intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sổ tay phóng viên - Tiến hành phỏng vấn khảo sát

Chia sẻ: Pham Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

155
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiến hành phỏng vấn khảo sát 1. Tự giới thiệu • Giới thiệu mình một cách rõ ràng. • Cho biết tại sao bạn liên hệ với họ. • Giải thích cho biết bạn cần giúp đỡ. 2. Trong khi trao đổi • Đặt các câu hỏi mở - đóng - Ai, Cái gì, Khi nào, ở đâu, Tại sao, Như thế nào? • Đặt câu hỏi đơn giản. • Biết mình muốn có những thông tin nào. • Hãy tỏ ra lịch sự, quan tâm và muốn tìm hiểu. • Đừng tỏ ra hung hăng - bạn muốn biết...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sổ tay phóng viên - Tiến hành phỏng vấn khảo sát

  1. Sổ tay phóng viên - Tiến hành phỏng vấn khảo sát Tiến hành phỏng vấn khảo sát 1. Tự giới thiệu • Giới thiệu mình một cách rõ ràng. • Cho biết tại sao bạn liên hệ với họ. • Giải thích cho biết bạn cần giúp đỡ. 2. Trong khi trao đổi • Đặt các câu hỏi mở - đóng - Ai, Cái gì, Khi nào, ở đâu, Tại sao, Như thế nào? • Đặt câu hỏi đơn giản. • Biết mình muốn có những thông tin nào. • Hãy tỏ ra lịch sự, quan tâm và muốn tìm hiểu. • Đừng tỏ ra hung hăng - bạn muốn biết thông tin, chứ không tranh luận. • Đừng biến nó thành chuyện riêng tư. Hãy đưa ra các quan điểm trái ngược từ phía những người cung cấp thông tin khác. ("Hôm qua, ông X nói... Bạn trả lời như thế nào?) • Ghi chép. • Hãy hỏi thêm để làm rõ những gì bạn nắm chưa chắc.
  2. 3. Kết thúc cuộc trao đổi • Kiểm tra tên, chức vụ, số điện thoại. • Kiểm tra xem người được phỏng vấn ở đâu trong vài ngày/tuần tới. • Hỏi xem họ có thể giới thiệu những người khác để bạn có thêm thông tin. • Cảm ơn họ và nói bạn có thể đến hoặc gọi lại. Là người khảo sát (liên hệ), phải luôn ghi nhớ những điểm sau: • Hãy chú ý đến chi tiết. Kiểm tra kỹ tên, địa chỉ, chức vụ và số điện thoại. • Hãy nói chuyện với người được phỏng vấn. Đừng tin những người không biết mà chỉ tưởng tượng là những người nói hay. • Hãy suy nghĩ về hình ảnh. Hình ảnh nào sẽ giúp thể hiện câu chuyện? • Hãy dự đoán trước những trắc trở. Tiếng ồn, an ninh, cấm đường, phong tục tập quán địa phương. • Giữ gìn những ghi chép. • Trả lại tất cả các bức ảnh và tài liệu đã mượn. • Kiểm tra sự tín nhiệm của các nhà chuyên môn. • Hãy duy trì các mối liên hệ. Câu hỏi khảo sát chính - "tại sao?"
  3. Câu hỏi tại sao sẽ cho bạn nhiều thông tin nền hơn là số thông tin bạn sử dụng trong bài viết, nhưng nó cần để hiểu câu chuyện, xây dựng các câu hỏi phỏng vấn, đánh giá các câu trả lời, và xét đoán mức độ tình cảm (emotion). Câu hỏi này cũng cho phép đánh giá lời nói của những người tham gia (từ mọi phía), tính chính xác và độ tin cậy, đặc biệt là khi họ trích dẫn những con số thống kê và quy chế. Đây là câu hỏi đơn giản và ngắn nhất ta có thể hỏi. Tại sao? Và chúng ta hãy còn dùng nó chưa thường xuyên. Tại sao? • Tại sao điều đó lại xảy ra? • Tại sao anh lại cảm thấy thế? • Tại sao điều đó lại quan trọng? • Tại sao người ta lại quan tâm? Năm qui tắc khảo sát: 1. Ném rác vào... nhặt rác ra. 2. Nếu bạn chưa chắc chắn về điều gì đó, hãy tìm cách hiểu thấu đáo. 3. Nếu một dự án không thành công ở giai đoạn khảo sát thì sẽ chỉ tồi tệ hơn trên hiện trường. 4. Giữ các ghi chép.
  4. 5. Giữ lời hứa. 4. Khảo sát hình ảnh Các sự kiện thời sự diễn ra như các cuộc nổi loạn đều có sự phát triển riêng của nó. Nhìn chung, với những sự kiện này, bạn chỉ ghi lại được những gì có thể. Tuy nhiên, nhiều tin bài liên quan đến hình ảnh và sự kiện chừng nào đó nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta. Chúng ta cần hình ảnh hoá những ý tưởng chính trong quá trình nghiên cứu, khảo sát câu chuyện (tin-bài) và lập kế hoạch quay phim. Trong khi lắng nghe để lấy thông tin bạn cũng phải thấy hình ảnh. Máy quay sẽ ghi hình cái gì? Hình ảnh nào sẽ minh hoạ cho vấn đề này, vấn đề kia? Làm thế nào để minh hoạ thái độ của người tham gia cuộc vận động/nạn nhân/linh mục? Khi kết thúc khảo sát cũng là lúc bạn có ý tưởng vững chắc về những hình ảnh mô tả câu chuyện của mình. Làm như vậy sẽ phát triển kỹ năng hình ảnh hoá sự vật. Phải mất nhiều thời gian thực hành để ghép nội dung câu chuyện với những hình ảnh như bạn thấy trong các rạp chiếu bóng ngay trong đầu mình.
  5. • Luôn hỏi chúng ta sẽ nhìn thấy/quay được cái gì? • Hỏi xem nơi xẩy ra câu chuyện trông nó như thế nào? • Hỏi xem có âm thanh nào nổi bật không? (âm thanh gợi mở hình ảnh!!) • Hỏi về tâm trạng và không khí xung quanh. • Hỏi xem người ta làm gì khi họ chờ đợi/xem/giúp đỡ. • Yêu cầu người cung cấp tin "vẽ một bức tranh". Có nhiều cách phát triển khả năng hình ảnh hoá của bạn. Quan sát. Hãy quan sát kỹ những người xung quanh. Quan sát họ đọc sách, hay nói chuyện hay đi mua bán. Hãy đặt mình vào vị trí một máy quay phim. Hình dung mình là máy quay và quay những người đó. Hãy lấy khuôn hình xung quanh từng hành động riêng lẻ. Hãy hình dung mỗi một khuôn hình sẽ là một cảnh trong bộ phim truyện nhỏ. Sau đó hãy tự hỏi khuôn hình nào là hình ảnh chủ chốt - cảnh chính diễn tả hành động, tâm trạng hay nhân vật. Bây giờ hãy nghĩ tới một hành động khác và hình dung ra một hình ảnh tóm tắt hành động đó. Hãy thử nghĩ ra những chi tiết, những cú quay cận cảnh. Hình ảnh nào đặc trưng cho một người già? Hình toàn cảnh một cụ già đứng trên đường? Hay cú quay cận bàn tay run run nắm cây gậy? Một khi đã hình dung được những hình ảnh chính, ta phải sắp xếp
  6. các trường đoạn cảnh - các hình ảnh chính được sắp xếp theo thứ tự nào sẽ lột tả câu chuyện một cách hữu hiệu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2