Sự phát triển tâm lý tuổi trung niên
lượt xem 94
download
1.1.2. Sự phát triển tâm lý tuổi trung niên 1.1.2.1. thuyết a. Karl Jung Sự phát triển nhân cách tuổi trung niên qua một số lý K. Jung là một trong những nhà lý thuyết đầu tiên nhấn mạnh đến phần nửa sau của cuộc đời - cuộc sống với nhiệm vụ “đi vào thực tại nội giới” [33]. Jung (1969) đã đặt nền tảng cho học thuyết của ông về người trưởng thành dựa trên việc phân tích tâm lý của quá trình phát triển con người : một quá trình được đặc trưng bởi phát triển và đổi thay....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sự phát triển tâm lý tuổi trung niên
- Sự phát triển tâm lý tuổi trung niên 1.1.2. Sự phát triển tâm lý tuổi trung niên Sự phát triển nhân cách tuổi trung niên qua một số lý 1.1.2.1. thuyết a. Karl Jung K. Jung là một trong những nhà lý thuyết đầu tiên nhấn mạnh đến phần nửa sau của cuộc đời - cuộc sống với nhiệm vụ “đi vào thực tại nội giới” [33]. Jung (1969) đã đặt nền tảng cho học thuyết của ông về người trưởng thành dựa trên việc phân tích tâm lý của quá trình phát triển con người : một quá trình được đặc trưng bởi phát triển và đổi thay. Jung coi sự thay đổi về tính cách, mục đích và sở thích theo lẽ tự nhiên của nó. Ông còn nhắc đến nữ tính ở đàn ông và nam tính ở phụ nữ trung niên. Theo Jung, “tiến trình hội nhập” chỉ có thể đạt được ở lứa tuổi trung niên. Vì thế, lứa tuổi này (từ 35-40) được Jung xem như một thời kỳ khủng hoảng đối với sự phát triển nhân cách” [34].
- Theo Fiske & Chiraboga (1991), Jung mô tả giai đoạn từ 40 đến 60 tuổi như thời gian giác ngộ nội tâm, thời gian thay đổi từ những hoạt động ý thức để đối mặt với tiềm thức. Họ nhận thức sâu xa bản chất mình và cũng bắt đầu ghi nhận sự độc đáo nơi người khác hơn là họ có thể làm khi còn trẻ [35]. b. Erik Erikson Erik Erickson (1981), mô tả một tiến trình kéo dài suốt đời của sự phát triển bao gồm 8 giai đoạn. Theo Erikson, trong giai đoạn này, vấn đề cơ bản là người ta phải đối mặt với thử thách giữa khả năng sinh sản, lực tự hút và sự ngưng trệ. “Khả năng sinh sản ám chỉ sự đóng góp của một người đối với gia đình, cộng đồng, công việc và xã hội nói chung” [36]. Họ quan tâm thiết lập và hướng dẫn thế hệ sau thông qua việc nuôi dưỡng trẻ và các cố gắng sáng tạo trong sản xuất. Thêm vào đó, truyền sinh theo truyền thống được bầy tỏ trong nữ giới qua những hoạt động vì xã hội, việc làm, chu toàn nhiệm vụ làm cha mẹ và chăm sóc người thân yêu (Peterson &
- Klohnen, 1995) [37]. Erikson cho rằng bất cứ ai cũng có thể biểu hiện khả năng sáng tạo của mình bằng việc góp phần duy trì và cách tân xã hội (Erikson và Hall, 1987). Vì thế, giai đoạn trung niên cung cấp cơ chế cho sự liên tục của xã hội, từ thế hệ này sang thế hệ khác [38]. Thành công trong giai đoạn này tạo ra cảm giác tích cực về sự tiếp diễn của đời sống. Trái lại, khó khăn dẫn đến cảm giác không quan trọng đối với hoạt động, cảm giác ngưng trệ hay không làm gì cả, cảm thấy thất vọng, trở nên lơ đãng với chính bản thân và cảm giác mơ hồ về sự mất mát, mặc dù không thể hiểu nguồn gốc của nó [39]. “Ở giai đoạn này, những tác nhân xã hội có ý nghĩa là vợ/chồng, con cái và những tiêu chuẩn, quy phạm văn hóa xã hội.” [40] c. Robert Peck Robert Peck (1968) quan tâm đến quan điểm của Erickson về hai giai đoạn cuối của cuộc đời. Peck phê bình thuyết 8 giai đoạn của Erickson quá nhấn mạnh đến thời thơ ấu, dậy thì, và thanh niên. Ông cho rằng còn
- có quá nhiều vấn đề nữa mà người ta gặp phải trong những năm giữa và cuối cuộc đời, không thể tóm tắt trong 2 giai đoạn như Erikson. Peck đề nghị 7 vấn đề hay xung đột của sự phát triển của người trưởng thành [41]. Trong đó, bốn vấn đề đầu tiên quan trọng đặc biệt trong tuổi trung niên. Coi trọng sự khôn ngoan đối chọi với coi trọng các sức mạnh thể - lý : Khi sự bền bỉ và sức khỏe suy giảm, người ta quy hướng năng lực của mình từ hoạt động thể lý sang tinh thần. Xã hội hóa đối chọi với tình dục hóa các quan hệ con người : - Điều này cũng là một điều chỉnh hình thành do những căng thẳng xã hội cũng như những thay đổi sinh học. Những thay đổi thể lý có thể thúc ép người ta tái định nghĩa các quan hệ với những người thuộc cả 2 phái - để có được tình bằng hữu thay vì sự gần gũi tình dục và cạnh tranh. Uyển chuyển tình cảm đối chọi với cứng nhắc tình cảm : Sự - uyển chuyển tình cảm nhấn mạnh đến nhiều điều chỉnh khác nhau người
- ta phải làm trong tuổi trung niên như gia đình tan vỡ, chia tay bè bạn, những sở thích cũ không còn là trung tâm của cuộc đời. Uyển chuyển tinh thần đối chọi với cứng nhắc tinh thần : mỗi - người phải chiến đấu chống lại khuynh hướng quá cứng nhắc theo lối riêng - lệ thuộc vào các kinh nghiệm quá khứ và các phán đoán cũ - và quá nghi ngờ các ý tưởng mới. Ba vấn đề sau quan trọng đối với tuổi già mặc dù mỗi cá nhân đã phải bắt đầu đối diện với chúng trong tuổi trung niên. Đó là : Thay đổi bản ngã đối chọi với bận tâm về công việc; Thanh thoát khỏi thân xác đối chọi với bận tâm về thân xác; Thanh thoát khỏi bản ngã đối chọi với bận tâm về bản ngã. Theo Peck & Berkwitz (1964), giai đoạn 50-60 tuổi thường là 1 giai đoạn hệ trọng để có những quyết định điều chỉnh con đường mà người ta sẽ sống phần còn lại của cuộc đời. Giống như các giai đoạn của Erickson, không có vấn đề nào của Peck gắn chặt với tuổi trung niên hay tuổi già.
- d. Daniel Levinson Daniel Levinson (1986, 1992) cho rằng người trưởng thành trải qua một chuỗi các các thời kỳ ổn định được chia ra bởi các giai đoạn chuyển tiếp (khủng hoảng) của sự phát triển. Bởi vì không có một cuộc đời nào có thể hoàn thành mọi hướng của mình (mơ ước, mục tiêu, tham vọng). Khủng hoảng xảy ra khi người ta kiểm tra lại cuộc sống của mình, thấy có sự lựa chọn lại. Mặc dù mẫu nghiên cứu nhỏ (40 người) và chỉ toàn nam giới, nhưng quan điểm của Levinson có ảnh hưởng rất lớn. Nó cung cấp một trong những mô tả đầu tiên và chính xác nhất về các giai đoạn mà con người trải quan trọng thời trung niên [42]. Khi sức khỏe giảm dần, họ nhận ra rằng họ không thể đạt được hết các mục tiêu của đời mình trước khi chết. Nhiều người bắt đầu hành động như những bậc thầy đối với lớp người mới trưởng thành. Một vấn đề cốt yếu của giai đoạn này là xét lại giá trị và mục tiêu (1987). “Những người đi qua những biến đổi quan trọng vào tuổi trung niên dễ quyết định thay đổi táo bạo về công việc hơn (1983)” [43]. Một
- số người thay đổi công việc, ly dị, hoặc chuyển tới các thành phố xa xôi. Ông giải thích sự thay đổi này dưới dạng sự tái xuất hiện của ước vọng – những cảm hứng, lý tưởng và mục tiêu của tuổi trẻ [44]. Theo ông, những người không thể giải quyết được những nhiệm vụ trong quá trình giao thoa giữa hai nửa cuộc đời sẽ dành quãng đời 40 năm còn lại trong sự trì trệ và suy sụp. Khi họ bắt đầu chuyển dịch sang tuổi ngũ tuần, những người đã thoát khỏi những thay đổi lớn trong suốt sự chuyển dịch, thường nhận ra rằng sự rối loạn đã đeo đẳng họ. Lúc đó, tới lượt họ phải đấùu tranh với sự không phù hợp giữa mục tiêu họ đề ra và cuộc sống họ đang gánh vác. Giữa tuổi 50, Levinson gọi đây là thời kỳ gặt hái thành công của tuổi trung niên. Ởũ độ tuổi 60, sự dời chuyển vào thời hậu trung niên bắt đầu, lại một giai đoạn 5 năm khác khơi dậy, khi sự lựa chọn của con người định hình cho những năm còn lại của họ” [46]. Trong cuộc khảo sát thứ hai, đối tượng nghiên cứu của Levinson là một nhóm phụ nữ và ông đã phát hiện vài điểm khác nhau giữa hai giới .
- e. Roger L. Gould Những sự thay đổi ở độ tuổi trung niên được R.L.Gould (1975,1978) miêu tả giống như kết quả nghiên cứu của Levinson, nhưng Gould nhận ra rằng sự chuyển đổi ở tuổi trung niên bắt đầu sớm hơn, khoảng 35 tuổi, và kéo dài cho tới khi - cả nam và nữ - 43 tuổi. Gould cũng nhận ra sự rối loạn, những câu hỏi, và sự thay đổi cuộc sống căn bản trong suốt giai đoạn này; sau những biến động lớn của sự thay đổi này, cả nam và nữ tìm thấy 40 năm còn lại của cuộc đời sự ổn định và thỏa mãn. Nhiều người trở nên thực tế hơn về mục đích của mình. Bạn bè, gia đình và hôn nhân trở thành sự quan tâm trọng yếu của họ và tiền bạc trở nên ít quan trọng hơn. Khi bước vào độ tuổi 50, cả nam và nữ, cảnh giác hơn với sự chết của mình và cảm nhận về sự vơi đi về quỹ thời gian. “Đối với một số người, trọng tâm của tuổi trung niên trở nên “những gì cần làm là phải làm ngay” (Gould, 1978)” [47]. Mối quan hệ giữa người với người vốn là điều quan tâm khi còn ở độ tuổi 40 thì nay càng quan trọng hơn. Hôn nhân được vẹn tròn, con cái trở thành nguồn tình cảm, thỏa nguyện dồi
- dào và bố mẹ không còn phải trông thấy nguyên nhân gây nên những vấn đề riêng tư. Người ta thể hiện sự tự chấp nhận bản thân và nhiều người thể hiện khả năng sáng tạo của mình bằng việc tham gia tích cực vào xã hội. Gould đưa ra mô hình “bảy biến đổi” phát triển nhân cách người trưởng thành chỉ dựa trên ít đối tượng nghiên cứu và chủ yếu chỉ dựa vào những nhận xét của riêng ông và quan niệm phân tâm. Có rất ít cuộc nghiên cứu ủng hộ thuyết bảy biến đổi này của ông [48].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm
66 p | 4986 | 1555
-
Giáo trình: Thiết kế bài tập thực hành tâm lý lứa tuổi và tâm lý học sư phạm - Bùi Ngọc Sơn
242 p | 518 | 170
-
Trò chơi phát triển tư duy cho trẻ
3 p | 336 | 49
-
Sự phát triển kỹ năng xã hội của trẻ dưới 2 tuổi
6 p | 135 | 31
-
Sự phát triển về thể chất của trẻ ở lứa tuổi mầm non (từ 4-6tuổi)
6 p | 189 | 26
-
Đánh giá sự phát triển của trẻ 5 tuổi theo chuẩn
2 p | 356 | 24
-
Phát triển cảm xúc cho con trẻ
13 p | 166 | 21
-
Những giai đoạn phát triển quan trọng của não bộ thai nhi
6 p | 125 | 19
-
Sự phát triển của trẻ từ 25 đến 30 tháng tuổi
3 p | 128 | 13
-
Giúp bé phát triển toàn diện thông qua đồ chơi
7 p | 114 | 13
-
Những phát triển vượt trội khi bé 2 tuổi
5 p | 127 | 12
-
Để trẻ phát triển chiều cao tốt nhất
6 p | 165 | 9
-
Làm thế nào để răng bé phát triển tốt?
3 p | 121 | 8
-
Phát hiện sớm trẻ chậm phát triển trí tuệ
3 p | 163 | 8
-
Vai trò quan trọng của phát triển ngôn ngữ
4 p | 149 | 8
-
Lòng yêu thương tác động đến sự phát triển trí não
6 p | 86 | 8
-
Sự phát triển “vận động” qua từng lứa tuổi
8 p | 84 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn