SKKN: Sử dụng thí nghiệm đối chứng trong giảng dạy môn Hoá học
lượt xem 4
download
Mục đích của giải pháp: Thí nghiệm có đối chứng giúp học sinh tích lũy tư liệu về các chất và tính chất của chúng. Giúp học sinh dễ hiểu bài và hiểu bài sâu sắc. Thí nghiệm có đối chứng giúp học sinh học tập kinh nghiệm, tư duy sáng tạo để tìm tòi khám phá ra các chất và những tính chất của chúng. Giúp nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học và phát triển tư duy của học sinh. Thí nghiệm có đối chứng giúp hình thành kĩ năng trình bày, giao tiếp của học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Sử dụng thí nghiệm đối chứng trong giảng dạy môn Hoá học
- MÔ TẢ GIẢI PHÁP (Tên sáng kiến: “Sử dụng thí nghiệm đối chứng trong giảng dạy môn Hoá học”) Mã số phách ………… (Do Hội đồng chấm ghi) 1. Tình trạng giải pháp đã biết: Hóa học là bộ môn khoa học tự nhiên mà học sinh được tiếp cận muộn nhất nhưng nó có vai trò rất quan trọng trong nhà trường phổ thông. Nó cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hóa học, rèn cho học sinh óc tư duy, sáng tạo và khả năng trực quan nhanh nhạy. Tuy nhiên do mới được làm quen với bộ môn hóa học, mà nội dung chương trình hoá học lại bao gồm các khái niệm, tính chất, định luật, ... rất trừu tượng đối với học sinh. Thực tế qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy nếu giáo viên chỉ truyền thụ những lí thuyết cơ bản như sách giáo khoa thì học sinh rất thụ động, việc tìm hiểu và phát triển kiến thức mới đơn điệu, dễ dẫn đến nhàm chán, học sinh ghi nhớ bài không sâu... Vì vậy giáo viên bộ môn hóa học cần hình thành ở các em một kĩ năng cơ bản, thói quen học tập và làm việc khoa học làm nền tảng để các em phát triển khả năng nhận thức và năng lực hành động. Hình thành cho các em những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu thích khoa học… Để làm được điều đó thì việc dùng thí nghiệm và thí nghiệm đối chứng trong dạy học hóa học có lẽ là hiệu quả nhất. Đó là lí do tôi chọn đề tài: “Sử dụng thí nghiệm đối chứng trong giảng dạy môn Hoá học” để nghiên cứu. a. Ưu điểm Việc sử dụng, bảo quản đồ dùng dạy học, đặc biệt là dụng cụ thí nghiệm được nhà trường quan tâm chặt chẽ. Hàng năm trang bị thêm những đồ dùng cần thiết, đảm bảo cho công tác dạy và học. Cơ sở vật chất tương đối đảm bảo cho công tác thí nghiệm, có phòng thí nghiệm hoá học riêng phục vụ nhu cầu thí nghiệm thực hành. Sự phát triển của công nghệ thông tin phần nào giúp học sinh có nhiều cơ hội để quan sát các thí nghiệm mà giáo viên không có điều kiện để tiến hành: thí nghiệm nguy hiểm, hóa chất bị mất tính chất... Phần lớn giáo viên nắm vững trọng tâm, chương trình giảng dạy, bước đầu thực hiện tốt đổi mới phương pháp giảng dạy, đầu tư thực hiện các thí nghiệm và sử dụng thiết bị dạy học. Luôn có ý thức trách nhiệm trong công tác. Học sinh đa số đều có hứng thú tìm tòi, khám phá những cái mới vì vậy muốn tự mình làm thí nghiệm, quan sát và phát hiện kiến thức. b. Hạn chế: Do học sinh mới bắt đầu làm quen với thí nghiệm hoá học nên còn bỡ ngỡ, lúng túng, các thao tác chưa chính xác, chưa biết cách quan sát hoặc sợ làm thí nghiệm, mất nhiều thời gian hướng dẫn. Một số học sinh còn lơ là gây mất trật tự trong giờ học.
- Diện tích phòng thí nghiệm nhỏ, hẹp ảnh hưởng đến quá trình làm thí nghiệm: khó khăn khi di chuyển, mùi hoá chất.... Hoá chất sau khi thí nghiệm chưa có nơi xử lí. Mất nhiều thời gian chuẩn bị cho giờ học có thí nghiệm. 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: a. Mục đích của giải pháp: Thí nghiệm có đối chứng giúp học sinh tích lũy tư liệu về các chất và tính chất của chúng. Giúp học sinh dễ hiểu bài và hiểu bài sâu sắc. Thí nghiệm có đối chứng giúp học sinh học tập kinh nghiệm, tư duy sáng tạo để tìm tòi khám phá ra các chất và những tính chất của chúng. Giúp nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học và phát triển tư duy của học sinh. Thí nghiệm có đối chứng giúp hình thành kĩ năng trình bày, giao tiếp của học sinh. Thí nghiệm có đối chứng giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng làm việc với các chất, sản xuất ra chúng để phục vụ đời sống con người. Mặt khác, thí nghiệm biểu diễn do tự tay giáo viên làm, các thao tác rất mẫu mực sẽ là khuôn mẫu cho học trò học tập và bắt chước, để rồi sau đó học sinh làm thí nghiệm theo đúng cách thức đó. Như vậy, có thể nói thí nghiệm do giáo viên trình bày sẽ giúp cho việc hình thành những kỹ năng thí nghiệm đầu tiên ở học sinh một cách chính xác. Thí nghiệm có đối chứng còn giúp giáo viên tiết kiệm thời gian trên lớp mỗi tiết học, giúp giáo viên điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh thuận lợi và có hiệu suất cao hơn. Do đó chúng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của thầy và trò từ đó chất lượng bộ môn từng lúc được cải thiện. Nhằm trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để có hướng giảng dạy tốt hơn. b. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp: Qua thực tiễn tìm hiểu đối tượng tôi nhận thấy học sinh học tích cực hơn khi giờ học có thí nghiệm và thí nghiệm đạt kết quả càng cao thì tinh thần học tập càng tốt, càng hăng say, học sinh ít nói chuyện, chú ý bài, thích làm thí nghiệm, kiến thức tiếp thu nhanh hơn. Điểm số các bài kiểm tra được cải thiện, chất lượng bộ môn ngày càng được nâng cao. Song không chỉ đơn thuần là hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm hay giáo viên biểu diễn thí nghiệm mà phải làm thế nào để một giờ học đạt hiệu quả cao, phát huy hết vai trò của thí nghiệm, để qua đó phát huy tính chủ động tích cực của học sinh. c. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp: c1. Những yêu cầu chung khi tiến hành bài dạy có thí nghiệm: Đảm bảo an toàn thí nghiệm: Đây là yêu cầu quan trọng nhất vì vậy khâu chuẩn bị và kiểm tra dụng cụ, hóa chất giáo viên phải hết sức lưu ý:
- Luôn giữ hoá chất tinh khiết, dụng cụ thí nghiệm phải sạch và khô, làm đúng kỹ thuật, luôn bình tĩnh khi làm thí nghiệm. Nếu có sự cố không may xảy ra phải bình tĩnh tìm ra nguyên nhân, giải quyết kịp thời. Không nên quá cường điệu hoá những nguy hiểm của thí nghiệm cũng như tính độc hại của hoá chất làm học sinh quá sợ hãi. Đảm bảo thành công: Sự thành công của thí nghiệm tác động mạnh mẽ đến lòng tin của học sinh vào khoa học. Chính vì vậy giáo viên không nên chủ quan, bất kì một thí nghiệm nào dù khó hay dễ giáo viên cần phải thực hiện thử trước khi lên lớp biểu diễn. Số lượng thí nghiệm trong một bài vừa phải, lựa chọn thí nghiệm dễ thực hiện: nhằm tiết kiệm thời gian trên lớp và không lặp lại những thí nghiệm mà học sinh đã tiến hành ở những tiết trước nhằm tránh gây sự nhàm chán và mất tập trung ở học sinh. Kết hợp chặt chẽ thí nghiệm với lời giảng của giáo viên : Lúc này lời gỉang của giáo viên không phải là nguồn thông tin mà là sự hướng dẫn quan sát, chỉ đạo sự suy nghĩ của học sinh để đi tới kết luận đúng đắn, hợp lí, để qua đó các em lĩnh hội được kiến thức mới. Tạo mọi điều kiện để học sinh được trực tiếp thực hành và tất cả học sinh đều được làm thí nghiệm, biết cách quan sát thí nghiệm, trực tiếp làm việc với dụng cụ thí nghiệm, hóa chất, ở cả trong lớp học, trong phòng thí nghiệm hoặc ngoài tự nhiên. Học sinh được đặt câu hỏi, nêu ý kiến thắc mắc, và có thể tự giải đáp thắc mắc từ nghiên cứu thí nghiệm hoặc được giải đáp qua sự giúp đỡ của giáo viên.Từ đó học sinh có thể vận dụng linh họat những kiến thức, kỹ năng đã học để nhận thức những kiến thức mới và có thể áp dụng kiến thức hóa học vào thực tế đời sống. Nghiên cứu phối hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau trong giờ dạy. Kết hợp logic giữa biểu diễn thí nghiệm, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, thảo luận nhóm… từ đó giúp học sinh biết nêu và giải quyết vấn đề tìm ra kiến thức mới, củng cố kiến thức cũ…sao cho phù hợp với từng loại bài, từng loại thí nghiệm…và phù hợp với từng đặc điểm nhận thức của học sinh. Phải xác định vị trí của từng loại thí nghiệm: Mỗi thí nghiệm có một vị trí khác nhau trong dạy và học hóa học. Giáo viên cần xác định rõ vị trí của từng loại thí nghiệm để áp dụng phù hợp vào các bài cụ thể. Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên: là một trong những phương tiện trực quan có hiệu quả trong dạy học hóa học. Nó được sử dụng trong những trường hợp sau : Khi cần thực hiện nhanh trong thời gian hạn hẹp của bài lên lớp. Khi cần làm những thí nghiệm phức tạp mà học sinh chưa làm được.
- Khi hoàn cảnh cơ sở vật chất thiếu, không đủ cho cả lớp cùng làm. Khi giáo viên muốn làm mẫu để chỉ dẫn cho học sinh những kỹ thuật làm thí nghiệm. Khi biểu diễn thí nghiệm, giáo viên phải chú ý đồng thời hai nhiệm vụ: Yêu cầu sư phạm về kỹ thuật biểu diễn thí nghiệm và phương pháp dạy học khi biểu diễn thí nghiệm. Thí nghiệm của học sinh: *Thí nghiệm để học bài mới: Việc sử dụng thí nghiệm của học sinh khi nghiên cứu bài học mới cũng có thể sử dụng các phương pháp tương tự như thí nghiệm biểu diễn của giáo viên. Nhưng ở đây giáo vên đóng vai trò là người hướng dẫn, học sinh tự tay điều khiển các quá trình biến đổi các chất, nên được rèn luyện cả kỹ năng tư duy và kỹ năng thí nghiệm. o Từng học sinh làm. o Học sinh làm theo nhóm. * Thí nghiệm thực hành (Bài thực hành): là một hình thức tổ chức học tập, trong đó học sinh phải tự làm một số thí nghiệm sau khi đã học xong một chương hay một phần của giáo trình. Sau khi kết thúc bài thực hành phải đạt các mục đích sau: học sinh được: Củng cố những kiến thức mới học được của chương. Rèn luyện kỹ năng quan sát, giải thích hiện tượng, điều chế, nhận biết các chất, kỹ năng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm hay gặp nhất, kỹ thuật làm việc an toàn với hóa chất, ý thức tổ chức kỷ luật, cẩn thận, chịu khó, trung thực, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học. Biết cách ghi lại những gì quan sát được khi làm thí nghiệm, biết giải thích hiện tượng và viết được PTHH( nếu có) thông qua bảng tường trình nộp cho giáo viên. c2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Giáo viên: + Phải tích luỹ kinh nghiệm bằng cách làm thí nghiệm nhiều lần để rút ra thiếu sót, và có thể cải tiến, sáng tạo. Nắm vững những kỹ thuật làm thí nghiệm. + Phải chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo trước khi tiến hành trên lớp. Không nên chủ quan cho rằng thí nghiệm đó đơn giản đã làm quen nên không cần thử trước. + Khi chuẩn bị cho thí nghiệm cần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt như: lượng hoá chất, nồng độ các dung dịch, nhiệt độ.......là các yếu tố rất quan trọng.
- + Chuẩn bị dụng cụ cần đồng bộ, gọn, đảm bảo tính khoa học. Kiểm tra số lượng, chất luợng dụng cụ, hoá chất và nên chuẩn bị những bộ dự trữ nếu bị thiếu hay xảy ra sự cố, nghiên cứu tìm hiểu cách khắc phục những sự cố xảy ra. + Giáo viên phải thực sự là người hướng dẫn, gợi mở để học sinh chủ động thực hiện các hoạt động theo kế hoạch bài giảng. Tập trung theo dõi uốn nắn giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn + Vận dụng phương pháp thí nghiệm có đối chứng để phát huy tính tích cực là gợi mở cho học sinh suy nghĩ, so sánh, đối chiếu, sáng tạo trong giờ học, nhưng không lạm dụng quá nhiều thí nghiệm trong một giờ, mà phải lựa chọn thí nghiệm phù hợp với đặc trưng của bài. + Giáo viên cần chú ý tới một số học sinh hiếu động chỉ lo chú ý đến màu sắc của hoá chất, ống nghiệm, hiện tượng thí nghiệm mà không lo giải thích hiện tượng và kết luận thu được sau mỗi thí nghiệm. Học sinh: + Chuẩn bị bài chu đáo theo hướng dẫn của giáo viên. + Tập nghiên cứu thí nghiệm tại nhà, dự đoán câu trả lời trong sách giáo khoa. * Một số thí dụ cụ thể: LỚP 8 Tiết 55 Bài 36: NƯỚC (Tiết 2) TỔ CHỨC CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu II. Tính chất của tính chất hoá học của nước. nước 1. Tính chất vật lí a. Tác dụng với kim loại. 2. Tính chất hoá Thí nghiệm 1: học Yêu cầu HS nhúng quì HS ti ến hành, nh ậ n xét: a. Tác dụng với kim tím vào nước, quan sát, quì tím không chuy ển màu. loại nhận xét hiện tượng. + Cho mẩu Na (nhỏ bằng Mẩu Na nóng chảy thành ½ hạt đậu xanh) vào cốc giọt tròn lăn nhanh trên mặt nước 1 đã nhỏ sẵn 12 nước và tan dần, có khí giọt dung dịch thoát ra. phenolphtalein, đặt phễu Đồng thời: + dung dịch đậy trên miệng cốc nước phenol phatalein không màu + Nhúng mẩu giấy qùi thành màu hồng. tím vào dung dịch thu + Qùi tím chuyển thành được xanh GV yêu cầu học sinh Giải thích: Do Na tác nhận xét hiện tượng, giải dụng mạnh với nước tạo ra thích và viết PTHH. dung dịch NaOH và khí
- hidro. Dung dịch NaOH làm đổi màu phenolphtalein thành hồng PTHH 2Na +2H2O 2NaOH+ H2 2Na +2H2O 2NaOH + H2 Có phải tất cả các kim loại đều phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường không? GV yêu cầu học sinh thực hiện thí nghiệm đối chứng HS tiến hành, nhận xét: Thí nghiệm 2: Cho một không có hiện tượng gì xảy mẩu Cu vào cốc nước 2 ra. Vậy kim loại Cu không Kết luận: Nước có đã nhỏ sẵn 12 giọt dung tác dụng với nước ở nhiệt thể tác dụng với một dịch phenol phtalein. độ thường. số kim loại ở nhiệt GV yêu cầu học sinh độ thường tạo thành nhận xét, giải thích, so dung dịch bazơ và sánh với thí nghiệm 1 HS rút ra kết luận: Nước khí hidro Có kết luận gì về tính có thể tác dụng với 1 số chất hóa học của nước? kim loại ở nhiệt độ thường GV nhận xét, bổ sung. tạo thành dung dịch bazơ và khí hidro b. Tác dụng với một b. Tác dụng với một số số oxit bazơ. oxit bazơ. Hs làm thí nghiệm theo Yêu cầu HS làm thí nhóm, quan sát, nhận xét: nghiệm 1 + Có hơi nước bốc lên, + Cho một ít CaO vào bát CaO từ rắn chuyển sang sứ, rót một ít nước vào nhão. vôi sống. + Phản ứng toả nhiệt. + Nhúng mẩu giấy qùi + Quì tím xanh. tím vào dung dịch thu + dung dịch phenol được phatalein không màu + Nhỏ vài giọt dung dịch hồng. phenol phatalein vào dung Giải thích: Do CaO tác PTHH dịch thu được dụng được với nước tạo GV yêu cầu HS nhận thành dung dịch bazơ CaO + H2O xét hiện tượng, giải thích CaO + H2O Ca(OH)2. Ca(OH)2 và viết PTHH Có phải tất cả các oxit Kết luận: Nước có bazơ đều phản ứng được HS tiến hành thể tác dụng với một
- với nước không? số oxit bazơ tạo Thí nghiệm 2: Cho CuO thành dung dịch vào bát sứ sau đó cho bazơ. một ít nước vào. + Nhúng mẩu giấy qùi * Dung dịch bazơ tím vào dung dịch thu làm được Đổi màu quì tím + Nhỏ vài giọt dung dịch Nhận xét: không có hiện thành xanh. phenol phatalein vào dung tượng gì xảy ra Làm dung dịch dịch thu được Không phải tất cả oxit phenol phatalein GV yêu cầu HS nhận bazơ đều tác dụng được không màu chuyển xét, giải thích, so sánh với với nước. sang màu hồng. thí nghiệm 1 Có kết luận gì về tính chất hóa học của nước? Tiết 60 Bài 40 DUNG DỊCH TỔ CHỨC CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu I. Dung môi – chất tan khái niệm dung môi, – dung dịch chất tan và dung dịch Hướng dẫn HS làm thí HS làm thí nghiệm. nghiệm. Thí nghiệm 1: Cho 1 thìa Thí nghiệm 1: Đường đường vào cốc nước, tan trong nước tạo thành khuấy nhẹ, nhận xét. nước đường GV nhận xét, bổ sung 1. Dung môi + Đường tan trong Dung môi là chất có nước: đường là chất tan. khả năng hoà tan chất + Nước hoà tan được khác để tạo thành dung đường: nước là dung dịch. môi của đường. + Nước đường: là hỗn hợp đồng nhất không 2. Chất tan phân biệt được đường Chất tan là chất bị hoà và nước: dung dịch. Thí nghiệm 2: HS làm thí nghiệm và tan trong dung môi. + Cốc 1: đựng nước nhận xét + Cốc 2: đựng dầu hoả + Cốc 1: nước không hoà tan được dầu ăn. 3. Dung dịch Cho vào mỗi cốc một thìa dầu ăn, khuấy nhẹ. + Cốc 2: dầu hoả hoà Dung dịch là hỗn hợp Quan sát, nhận xét tan được dầu ăn tạo đồng nhất của dung môi
- hiện tượng. thành hỗn hợp đồng và chất tan. Xác định chất tan, dung nhất. môi, dung dịch trong thí Dầu ăn: chất tan. nghiệm trên. Dầu hoả: dung môi. Vậy em hiểu thế nào Dung dịch là hỗn hợp là dung môi; chất tan và đồng nhất của dầu hỏa dung dịch ? và dầu ăn. Gv nhận xét, kết luận. HS nêu kết luận LỚP 9 TIẾT 2 BÀI 1 TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT. TỔ CHỨC CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA NỘI DUNG HS HĐ1:Tính chất hóa học I. Tính chất hóa học của oxít của oxít 1/ Oxít bazơ có những 1. Oxít bazơ có những tính chất hóa học nào? tính chất hóa học nào? GV hướng dẫn học sinh Các nhóm nhận dụng a. Tác dụng với nước làm TN cụ hóa chất, tiến hành + Ống nghiệm 1: đựng thí nghiệm CuO + Ống nghiệm 2: đựng Nêu hiện tượng, giải CaO thích: + Ống 1: Không có hiện Nhỏ 1 ít nước vào 2 ống, lắc nhẹ tượng do CuO không tác Nhúng mẫu giấy quỳ dụng với nước tím vào 2 ống nghiệm + Ống 2: quì tím hóa trên xanh do CaO tác dụng Yêu cầu học sinh quan được với nước tạo sát, nêu hiện tượng và thành dung dịch bazơ giải thích. Viết PTHH (Canxi hiđroxit) PTHH: CaO + H2O Ca(OH)2 CaO + H2O Ca(OH)2 Yêu cầu học sinh rút ra Kết luận: kết luận + CuO Không phản ứng Na2O + H2O 2NaOH với nước + CaO phản ứng với CuO + H2O nước tạo thành dung * Lưu ý: Ngoài CaO, dịch bazơ * Kết luận: Một số oxít
- một số oxít bazơ khác bazơ tác dụng với nước tác dụng với nước tạo tạo thành dung dịch bazơ thành dung dịch bazơ : K2O, Na2O, BaO… Yêu cầu HS viết PTHH HS lên bảng viết PTHH TIẾT 2 BÀI 3: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT TỔ CHỨC CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA NỘI DUNG HS HĐ1: Tính chất hóa I. Tính chất hóa học học Các nhóm làm thí 1. Hướng dẫn các nhóm nghiệm 2. Axít tác dụng với kim làm thí nghiệm Hiện tượng, giải thích: loại + Ống nghiệm 1: đựng + Ống 1: Kim loại Zn kim loại Zn (Al) tan, có khí thoát ra do Zn + Ống nghiệm 2: đựng tác dụng với dung dịch kim loại Cu axit HCl tạo thành dung Rót từ từ 1 2ml dung dịch muối và giải phóng dịch axit HCl vào 2 ống khí Hiđro nghiệm trên. + Ống 2: không có hiện Yêu cầu quan sát – nêu tượng do Cu không tác hiện tượng, giải thích và dụng với dung dịch axit viết PTHH xảy ra. HCl PTHH PTHH Zn+2HCl ZnCl2 + H2 Zn+2HCl ZnCl2 + H2 Rút kết luận: dung dịch Yêu cầu học sinh nêu axit không tác dụng với Cu + HCl kết luận? tất cả các kim loại. Kết luận: Dung dịch axít Lưu ý: tác dụng được với nhiều + Ngoài Zn, dung dịch kim loại (Zn, Mg, Fe, axit còn tác dụng với Al...) tạo thành muối và nhiều kim loại: Mg, Fe, giải phóng khí H2 Al... tạo thành muối và * Lưu ý: giải phóng khí H2 Một số kim loại không + Một số kim loại tác dụng với dung dịch không tác dụng với axit: axit: Cu, Ag… Cu, Ag… Axit HNO3, H2SO4 đặc + Axit HNO3, H2SO4, tác dụng được với nhiều đặc tác dụng với nhiều kim loại nhưng không kim loại nhưng không giải phóng khí H2 giải phóng khí H2 (học ở
- PTTH) TIẾT 14 BÀI 9 TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI TỔ CHỨC CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA NỘI DUNG HS HĐ1:Tính chất hóa học I. Tính chất hóa học của muối của muối Hướng dẫn học sinh làm Làm thí nghiệm theo 1. Muối tác dụng với thí nghiệm: nhóm kim loại + Yêu cầu HS nhận xét + Màu dây đồng: màu màu sắc của dây đồng và đỏ PTHH dung dịch AgNO3 trước + Dung dịch AgNO3 khi thí nghiệm không màu + Ngâm một đoạn dây + Có kim loại màu đồng vào ống nghiệm xám bám ngoài dây Cu. chứa 2 3 ml dung dịch Dung dịch ban đầu AgNO3 không màu chuyển Yêu cầu quan sát – nêu dần sang màu xanh. hiện tượng, giải thích và Nhận xét: đồng đã viết PTHH xảy ra. đẩy Ag ra khỏi dung dịch muối AgNO3 và một phần Cu bị hoà tan tạo thành dung dịch Cu(NO3)2 có màu xanh lam. PTHH Cu + 2AgNO3 → Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag Cu(NO3)2 + 2Ag Giáo viên đặt vấn đề: Có Cu + ZnCl2 → phải tất cả kim loại đều tác dụng với dung dịch * Kết luận: muối hay không? Các nhóm làm thí Dung dịch muối có thể Thí nghiệm đối chứng: nghiệm tác dụng với kim loại Ngâm một đoạn dây đồng tạo thành muối mới và vào ống nghiệm chứa 2 3 Hiện tượng: Không kim loại mới. ml dung dịch muối không có hiện tượng gì. màu ZnCl2. Kết luận: Không Giáo viên yêu cầu HS phải tất cả kim loại quan sát và rút ra câu trả đều tác dụng với dung lời cho vấn đề giáo viên dịch muối. đưa ra ở trên. HS tiếp tục rút ra kết
- Qua 2 thí nghiệm trên rút luận ra được kết luận gì? TIẾT 23 – BÀI 17 DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI TỔ CHỨC CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG HĐ1: Dãy hoạt động I. Dãy hoạt động hóa hóa học của kim loại học của kim loại được được xây dựng như xây dựng như thế nào? thế nào? 1. TN 1: Tổ chức cho học sinh Nhận dụng cụ, hóa làm thí nghiệm đối chất chứng để so sánh độ hoạt động hóa học của từng cặp kim loại Phát phiếu học tập cho cả nhóm Nhận phiếu học tập 1/ TN 1: + Cho đinh sắt vào dd CuSO4 Làm TN theo nhóm + Thí nghiệm đối Hiện tượng: + Ống 1: Có chất rắn chứng: Cho dây đồng màu đỏ bám ngoài đinh vào dd FeSO4 sắt. Vậy sắt đẩy được Yêu cầu quan sát – nêu đồng ra khỏi dd muối PTHH: hiện tượng, giải thích đồng và viết PTHH xảy ra. PTHH: Fe+CuSO4 →FeSO4+ Cu Fe+CuSO4 →FeSO4+ Cu + Ống 2: không hiện Cu + FeSO4 → tượng Vậy đồng không đẩy được sắt ra khỏi dd muối sắt Sắt hoạt động hóa học Qua 2 thí nghiệm trên Sắt hoạt động hóa học mạnh hơn đồng em có kết luận gì về độ mạnh hơn đồng Ta xếp Fe, Cu hoạt động của 2 kim loại? GV: Sắt hoạt động Ta xếp Fe, Cu hóa học mạnh hơn đồng, ta xếp như thế nào? 2/ TN2: Làm TN theo nhóm Cho dây Cu vào ống nghiệm 1 đựng dung Hiện tượng: dịch AgNO3
- Thí nghiệm đối + Ống 1: có chất rắn chứng: Cho dây Ag vào màu xám bám ngoài dây 2. TN2: ống nghiệm 2 đựng đồng. Vậy đồng đẩy dung dịch CuSO4 được bạc ra khỏi dung dịch muối bạc PTHH: Yêu cầu quan sát – nêu Cu + 2AgNO3 → hiện tượng, giải thích Cu(NO3)2 + 2Ag Cu + 2AgNO3 → và viết PTHH xảy ra. + Ống 2: không có hiện Cu(NO3)2 + 2Ag tượng. Vậy bạc không đẩy được đồng ra khỏi Ag + CuSO4 → dung dịch muối đồng Qua 2 thí nghiệm trên Nhận xét: Đồng hoạt em có kết luận gì về độ động hóa học mạnh hơn Đồng hoạt động hóa học hoạt động của 2 kim bạc mạnh hơn bạc loại? Ta xếp Cu, Ag Ta xếp: Cu, Ag. 3/ TN3: 3. TN3: Làm TN theo nhóm Cho đinh Fe vào ống nghiệm 1 đựng dung Hiện tượng: dịch HCl + Ống 1 có nhiều bọt khí Thí nghiệm đối thoát ra. Vậy sắt đẩy chứng: Cho dây Cu vào được hidro ra khỏi dung ống nghiệm 2 đựng dịch axit dung dịch HCl PTHH: PTHH: Yêu cầu quan sát – nêu Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 + Ống 2: không có hiện hiện tượng, giải thích và viết PTHH xảy ra. tượng. Vậyđồng không Cu + HCl → đẩy được hidro ra khỏi dung dịch axit Qua 2 thí nghiệm trên Fe đứng trước H, Cu Ta xếp: Fe, H, Cu em có kết luận gì? đứng sau H Ta xếp: Fe, H, Cu... 4/ TN4: 4. TN4: Làm TN theo nhóm Cho mẩu Na vào cốc Hiện tượng: nước 1 đã nhỏ sẵn vài + Cốc 1: mẩu Na tan giọt dung dịch phenol dần, có khí thoát ra. Na phtalein phản ứng với nước sinh PTHH: Thí nghiệm đối ra dung dịch bazơ dung 2Na+2H2O → 2NaOH chứng: Cho mẩu Fe vào dịch phenol phtalein +H2 cốc nước 2 có nhỏ sẵn không màu đổi sang màu dung dịch phenol đỏ phtalein Fe + H2O →
- Yêu cầu quan sát – nêu 2Na+2H2O → 2NaOH hiện tượng, giải thích +H2 và viết PTHH xảy ra. + Cốc 2 không có hiện tượng. Vậy sắt không phản ứng được với Na hoạt động hóa học Qua 2 thí nghiệm trên nước ở điều kiện mạnh hơn Fe em có kết luận gì về độ thường Ta xếp: Na, Fe hoạt động của 2 kim Kết luận: Na hoạt loại? động hóa học mạnh hơn Fe 5. Kết luận: * Với kết quả 4 TN em Ta xếp Na, Fe Dãy hoạt động hóa học hãy sắp xếp các kim của một số kim loại sau loại thành một dãy theo Ta xếp theo thứ tự: Na, K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, chiều hoạt động hoá Fe, H, Cu, Ag Pb, (H), Cu, Ag, Au học giảm dần? Ghi nhận: GV: Bằng nhiều thí nghiệm khác nhau người ta sắp xếp các kim loại thành dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học thông báo dãy hoạt động hóa học của một số kim loại * Lưu ý: (H) là phi kim nhưng có một số tính chất của kim loại Ngoài các ví dụ trên, thực tế trong quá trình giảng dạy còn rất nhiều tiết giáo viên có thể thực hiện thí nghiệm đối chứng trong bài dạy của mình. Nhờ có thí nghiệm, bằng kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích... học sinh hiểu được vấn đề từ đó rút ra được kiến thức cho bản thân Học sinh quan sát giáo viên làm thí nghiệm và tự tay làm thí nghiệm, mô tả hiện tượng, giải thích, và viết các phương trình hoá học … làm cho các em cảm thấy hứng thú, yêu thích học tập bộ môn hơn. Từ đó giúp học sinh dễ tiếp thu và nhớ lâu, nhớ dai hơn, biết vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tế cuộc sống vì vậy mà chất lượng học tập của học sinh ngày được nâng cao hơn . Học sinh tin vào những điều thầy nói vì có thí nghiệm chứng minh vào lời nói của thầy, vì tin thầy nên học sinh cũng tin vào khoa học. Dựa vào hiện tượng thí nghiệm, sự thay đổi những dấu hiệu bên ngoài (màu sắc, trạng thái, …) đập vào các giác quan của học sinh nên trong đầu học sinh sẽ nảy ra những câu hỏi vì sao? … Để trả lời những câu hỏi đó buộc
- các em phải phân tích tổng hợp tìm tòi giải đáp, nhờ vậy mà năng lực nhận thức của học sinh được nâng cao. Tuy nhiên không phải trường nào cũng có đủ điều kiện để giáo viên tiến hành các thí nghiệm như mong muốn vì vậy để bảo đảm cho giờ dạy thì nhà trường có thể hỗ trợ giáo viên như: Dụng cụ thí nghiệm: đảm bảo đủ số lượng và cả chất lượng. Trong đó có cả dự phòng và thay thế. Bổ sung kịp thời những hoá chất hết hoặc hết hạn sử dụng. Đầu tư trang thiết bị thông tin để có thể cho học sinh quan sát thay thế các thí nghiệm không có điều kiện tiến hành. Khi có thiết bị mới, cần tập huấn cho giáo viên. Đào tạo đội ngũ cán bộ thiết bị để có đủ năng lực hỗ trợ cho giáo viên. 3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Giải pháp này có thể áp dụng cho tất cả giáo viên dạy môn hóa học cấp trung học cơ sở nhằm tạo hứng thú cho học sinh và nâng cao chất lượng bộ môn. Trong quá trình thực dạy, qua từng tiết, từng bài, GV có thể rút ra những kinh nghiệm cho bản thân để tiết dạy đạt hiệu qủa cao hơn. Tiếp tục tiến hành thí nghiệm đối chứng ở nhiều tiết khác, lớp khác, năm khác để đề tài có tính thuyết phục cao hơn. 4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Các tiết hóa trở nên sinh động hơn, ít nhàm chán. Học sinh có tâm lí thoải mái, nhẹ nhàng hơn, không còn có ý nghĩ môn tự nhiên là khô khan và đó là một môn học khó nuốt nhất. Từ đó giúp học sinh yêu thích môn hoá học hơn, học sinh dễ nắm bắt kiến thức, hiểu bài sâu, nhớ kỹ và vận dụng vào thực tế đời sống. Kết quả các bài kiểm tra có tiến bộ hơn Tỉ lệ học sinh yếu giảm, tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng, chất lượng bộ môn từng lúc được cải thiện. Chất lượng bộ môn: Năm học 2017 2018 Bộ Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém môn SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL Hóa 76 35,8 64 30,1 54 25,4 18 8,49 00 8+9/212 5 9 7 HKI Năm học 2018 2019 Bộ Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém môn SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL Hóa 84 37,8 73 32,8 50 22,5 15 6,76 00 8+9/222 4 8 2
- Tóm lại trong việc giảng dạy Hoá học ở trường THCS không thể không sử dụng thí nghiệm và thí nghiệm đối chứng. Chính nhờ nó mà ta có thể phát triển tư duy của học sinh. Sau khi quan sát, học sinh so sánh đối chiếu và rút ra được sự giống và khác nhau từ đó hình thành cho học sinh khả năng phân tích, tổng hợp và khái quát hoá kiến thức. Trước những học sinh phong phú về trình độ nhận thức, thì giáo viên luôn phải tạo ra tình huống có vấn đề để phát huy khả năng tư duy, so sánh của học sinh khá giỏi, tạo điều kiện cho học sinh yếu được tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài. Để đạt được điều đó, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt trong các phương pháp, có kỹ năng, kỹ xảo trong thao tác làm thí nghiệm, phát huy tối đa vai trò của thí nghiệm trong mỗi giờ dạy hoá học. Bản thân mỗi giáo viên phải tự trang bị cho mình cơ sở lí luận về phương pháp thực nghiệm, tìm ra những phương án thí nghiệm tốt, cách tiến hành có hiệu quả.... nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong giảng dạy bộ môn hoá ở trung học cơ sở. Và với phương pháp “Sử dụng thí nghiệm đối chứng trong giảng dạy môn Hoá học” đã giúp tôi tìm ra một phương hướng giảng dạy hợp lý nhằm phát huy tính tích cực và năng lực nhận thức của học sinh. Tuy nhiên GV cần phải có sự linh hoạt và sự vận dụng hợp lý bởi vì bản thân phương pháp này chỉ là phương tiện để giúp học sinh rút ra được những tri thức cần thiết. Vì vậy, phương pháp thí nghiệm đối chứng chỉ sử dụng khi cần thiết, phù hợp với từng đối tượng học sinh, không được quá lạm dụng Trên đây là kinh nghịêm mà tôi đã đúc rút được qua quá trình giảng dạy. Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến, bổ sung của ban giám khảo, đồng nghiệp để tôi có được một phương pháp dạy học tốt hơn. 5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Nguyễn Thị Hồng Phấn Trần Thị Bích Thủy 6. Tài liệu kèm theo: Không Bến Tre, ngày 15 tháng 01 năm 2019
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Sử dụng phương pháp đồ thị để giải nhanh một số dạng bài tập trắc nghiệm Hóa học
22 p | 992 | 258
-
SKKN: Một số thí nghiệm khoa học giúp trẻ mẫu giáo lớn khám phá thế giới xung quanh
13 p | 1383 | 168
-
SKKN: Sử dụng phương pháp tiếp tuyến để chứng minh bất đẳng thức và tìm giới hạn của hàm số - Trường chuyên Huỳnh Mẫn Đạt
18 p | 838 | 159
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học môn Âm nhạc
15 p | 853 | 147
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm trong giờ học Vật lý ở bậc THCS
21 p | 1052 | 145
-
SKKN: Phương pháp sử dụng đồ dùng trong dạy học Ngữ văn THPT
20 p | 851 | 112
-
SKKN: Truyền thụ kĩ năng sử dụng máy tính bỏ túi giúp học sinh học tốt môn Toán
20 p | 601 | 100
-
SKKN: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để học Địa lí 12
34 p | 552 | 99
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm sử dụng đồ dùng thí nghiệm có hiệu quả trong giảng dạy Vật lý lớp 7
14 p | 532 | 98
-
SKKN: Một số thủ thuật sử dụng kênh hình trong giảng dạy môn Sinh học theo chương trình SGK mới
7 p | 513 | 91
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học tế bào (Sinh học 10)
32 p | 500 | 72
-
SKKN: Một số biện pháp thúc đẩy việc sử dụng trang thiết bị trong giảng dạy ở trường THPT Trần Phú
22 p | 210 | 52
-
SKKN: Sử dụng các thí nghiệm ảo về cảm ứng điện từ nhằm giúp học sinh lớp 11A2 trường THPT số I Bát Xát dễ dàng xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng cảm ứng điện từ
17 p | 262 | 49
-
SKKN: Hiệu quả của việc sử dụng thí nghiệm trực quan trong giảng dạy Hóa học ở trường phổ thông
8 p | 180 | 33
-
SKKN: Sử dụng video, thí nghiệm ảo và các hình ảnh phù hợp nhằm nâng cao kết quả học tập môn Vật Lý 12
52 p | 178 | 33
-
SKKN: Phương pháp dạy thí nghiệm lai hai tính trạng của Menđen bằng thí nghiệm ảo
25 p | 184 | 21
-
SKKN: Sử dụng phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số chứng minh bất đẳng thức
23 p | 129 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn