạt động tập thể...<br />
Qua các hoạt động này các em sẽ cứng cáp hơn trong khả năng nói. Cũng <br />
cần lưu ý nhắc nhở, uốn nắn trong các lỗi và các hoạt động lớn (Đại hội Liên <br />
<br />
15<br />
Một số biện pháp nâng cao kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên – <br />
Chi đội ở trường Tiểu học.<br />
đội, Cháu ngoan Bác Hồ), cần phải tập dượt trước.<br />
Bồi dưỡng kỹ năng viết: Các em học tập cách ghi biên bản, thực hiện <br />
ghi đúng sổ sách của Đội, dự thảo nghị quyết, báo cáo thi đua, báo cáo tổng <br />
kết, ... Học tập phương pháp tổ chức họp ban chỉ huy; phương pháp xây dựng <br />
kế hoạch (theo chủ đề, kế hoạch tháng, tuần), kế hoạch tổ chức các phong <br />
trào thi đua; phương pháp tổ chức điều khiển sinh hoạt Đội cũng như các <br />
hoạt động tập thể. Bên cạnh đó, cần hướng dẫn các em học tập phương pháp <br />
kiểm tra, đánh giá các phong trào, phương pháp chỉ đạo và tổng kết, rút kinh <br />
nghiệm.<br />
Cách ghi chép sổ sách của Đội theo qui định như sổ Chi đội, sổ Liên <br />
đội và các loại sổ khác do trường qui định.<br />
Ví dụ: Sổ Chi đội thì thư ký của các Chi đội nắm rõ cách ghi chép sổ <br />
Chi đội, thư ký của Liên đội ghi chép sổ Liên đội (các em khác cũng phải theo <br />
dõi cách ghi).<br />
Cách viết biên bản của các cuộc họp của Chi đội và Liên đội (Tổng <br />
phụ trách hướng dẫn cách viết cụ thể của từng loại biên bản).<br />
Báo cáo hoạt động tháng, báo cáo sơ kết phong trào.v.v..<br />
Cách tổ chức họp BCH Chi đội và Liên đội.<br />
Ví dụ: Hướng dẫn và chọn Chi đội 5A họp BCH cho các Chi đội khác <br />
theo dõi tiến trình của cuộc họp diễn ra (cuộc họp tháng 11 của BCH Chi <br />
đội).<br />
Chi đội phó thông qua chương trình cuộc họp.<br />
Chi đội trưởng đánh giá hoạt động tháng 10 và nêu ra nội dung hoạt <br />
động tháng 11.<br />
+ Ý kiến của từng thành viên trong BCH Chi đội. <br />
+ Chi đội trưởng giải trình ý kiến và cuối cùng tập thể thống nhất kế <br />
hoạch hoạt động. <br />
Các Chi đội khác đóng góp ý kiến cho buổi họp mẫu.<br />
Cách điều khiển chương trình: chào cờ đầu tuần, các cuộc thi của Đội <br />
do trường tổ chức, tổ chức các hoạt động. <br />
Tập huấn BCH trở thành cán bộ Đội gương mẫu trong các hoạt động, <br />
có uy tín và sức thuyết phục trước tập thể. (cách nói của các em nhẹ nhàng, <br />
tình cảm, gần gủi, bản thân các em trong BCH phải thực hiện trước mọi <br />
phong trào như: Kế hoạch nhỏ, nuôi heo đất, giữ vệ sinh môi trường.v.v..)<br />
Tóm lại, với kỹ năng nói và viết là những kỹ năng không những cần cho <br />
hoạt động Đội mà còn là hành trang cho các em sau này. Nên ngoài các kỹ <br />
năng trong lĩnh vực hoạt động Đội còn giúp các em có được những kỹ năng <br />
trong ứng xử, giao tiếp với thầy cô, bạn bè, xã hội... <br />
3.2. Bồi dưỡng thông qua việc tổ chức các hoạt động lớn.<br />
Một trong những cách bồi dưỡng kỹ năng thiết thực nhất để giúp bồi dưỡng <br />
16<br />
Một số biện pháp nâng cao kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên – <br />
Chi đội ở trường Tiểu học.<br />
cho các em nhanh hiểu và thực hiện một cách thực tế và tốt nhất, nắm bắt <br />
được nhiều kỹ năng nhất tổ chức các hội thi lớn tại Liên đội như “Em yêu <br />
lịch sử Việt Nam”, “Hội thi nghi thức Đội – chỉ huy đội giỏi” “Hội thi phụ <br />
trách Sao giỏi’ thông qua đó giúp các em nắm vững được các ngày lễ lớn, các <br />
Anh hùng của dân tộc, các kỹ năng thực hành nghi lễ, nghi thức một cách <br />
thiết thực, rõ ràng và từ đó lấy kết quả công nhận rèn luyện chuyên hiệu cho <br />
Đội viên.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5,6 : Các hội thi của Liên đội<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7,8 : Tham gia trại kỹ năng cấp Huyện, Tỉnh.<br />
3.3. Bồi dưỡng thông qua hình thức ngoại khóa thực tế. <br />
Liên đội tổ chức tham quan học hỏi tại Bảo tàng Đắk Lắk, nhà đày Buôn <br />
Ma Thuột sau đó lồng ghép vào các tiết học địa phương, tổ chức viết bài thu <br />
hoạch giúp các em nắm rõ lịch sử tại địa phương, tổ chức làm mô hình cổng <br />
trại ở tại Liên đội để giúp các em thực hành kỹ năng nút dây.<br />
Phối hợp tổ chức các chuyên đề về kỹ năng đuối nước, xâm hại, An toàn <br />
giao thông được các em trực tiếp tham gia và chia sẽ kinh nghiệm từ các cán <br />
bộ tuyên truyền các cấp.<br />
17<br />
Một số biện pháp nâng cao kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên – <br />
Chi đội ở trường Tiểu học.<br />
Những hoạt động thực tế này giúp các em rút ra được nhiều bài học thực <br />
hành thực tiễn cho bản thân.<br />
Tổ chức cho các em trong BCH sinh hoạt cùng đội viên trong Chi đội <br />
mình, với những kiến thức đã học được các em vân dụng thực hành ở các Chi <br />
đội. Trong quá trình đó sẽ bộc lộ những ưu, nhược điểm; từ đó bồi dưỡng <br />
thêm cho các em để khắc sâu hơn, có kế hoạch rèn luyện bản thân hơn nữa <br />
để làm việc ngày càng hiệu quả, đạt chất lượng cao.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6,7 : Tham gia thực địa tại Buôn Ma thuột.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8,9 : Chuyên đề các kỹ năng.<br />
3.4. Tạo sự say mê và hứng thú cho các đội viên trong Ban chỉ huy.<br />
Sự say mê hứng thú trong công việc bao giờ cũng mang lại kết quả, <br />
thành công cao.<br />
Đối với BCH Liên – Chi đội, chúng ta cũng phải tạo cho các em niềm <br />
18<br />
Một số biện pháp nâng cao kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên – <br />
Chi đội ở trường Tiểu học.<br />
say mê và hứng thú vì: Các em phải có đam mê mới cố gắng, quyết tâm với <br />
đội, có hứng thú mới lôi cuốn các em hăng hái tham gia các hoạt động.<br />
Để làm được điều này tổng phụ trách phải giúp các em thấy được vai <br />
trò quan trọng của BCH trong tổ chức Đội. Thông qua đó cho các em thấy <br />
được sự vinh dự khi đứng trong hàng ngũ của BCH, tạo cho các em tinh thần <br />
phấn đấu, nổ lực. Giới thiệu một mô hình hoạt động đội có hiệu quả (tìm <br />
hiểu trên mạng và tạp chí người TPT, các trường bạn…) nhằm lôi cuốn các <br />
em đến với tổ chức đội.<br />
Lồng ghép trong buổi tập luyện là những trò chơi nhỏ, những tiết <br />
mục văn nghệ và những câu chuyện hay.<br />
Thực hiện phương châm “gần gũi, lắng nghe và chia sẻ” đến từng đội <br />
viên trong đội. khi người tổng phụ trách biết lắng nghe và chia sẽ với các em, <br />
giúp các em thổ lộ tâm tư, tình cảm của mình, từ đó các em thấy thân thiện <br />
với tổ chức, với mọi người…<br />
Ví dụ : Khi có một em trong BCH không hoàn thành tốt công việc được <br />
giao, tôi đã tìm hiểu nguyên nhân và hướng dẫn cho em cái khó mà em gặp <br />
phải, khuyến khích, khích lệ…để em cố gắng hơn và đạt đựợc kết quả tốt <br />
trong thời gian sau đó…..<br />
Các em học sinh có lịch học dày đặc nên việc sắp xếp thời gian để <br />
tham gia tập luyện, bồi dưỡng là rất khó khăn, người tổng phụ trách phải biết <br />
làm cho các em nhận thức được rằng khi đi tham gia bồi dưỡng, tập luyện <br />
cũng giống như là một buổi vui chơi, giải trí. Bên cạnh đó phải tích cực tham <br />
mưu với ban giám hiệu, anh chị phụ trách, phụ huynh học sinh sắp xếp thời <br />
gian, cũng như ủng hộ về mặt tinh thần cho các em thỏa mái tham gia tập <br />
luyện.<br />
Ví dụ: Chiều thứ 6 các em được nghỉ, thay vì tập luyện vào thứ 7 và <br />
chủ nhật, tôi điều các em đến phòng đội để cùng tập luyện, hướng dẫn các <br />
em ghi chép hồ sơ Đội ... để không ảnh hướng tới 2 ngày nghỉ của các em.<br />
4. Giao nhiệm vụ, kiểm tra, đánh giá các hoạt động<br />
4.1. Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên ban chỉ huy.<br />
Giao nhiệm vụ cho Ban chỉ huy liên đội là nhằm kích thích tính tích cực, <br />
chủ động, sáng tạo của mỗi cá nhân, thông qua đó giáo dục lòng tự tin, tinh <br />
thần trách nhiệm, ý chí tổ chức kỉ luật và tính tự quản của các em.<br />
Việc giao nhiệm vụ phải đảm bảo tính chính xác, cụ thể, rõ ràng và phù <br />
hợp với năng lực của từng em .<br />
Phân công cụ thể từng công việc cho các thành viên để các em có ý thức <br />
trong công việc của mình. Cụ thể với Ban chỉ huy Liên đội đã được phân công <br />
với từng công việc cụ thể, tôi đã tiến hành tập huấn cho các mảng như sau:<br />
Bảng 2 : Danh sách Ban chỉ huy Liên đội nhiệm kỳ 2017 – 2018.<br />
<br />
<br />
19<br />
Một số biện pháp nâng cao kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên – <br />
Chi đội ở trường Tiểu học.<br />
STT HỌ VÀ TÊN LỚP CHỨC VỤ GHI CHÚ<br />
<br />
Liên đội <br />
1 Lê Nhật Khôi My 4B Phụ trách chung<br />