intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của văn hóa doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của công ty

Chia sẻ: Lam Linh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

192
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoạt động của rất nhiều doanh nghiệp lấy danh dự và uy tín làm nguyên tắc hàng đầu , chính vì vậy họ xác định chỉ có thể xây dựng mô hình kinh doanh trên cơ sở đạo đức thì mới có thể đạt được mục tiêu của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của văn hóa doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của công ty

  1. Tác động của văn hóa doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của công ty 1. Ảnh hưởng tới đạo đức trong kinh doanh, đem đến sự thành công lâu dài cho doanh nghiệp Hoạt động của rất nhiều doanh nghiệp lấy danh dự và uy tín làm nguyên tắc hàng đầu , chính vì vậy họ xác định chỉ có thể xây dựng mô hình kinh doanh trên cơ sở đạo đức thì mới có thể đạt được mục tiêu của mình . Nhiều nhà quản lý tâm huyết và nhận thức cao đã coi việc điều hành kinh doanh như là một trong những biện pháp nhằm làm cho thế giới tiến bộ hơn, họ cố gắng bằng mọi nỗ lực giúp ích đào tạo con người, bảo vệ môi trường, xây dựng xã hội, đảm bảo tính cộng đồng. Y tưởng về đạo đức của họ được truyền tải bằng các qui tắc và chuẩn mực và ban hành trong toàn doanh nghiệp, qua đó mọi thành viên hành động theo các qui tắc và chuẩn mực bắt buộc . Kết quả là họ tạo ra những sản phẩm mang những ý nghĩa giá trị đạo đức nhất định . Một trong các ví dụ là công ty Body Shop của Anh, giám đốc Anita Roddick là người có trọng yếu tố tự nhiên trong mỹ phẩm. Chủ trương của bà là không sử dụng hoá chất độc hại trong sản xuất và mua bán, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ động vật và không thử nghiệm sản phẩm trên động vật. Quan điểm này đã được thể hiện trong mọi qúa trình lãnh đ ạo c ủa bà . Bất kỳ một nhân viên nào trước khi được tuyển chọn cũng đều được bà phỏng vấn, bên cạnh kỹ năng chuyên môn là các câu hỏi về sở thích, âm nhạc, thể thao, phim ảnh, quan niệm của họ về sự tồn tại và cái chết. Qua cuộc phỏng vấn bà sẽ tìm ra người có chung quan điểm với mình. Theo bà, họ sẽ chính là người kế thừa truyền thống tốt đẹp của công ty và tiếp tục phát triển vị thế trên thương trường . Kết quả cho thành công của Body Shop và uy tín của nó có được trong khách hàng như ngày nay là do họ đã biết tạo ra danh tiếng bằng việc kinh doanh trên cơ sở đạo đức. 2. Tạo nên sức mạnh nội lực. Văn hoá đem đến sức mạnh nội lực riêng biệt cho từng doanh nghiệp. Trong một môi trường mà mọi người luôn chạy sức “khiêng hòn đá to”, giám đốc cùng mọi thành viên v ững tay chèo cùng đi chung trên một con thuyền thì chắc chắn không có khó khăn nào là không thể vượt qua . Bên cạnh các chính sách phù hợp, nếu người quản lý quan tâm thoả đáng đến nhân viên và đánh giá năng lực của họ theo cách “Tôi quan tâm đến sự đóng góp và hiệu quả công việc của anh chứ không quan tâm đến cá nhân hay tính cách của anh” thì chắc chắn họ sẽ tạo ra được những thái độ tốt và đó sẽ không có những nhân viên chỉ biết thổi sáo làm ngơ tr ước
  2. công việc . Đồng thời sẽ xây dựng một môi trường làm việc trong đó tạo được sự đồng lòng cao độ cũng như khả năng đóng góp hết mình của các cá nhân . Có thể nhiều người không tin nhưng có những tổ chức kinh tế mà con người trong đó làm việc y như vậy . Mọi người ở đó biết được vai trò và ý nghĩa về cá nhân h ọ làm ch ủ tiền đề thành công của doanh nghiệp . Có những công ty mà lãnh đạo của nó , theo giáo sư Warren Bennis – trường đại học nam California nói , thì biết “ tạo ra viễn cảnh của sự thành công và biết cách lôi cuốn người khác vào đó “ . Tất cả những năng lực , khả năng nhận thức của người lãnh đạo và thành viên của họ sẽ là nguồn lực tạo nên một s ức mạnh nội l ực to lớn 3. Văn hóa doanh nghiệp tạo cho mỗi thành viên hiểu được giá trị của bản thân họ đối với công ty Một tổ chức chỉ có thể phát triển khi tất cả mọi thành viên đều hiểu được họ đang đi đâu? Họ đang làm gì? Và vai trò của họ đến đâu? Với những mục tiêu rất cụ thể, họ được sống trong một môi trường tự do cống hiến, chia sẻ ý tưởng, được ghi nhận khi thành công… tất cả đều được hiểu rằng, họ là thành phần không thể thiếu của công ty. Họ như một mắt xích trong một chuỗi dây truyền đang hoạt động. Và nếu mắt xích đó ngừng hoạt đ ộng, toàn bộ hệ thống cũng phải ngừng theo. Một người được mệnh danh là Socrates của Hoa Kỳ, Tiến sỹ Stenphen R. Convey, tác giả của cuốn sách rất nổi tiếng “Bảy thói quen của những người hiệu quả” đã khẳng định “Không tham gia, thì sẽ không bao giờ có thi hành”. Hay nói một cách khác rằng, họ đang thi hành công việc của tổ chức, vì họ đã được ghi nhận tham gia. Họ có cảm giác như đang được làm cho chính bản thân họ. Một dẫn chứng hùng hồn cho nhận đ ịnh này là môi tr ường làm việc tại hãng hàng không Southwest Airlines. Hãng hàng không này, là hãng hàng không đ ầu tiên trên thế giới thực hiện bán cổ phần cho nhân viên. Ngoài một văn hoá cởi mở, nhân viên ở đây đã làm việc một cách hăng say, vì họ đang làm việc cho chính bản thân họ. 4. Văn hóa doanh nghiệp tạo cho tất cả mọi người trong công ty cùng chung thân làm việc, vượt qua những giai đoạn thử thách, những tình thế khó khăn của công ty và h ọ có thể làm việc quên thời gian. Một sự đoàn kết, một khí thế làm việc của công ty cầnthiếtnhấtkhi công ty ấy đang ởtrong thời kỳ khó khăn, thử thách, đặc biệt là những công ty đang trên bờ vực c ủa s ự phá sản. Tất cả mọi thành viên của công ty cần tinh thần đoàn kết và hy sinh. Công ty cóc ấp đ ộ càng cao, có ảnh hưởng lớn thì cácthànhviên càng cần phải hy sinh nhiều hơn. Đ ể vượt qua những tình thế khó khăn, công ty cần một sức mạnh tổng l ực đ ể chống đ ỡ và s ức mạnh ấy
  3. chỉ đạt được khi nó có một Văn hóa Doanh nghiêp – văn hóa của sự hy sinh, văn hoá c ủa s ự đoàn kết. Một dẫn chứng tiêu biểu cho văn hoá này là Lee Iacocca và nhân viên công ty Chrysler của ông. Năm 1978, khi ông vừa bước chân tới, công ty đang rơi vào tình cảnh phá s ản, với 130.000 cán bộ công nhân viên có nguy cơ thất nghiệp. Ông và các cộng sự của ông đã đ ưa cào một văn hoá của sự hy sinh quên mình. Ai ai cũng cố gắng làm việc. Tất cả vì sự sống còn của công ty. Vì sự bình an của mọi người. Tuy nhiên, một điều hiển nhiên rằng, trong tình cảch khó khăn, sự hy sinh của một người sẽ không bao giờ mang lại thành công, nhưng phải cần một tập thể hy sinh. 5. Văn hóa doanh nghiệp tạo được sự khích lệ, động lực cho mọi người và trên hết tạo nên khí thế của một tập thể chiến thắng Trong một thế giới, khi những chuẩn mực của xã hội về sự thành công không còn được đo bằng sự thành công của một cá nhân nữa, mà nó được đẩy lên tầm tập thể. Và cho dù trên góc độ cá nhân, thì cá nhân đó sẽ không bao giờ được coi là thành công, nếu tập thể của anh ta không thành công. Một quan niệm mới cho lãnh đạo hôm nay là, “team work is dream work,” tức là chỉ có làm việc tập thể thì giấc mơ thành công của ta mới thành hiện thực. Hay nói một cách khác, khả năng lãnh đạo được đo bằng khả năng lãnh đạo một tập thể. Một tập thể càng lớn thì khả năng lãnh đạo càng cao, và một công việc càng có nhiều người cùng tham gia thì công việc đó càng sớm được hoàn thành. Thử tưởng tượng, nếu tất cả mọi người đều trong khí thế của những người chiến thắng, khí thế của những người đang trên con đường tiến tới vinh quang? Với họ không bao giờ có con đường thứ hai ngoài chiến thắng. Điều này vô cùng cần thiết, vì tất cả mọi người đều tập trung vào một mục tiêu. Khi họ đã đặt vào một mục tiêu cho một tập thể chiến thắng thì tất cả họ đều muốn đồng lòng, cùng chung sức để thực hiện. Tinh thần tập thể đều phấn chấn. Đó là chìa khoá cho sự thành công và cũng là chìa khoá cho sự đoàn kết. Và để có được một tập thể chiến thắng ấy chỉ khi có một Văn hóa doanh nghiệp. Trong khuôn khổ của một bài viết có hạn, khi đề cập đến một vấn đề mang tính chất vĩ mô này. Tất nhiên, hơn ai hết, tôi hiểu rằng nó cần phải bổ xung ý kiến rất nhiều từ chính quý vị, (và nếu có thể chúng ta cùng thảo luận.) Những người đang hăng say trên con đ ường xây dựng sự nghiệp, con đường xây dựng một đế chế cho riêng mình. Với tôi, tôi cũng xin hoà nhập vào ý tưởng của cuốn sách rất nổi tiếng, “Tại sao chúng tôi muốn bạn giàu,” r ằng làm giàu là một bổn phận. Một khi mỗi người chúng ta đã giàu có thì gánh vác xã hội sẽ được nhẹ đi. Song, sự thành công ấy chỉ có thể đến khi chúng ta tiếp tục xây dựng một nếp sống có
  4. sự chia sẻ trách nhiệm, hy sinh, chia sẻ quyền lợi, ai ai cũng được tôn trọng và ghi nhận và trên hết, vì mục tiêu thắng lợi của công ty… tất cả đều tựu trung lại, Văn hóa doanh nghiệp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2