MỤC LỤC <br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài 2<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 3<br />
3. Đối tượng nghiên cứu. 4<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 4<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 45<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận 57<br />
2. Thực trang 7<br />
2.1 Thuận lợi – khó khăn 7<br />
<br />
2.2 Thành công và hạn chế 8<br />
<br />
2.3 Mặt mạnh, mặt yếu 8<br />
2.4 Các nguyên nhân và yếu tố tác động... 9<br />
2.5 Phân tích, đánh giá vấn đề thực trạng đề tài đã đặt ra 9<br />
3. Giải pháp và biện pháp 10<br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 10<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 1129<br />
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 30<br />
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 30<br />
3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên 30<br />
cứu<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của 31<br />
vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận 32<br />
2. Kiến nghị 33<br />
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 35<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
"Sức khoẻ là cái xe chở tri thức" nó là vốn quý nhất của con người, <br />
<br />
1<br />
ngạn ngữ Nga có câu "Có sức khoẻ thì sẽ có 100 điều ước, không có sức <br />
khoẻ thì chỉ có một điều ước duy nhất đó là có sức khoẻ". Vì thế mà nền <br />
giáo dục của chúng ta đã đưa môn học Thể dục vào giảng dạy ở tất cả các <br />
cấp học, với mục đích nâng cao sức khoẻ cho mọi người, đào tạo thế hệ trẻ <br />
có một thể lực dồi dào đáp ứng được công cuộc" Công nghiệp hoá, hiện đại <br />
hoá đất nước" .<br />
<br />
Việc giáo dục thể chất, chăm lo đời sống tinh thần nâng cao sức khoẻ <br />
cho thế hệ trẻ đã được Đảng và nhà nước ta đặc biệt chú trọng quan tâm. <br />
Ngay sau khi thành lập nước Bác Hồ của chúng ta đã ra sắc lệnh thành lập <br />
một nha thanh niên và thể dục. Người dạy..."Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước <br />
nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công...".<br />
<br />
Công cuộc xây dựng đất nước trong tình hình mới, trong nghị quyết IV <br />
ban chấp hành TW Đảng khoá VII đã nêu .."Con người phát triển cao trí tuệ, <br />
cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là <br />
động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của Xã <br />
hội chủ nghĩa." Cùng với chỉ thị 36 CT/TW của ban bí thư TW Đảng khoá <br />
VIII "về công tác Thể dục thể thao trong tình hình mới" ghi rõ: "Phải phấn <br />
đấu đạt được các mục tiêu về Giáo dục thể chất trong trường học, đồng <br />
thời phải kiện toàn hệ thống đào tạo cán bộ giáo viên, huấn luyên viên, <br />
vận động viên trẻ..." điều đó cũng nói lên yêu cầu của người giáo viên giảng <br />
dạy môn Thể dục trong trường học phải luôn tìm tòi học hỏi để nâng cao <br />
trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình, cũng như tìm ra các phương <br />
pháp mới để giảng dạy cho học sinh đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng được <br />
với sự phát triển của xã hội.<br />
<br />
Ngành giáo dục và đào tạo đã nhận thấy được tầm quan trọng của <br />
các môn thể thao. Đặc biệt là đáp ứng với phong trào tập luyện và thi đấu <br />
môn Cầu lông rộng khắp trên toàn quốc, vì vậy môn Cầu Lông đã được <br />
đem vào chương trình học với nội dung tự chọn.<br />
<br />
Xét về thực tế môn Cầu lông ở Việt Nam chúng ta nói chung và ở Tỉnh <br />
Đắk Lắk nói riêng, phong trào tập luyện môn Cầu lông rộng khắp từ nông <br />
thôn cho đến thành thị. Nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức phong trào, thành tích <br />
cao thì đang còn bị hạn chế, chưa đạt được thứ hạng cao. Quan sát các trận <br />
đấu cầu lông trong các trường hoc, trong huyện, các giải thi đấu Hội khoẻ <br />
<br />
2<br />
phù đổng, học sinh giỏi TDTT cấp huyện, cấp tỉnh, qua phỏng vấn các HLV, <br />
các nhà chuyên môn tất cả đều nhận thấy rằng "Các vận động viên, học <br />
sinh, của chúng ta thi đấu chưa đạt hiệu quả cao là do thể lực, kĩ thuật còn <br />
yếu, chưa đáp ứng được với yêu cầu ở các trận đấu kéo dài căng thẳng".<br />
<br />
Chính vì vậy trong chương trình môn Thể dục dạy học cho học sinh ở <br />
trường THCS việc đưa các bài tập bổ trợ thể lực, phương pháp huấn luyện là <br />
rất cần thiết và quan trọng trong việc nâng cao thể lực, kĩ thuật cho từng môn <br />
học từ đó các em mới có thể thực hiện đúng được các yêu cầu kỹ thuật và <br />
chiến thuật, từ đó nâng cao trình độ và đạt kết quả cao trong các hội thi.<br />
<br />
Nếu giáo viên giảng dạy không áp dụng tốt các phương pháp và bài <br />
tập bổ trợ thì sẽ không có hiệu quả. Đặc biệt là môn Cầu Lông, vì thể lực <br />
của các em yếu nên việc tiếp thu và thực hiện các kỹ thuật còn hạn chế và <br />
chưa đạt kết quả cao . <br />
<br />
Vì vậy vấn đề đặt ra là phải xây dựng một chiến lược lâu dài các biện <br />
pháp nhằm phát triển phong trào TDTT đồng bộ tất cả các môn thông qua các <br />
Câu lạc bộ sở thích, đặc biệt là môn Cầu lông. Nhận thức được vấn đề nêu <br />
trên kết hợp với kiến thức của bản thân trong thời gian giảng dạy, tôi mạnh <br />
dạn chọn đề tài " Một số kinh nghiệm tập luyện môn Cầu lông cho học <br />
sinh cấp THCS"<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
<br />
Qua tìm hiểu thực trạng môn Cầu lông ở các trường THCS trên đại bàn <br />
huyện đều chưa có phương pháp tập luyện bài bản nên kết quả thi đấu chưa <br />
cao. <br />
<br />
Giúp các em hoàn thiện về mặt thể chất và chức năng của cở thể <br />
nhằm hình thành và củng cố những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản, quan <br />
trọng trong cuộc sống. Hình thành những kỹ thuật, tâm lý, chiến thuật khi thi <br />
đấu. <br />
<br />
Củng cố và tăng cường sức khỏe, hình thành cho học sinh thói quen giữ <br />
gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể thường xuyên, giáo dục phẩm chất đạo đức, ý <br />
chí, tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, xây dựng niềm tin và có cuộc <br />
sống lành mạnh vươn lên.<br />
<br />
3<br />
Khơi dậy niềm đam mê môn Cầu lông, phát hiện những em có năng <br />
khiếu, bồi dưỡng trong đội tuyển tham gia thi đấu các hội thi.<br />
<br />
Xây dựng giáo án tập luyện chi tiết theo tuần, tháng, năm<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu. <br />
<br />
Là các bài tập về kỹ thuật, thể lực, chiến thuật và sức bền cho học <br />
sinh cấp THCS.<br />
<br />
4. Phạm vi nghiên cứu.<br />
<br />
20 em học sinh trường THCS Buôn Trấp, huyện Krông Ana.<br />
<br />
Tìm hiểu, nghiên cứu phân phối chương trình, sách giáo khoa và thực <br />
tiễn dạy học môn tự chọn ở trường THCS.<br />
<br />
P h ươ n g p h á p t ậ p l u y ệ n<br />
<br />
Vận dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thể lực môn cầu lông<br />
<br />
Nghiên cứu thông qua Hội khỏe phù đổng và học sinh giỏi TDTT cấp <br />
huyện và cấp tỉnh<br />
<br />
Nghiên cứu được tiến hành tại nhà đa chức năng trường THCS Buôn <br />
Trấp và Sân Cầu lông Long vũ, huyện Krông Ana.<br />
<br />
Thời gian nghiên cứu là 08 tháng<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Quá trình nghiên cứu tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:<br />
<br />
5.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu<br />
<br />
Đây là phương pháp được sử dụng nhằm hệ thống hoá các kiến thức có <br />
liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. <br />
<br />
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã tham khảo các sách giáo khoa các <br />
tài liệu, các chỉ thị, văn bản, quyết định của Đảng và nhà nước về Thể dục thể <br />
<br />
4<br />
thao trong giai đoạn mới định hướng công tác Thể dục thể thao…; Các sách lý <br />
luận, tâm lý, sinh lý học, các sách huấn luyện về chuyên môn Cầu lông; Các <br />
SKKN nghiên cứu về môn Cầu lông.<br />
<br />
5.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm<br />
<br />
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã phỏng vấn các thầy giáo, cô giáo <br />
dạy Thể dục, các vận động viên đạt giải Cầu lông cấp tỉnh và khu vực miền <br />
trung, huấn luyện viên nhằm thu thập thông tin phục vụ cho việc điều tra thực <br />
trạng tập luyện môn Cầu lông trong các trường THCS. Thông qua phiếu hỏi và <br />
toạ đàm để tìm ra các bài tập tập luyện cho học sinh.<br />
<br />
5.3. Phương pháp quan sát sư phạm<br />
<br />
Tôi tiến hành quan sát các buổi tập luyện và đánh giá khả năng tiếp thu <br />
của các em học sinh, đồng thời tiến hành quan sát giờ tập của một số huyện có <br />
phong trào Cầu lông phát triển mạnh như: huyện Krông păk, huyện EaKa... để <br />
tìm hiểu các bài tập thường được sử dụng trong tập luyện mônCầu lông, đồng <br />
thời thu thập các thông tin để giải quyết các mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
<br />
5.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm<br />
<br />
Phương pháp kiểm tra sư phạm được tiến hành để đánh giá trình độ sức <br />
sức bền của học sinh trước khi tiến hành thực nghiệm.<br />
<br />
5.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm<br />
<br />
Các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho học sinh trường THCS <br />
Buôn Trấp được tiến hành trong 08 tháng theo 2 giai đoạn: giai đoạn 04 tháng <br />
đầu và 04 tháng sau trong đợt thi Hội khỏe phù đổng cấp huyện và cấp tỉnh. <br />
Đề tài tiến hành thực nghiệm theo hình thức so sánh song song kết quả trước <br />
và sau khi tập luyện các bài tập.<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
<br />
Ngay từ khi mới thành lập chính quyền (1945) Đảng và Nhà nước ta đã <br />
hết sức coi trọng công tác giáo dục con người phát triển toàn diện nói chung và <br />
5<br />
nâng cao năng lực thể chất nói riêng. Coi đây là tài sản của đất nước. Các văn <br />
bản pháp lý của Đảng và Nhà nước ta đều nhấn mạnh TDTT và công tác cách <br />
mạng, là công cụ tác động tích cực đến đời sống của xã hội, là bộ phận quan <br />
trọng trong sự nghiệp giáo dục con người, phát triển toàn diện về mọi mặt.<br />
<br />
Ngày 24/03/1994 Ban bí thư TW Đảng ra chỉ thị 36 CT/TW về công tác <br />
TDTT trong giai đoạn mới, đề cập một hệ thống các quan điểm cơ bản của <br />
Đảng về TDTT các mục tiêu và nội dung chỉ đạo phát triển TDTT có ý nghĩa <br />
chiến lược và lâu dài. Trong đó nêu rõ: "Phát triển TDTT là một bộ phận quan <br />
trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước nhằm <br />
bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Mục tiêu cơ bản lâu dài của công tác <br />
TDTT và hình thành nền TDTT tiến bộ góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực <br />
đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của nhân dân và phấn đấu đạt được vị trí <br />
xứng đáng trong các hoạt động TDTT quốc tế trước hết là ở khu vực Đông <br />
Nam Á. <br />
<br />
Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển TDTT nước nhà thủ tướng <br />
chính phủ đã có chỉ thị 133/TTg về xây dựng và quy hoạch phát triển ngành <br />
TDTT". Ngành TDTT phải xây dựng định hướng phát triển có tính chiến lược <br />
trong đó quy định rõ các môn thể thao và các hình thức hoạt động mang tính <br />
phổ cập đối với 1 đối tượng lứa tuổi tạo thành phong trào tập luyện rộng rãi <br />
của quần chúng. <br />
<br />
Để đáp ứng với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội ngày một tăng của <br />
đất nước. Thể dục thể thao càng có vị trí quan trọng trong đời sống nhân dân, <br />
trở thành nhu cầu ngày càng cấp thiết, chăm lo cho con người, nâng cao sức <br />
khoẻ, thể lực, khẳng định khả năng sáng tạo của con người Việt Nam trong <br />
chỉ thị số 227 CT/TW ngày 18/11/1975 của Ban chấp hành TW Đảng có ghi: <br />
"Công tác TDTT đã phát triển đúng hướng góp phần tích cực phục vụ sản <br />
xuất, chiến đấu, đời sống và xây dựng con người mới, công tác TDTT cần phát <br />
triển ưu điểm đó phấn đấu vươn lên, đưa phong trào quần chúng rèn luyện <br />
thân thể vào nề nếp, phát triển công tác TDTT có chất lượng có tác dụng thiết <br />
thực nhằm mục tiêu khắc phục và tăng cường sức khoẻ cho nhân dân, góp <br />
phần xây dựng con người mới phát triển toàn diện, phục vụ đắc lực sự nghiệp <br />
xây dựng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền TDTT XHCN phát <br />
triển cân đối, có tính dân tộc, nhân dân và khoa học".<br />
<br />
<br />
6<br />
Với sự phát triển của các môn thể thao nói chung, môn Cầu lông nói <br />
riêng , trong những năm qua các em học sinh trường THCS Buôn trấp đã tham <br />
gia các giải như: Hội khỏe Phù đổng, thi học sinh giỏi TDTT, đã đạt được <br />
những kết quả cao. Vì vậy để đạt được thành tích cao trong thi đấu một trong <br />
những việc cần làm là phải nâng cao sức bền, có phương pháp tập luyện và <br />
tuyển chọn đội tuyển ngay từ đầu thông qua các Câu lạc bộ sở thích tại <br />
trường, từ đó tạo nền tảng để em thực hiện và vận dụng có hiệu quả các kỹ <br />
thuật, chiến thuật đánh cầu, giúp các em duy trì được những trận đấu căng <br />
thẳng kéo dài mà vẫn đảm bảo một cách hiệu quả những đường cầu tấn công <br />
nhanh, mạnh đầy uy lực, hoặc kiên trì phòng thủ an toàn trước những pha áp <br />
đảo của đối phương. Không những vậy một khi kỹ thuật của các em được <br />
đảm bảo sẽ củng cố và nâng cao tâm lý, bản lĩnh, chủ động và sáng tạo trong <br />
thi đấu. <br />
<br />
2. Thực trang<br />
<br />
2.1. Thuận lợi, khó khăn<br />
<br />
* Thuận lợi.<br />
<br />
Được sự quan tâm của Phòng GD&ĐT, thường xuyên quan tâm bồi <br />
dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Có tổ chuyên môn Thể dục thường xuyên <br />
họp tổ, rút kinh nghiệm, thực hiện những chuyên đề mới về phương pháp dạy <br />
học, cách bồi dưỡng học sinh có năng khiếu.<br />
<br />
Lãnh đạo nhà trường luôn tạo mọi điều kiện về sân bãi tập luyện, cơ sở <br />
vật chất cho công tác giảng dạy, huấn luyện, giáo viên trong trường thường <br />
xuyên dự giờ và góp ý cho tôi.<br />
<br />
Bản thân được đào tạo Đại học chính quy, học chuyên sâu về môn Cầu <br />
lông . Luôn luôn an tâm công tác, yêu nghề, tích cực tìm tòi học hỏi nâng cao <br />
chuyên môn nghiệp vụ thông qua đồng nghiệp, trên Internet…vv.<br />
<br />
Đa số các em học sinh ham thích môn Cầu lông, có ý thức tổ chức kỷ <br />
luật, năng động, nhiệt tình với các bài tập khi giáo viên đưa ra. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
Học sinh có năng khiếu, tiếp thu nhanh, dễ uốn nắn, sửa sai. Đa số các <br />
em gần trường nên việc đi lại thuận lợi, được gia đình quan tâm tạo điều kiện <br />
trong việc tập luyện.<br />
<br />
Phong trào TDTT trong trường và ngoài xã hội đang phát triển nên học <br />
sinh có điều kiện tập luyện và cọ sát. <br />
<br />
Nhà trường đã có nhà đa chức năng nên thuận lợi cho các em học tập và <br />
thi đấu.<br />
<br />
* Khó khăn.<br />
<br />
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi nhận thấy một số em chưa thật sự <br />
chú ý đến việc tập luyện và thi đấu, lý do các em phải đi học chính khóa và <br />
học thêm nhiều nên thời gian phần nào đã ảnh hưởng.<br />
<br />
Một số phụ huynh không muốn cho con mình đi tập luyện và thi đấu <br />
môn Cầu lông vì sợ ảnh hưởng tối việc học tập<br />
<br />
Điều kiện về cơ sở vật chất còn thiếu thốn, các em chưa chuẩn bị được <br />
đầy đủ dụng cụ khi tham gia tập luyện<br />
<br />
Sức khỏe và khả năng tiếp thu của học sinh không đồng đều.<br />
<br />
2.2. Thành công, hạnh chế<br />
<br />
* Thành công<br />
<br />
Trong quá trình công tác tại trường tôi luôn vận dụng những kiến thức đã <br />
được học vào quá trình huấn luyện cho các em, tự tìm tòi nghiên cứu tài liệu <br />
qua sách báo, Internet, học hỏi từ đồng nghiệp, góp ý của tổ chuyên môn. Từ <br />
khi áp dụng những phương pháp trên hiệu quả và thành tích của học sinh thi <br />
môn Cầu lông đã được nâng lên, các em thích chơi Cầu lông, đạt kết quả cao <br />
tại Hội khỏe phù đổng cấp huyện và cấp tỉnh vừa qua, các em đã có ý thức và <br />
quan tâm tới những nội dung trong quá trình tập luyện và ngày càng có nhiều <br />
học sinh tham gia tập luyện. <br />
<br />
* Hạn chế<br />
<br />
<br />
8<br />
Một số động tác kỹ thuật khó các em chưa thực hiện được, một số học <br />
sinh còn ham chơi Game chưa chú ý đến tập luyện<br />
<br />
Một số em sức khỏe còn yếu nên thực hiện các bài tập chưa đạt hiệu <br />
quả cao.<br />
<br />
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu<br />
<br />
* Mặt mạnh<br />
<br />
Được sự quan tâm của Ban lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn, giáo <br />
viên trong tổ, Hội cha mẹ phụ huynh học sinh và phía gia đình các em nên học <br />
sinh đã tập luyện đầy đủ các buổi theo quy định.<br />
<br />
Luôn bám sát học sinh, hiểu rõ hoàn cảnh tâm sinh lý lứa tuổi, sức khỏe <br />
của các em từ đó phân loại đối tượng để có những bài tập phù hợp.<br />
<br />
Các em được tập luyện với ở sân trong nhà nên kỹ thuật và cảm giác với <br />
trái cầu tốt hơn.<br />
<br />
Thường xuyên được cọ sát với các anh chị trong Câu lạc bộ Cầu lông <br />
Long Vũ nên củng cố được kỹ thuật, bản lĩnh và thể lực tăng nhanh.<br />
<br />
Đa số các em học sinh thích chơi môn Cầu lông<br />
<br />
* Mặt yếu<br />
<br />
Một số phụ huynh học sinh không muốn con mình tham gia tập luyện và <br />
chơi Cầu lông ví sợ ảnh hưởng tói việc học tập, kinh phí còn hạn chế.<br />
<br />
Điều kiện cơ sở vật chất ở một số trường còn nhiều thiếu thốn như: <br />
chưa có nhà Đa chức năng, chưa có thầy học chuyên sâu về môn Cầu lông, gia <br />
đình còn khó khăn chưa có điều kiện đầu tư cho con tham gia tập luyện.<br />
<br />
2.4. Các nguyên nhân, yếu tố tác động<br />
<br />
Một số phụ huynh không muốn cho con tham gia tập luyện trong đội <br />
tuyển cầu lông.<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
Lịch học thêm và học tăng tiết nhiều nên các em không có nhiều thời <br />
gian tập luyện<br />
<br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra<br />
<br />
Trong giảng dạy v à t ậ p l u y ệ n môn Cầu Lông ở trường THCS các <br />
em chỉ được học các trang bị kỹ thuật, phương pháp tập luyện, các bài tập bổ <br />
trợ. Nhưng do thời gian các em dành cho việc tập luyện, kinh phí còn nhiều <br />
hạn chế. Do vậy mà kĩ thuật, thể lực chưa đạt được thành tích cao. Nếu <br />
người giáo viên không đưa các bài tập bổ trợ và có phương pháp huấn luyên <br />
phù hợp thì:<br />
<br />
Thứ nhất: HS chỉ biết được kỹ thuật cơ bản chứ khi áp dụng kỹ <br />
thuật đó vào thi đấu thì không thực hiện được vì thiếu thể lực di chuyển <br />
chậm, lực cổ tay không đủ để đánh đường cầu đúng yêu cầu.<br />
<br />
Thứ hai: Nếu không củng cố thể lực chuyên môn cho các em nội dung <br />
học lặp lại nhiều lần thể lực chuyên môn của người học yếu dẫn đến người <br />
học bị sớm mệt mỏi nhàm chán thiếu hứng thú tập luyện.<br />
<br />
Thứ ba: Phương pháp tập luyện không phong phú, đa dạng thì làm cho <br />
học sinh cảm thấy nhàm chán.<br />
<br />
Thứ tư: Phương pháp huấn luyện không phù hợp thì không nâng cao <br />
được thành tích, cũng như khong tao được hứng thú cho HS.<br />
<br />
Với phong trào Cầu Lông rộng khắp như hiện nay việc tiếp thu một vài <br />
kỹ thuật động tác đánh cầu hay kỹ thuật di chuyển đối với các em học sinh <br />
lứa tuổi này là không khó. Để các em phát triển thêm về thể lực, cũng như có <br />
điều kiện để phát triển kỹ thuật động tác đánh cầu, kỹ thuật di chuyển từ kỹ <br />
năng đến kỹ xảo thì yêu cầu người giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi, đầu tư <br />
vào giờ dạy một cách công phu và đưa các bài tập mới cho các em tập luyện, <br />
tránh tập đi tập lại một vài động tác gây nhàm chán cho các em và gây mất <br />
hứng thú về học môn cầu lông của các em. Khi đó giờ dạy của giáo viên mới <br />
có chất lượng cao, học sinh tích cực tự giác hơn trong học tập cũng như trong <br />
tập luyện. Từ đó chúng ta thực hiện được mục đích cơ bản là giáo dục sức <br />
khoẻ cho học sinh, phát triển thể lực chuyên môn, kỹ thuật, chiến thuật và <br />
tâm lý thi đấu là nền tảng cho phát triển môn thể thao được nhiều người ưa <br />
10<br />
thích có thành tích cao hơn.<br />
<br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Các phương pháp huấn luyện kĩ thuật, bài tập bổ trợ vào các giờ học <br />
Cầu lông để phát triển thể lực nâng cao thành tích môn Cầu lông.<br />
<br />
Để góp phần nâng cao hiệu quả của tiết học Cầu lông tôi đã nghiên cứu <br />
và vận dụng đem vào giảng dạy các phương pháp, bài tập bổ trợ phát triển thể <br />
lực với thời gian từ 10 – 15 phút/tiết (vào phần thể lực của mỗi tiết giáo án bồi <br />
dưỡng đội tuyển) liên tục từ tiết thứ nhất cho đến tiết cuối cùng của chương <br />
trình huấn luyện cầu lông.<br />
<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Trang bị đầy đủ, toàn diện các kĩ thuật Cầu lông hiện đại <br />
<br />
Nắm vững và phối hợp các kĩ thuật trong những tình huống diễn biến <br />
phức tạp của điều kiện thi đấu. <br />
<br />
Phát huy cao độ những hiệu quả sử dụng hiệu quả kĩ thuật trong những <br />
tình huống phức tạp của điều kiện thi đấu. <br />
<br />
Thường xuyên hoàn thiện kĩ thuật kết hợp với việc phát triển các tố <br />
chất và năng lực liên quan để tăng cường hiệu quả sử dụng kĩ thuật trong tập <br />
luyện và thi đấu.<br />
<br />
Để đạt được mục đích của SKKN, đề tài xác định các mục tiêu cụ thể <br />
sau:<br />
<br />
Mục tiêu1: Nghiên cứu thực trạng tập luyện cầu lông của học Trường <br />
THCS Buôn Trấp.<br />
<br />
Mục tiêu 2: Lựa chọn và ứng dụng các bài tập chọn học sinh Cầu lông <br />
Trường THCS Buôn Trấp.<br />
<br />
Trong quá trình huấn luyện kĩ thuật cần chú ý những yêu cầu sau: <br />
<br />
Đảm bảo yêu cầu của các nguyên tắc giảng dạy đi từ dễ đến khó, từ <br />
đơn giản đến phức tạp, từ đã biết đến chưa biết. <br />
11<br />
Giảng dạy kĩ thuật phải được tiến hành một cách tuần tự hợp lí sao <br />
cho có thể tận dụng được những qui luật trong giảng dạy động tác <br />
<br />
Thường xuyên theo dõi các diễn biến quá trình tiếp thu kĩ thuật, sửa <br />
chữa các sai lầm mà người học mắc phải một các kịp thời. <br />
<br />
Sử dụng phối hợp một cách khoa học và hợp lí các phương pháp huấn <br />
luyện trong GDTC để nhằm gúp người học tiếp thu nhanh các kĩ thuật cần <br />
trang bị trong quá trình tập luyện.<br />
<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
<br />
3.2.1. Giai đoạn huấn luyện ban đầu<br />
<br />
Ở giai đoạn này cần giảng dạy cho người học nhận thức đúng về mục <br />
đích và nhiệm vụ của động tác mình cần học thông qua việc sử dụng các <br />
phương pháp trực quan để học có khái niệm tư duy đúng đắn về kĩ thuật của <br />
giáo viên đề ra, với các kĩ thuật phúc tạp khi tiến hành có thể đơn giản hoá <br />
bằng các phương pháp phân chia hay sử đụng các bài tập bổ trợ để dẫn dắt <br />
cho người tập dễ dàng thực hiện kĩ thuật một cách chính sách với chất lượng <br />
cao. <br />
<br />
Ví dụ: Trong huấn luyện kĩ thuật phòng thủ thấp tay thường có sự kết <br />
hợp với các bước chân, sau khi giảng giải và thi phạm về kĩ thuật có thể cho <br />
nguời tập thực hiện không tiếp xúc với cầu bằng cách đếm nhịp: 1 là bước <br />
chân; 2 là xoay người; 3 là đánh cầu và 4 là về tư thế chuẩn bị ban đầu. Nhịp <br />
5,6,7,8 tiếp tục thực hiện các giai đoạn như 1,2,3,4. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Quá trình này không chỉ thực hiện vài lần mà cần được tiến hành từ ngày <br />
này sang ngày khác, từ buổi học này sang buổi học khác làm cho người tập có <br />
định hướng đúng về kĩ thuật và độ khó cũng được tăng dần lên theo tương ứng <br />
với khả năng tiếp thu của người tập. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ở giai đoạn này, khi tiếp thu kĩ thuật cầu lông các em không thể tránh <br />
khỏi mắc phải sai lầm. Các sai lầm mắc phải do nhiều các nguyên nhân khác <br />
nhau, nhưng thường được thể hiện sai ở các điểm như: động tác bị cứng vai, <br />
phương hướng nhịp điệu chưa đúng, chưa phối hợp được lực đánh cầu, điểm <br />
tiếp xúc cầu sai, v,v…Vì vậy sửa chữa sai lầm cho người tập khi thực hiện kĩ <br />
thuật ở giai đoạn này là nhiệm vụ quan trọng của người GV. Người thầy cần <br />
sớm phát hiện những lỗi sai, tìm hiểu những nguyên nhân và đề ra các biện <br />
pháp khắc phục lỗi sai lầm đó cho người học một cách kịp thời mới có thể <br />
nâng cao hiệu quả giảng dạy của mình. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
Kết thúc giai đoạn này người tập phải tiếp thu được kĩ thuật tương đối <br />
hoàn chỉnh, tuy nhiên các động tác thực hiện còn thô và thể hiện ở mức độ <br />
chuẩn xác chư cao, chưa điều chỉnh được đường cầu theo ý muốn, dùng sức <br />
nhiều mà hiệu quả đánh cầu chưa được cao, động tác phối hợp chưa được <br />
nhịp nhàng. <br />
<br />
3.2.2. Giai đoạn huấn luyện sâu<br />
<br />
Ở giai đoạn này cần nâng cao kĩ thuật của người học đến mức độ tương <br />
đối hoàn thiện. Các chi tiết kĩ thuật cần được tiếp thu một cách hoàn chỉnh với <br />
độ chính xác cao về không gian, thời gian và nhịp điệu. Các bài tập thực hiện kĩ <br />
thuật cần đựơc thực hiện liên tục với độ khó tăng dần. Mặc dù việc thực hiện <br />
kĩ thuật ở giai đoạn này còn mang tính chất đơn lẻ, song những yêu cầu chính <br />
xác của kĩ thuật, độ chuẩn khi đánh cầu, yêu cầu về dùng sức, cự ly đánh cầu <br />
phải được tăng lên. <br />
<br />
Các động tác kĩ thuật của cầu lông chỉ thực hiện có hiệu quả khi biết <br />
kết hợp các yếu tố sức mạnh, sức nhanh ,sức bền và khéo léo trong kĩ thuật. <br />
Bởi vậy ngay ở giai đoạn này cần phải phối hợp giảng kĩ thuật với việc tập <br />
luyện với các tố chất liên quan, đặc biệt là các yếu tố cần thiết cho kĩ thuật di <br />
chuyển và lực gập mở cổ tay trong các kĩ thuật đánh cầu. Nếu như ở giai đoạn <br />
đầu các động tác đánh cầu cần thực hiện với biên độ rộng của cánh tay thì ở <br />
giai đoạn này biên độ hoạt động của cánh tay cần hạn chế và bù vào đó là mở <br />
<br />
<br />
14<br />
rộng biên độ hoạt động của cổ tay để tăng lực đánh cầu và điều chỉnh đường <br />
cầu cho chính xác, tiết kiệm và hiệu quả cao. <br />
<br />
3.2.3. Giai đoạn củng cố và hoàn thiện<br />
<br />
Tiếp theo giai đoạn trước, ở giai đoạn này các kĩ thuật cầu lông cần <br />
được củng cố và hoàn thiện cho phù hợp với đặc điểm cá nhân của người học, <br />
đồng thời có thể thực hiện một cách hợp lý trong những điều kiện khác nhau <br />
của những tình huống thi đấu. <br />
<br />
Trong các giai đoạn này cần cho người tập thực hiện các bài tập phối <br />
hợp đặc biệt là các bài tập phối hợp giữa các kĩ thuật di chuyển với các kĩ <br />
thuật đánh cầu khác nhau ở nhiều điểm trên sân, những bài tập theo yêu cầu <br />
của chiến thuật và các bài tập thi đấu có hạn chế toàn diện để người tập thích <br />
nghi dần với những yêu cầu phức tạp trong thi đấu cầu lông. <br />
<br />
Ví dụ: Trong cùng một động tác vung tay có thể sử dụng 3 cách đánh <br />
khác nhau: cao xa, đập cầu, đánh nhỏ cao tay.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tiếp tục tăng cường phát triển các tố chất thể lực có liên quan đến yêu <br />
cầu thực hiện kĩ thuật cũng là nhiện vụ quan trọng ở giai đoạn này. Bởi kĩ <br />
thuật cầu lông chỉ thật sự có hiệu quả thông qua việc kết hợp hoàn hảo của kĩ <br />
thuật với các tố chất hỗ trợ cho kĩ thuật đó mà thôi. <br />
<br />
<br />
15<br />
3.2.4. Tuần tự tiến hành huấn luyện kĩ thuật và chiến thuật trong <br />
thi đấu Cầu lông<br />
<br />
* Bước thứ 1: Giảng giải thị phạm ở bước này GV cần giảng giải và <br />
làm mẫu về kĩ thuật cho HS từ 2 – 3 lần (tuỳ theo đối tượng giảng dạy) với <br />
những nội dung bao gồm: Vị trí tác dụng của kĩ thuật. Các giai đoạn thực hiện <br />
kĩ thuật từ tư thế chuẩn bị đến thực hiện động tác và cuối cùng là kết thúc <br />
động tác. Trong đó các đặc tính về không gian, thời gian nhịp, nhịp điệu của kĩ <br />
thuật cần được giới thiệu đầy đủ kết hợp với các động tác làm mẫu chính xác <br />
để HS có khái niệm và tư duy về động tác mình cần học. <br />
<br />
* Bước thứ 2: Được tiến hành với các bài tập mô phỏng về động tác kĩ <br />
thuật. Các bài tập này thường đựợc thể hiện theo các tín hiệu như nhịp đếm, <br />
nhịp vỗ tay để học sinh lặp lại kĩ thuật một cách liên tục và thường xuyên ở <br />
những giáo án đầu, sau đó giảm dần đến khi định hình động tác được hình <br />
thành, ở bước này có thể thực hiện các bài tập đánh vào cầu treo ở điểm cố <br />
định, vào lá cây...vv. Cần chú ý sửa chữa những sai lầm khi thực hiện kĩ thuật <br />
cho HS ở giai đoạn này, phương pháp giảng dạy là sử dụng các bài tập lặp lại <br />
theo tổ . Mỗi tổ 30 60 giây với thời gian nghỉ không qui định để HS có thời <br />
gian tư duy về kĩ thuật và GV sửa chữa sai lầm cho HS. <br />
<br />
* Bước thứ 3: Cho HS tiếp xúc với cầu với những yêu cầu kĩ thuật đã <br />
được giảm nhẹ ( 50% lực tối đa), v,v… phương pháp sử dụng ở giai đoạn này <br />
chủ yếu là các bài tập định mức theo thời gian từ 5 đến 30 phút. GV cần tiếp <br />
tục sửa chữa kĩ thuật cho HS. Kết thúc giai đoạn này tương ứng với giai đoạn <br />
giảng dạy ban đầu trong dạy học động tác. <br />
<br />
* Bước thứ tư: Tiếp tục cho HS thực hiện kĩ thuật đánh cầu với độ khó <br />
tăng dần như: Những yêu cầu về độ chuẩn cao, tăng lực đánh cầu, kéo dài cự <br />
ly đánh cầu theo đường thẳng, chéo,v,v… Sử dụng phương pháp bài tập định <br />
mức theo thời gian từ 10 đến 30 phút, tuỳ theo mỗi giáo án tập luyện và tiếp <br />
tục sửa chữa sai lầm cho HS giai đoạn này. <br />
<br />
* Bước thứ 5: Phối hợp kĩ thuật: bước này cho HS thực hiện kĩ thuật <br />
với độ khó cao. Phối hợp dần từ hai ba kĩ thuật trong bài tập với thời gian 10 <br />
20 phút. Cần cho học sinh thực hiện các kĩ thuật đánh cầu tương ứng với các <br />
tình huống khác nhau ở mỗi điểm trên sân để người tập quen dần với các tình <br />
huống thi đấu.<br />
16<br />
* Bước thứ 6: Thực hiện kĩ thuật trong bài tập chiến thuật với các yêu <br />
cầu toàn diện hơn của kĩ thuật theo yêu cầu chiến thuật,v,v… Phương pháp <br />
huấn luyện chính vẫn là các bài tập định mức với thời gian 10 – 30 phút<br />
<br />
* Bước thứ 7: Thực hiện kĩ thuật trong các bài tập thi đấu. Sử dụng các <br />
bài tập thi đấu có hạn chế để tập trung tập luyện kĩ thuật, đồng thời tạo hưng <br />
phấn cho học sinh trong quá trình tập luyện. Với các bài tập thi đấu toàn diện <br />
cần thay đổi đối tượng, chú ý cho thi đấu với đối tượng có trình độ cao để rèn <br />
luyện tính chủ động, sáng tạo khi sử dụng kĩ thuật trong mỗi tình huống cụ <br />
thể của thi đấu. Sau mỗi trận đấu cần có nhận xét về kĩ thuật, chiến thuật như <br />
thế nảo? Tốt, xấu ra sao? Để người tập có phương hướng sửa chữa làm cho kĩ <br />
thuật ngày càng hoàn thiện hơn. <br />
<br />
* Bước thứ 8. Huấn luyện chiến thuật thi đấu : Trong thi đấu cầu lông <br />
cả hai bên đối thủ đều muốn khống chế lẫn nhau để giành quyền chủ động. <br />
Lấy điểm mạnh của mình để đánh vào điểm yếu của đối phương, hạn chế tối <br />
đa điểm mạnh của đối phương. Giấu đi những điểm yếu của mình. Sự cạnh <br />
tranh trong cuộc thi đấu hết sức gay gắt, mỗi bên đều có thể dựa vào các đặc <br />
điểm khác nhau của đối thủ mà sử dụng các biện pháp chiến thuật hợp lí <br />
nhằm chiến thắng đối phương. Khi sử dụng chiến thuật trong thi đấu cầu <br />
lông cần phải đạt được những mục đích sau: <br />
<br />
Điều chuyển vị trí của đối phương. Trong thi đấu cầu lông, vị trí đứng <br />
chuẩn bị của VĐV thường ở trung tâm sân để bao quát thuật lợi tất cả các <br />
điểm trên sân và sẵn sàng đánh trả các đường cầu mà bên kia đánh sang. Bởi <br />
vậy khi vận dụng chiến thuật phải nhằm mục đích trước hết là điều chuyển <br />
được vị trí của đối phương phải rời klhỏi vị trí trung tâm sân của họ là xuất <br />
hiện các khoảng trống để có thể tấn công vào đó mà giành điểm. <br />
<br />
Buộc đối phương phải đánh trả bằng các đường cầu sang cuối sân <br />
hoặc giữa sân mình, các đường cầu không theo ý muốn của của đối phương. <br />
Nhằm đạt được mục đích này VĐV cần phải sử dụng liên tục các kĩ thuật tấn <br />
công như đập cầu, chém treo cầu gần lưới, móc cầu,v.v…tạo nên khó khăn <br />
cho việc đánh trả cầu cầu của đối phương, buộc học phải đánh sang các <br />
đường cầu cao chưa tới biên ngang của sân mình. Như vậy sẽ có thể tạo điều <br />
kiện tốt nhất để sử dụng những quả cầu chủ động đánh quyết định giành <br />
điểm. <br />
<br />
17<br />
Làm cho đối phương mất đi sự khống chế trọng tâm. Để đạt được <br />
mục đích này VĐV có thể sử dụng các đường cầu lặp lại, sử dụng các động <br />
tác giả trong đánh cầu (ví dụ: vung vợt đập cầu nhưng lạ chém cầu nhanh ở <br />
gần lưới) nhằm rối loạn hướng di chuyển của đối phương. Đối phương sẽ <br />
mất đi sự ổn định của trọng tâm, không thể di chuyển kịp thời đến vị trí thuận <br />
lợi để đánh cầu hoặc phải đánh trả cầu trong tư thế bị động, chất lượng đánh <br />
cầu kém sẽ tạo điều kiện thuật lợi cho việc dứt điểm. <br />
<br />
Tiêu hao thể lực đối phương. Điều khiển chính xác điển rơi của cầu <br />
trong việc tận dụng tối đa toàn bộ diện tích của mặt sân để đánh cầu, đặc biệt <br />
là các điểm 4 góc sân (2 góc cuối sân, 2 góc gần lưới), sẽ làm cho đối phương <br />
liên tục di chuyển để đánh cầu và tiêu hao thể lực rất lớn. Để làm được điều <br />
này VĐV sử dụng linh hoạt và biến hoá các đường cầu phối hợp với các điểm <br />
đánh khác nhau để điều chuyển và buộc đối phương di chuyển cho đến khi <br />
xuất hiện mệt mỏi thì sử dụng quả đánh quyết định. <br />
<br />
Lấy mình làm chính: Điều này có nghĩa là không nên thoát ly khỏi điều <br />
kiện và khả năng, trình độ của mình về các mặt kĩ thuật, chiến thuật thể lực <br />
và các phẩm chất tâm lý để lựa chọn cho mình một chiến thuật thi đấu phù <br />
hợp <br />
<br />
Lấy nhanh là chính: Điều này có nghĩa về mặt biến hoá và chuyển đổi <br />
chiến thuật cần phải thể hiện đặc điểm “ nhanh”. Cần phải thay đổi một cách <br />
nhanh chóng và linh hoạt khi thấy chiến thuật áp dụng không có hiệu quả hoặc <br />
trong trường hợp đối phương cũng thay đổi chiến thuật thì mình cũng phải <br />
thay đổi chiến thuật kịp thời để đối phó lại. <br />
<br />
Lấy công làm chính: Tức là khi xây dựng chiến thuật cho bản thân cần <br />
phải nhấn mạnh tư tưởng chỉ đạo là tấn công nhanh, liên tục, đồng thời ngay <br />
cả trong phòng thủ cũng cần chủ động phòng thủ tích cực để chờ đợi thời cơ <br />
nhanh chóng phản ứng. <br />
<br />
3.2.5. Những yêu cầu khi vận dụng chiến thuật<br />
<br />
Vận dụng chiến thuật phải có mục đích trên cơ sở phát huy ưu điểm và <br />
che giấu nhược điểm của bản thân để đánh vào nhược điểm và hạn chế tối đa <br />
ưu điểm của đối phương. Để đảm bảo yêu cầu này VĐV cần phải chuẩn bị <br />
tốt cho mình về mặt kĩ, chiến thuật, thể lực và cả tâm lí thi đấu, khả năng <br />
18<br />
quan sát đánh giá đối phương ở các mặt trên và đặt ra chiến thuật thi đấu hợp <br />
lí. <br />
<br />
Xác định chiến thuật phải có sự thống nhất giữa chỉ đạo viên và VĐV, <br />
cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa 2 người trong quá trình thi dấu, điều này đòi <br />
hỏi giữa chỉ đạo viên và VĐV phải có sự hiểu biết và thông cảm sâu sắc với <br />
nhau tập trung ý kiến tối đa của tập thể để áp dụng chiến thuật phù hợp. <br />
<br />
Chiến thuật phải được vận dụng một cách linh hoạt vào điều kiện cụ <br />
thể của từng trận. Luôn suy nghĩ sáng tạo, chủ động khi vận dụng chiến thuật, <br />
mỗi trận đấu khác nhau, đối tượng khác nhau cần áp dụng những chiến thuật <br />
khác nhau, không nên ỷ lại bất kì vào một loại chiến thuật nào mà cần được <br />
thay đổi kịp thời để phù hợp với từng trận đấu. <br />
<br />
3.2.6. Phương pháp huấn luyện<br />
<br />
Huấn luyện chiến thuật trong cầu lông thường được sử dụng tổng hợp <br />
tất cả phương pháp giảng dạy khác nhau của GDTC. Tuỳ theo mỗi giai đoạn <br />
khác nhau có thể sử dụng các phương pháp khác nhau, song phương pháp bài <br />
tập vẫn được coi là phương pháp cơ bản và chủ yếu trong giảng dạy chiến <br />
thuật. Quá trình sử dụng phương pháp bài tập để huấn luyện chiến thuật cần <br />
tính đến các điều kiện sau: <br />
<br />
Các bài tập phải có cấu trúc gần giống nhau với các tình huống có trong <br />
thi đấu. Thông thường là các bài tập phối hợp di chuyển với đánh cầu ở các vị <br />
trí khác nhau trên sân. Mối vị trí khác nhau đều có cách đánh cầu khác nhau và <br />
ở một vị trí cũng có thể xử lí đánh cầu bằng mỗi cách khác nhau trên cơ sở vận <br />
dụng các yếu tố sức mạnh, tấc độ và điểm rơi một cách hợp lí với hiệu quả <br />
cao. <br />
<br />
Độ khó của các bài tập tăng dần bằng cách phối hợp từ 2 đến 3 kĩ <br />
thuật khác nhau cùng với việc kết hợp nâng cao về độ chuẩn, tốc độ và sức <br />
mạnh trong mỗi tình huóng cụ thể của chiến thuật. <br />
<br />
Các bài tập cần sử dụng tính toán đến lượng vận động hợp lí và phù <br />
hợp với đặc điểm, trình độ cá nhân của học sinh. <br />
<br />
Thường xuyên sử dụng lặp lại các bài tập để hoàn thiện dần kĩ năng, <br />
kĩ xảo sử dụng chiến thuật cho học sinh, giảm bớt về cách thức thực hiện <br />
19<br />
chiến thuật mà tập trung vào ý đồ sử dụng chiến thuật đó sao mang lại hiệu <br />
quả cao nhất sau mỗi lần áp dụng. <br />
<br />
3.2.7. Các bước tiến hành giảng dạy chiến thuật<br />
<br />
Bước thứ nhất 1: Đối với dạng chiến thuật cơ bản thì ban đầu có thể <br />
sử dụng phương pháp lời nói trong đó bao gồm: mục đích, ý nghĩa của chiến <br />
thuật, phương pháp và tình huống được sử dụng chiến thuật đó. Sau đó giáo <br />
viên thị phạm bài tập chiến thuật sẽ được áp dụng. <br />
<br />
Bước thứ 2: Người học cần có thời gian tư duy hoặc trao đổi về chiến <br />
thuật cần tập luyện. Trên cơ sở đã được phân tích và quan sát để từ đó xây <br />
dựng cho mình khái niệm, nội dung, ý đồ và phát triển vận dụng cũng như cách <br />
thức tiến hành tập luyện chiến thuật đó. <br />
<br />
Bước thứ 3: Thực hiện chiến thuật trên sân (chưa tiếp súc với cầu) <br />
hoặc trên hình vẽ bằng các đường kẻ thể hiện phương thức tập luyện chiến <br />
thuật, trong đó bao gồm: vị trí chuẩn bị, phương pháp và kĩ thuật di chuyển, <br />
điểm đánh cầu và cách thức đánh cầu. <br />
<br />
Bước thứ 4: Phối hợp di chuyển chiến thuật với thực hiện tiếp xúc cầu <br />
theo yêu cầu của chiến thuật, sử dụng phương pháp bài tập lặp lại theo tổ với <br />
độ khó tăng dần về các mặt như: dùng sức, độ chính xác, hương hướng đánh <br />
cầu cùng với các cảm giác về không gian, thời gian. <br />
<br />
Bước thứ 5: Thực hiện chiến thuật trong các bài tập thi đấu, phối hợp <br />
các bài tập chiến thuật trong từng tình huống cụ thể của mỗi trận đấu. Kết <br />
hợp tư duy vận dụng sáng tạo của cá nhân học sinh. <br />
<br />
3.2.8. Các bài tập bổ trợ<br />
<br />
* Nhóm các bài tập phát triển sức mạnh<br />
<br />
Đặc điểm thi đấu Cầu lông và tập luyện Cầu lông là người chơi Cầu <br />
lông luôn phải di chuyển liên tục với tốc độ cao trong phạm vi diện tích sân <br />
của mình bằng bước chạy, bật nhảy, cùng với đó là việc kết hợp các <br />
động tác đánh cầu hợp lý, nhanh, mạnh để thực hiện được ý đồ chiến <br />
thuật,v.v…Vì vậy sức mạnh trong Cầu lông được thể hiện ở các động tác <br />
xuất phát, các động tác bật nhảy, khả năng di chuyển nhanh, và các động tác <br />
20<br />
đánh cầu,v.v…Từ đó cho ta thấy sức mạnh trong môn cầu lông là sức mạnh <br />
tốc độ.<br />
<br />
Năng lực làm việc biểu hiện lớn nhất trong một thời gian ngắn nhất <br />
mang tính bột phát cho nên trong giảng dạy sức mạnh tốc độ phải sử dụng <br />
các phương pháp đúng để phát triển năng lực làm việc với tốc độ cao vì vậy <br />
phải sử dụng các phương pháp đúng để phát triển năng lực làm việc với tốc <br />
độ cao của các nhóm cơ tham gia vào hoạt động mà không tập luyện sức <br />
mạnh cầu lông một cách tuỳ tiện.<br />
<br />
Từ cơ sở lý luận cũng như quan điểm vận động tập luyện và thi đấu <br />
Cầu lông. Các bài tập để phát triển sức mạnh tốc độ chuyên môn Cầu lông đã <br />
được tôi đưa vào cho học sinh tập luyện các bài tập sau:<br />
<br />
B à<br />
tậ<br />
i p 1 : Ném cầu xa<br />
<br />
Mục đích: Phát triển sức mạnh của cánh tay và phối hợp động tác mở <br />
vai, xoay người, vươn hông đánh tay trong khi đánh cầu.<br />
<br />
Chuẩn bị: Mỗi em một quả Cầu lông VINA STAR đứng đối diện <br />
nhau cách nhau 5 m.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cách tập luyện: Đứng thành 4 hàng ngang mỗi bên 02 hàng, quay mặt <br />
vào nhau cách nhau 5m, dãn cách 1 sải tay. Giáo viên ra lệnh bằng còi 2 hàng <br />
có cầu thực hiện ném cầu ra xa phía hàng đối diện.<br />
<br />
Thực hiện: Đứng chân trước chân sau (không được lấy đà, không được <br />
<br />
21<br />
nhảy lên) đưa cầu ra sau vươn hông và ném. Hàng đối diện nhặt cầu và ném <br />
lại tương tự.<br />
<br />
Đội hình tập luyện: <br />
<br />
<br />
5m<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5m<br />
<br />
<br />
Bài tập 2: Lắc cổ tay<br />
Mục đích: Phát triển sức mạnh của cổ tay và độ dẻo của cổ tay <br />
trong khi thực hiện kỹ thuật đánh cầu .<br />
Chuẩn bị: Mỗi học sinh chuẩn bị một cây Cầu lông.<br />
Cách tập luyện: Tập đồng loạt hàng cách hàng 2m<br />
Động tác 1: đưa tay cầm vợt về trước lắc cổ tay qua trái rồi qua <br />
phải liên tục trong thời gian 1phút, sau đó dung bao bóng bịt mặt vợt lại và tiếp <br />
tục thực hiện (lắc cổ tay theo hình số 8 nàm ngang).<br />
Động tác 2: đưa tay cầm vợt lên đầu xoay mạnh cổ tay hết biên độ theo <br />
vòng tròn thời gian 30s rồi đổi chiều tiếp tục 30s<br />
Đội hình tập luyện: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
Bài tập 3: Bật cóc 4 bước, bật đổi chân trước sau liên tục.<br />
Mục đích: Phát triển sức mạnh tốc độ của cơ chân.<br />
Cách tập: Hai tay chống hông ngồi nhổm trên gót chân, kiểng gót <br />
khi có hiệu lệnh của giáo viên người tập bật liên tục 4 bước về phía trước <br />
với độ dài tối đa. Nam tập 1 tổ; nữ tập 1 tổ, thời gian nghỉ giữa các tổ là 30 <br />
giây. Tiếp theo thực hiện bật đổi chân trước, sau liên tục (30s)<br />
Đội hình tập luyện: Tập đồng loạt ở đội hình khởi động. Hàng trước <br />
bật 4 bước, tiếp đến hàng sau cho đến hết và quay lại. <br />
Đội hình tập luyện: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Các bài tập phát triển sức nhanh<br />
Trong tập luyện và thi đấu cầu lông, yếu tố sức nhanh là một tố chất <br />
cơ bản. Nó thể hiện ở những đường cầu với tốc độ nhanh biến hoá <br />
điểm rơi. Đòi hỏi khi vận động phải có phản ứng nhanh. Cầu lông là một <br />
môn thể thao không có chu kỳ nên quá trình phản ứng của nó là phụ thuộc <br />
vào sức nhanh động tác. Quan trọng nhất đó là sức nhanh di chuyển để thực <br />
hiện kĩ thuật động tác. Vì vậy các bài tập được đưa vào để phát triển sức <br />
nhanh cho học sinh được tôi chọn đưa vào đó là:<br />
B à<br />
tậ<br />
i p 1 : Nhảy dây<br />
Mục đích: Phát triển sức nhanh của cổ chân và sự phối hợp vận <br />
động của tay và chân. Tạo điều kiện thuận lợi cho các bước di chuyển để <br />
thực hiện kĩ thuật đánh cầu.<br />
Chuẩn bị: 12 đến 13 dây nhảy đơn.<br />
<br />
23<br />
Cách tập:<br />
+ Đo dây: 2 tay cầm dây sao cho khi gấp đôi dây để ở vùng “chấn <br />
thuỷ” (giữa xương ức và bụng) thì dây vừa chạm vào đầu bàn chân.<br />
+ Thực hiện: Khi có hiệu lệnh của giáo viên, từng hàng ngang tập đồng <br />
loạt, chú ý khi nhảy dây đầu gối không được co chỉ dùng sức cổ chân và nhảy <br />
liên tục không có bước đệm.<br />
Thời gian: Mỗi tổ 1 phút: Nam thực hiện 1 tổ, nữ thực hiện 1 tổ.<br />
Từng hàng ngang luân phiên nhau để tập luyện.<br />
Bài tập 2: Di chuyển ngang nhặt cầu 5, 18 m. <br />
Mục đích: Phát triển sức nhanh di chuyển ngang.<br />
Chuẩn bị:<br />
+ Quả cầu lông: 10 đến 15 quả/ em ( có thể dùng cả quả cầu hỏng).<br />
+ Sân cầu lông đơn.<br />
Cách tập: Thực hiện từng hàng đứng dọc giữa sân cầu lông đơn. Có <br />
hiệu lệnh còi tất cả di chuyển sang phải nhặt từng quả cầu ở đường dọc bên <br />
phải di chuyển sang trái bỏ vào giỏ ngoài đường dọc bên trái.<br />
Thời gian: Nam thực hiện 1 tổ, nữ 1 tổ. Mỗi tổ 1 phút, nghỉ giữa các<br />
tổ là 1 phút.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bài tập 3: Di chuyển lên xuống 6 m.<br />
Mục đích: Nhằm phát triển sức nhanh di chuyển tiến và lùi cho<br />
24<br />
người tập.<br />
Chuẩn bị: Sân cầ