intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sống chung với bệnh hen

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

55
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hen là bệnh viêm mạn tính đường thở, có sự tham gia của nhiều loại tế bào và thành phần tế bào. Hen có 3 quá trình bệnh lý: viêm, co thắt và gia tăng tính phản ứng đường thở. Trong đó viêm là bệnh lý chủ đạo, còn co thắt và gia tăng tính phản ứng đường thở là hậu quả. Kết luận này của các nhà chuyên môn đã mở ra bước ngoặt to lớn, mở đầu cho một giai đoạn mới điều trị bệnh hen. Những yếu tố làm phát sinh và gia tăng bệnh hen Các...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sống chung với bệnh hen

  1. Sống chung với bệnh hen Hen là bệnh viêm mạn tính đường thở, có sự tham gia của nhiều loại tế bào và thành phần tế bào. Hen có 3 quá trình bệnh lý: viêm, co thắt và gia tăng tính phản ứng đường thở. Trong đó viêm là bệnh lý chủ đạo, còn co thắt và gia tăng tính phản ứng đường thở là hậu quả. Kết luận này của các nhà chuyên môn đã mở ra bước ngoặt to lớn, mở đầu cho một giai đoạn mới điều trị bệnh hen. Những yếu tố làm phát sinh và gia tăng bệnh hen Các yếu tố gây bệnh hen thường thấy là nấm mốc, phấn hoa, lông thú, khói bụi, một số thức ăn hải sản, thức ăn lên men, đồ uống lạnh…, các bệnh viêm đường hô hấp (cảm cúm, viêm mũi, họng), một số phụ gia thực phẩm. Trong đó yếu tố di truyền, cơ địa cũng là những nguyên nhân quan trọng. Tổ chức Phòng chống hen toàn cầu (GINA) đã nhấn mạnh những yếu tố mới của bệnh hen là thuốc lá, các chất ô nhiễm trong môi trường, thừa cân – béo phì, trong đó ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nan giải của bệnh hen. Ở nước ta, khi miền Bắc chuyển sang thời tiết lạnh cũng là cơ hội cho bệnh hen gia tăng, đặc biệt là ở trẻ em, người cao tuổi, những người mắc đồng thời các bệnh mạn tính khác. Tuy miền Nam không có mùa đông và gió mùa đông bắc lạnh như miền Bắc nhưng sự gia tăng mạnh mẽ của các khu công nghiệp, lượng khói xe máy, ôtô cũng là những yếu tố tác động đến bệnh hen. Có thể tử vong vì hen Những triệu chứng khó thở, thở khò khè, nặng ngực và sự tái diễn thường xuyên nhất là khi thời tiết chuyển mùa, ô nhiễm không khí… là một trở ngại lớn đối với
  2. cuộc sống của người bệnh. Bệnh thường xuất hiện nặng về đêm và sáng sớm. Nếu không được điều trị đúng hen có thể chuyển thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) sẽ rất khó khăn cho điều trị. Hoặc có thể xảy ra cơn hen kịch phát làm bệnh nhân khó thở dữ dội, thậm chí ngừng thở. Người ta ví hiện tượng này như chết đuối trên cạn, và đây cũng là những trường hợp rất dễ tử vong. Hiện nay trên thế giới có khoảng 300 triệu bệnh nhân hen, riêng Việt Nam là trên 4 triệu người, con số này đang ngày một gia tăng. Người ta ước tính rằng cứ 10 năm số người mắc bệnh lại tăng từ 20- 50%. Nhưng hiện chỉ có tới 90% người bệnh chưa biết hen điều trị dự phòng là chủ yếu, đây là một khó khăn lớn cho cả người bệnh và công tác điều trị. Người bệnh cần tuân thủ điều trị và dự phòng Cho đến nay, bệnh hen vẫn là một trong những căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khoẻ của nhiều người. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện Việt Nam có khoảng trên 4 triệu bệnh nhân hen và con số này đang ngày một gia tăng. Mặc dù là bệnh nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh hen triệt để nếu kiên trì tuân thủ theo phác đồ điều trị. Khi chưa có những hiểu biết đầy đủ về bệnh hen, nhiều người bệnh thường mắc phải sai lầm khi điều trị, làm cho bệnh thêm trầm trọng và khó khăn cho điều trị. Những sai lầm thường gặp là bệnh nhân chỉ dùng thuốc cắt cơn khi có triệu chứng mà không điều trị phòng ngừa cơn. Vì vậy có thể xảy ra những cơn hen kịch phát gây nguy hiểm đến tính mạng. Việc lạm dụng thuốc cắt cơn còn dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, càng về sau càng phải tăng liều, cơn hen cấp xảy ra càng nặng hơn. Những bệnh nhân có điều trị dự phòng nhưng không đều đặn, khi thấy bệnh ổn định thường hay ngưng dùng thuốc vì chủ quan hoặc lo ngại tác dụng phụ kéo dài càng làm cho bệnh trở nên khó điều trị hơn khi tái phát. Các thuốc dạng uống chứa corticoid có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ như phù, thay đổi nội tiết, loãng xương, tăng huyết áp, loét dạ dày…
  3. Hiện nay, mục tiêu điều trị mà GINA đề ra là giúp người bệnh có những kiến thức đầy đủ về bệnh hen, biết theo dõi và xử lý những diễn biến của bệnh, nhất là phải nhập viện cấp cứu khi cơn hen nặng xuất hiện. Giúp người bệnh trở thành bác sĩ của chính mình. Điều trị dự phòng là yếu tố quan trọng nhất, corticoid dạng khí rung dùng dưới hình thức xịt vào họng là biện pháp rất hiệu quả. Nếu trong vòng 2 năm được áp dụng tốt theo phác đồ điều trị, các bệnh nhân hen sẽ không còn phải chịu đựng những tác hại do bệnh gây ra. Nếu bệnh nhân có hiện tượng nhiễm khuẩn mới sử dụng kháng sinh. Đây là bệnh tồn tại suốt đời, vì vậy việc tuân thủ quy trình điều trị sẽ mang lại cho người bệnh sức khoẻ ổn định, có thể làm việc và học tập bình thường. Ngoài việc điều trị dự phòng bệnh nhân hen cần thận trọng khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, cần đeo khẩu trang khi đi đường, luôn giữ vệ sinh đường hô hấp trên, nếu có viêm mũi dị ứng phải điều trị triệt để, không nên sử dụng thuốc lá, đồng thời kiểm soát tốt các bệnh nhiễm khuẩn và bệnh mạn tính khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2