Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
SỞ HỮU CHÉO VỐN CỔ PHẦN CỦA NGÂN HÀNG<br />
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY<br />
Hoàng Thị Thanh Hằng*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Việc tổ chức, cá nhân tham gia sở hữu chéo vốn cổ phần tại nhiều ngân hàng cũng có mặt<br />
tích cực là có thêm nhiều kinh nghiệm để điều hành kinh doanh, phân tán rủi ro vốn sở hữu. Mặt<br />
khác, sở hửu chéo vốn cổ phần cũng đang là nguyên nhân của một số rủi ro ngân hàng ảnh hưởng<br />
tiêu cực đến sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Đối với quá trình tái cơ cấu các<br />
ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam hiện nay, sở hửu chéo vốn cổ phần là một trong những<br />
vấn đề cần quan tâm xử lý hàng đầu, mà công tác giải quyết nợ xấu, cũng như tăng cường minh<br />
bạch hoạt động của hệ thống ngân hàng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, mặt trái của nó là sự chồng<br />
chéo, thiếu minh bạch trong việc sở hữu vốn cổ phần trong các ngân hàng không đúng năng lực tài<br />
chính thực sự của tổ chức, cá nhân tham gia làm phát sinh nhiều hệ lụy như việc họ lợi dụng uy tín<br />
ông chủ để trục lợi cho tổ chức, cá nhân mình. Tư duy kinh doanh không phải vì thích sở hữu ngân<br />
hàng mà ẩn đằng sau nó là việc sử dung vốn huy động giá rẻ từ ngân hàng để cung cấp vốn cho các<br />
công ty sân sau nhằm tìm kiếm lợi ích kinh tế lớn hơn; Riêng bản thân các ngân hàng thương mại<br />
cổ phần (NHTMCP) này tiềm ẩn những rủi ro lớn hơn bắt đầu từ đây… điều này đặt ra bài toán cho<br />
các nhà nghiên cứu, nhà quản trị ngân hàng phải tìm lời giải đáp để hóa giải sự tồn tại bất cập này.<br />
Từ khóa: sở hữu chéo, vốn cổ phần<br />
<br />
CROSS-OWNERSHIP OF EQUITY CAPITAL OF VIETNAMESE<br />
COMMERCIAL BANKS IN RECENT YEARS<br />
ABSTRACT<br />
In Vietnamese banking system, the organizations and individuals involved in cross-ownership<br />
of equity capital, which have positive side effects of more experiences for business executives, as<br />
well as risk dispersion of equity capital. On the other hand, cross-ownership of equity capital is<br />
also the cause of a number of banking risks that can negatively affect the safety and soundness of<br />
banking system. Nowadays, for the restructuring commercial banking system in Vietnam, crossownership of equity capital is one of the issues, which need to pay first attention to treatment in,<br />
associated with settlement for bad debt as well as strengthening, transparency in banking system<br />
is essential. However, negative side effects of cross-ownership of equity capital are the overlap,<br />
lack of transparency, improperly financial capacity of organizations, and individuals involved<br />
that raises many consequences as they take advantage of owner’s reputation for their profits and<br />
for organization. Business thinking is not as interested in owning bank, behind using of cheap<br />
deposits from banks finance capital for “backyard” companies to get greater economic benefits;<br />
specially, these commercial banks have greater implicit risks beginning here ... that poses problems<br />
for researchers, bank administrators must find an answer to the existence of these shortcomings.<br />
<br />
Keywords: cross-ownership, equity<br />
* TS. GV. Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM<br />
<br />
36<br />
<br />
Sở hữu chéo . . .<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Vốn cổ phần lớn, thể hiện năng lực tài<br />
chính mạnh của một NHTMCP. Năng lực<br />
tài chính của NHTMCP sẽ quyết định quy<br />
mô hoạt động, mạng lưới và chiến lược kinh<br />
doanh cũng như vai trò quản trị hệ thống ngân<br />
hàng. Sở hữu chéo vốn cổ phần trong hoạt<br />
động ngân hàng, được hiểu là một tổ chức,<br />
cá nhân đang có vốn sở hữu tại một số ngân<br />
hàng khác nhau, có thể đang cùng một lúc<br />
điều hành, quản trị hoặc cử người tham gia tại<br />
nhiều ngân hàng.<br />
Trong thực tiễn Việt Nam, trước khi có hệ<br />
thống ngân hàng cổ phần, Chính phủ đã chủ<br />
trương phải có đại diện của mình trong mỗi<br />
ngân hàng và các ngân hàng thương mại quốc<br />
doanh lớn đã được lựa chọn để góp vốn với<br />
tư cách cổ đông nhà nước. Sự hiện diện của<br />
những ngân hàng quốc doanh mà nay gọi là<br />
ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN)<br />
nhằm mục đích hạn chế những hoạt động vượt<br />
ra ngoài khuôn khổ pháp lý nếu có cũng như<br />
những yếu kém ban đầu từ phía các ngân hàng<br />
cổ phần mới được thành lập. Trong bối cảnh<br />
bấy giờ, sự thận trọng này là cần thiết. Ngoài<br />
ra, xét từ góc độ nghiệp vụ, các NHTMNN<br />
lớn đã chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh, quản<br />
trị thậm chí chia sẻ cả nguồn nhân lực với tất<br />
cả các NHTMCP mà họ tham gia góp vốn.<br />
Tuy nhiên, cùng với thời gian và sự phát triển<br />
của hệ thống ngân hàng Việt Nam, ảnh hưởng<br />
của các hình thức sở hữu chéo cũng có nhiều<br />
biến đổi. Nhìn chung, thực trạng sở hữu chéo<br />
trong hệ thống ngân hàng Việt Nam như tỷ lệ<br />
nắm giữ giữa các tổ chức, cá nhân, vai trò của<br />
các cổ đông và công tác giám sát vai trò này<br />
là những vấn đề hết sức phức tạp bởi quan<br />
hệ chồng chéo mang tính lịch sử, đồng thời<br />
cũng mang tính biến động cao, kết hợp với<br />
nguồn thông tin hạn chế. Trước hết, rất nhiều<br />
<br />
công ty lớn, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế<br />
Nhà nước và các tập đoàn cổ phần, dù không<br />
thuộc lĩnh vực tài chính nhưng hiện đang đầu<br />
tư dài hạn với vai trò nhà sáng lập, nhà đầu tư<br />
chiến lược trong các NHTM. Bên cạnh đó, hệ<br />
thống ngân hàng còn tồn tại những quan hệ<br />
ràng buộc phức tạp về mặt sở hữu khi mà các<br />
ngân hàng có những công ty con, công ty liên<br />
kết và những công ty này cũng nắm giữ cổ<br />
phiếu ngân hàng đang tạo ra những hệ lụy tác<br />
động trực tiếp đến tính ổn định và lành mạnh<br />
của hệ thống.<br />
2. Thực trạng các hình thức sở hữu<br />
chéo hiện nay<br />
Theo báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 do Ủy<br />
ban Kinh tế của Quốc Hội công bố, vấn đề sở<br />
hữu chéo giữa các TCTD ở Việt Nam ngày<br />
càng trở nên nghiêm trọng. Đây là một trong<br />
những nguyên nhân dẫn đến việc giải ngân<br />
vốn dựa trên quan hệ thay vì hiệu quả sử dụng.<br />
Theo báo cáo này, sở hữu chéo trong hệ thống<br />
ngân hàng Việt Nam có thể chia thành sáu<br />
nhóm: Thứ nhất, sở hữu của các NHTMNN<br />
và NHTM nước ngoài tại các NH liên doanh;<br />
Thứ hai, cổ đông chiến lược nước ngoài tại<br />
các NHTM - cả nhà nước lẫn cổ phần; Thứ ba,<br />
cổ đông tại các NHTM là các công ty quản lý<br />
quỹ; Thứ tư, sở hữu của các NHTMNN tại các<br />
NHTMCP; Thứ năm, sở hữu lẫn nhau giữa<br />
các NHTMCP; Thứ sáu, sở hữu NHTMCP<br />
bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và<br />
tư nhân. Nhận định và đánh giá trong các mối<br />
quan hệ trên, ba nhóm sở hữu chéo đầu tiên<br />
có tính tích cực vì các mối quan hệ này chủ<br />
yếu hướng đến việc tăng cường thúc đẩy hoạt<br />
động thương mại giữa Việt Nam và quốc tế,<br />
nâng cao năng lực quản trị và thúc đẩy việc sử<br />
dụng vốn một cách có hiệu quả.<br />
Mối bận tâm của các nhà quản lý, nhà<br />
nghiên cứu là mối quan hệ ở ba nhóm sau.<br />
37<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
Khi các NHTMNN là cổ đông lớn của các<br />
NHTMCP, các NHTMNN có thể ảnh hưởng<br />
đến các ngân hàng thuộc nhóm sau trong việc<br />
cung cấp vốn cho các DNNN. Với trường<br />
hợp các NHTM có cổ đông lớn là các doanh<br />
nghiệp, rất có thể các NHTM này trở thành<br />
sân sau, chuyên huy động vốn từ dân để tài<br />
trợ cho các dự án của doanh nghiệp cổ đông.<br />
Mặc dù theo quy định, các ngân hàng không<br />
được cho các cổ đông của mình vay vốn<br />
nhưng các ngân hàng có thể lách quy định<br />
bằng cách cho các công ty con của các doanh<br />
nghiệp vay vốn. Tương tự, việc sở hữu chéo<br />
giữa các ngân hàng cũng tạo điều kiện để<br />
cho các doanh nghiệp sở hữu ngân hàng này<br />
có thể dễ dàng vay được vốn từ ngân hàng<br />
có quan hệ sở hữu chéo khác. Như vậy, ba<br />
trường hợp sở hữu này đều có nguy cơ dẫn<br />
đến việc các NHTM sẽ tiến hành thẩm định<br />
vốn vay thiếu cẩn trọng. Nếu điều này xảy<br />
ra, đây có thể coi là một trong những nguyên<br />
nhân quan trọng dẫn đến nợ xấu trong hệ<br />
thống ngân hàng tăng cao. Bởi vì, chúng ta<br />
cũng thấy rằng:<br />
- Sở hữu của các NHTMNN tại các<br />
NHTMCP: Do ảnh hưởng trong giai đoạn<br />
khủng hoảng 1997-1998, một số NHTMCP<br />
đã bộc lộ một số yếu kém về kinh doanh và<br />
năng lực tài chính, khả năng thanh khoản nên<br />
sự hiện diện của NHTMNN tại các NHTMCP<br />
theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà<br />
nước đã xuất hiện để góp phần ổn định hệ<br />
thống ngân hàng. Hiện có 8 NHTM cổ phần<br />
có quan hệ cổ phần với bốn NHTMNN. Ví dụ<br />
như là Vietcombank hiện đang sở hữu 11%<br />
tại Ngân hàng Quân đội, 8,2% tại Eximbank,<br />
4,7% tại Ngân hàng Phương Đông, 5,3%<br />
tại Ngân hàng Sài Gòn. Trường hợp khác,<br />
Agribank hiện đang sở hữu 15% tại Maritime<br />
Bank (cổ phần gián tiếp thông qua Agriseco),<br />
<br />
11% tại Saigonbank. Còn VietinBank cũng sở<br />
hữu 11% cổ phần tại Saigonbank.<br />
- Sở hữu lẫn nhau giữa các NHTMCP:<br />
Đây là một hình thức sở hữu khá phổ biến<br />
hiện nay ở Việt Nam, đang có 6 NHTMCP có<br />
cổ đông là một NHTMCP khác. Chẳng hạn,<br />
như Eximbank hiện sở hữu 10,6% cổ phần<br />
tại Sacombank, 8,5% cổ phần tại Ngân hàng<br />
Việt Á; ACB đang sở hữu 20% cổ phần tại<br />
Eximbank, 10,8% ở ngân hàng Đại Á, 10%<br />
ở ngân hàng Việt Nam Thương Tín; 6,1% ở<br />
ngân hàng Kiên Long (thông qua Công ty<br />
Chứng khoán ACBS).<br />
- Sở hữu NHTMCP bởi các tập đoàn, tổng<br />
công ty nhà nước và tư nhân: Rất nhiều tập<br />
đoàn và tổng công ty nhà nước tham gia góp<br />
vốn hình thành các TCTD. Hầu hết các tập<br />
đoàn nhà nước đều có các công ty tài chính.<br />
Mối quan hệ giữa NHTMCP với các tập đoàn<br />
tư nhân ngày càng trở nên phức tạp. Vì có<br />
nhiều ngân hàng có thể được sở hữu bởi rất<br />
nhiều công ty gia đình hoặc các thành viên<br />
gia đình vốn đồng thời lãnh đạo ở các doing<br />
nghiệp khác.<br />
Trong đó, đặc biệt nổi bật là việc sở hữu<br />
NHTMCP bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà<br />
nước và tư nhân hiện nay như: Tập đoàn Bảo<br />
Việt sở hữu 52% cổ phần của NHTMCP Bảo<br />
Việt; Viettel sở hữu 10%, Tổng công ty Trực<br />
thăng Việt Nam sở hữu 7,2% , Tổng công ty<br />
Tân cảng Sài Gòn sở hữu 5,7% cổ phần của<br />
ngân hàng Quân Đội; EVN sở hữu 25,4% cổ<br />
phần của ABBank; Tập đoàn Than Khoáng<br />
sản Việt Nam, Tập đoàn cao su Việt Nam<br />
đều sở hữu 9,3% cổ phần của SHB; Tập đoàn<br />
Dầu khí Quốc gia Việt Nam sở hữu 20% cổ<br />
phần của Oceanbank; Agribank sở hữu 15%<br />
Maritime bank, 10,2% của ngân hàng Phát<br />
triển Mê Kông, 8,9% của ngân hàng Quân đội.<br />
VNPT sở hữu 12,5% Maritime bank, 6,1% cổ<br />
38<br />
<br />
Sở hữu chéo . . .<br />
<br />
phần của Oceanbank, 6% cổ phần của ngân<br />
hàng Bưu điện Liên Việt và Vinalines sở hữu<br />
5,3% cổ phần của Maritime bank. Mặc dù các<br />
Tập đoàn, Tổng công ty nắm giữ số lượng cổ<br />
phần tương đối lớn tại các NHTMCP nhưng<br />
lại trực tiếp không tham gia quản trị điều hành<br />
trong khi vai trò quản trị điều hành và thâu<br />
tóm lại thuộc về nhóm lợi ích hoặc một vài cá<br />
nhân đại diện thao túng.<br />
Như chúng ta biết, sự biến tướng sở hữu<br />
chéo vốn cổ phần trong các NHTMCP có liên<br />
quan đã đưa đến nhiều mối quan hệ mà cơ<br />
quan quản lý nhà nước về hoạt động ngân<br />
hàng cần phải quan tâm giải quyết, nhằm làm<br />
minh bạch năng lực tài chính của những tổ<br />
chức, cá nhân có nhiều sở hữu vốn cổ phần tại<br />
một số ngân hàng, tránh bị rơi vào tình trạng<br />
để họ lũng đoạn, gây nên những biến động<br />
ảnh hưởng xấu đến hệ thống ngân hàng hiện<br />
nay. Tình trạng sở hữu chéo cổ phần đang đưa<br />
tới việc tạo ra những liên minh ngân hàng,<br />
khiến cho việc quản lý trở nên phức tạp. Nếu<br />
không được kiểm soát đúng mức, rủi ro hệ<br />
thống không phải là không có. Một trong<br />
những ưu tiên của tiến trình tái cơ cấu nền<br />
kinh tế đó chính là tái cấu trúc lại hệ thống<br />
ngân hàng thương mại. Trong đó giải quyết<br />
nợ xấu và sâu xa hơn là giải quyết tình trạng<br />
sở hữu chéo là vấn đề được nhiều người quan<br />
tâm thời điểm này.<br />
Theo quy định, một cổ đông cá nhân<br />
không được sở hữu quá 5% vốn điều lệ của<br />
một tổ chức tín dụng, một cổ đông là tổ<br />
chức không được sở hữu quá 15% vốn điều<br />
lệ của một tổ chức tín dụng... nhằm hạn chế<br />
sự thâu tóm ngân hàng trái pháp luật. Song,<br />
khi sở hữu chéo thì quy định này sẽ bị vô<br />
hiệu hóa. Bởi lẽ, sở hữu chéo cho phép một<br />
doanh nghiệp, hay NHTM, có tỷ lệ cổ phần<br />
lớn trong các NHTM khác có thể gây áp lực<br />
<br />
để ngân hàng này cấp vốn đầu tư vào những<br />
dự án của doanh nghiệp hay ngân hàng “sân<br />
sau” của mình, điều này sẽ dẫn đến nguy cơ là<br />
quy định giới hạn tín dụng bị “vượt rào”, bộ<br />
máy đánh giá, sàng lọc tiêu chí theo hiệu quả<br />
đầu tư của NHTM bị vô hiệu. Các quy định<br />
về các đối tượng cấm cho vay, hạn chế cho<br />
vay cũng sẽ bị ảnh hưởng. Chẳng hạn, pháp<br />
luật không cho phép TCTD cho vay đối với<br />
Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, người thân<br />
của họ và một số đối tượng khác. Tuy nhiên,<br />
những người này lại có thể vay ở TCTD khác<br />
mà tổ chức của mình là cổ đông lớn. Sở hữu<br />
chéo cũng giúp các ngân hàng có thể lách quy<br />
định về việc không được cho các cổ đông của<br />
mình vay vốn bằng cách cho các công ty con<br />
của các doanh nghiệp vay vốn. Và một thực<br />
tế, trong bối cảnh hiện nay, ngân hàng thương<br />
mại rất dễ biến thành kênh huy động vốn cho<br />
Tập đoàn, các công ty con là “mạng nhện”<br />
liên kết còn thể hiện ở những hoạt động kinh<br />
doanh thiếu kiểm soát, sự nhập nhằng trong<br />
việc cho vay, trong thẩm định và cấp phát vốn<br />
vay và làm gia tăng rủi ro tín dụng, phát sinh<br />
tiềm ẩn nợ xấu ngân hàng. Rủi ro thị trường<br />
tài chính ngân hàng mang tính hệ thống, dù<br />
rủi ro ấy ban đầu chỉ xuất phát từ một vài tổ<br />
chức riêng lẻ. Vì đó là quan hệ giữa dòng tiền<br />
với nền sản xuất kinh tế thực. Rủi ro này khi<br />
vỡ, từ quan hệ “lằng nhằng” do sở hữu chéo<br />
giữa các ngân hàng, thì không chỉ lan tỏa đối<br />
với hệ thống sản xuất kinh doanh ngoài ngân<br />
hàng mà ngay cả trong ngân hàng.<br />
Theo báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 của Ủy<br />
ban kinh tế Quốc hội thì hiện nay, gần 40<br />
doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân sở hữu<br />
trên 5% tại các NHTMCP và các doanh nghiệp<br />
này lại sở hữu các công ty đầu tư tài chính.<br />
Vì vậy, mối quan hệ giữa NHTMCP với các<br />
tập đoàn cổ phần tư nhân ngày càng phức tạp.<br />
39<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
Nhiều ngân hàng có thể được sở hữu bởi rất<br />
nhiều công ty gia đình hoặc các thành viên gia<br />
đình vốn đang là lãnh đạo ở các doanh nghiệp<br />
khác. Các ngân hàng có thể nắm cổ phần của<br />
nhau thông qua những công ty chứng khoán<br />
hoặc quỹ đầu tư hoặc công ty đầu tư tài chính.<br />
Có chuyên gia kinh tế cho rằng “Một thực<br />
tế là công ty đầu tư tài chính tại Việt Nam<br />
lại là một doanh nghiệp bình thường, không<br />
bị điều tiết bởi quy định đặc biệt nào, không<br />
phải công bố thông tin trong khi họ hoạt động<br />
không khác gì một quỹ đầu tư hay công ty<br />
chứng khoán. Ví dụ mới đây nhất của hình<br />
thức này là cách tạo tiền cấp số nhân của ông<br />
Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) để sở hữu cổ<br />
phần tại nhiều ngân hàng vừa được cơ quan<br />
điều tra phanh phui. Theo đó, bầu Kiên thành<br />
lập các công ty đầu tư tài chính và sử dụng<br />
những pháp nhân này để vay tiền ngân hàng.<br />
Với phần lớn số tiền này, ông và người thân<br />
trong gia đình gom thêm cổ phần tại một ngân<br />
hàng thứ hai rồi dùng chính số cổ phần trên<br />
thế chấp cho khoản vay tại ngân hàng đầu<br />
tiên. Cuối cùng, tiền chạy lòng vòng và giá<br />
trị thực ít hơn rất nhiều con số vốn cổ phần ảo<br />
do mối quan hệ sở hữu phức tạp. Hình thức sở<br />
hữu chéo tiếp theo là việc một hoặc nhiều nhà<br />
đầu tư lớn nắm một lúc nhiều ngân hàng, công<br />
ty chứng khoán.<br />
Theo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân<br />
hàng – NHNN, luật Các TCTD năm 2010<br />
không cho phép các TCTD sở hữu cổ phần<br />
lẫn nhau (Khoản 5 Điều 129); không cho<br />
phép các công ty con, công ty liên kết của một<br />
TCTD được góp vốn, mua cổ phần của chính<br />
TCTD đó (Khoản 2 Điều 135). Tuy nhiên do<br />
yếu tố lịch sử, trên thực tế, hiện vẫn còn một<br />
số TCTD góp vốn tại nhiều TCTD khác hoặc<br />
có sở hữu cổ phần lẫn nhau (xảy ra từ trước<br />
khi Luật Các TCTD năm 2010 có hiệu lực)<br />
<br />
hoặc có một số trường hợp TCTD thông qua<br />
các công ty con của mình sở hữu cổ phần của<br />
TCTD khác (gọi chung là các TCTD “có liên<br />
quan”).<br />
a. Những lợi ích của sở hữu chéo<br />
- Sở hữu được nhiều ngân hàng, nên dễ<br />
linh hoạt trong việc sử dụng nguồn vốn để<br />
phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân<br />
hàng mình, cũng như các công ty con của<br />
mình.<br />
- Quy mô vốn sở hữu, năng lực tài chính<br />
lớn sẽ giúp cho ngân hàng có nhiều cơ hội để<br />
cạnh tranh với các ngân hàng khác.<br />
- Nhìn nhận lại lịch sử của sở hữu chéo,<br />
ông Tomoyuki Kimura – Giám đốc Quốc gia<br />
ADB tại Việt Nam cho rằng: Bản chất sở hữu<br />
chéo không phải là xấu. Sở hữu chéo giữa<br />
ngân hàng lớn với ngân hàng nhỏ là khá phổ<br />
biến ở nhiều quốc gia. Khi có tình huống xấu<br />
xảy ra, ngân hàng lớn có thể giúp ngân hàng<br />
nhỏ bằng việc tăng cường nhân lực, tư vấn<br />
cách quản lý, điều hành… Sở hữu chéo trở<br />
thành vấn đề khi nó không được quản lý chặt<br />
chẽ, gây hậu quả xấu.<br />
- Sở hữu chéo, sẽ góp phần mở rộng mạng<br />
lưới ngân hàng đại lý lẫn nhau, tạo nên những<br />
liên minh thanh toán, tài trợ tín dụng trong và<br />
ngoài nước nhanh gọn hiệu quả, hạn chế rủi ro<br />
tập trung tín dụng.<br />
b. Những hệ lụy của sở hữu chéo vốn<br />
cổ phần<br />
- Các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt<br />
động ngân hàng khó kiểm soát được thực chất<br />
chủ sở hữu vốn cổ phần của những ngân hàng<br />
này, khó có thể loại trừ “vốn cổ phần ảo”.<br />
Số liệu hình thức có vốn, nhưng năng lực tài<br />
chính thực chất là bị giới hạn, không đủ mạnh.<br />
- Nhiều NHTMCP bị một số nhóm nhà<br />
đầu tư thao túng, dễ trục lợi, làm giá cổ phiếu<br />
ngân hàng trên thị trường.<br />
40<br />
<br />