87
© Học viện Ngân hàng
ISSN 3030 - 4199
Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng
Số 277- Năm thứ 27 (5)- Tháng 5. 2025
Tác động của kinh tế ngầm đến thương mại hàng
hóa xanh- Bằng chứng bước đầu từ dữ liệu toàn cầu
Ngày nhận: 22/12/2024 Ngày nhận bản sửa: 10/05/2025 Ngày duyệt đăng: 15/05/2025
Tóm tắt: Các nghiên cứu trước đây đã khẳng định vai trò của thương mại hàng
hóa xanh trong chiến lược giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hướng tới mục tiêu
phát triển bền vững. Tuy nhiên, sự tồn tại của nền kinh tế ngầm mang đến
những rủi ro ảnh hưởng tới sự phát triển của hoạt động thương mại hàng hóa
xanh. Nghiên cứu này là một trong số ít các nghiên cứu thực nghiệm đánh giá
tác động của kinh tế ngầm đến thương mại hàng hóa xanh. Bài viết sử dụng
các phương pháp hồi quy dữ liệu bảng khác nhau trên dữ liệu toàn cầu gồm 81
quốc gia đang phát triển 32 quốc gia phát triển trong giai đoạn 2005- 2022.
Kết quả ước lượng cho thấy quy mô nền kinh tế ngầm tác động tiêu cực đến
giá trị thương mại của hàng hóa xanh. Các phát hiện chính của bài viết gợi ý
một kênh quan trọng để thúc đẩy thương mại hàng hóa xanh cũng như quản
The impact of the underground economy on the trade value of green goods : Insights from a
global data sample
Abstract: Previous studies have emphasized the role of trade in green goods in the strategy of reducing
environmental pollution, aiming at the goal of sustainable development. However, the existence of the
shadow economy brings risks that affect the development of green commodity trade activities. This paper
is one of the few empirical studies to assess the impact of the size of the shadow economy on the trade
value of green goods. Using different panel regression methods on a global data sample of 81 developing
countries and 32 developed countries over the period 2005- 2022, the model estimation results from 12
models show that the size of the shadow economy has a negative impact on the trade value of green
goods. The main findings of the paper suggest an important channel to promote green goods trade as well
as effectively manage the development of the shadow economy. Designed control measures need to be
strengthened and implemented on a large scale to limit the size of the shadow economy in each country in
the direction of sustainable development in countries by promoting trade in green goods.
Keywords: Shadow economy, Trade in green goods, Global uncertainty, Institutional quality, Global data
sample
Doi: 10.59276/JELB.2025.05.2852
Nguyen, Thi Cam Thuy1, Nguyen, Hong Yen2
Email: thuyntc@hvnh.edu.vn1, yennh@hvnh.edu.vn2
Organization of all: Banking Academy of Vietnam
Nguyễn Thị Cẩm Thủy, Nguyễn Hồng Yến
Học viện Ngân hàng, Việt Nam
Tác động của kinh tế ngầm đến thương mại hàng hóa xanh -
Bằng chứng bước đầu từ dữ liệu toàn cầu
88 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 277- Năm thứ 27 (5)- Tháng 5. 2025
lý sự phát triển của nền kinh tế ngầm một cách hiệu quả. Các biện pháp kiểm
soát cần được tăng cường và thực hiện ở quy mô rộng rãi để hạn chế quy mô
của nền kinh tế ngầm từng quốc gia. Chiến lược này được coi ưu tiên trong
định hướng phát triển bền vững các quốc gia thông qua việc thúc đẩy thương
mại giao dịch hàng hóa xanh.
Từ khóa: Kinh tế ngầm, Thương mại hàng hóa xanh, Bất ổn toàn cầu, Chất lượng
thể chế, Mẫu dữ liệu toàn cầu
1. Giới thiệu
Nhiều nghiên cứu gần đây đã nhấn mạnh
vai trò của thương mại hàng hóa xanh-
trade in green goods (TGG) trong giảm
ô nhiễm thông qua việc phát triển kinh tế
bền vững với chuyển đổi sản xuất từ các
sản phẩm gây ô nhiễm sang các sản phẩm
thân thiện với môi trường, và thúc đẩy việc
áp dụng các cải tiến công nghệ (Zugravu-
Soilita, 2018). Tuy nhiên, hiện mới có một
số ít nghiên cứu tập trung vào các yếu tố
thúc đẩy thương mại hàng hóa xanh, điển
hình nghiên cứu của Cantore Cheng
(2018) xem xét tác động của các quy định
môi trường nghiêm ngặt, nghiên cứu
của de Melo Solleder (2020) xem xét
tác động của loại bỏ thuế quan các rào
cản phi thuế quan. Mặt khác, nền kinh tế
ngầm thể làm méo việc phân bổ tài
nguyên để sản xuất hàng hóa xanh, do
đó có thể là nhân tố tác động tiềm tàng đến
quy TGG. Gharleghi Jahanshahi
(2020) chỉ ra rằng quy của nền kinh tế
ngầm có tác động đáng kể đến sự phát triển
bền vững của các nền kinh tế. Caurkubule
Rubanovskis (2014) cho rằng nền kinh
tế ngầm tác động tiêu cực đến sự phát triển
kinh tế bền vững, khi sự phát triển của
nền kinh tế bị gián đoạn, tính bền vững
của nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, không thể phủ nhận rằng chìa
khóa của phát triển bền vững nằm việc
nâng cao hiệu quả kinh tế của các quốc gia
(Tvaronavičienė, 2014). Đồng thời, một số
nghiên cứu đưa ra bằng chứng về hậu quả
đối với môi trường của nền kinh tế ngầm
(Ahad cộng sự, 2021; Ahad & Imran,
2022; Shao cộng sự, 2021; Sohail
cộng sự, 2021). Do đó, có thể nói nền kinh
tế ngầm sẽ làm một nhân tố tiềm tàng ảnh
hưởng đến quy mô TGG nhưng chưa được
các nghiên cứu trước quan tâm đánh giá
một cách trực tiếp. Nghiên cứu này sử dụng
dữ liệu toàn cầu để tìm kiếm bằng chứng
thực nghiệm về tác động của nền kinh tế
ngầm đến TGG.
Bài viết sử dụng dữ liệu thương mại song
phương trong danh sách Hàng hóa Môi
trường Kết hợp (CLEG) lấy từ sở dữ
liệu UN Comtrade với cấp độ số sáu
chữ số của phiên bản Hệ thống Hài hòa
năm 2007 (HS 2007), dữ liệu về nền
kinh tế ngầm lấy từ Medina Schneider
(2019)- những người đã ước tính quy
nền kinh tế ngầm bằng hình nhiều chỉ
số nhiều nguyên nhân (MIMIC). Do sự
tồn tại của kiểm định sự phụ thuộc chéo,
bài viết áp dụng mô hình sai số chuẩn điều
chỉnh trong dữ liệu bảng (PCSE)
hình bình phương nhỏ nhất tổng quát khả
thi (FGLS) để nghiên cứu tác động của nền
kinh tế ngầm đối với TGG. PCSE phù hợp
với đặc điểm cơ sở dữ liệu của nghiên cứu
(N lớn (113 quốc gia) T thời gian ngắn
(2005-2022), trong khi FGLS cho phép
kiểm soát vấn đề phương sai thay đổi. Kết
quả nghiên cứu chỉ ra tác động tiêu cực của
NGUYỄN THỊ CẨM THỦY - NGUYỄN HỒNG YẾN
89
Số 277- Năm thứ 27 (5)- Tháng 5. 2025- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng
quy mô nền kinh tế ngầm tới giá trị thương
mại giao dịch hàng hóa xanh. Những tác
động này có xu hướng tồn tại trong dài hạn
chủ yếu các quốc gia đang phát triển.
Đặc biệt, những ảnh hưởng tiêu cực của
SES trở nên rệt hơn các nền kinh tế
chịu ảnh hưởng của các sốc bất ổn toàn
cầu hoặc có hệ thống thể chế yếu kém hoặc
thiếu ổn định.
Phần còn lại của bài viết bao gồm: sở
luận tổng quan nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu
thảo luận, kết luận và hàm ý chính sách.
2. sở luận tổng quan nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Kinh tế ngầm
Nền kinh tế ngầm bao gồm các nguồn
thu nhập không được báo cáo từ việc sản
xuất hàng hóa dịch vụ hợp pháp, từ các
giao dịch tiền tệ hoặc trao đổi hàng hóa
(Schneider & Enste, 2000). Đây những
hoạt động kinh tế cần được khai báo đầy
đủ chịu các khoản thuế liên quan.
Sự hiện diện của nền kinh tế ngầm một
trong những vấn đề lớn nhất trong lĩnh
vực điều hành chính sách mỗi quốc gia
(Torgler & Schneider, 2009). Sự tồn tại
của nền kinh tế ngầm dẫn tới hậu quả
một chính phủ kém chất lượng trong việc
thực hiện và thực thi luật pháp và quy định
(La Porta cộng sự, 1999) sự phổ
biến của hành vi trốn thuế (Tanzi, 1999).
thuyết giải nguồn gốc của hành vi
trốn thuế giải thích rằng các thực thể kinh
tế xu hướng ngần ngại nộp nhiều thuế
hơn (Tanzi, 1982). Do đó, họ sẽ chuyển các
hoạt động kinh tế của mình sang nền kinh
tế ngầm nếu họ phải chịu gánh nặng thuế
an sinh hội cao (Schneider, 1994).
Dell’Anno và Davidescu (2019) đã nghiên
cứu nền kinh tế Romania từ năm 2000 đến
năm 2017 chỉ ra rằng nền kinh tế ngầm
một sự thay thế, trong khi trốn thuế bổ
sung cho nền kinh tế chính thức. Các nhà
nghiên cứu về kinh tế học thể chế cho rằng
thể chế chất lượng thấp động lực chính
của các hoạt động kinh tế ngầm (Friedman
cộng sự, 2000) do lực lượng lao động
tốn kém trong nền kinh tế chính thức (Su
cộng sự, 2019). Để đo lường quy
nền kinh tế ngầm, Medina Schneider
(2019) sử dụng phương pháp độ chênh ánh
sáng để nắm bắt mức độ hoạt động kinh
tế ngầm. Trong nghiên cứu của mình, họ
sử dụng dữ liệu về cường độ ánh sáng từ
không gian bên ngoài như một đại diện cho
tăng trưởng kinh tế chính thức các quốc
gia đạt được.
2.1.2. Thương mại hàng hóa xanh
Thương mại hàng hóa xanh (TGG) việc
đưa ra thị trường thương mại các sản phẩm
thân thiện với môi trường mang lại lợi ích
kinh tế về mặt hiệu quả, quy kinh tế
và dễ dàng tiếp cận hơn với các công nghệ
thân thiện với môi trường (Le & To, 2022).
Hơn nữa, cũng giúp đạt được hiệu suất
môi trường mong muốn, bao gồm nước
sạch hơn, ít ô nhiễm không khí hơn và hiệu
quả phân phối tài nguyên thiên nhiên cao
hơn (Le, 2023; Hu cộng sự, 2024).
nhiều bài báo về danh sách các sản phẩm
dịch vụ môi trường được quốc tế nhất
trí, nhưng vẫn chưa đạt được sự đồng thuận
do nhiều thách thức. Steenblik (2005) cho
rằng do thiếu tính cụ thể của phân loại hiện
tại, chẳng hạn như Hệ thống hài hòa (HS)
cấp độ sáu chữ số sự tồn tại của hàng
hóa với nhiều mục đích sử dụng (tức sử
dụng cho môi trường phi môi trường).
Sự hiện diện của cả sản phẩm trung gian
sản phẩm cuối cùng trong danh sách GG
càng làm tăng thêm rắc rối phạm vi bao
phủ của chúng trong phân loại HS thường
không giống nhau giữa các ngành. Mặc dù
Tác động của kinh tế ngầm đến thương mại hàng hóa xanh -
Bằng chứng bước đầu từ dữ liệu toàn cầu
90 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 277- Năm thứ 27 (5)- Tháng 5. 2025
vậy, đã có một số nỗ lực lập danh sách GG
thể được sử dụng trong các cuộc đàm
phán thương mại. Một trong những nỗ lực
đầu tiên là danh sách được đưa vào Phụ lục
2 của OECD/Eurostat (Vickery, 1999) bao
gồm khoảng 132 HS sáu chữ số duy
nhất bao gồm phương tiện hoặc chủ đề môi
trường (tức kiểm soát ô nhiễm không
khí) và xử lý chất thải rắn. Đây là cơ sở để
nhóm tác giả xác định giá trị TGG.
Một cách tiếp cận khác trong việc đo lường
TGG sử dụng danh sách các sản phẩm
liên quan đến biến đổi khí hậu hoặc các
hàng hóa nằm trong một thỏa thuận hàng
hóa dịch vụ môi trường đa phương
(PGGS). Danh sách này bao gồm khoảng
150 mặt hàng tập trung vào các sản phẩm
liên quan đến việc chống biến đổi khí hậu.
Các danh sách được đề xuất thường liên
quan đến chủ đề đàm phán thương mại,
như đã được chứng minh bởi nhiều quốc
gia trình bày trước Ủy ban Thương mại
Môi trường WTO trong Phiên họp đặc biệt
(CTESS) theo Mục 31 (iii) của Tuyên bố
Doha. Trong số khoảng 400 mặt hàng duy
nhất được đưa vào các bản đệ trình như
vậy, tập hợp con gồm 154 mặt hàng thường
xuyên được các thành viên của nhóm quốc
gia liên quan sử dụng (Balineau & De
Melo, 2013).
2.2. Tổng quan nghiên cứu
Theo như tìm hiểu của nhóm nghiên cứu,
các nghiên cứu chủ yếu tập trung đánh giá
tác động của kinh tế ngầm đến chất lượng
môi trường, phát triển bền vững việc
tiêu dùng hàng hóa xanh, hầu như chưa
nghiên cứu thực nghiệm đánh giá mối
quan hệ giữa kinh tế ngầm và TGG. Trong
khi đó sản xuất tiêu dùng xanh chính
sở để phát triển TGG. Thúc đẩy TGG
cũng một phần trong nỗ lực bảo vệ môi
trường phát triển bền vững nền kinh tế.
Nói cách khác tác động của kinh tế ngầm
đến sản xuất tiêu dùng hóa xanh, đến ô
nhiễm môi trường sự phát triển bền vững
của nền kinh tế chính sở để tìm hiểu
về tác động của kinh tế ngầm đến TGG.
Do đó phần này sẽ trình bày tổng quan của
các nghiên cứu trước về tác động của kinh
tế ngầm đến tiêu dùng xanh; tác động của
kinh tế ngầm đến môi trường để từ đó phát
triển giả thuyết nghiên cứu về tác động của
kinh tế ngầm đến TGG.
Thứ nhất, về mối liên hệ giữa nền kinh tế
ngầm tiêu dùng xanh. Ahad cộng
sự (2021) đã nghiên cứu tác động của nền
kinh tế ngầm đến tiêu thụ năng lượng tái
tạo cả cấp độ tổng hợp phân tách trong
giai đoạn 1972- 2018 tại Pakistan. Trong
khi đó, Nguyen cộng sự (2021) chỉ ra
rằng các khu vực kinh tế ngầm lớn hơn
tác động mạnh mẽ hơn đến tiêu thụ năng
lượng tái tạo trong một mẫu nghiên cứu
lớn. Ngược lại, Sohail cộng sự (2021)
ghi nhận các tác động bất đối xứng của nền
kinh tế ngầm đối với tiêu thụ năng lượng
sạch tại các quốc gia Nam Á trong giai
đoạn 1991- 2019. Đặc biệt, tại Ấn Độ, nền
kinh tế ngầm làm giảm mức tiêu thụ năng
lượng sạch. Điều này nghĩa khu vực
kinh tế phi chính thức không tiếp cận được
các nguồn năng lượng xanh, đồng thời bị
hạn chế bởi các quy định môi trường, dẫn
đến việc sử dụng các nguồn năng lượng
truyền thống. Việc giảm động cơ tiêu dùng
các nguồn năng lượng tái tạo do vấn đề
tồn tại hay sự gia tăng quy nền kinh tế
ngầm dẫn tới sự sụt giảm việc đầu cho
công nghệ môi trường xu hướng tiêu
dùng xanh (Chau cộng sự, 2022; Deng
và cộng sự, 2024; Li và cộng sự, 2022).
Thứ hai, về tác động của kinh tế ngầm đến
sản xuất hàng hóa xanh: các yêu cầu về
môi trường không đồng nhất từng quốc
gia, đây được xem như một thách
thức đáng kể. Một yếu tố cụ thể ảnh hưởng
NGUYỄN THỊ CẨM THỦY - NGUYỄN HỒNG YẾN
91
Số 277- Năm thứ 27 (5)- Tháng 5. 2025- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng
đến hoạt động TGG yêu cầu về mức độ
đáp ứng các tiêu chuẩn chứng nhận.
Ngược lại, hoạt động TGG tìm cách thâm
nhập vào các thị trường mới thể bị cản
trở do thiếu các tiêu chuẩn phù hợp cho các
sản phẩm như vậy. Ngoài ra, các công nghệ
môi trường nhập khẩu phải được chính
quyền địa phương tại thị trường của họ thử
nghiệm chứng nhận. Các nhà hoạch định
chính sách phải đối mặt với một số thách
thức do sự hiện diện của nền kinh tế ngầm
(Torgler & Schneider, 2009). Mức độ quản
chưa phù hợp của chính phủ trong việc
thực hiện và thực thi luật pháp và quy định
(La Porta cộng sự, 1999) trốn thuế
được coi nguồn chính của nền kinh tế
ngầm (Tanzi, 1999). Sự gia tăng quy
của nền kinh tế ngầm khiến các yêu cầu về
môi trường các tiêu chuẩn môi trường bị
đánh giá thấp. Do đó, quốc gia mức độ
phi chính thức cao khó đáp ứng được các
quy định kỹ thuật quốc tế. Việc giảm thiểu
các tiêu chuẩn yêu cầu môi trường dẫn
tới việc các doanh nghiệp sản xuất sẽ giảm
đầu vào nghiên cứu phát triển các công
nghệ xanh, từ đó dẫn tới việc hạn chế sản
xuất các hàng hóa xanh, thân thiện với môi
trường. Mặt khác, việc giảm các tiêu chuẩn
môi trường cũng làm giảm động cơ của các
doanh nghiệp trong việc hướng tới việc sản
xuất những hàng hóa xanh hơn (Eng Ann
và cộng sự, 2006; Nygaard, 2023).
Thứ ba, về tác động của kinh tế ngầm đến
môi trường phát triển bền vững. Số
lượng nghiên cứu thực nghiệm về sự suy
thoái môi trường các hoạt động không
được tính vào hệ thống tài khoản quốc gia
vẫn còn hạn chế (Köksal và cộng sự, 2020;
Zhou, 2019). Ô nhiễm không bị đánh thuế
đối với các công ty hoạt động một cách phi
chính thức và bí mật (Alvarado và cộng sự,
2021). Nền kinh tế ngầm đặt ra thách thức
đáng kể đối với việc thực thi các quy định
môi trường, đặc biệt các quốc gia đang
phát triển với mức độ tham nhũng cao
hoạt động phi chính thức phổ biến (như khai
thác khoáng sản thủ công, tẩy nhuộm
vải, sản xuất gạch, sửa chữa ô tô, luyện
kim), tất cả đều gây tác động tiêu cực đến
môi trường (Alvarado cộng sự, 2021).
Do đó, các nhà hoạch định chính sách tại
các quốc gia đang phát triển thường ủng
hộ việc thực thi các chính sách môi trường
nghiêm ngặt hơn nhằm kiểm soát các tác
động tiêu cực của nền kinh tế ngầm đến
hệ sinh thái. Tuy nhiên, kết quả của những
quy định môi trường nghiêm ngặt này
các quốc gia thể chế yếu kém sẽ thúc
đẩy sự chuyển đổi sang khu vực phi chính
thức (Chaudhuri & Mukhopadhyay, 2006).
Ngày càng nhiều nghiên cứu thuyết
khám phá mối liên hệ giữa kinh tế ngầm
chất lượng môi trường. Theo Elgin
Oztunali (2014), kinh tế ngầm ảnh hưởng
đến ô nhiễm qua hiệu ứng quy mô: các
doanh nghiệp phi chính thức thường hoạt
động quy nhỏ do hạn chế tín dụng
môi trường kinh doanh bất ổn, dẫn đến ít
tác động đến suy thoái môi trường hơn so
với doanh nghiệp chính thức vốn sử dụng
vốn cao gây ô nhiễm nhiều (Morrisson
& Mead, 1996; Antweiler cộng sự,
2001). Ngược lại, hiệu ứng phi điều tiết
cho rằng quy định môi trường nghiêm ngặt
làm tăng chi phí khu vực chính thức, đẩy
doanh nghiệp chuyển sang khu vực phi
chính thức để né kiểm soát ô nhiễm (Elgin
& Mazhar, 2013). Điều này giảm ô nhiễm
ở khu vực chính thức nhưng tăng phát thải
khu vực phi chính thức (Baksi & Bose,
2010), đồng thời tạm thời giảm sản xuất
hàng hóa xanh do chuyển dịch hoạt động
sang kinh tế ngầm.
Tóm lại, các nghiên cứu trước cho thấy các
hoạt động kinh tế ngầm thể những
ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất
tiêu dùng hàng hóa xanh. Nói cách khác,
kinh tế ngầm thể sẽ tác động tiêu cực