
Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp trực tuyến:
“Liên kết phát triển sản xuất vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu”
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia - website: www.khuyennongvn.gov.vn 7
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÙNG NGUYÊN LIỆU
PHỤC VỤ CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU
(Báo cáo đề dẫn Khuyến nông @ Nông nghiệp trực tuyến:
“Liên kết phát triển sản xuất vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu”
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
I. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ
Trong những năm gần đây diện tích cây ăn quả cả nước tăng khá nhanh cả về diện
tích, sản lượng và giá trị đã góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tăng thêm thu nhập
của nông dân. Đặc biệt trong 5 năm gần đây, từ năm 2015-2019 diện tích cây ăn quả cả
nước có tốc độ tăng trưởng khá cao bình quân 4,3%/năm (35,7 nghìn ha/năm). Theo
thống kê sơ bộ, tổng diện tích trồng cây ăn quả cả nước năm 2020 ước đạt 1,135 triệu ha,
riêng các tỉnh phía Bắc có gần 441 nghìn ha, chiếm 38,8%, trong đó các tỉnh Trung du
miền núi phía Bắc chiếm 23,3%, Đồng bằng sông Hồng chiếm 8,9%, Bắc Trung Bộ
chiếm 6,6%. Năng suất bình quân các loại cây ăn quả được cải thiện đáng kể, hiện ước
đạt hơn 12 tấn/ha, tăng hơn 42,8% so với năm 2002 (7 tấn/ha).
Tổng sản lượng các loại cây ăn quả hiện đạt khoảng 12 triệu tấn/năm, tăng gần gấp 3
lần so với năm 2002 (4,5 triệu tấn).
Hiện nay toàn vùng có 15 địa phương sản xuất cây ăn quả lớn, quy mô trên 10 nghìn ha/
tỉnh, một số địa phương các tỉnh phía Bắc đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa mang lại giá
trị kinh tế cao, từng bước khẳng định được thương hiệu sản phẩm như vùng sản xuất cây có
múi cam, quýt, bưởi gồm các tỉnh Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ,
Bắc Giang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hưng Yên, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh... Tổng diện tích
cây có múi của cả vùng năm 2019 khoảng trên 103,4 nghìn ha, sản lượng 894,5 nghìn tấn,
vùng sản xuất cây ăn quả nhãn, vải gồm các tỉnh Bắc Giang, Sơn La, Hưng Yên, Hải Dương,
Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng Ninh tổng diện tích trên 61,5 nghìn ha.
Cùng với sự tăng trưởng diện tích, sản lượng, sản xuất cây ăn quả nước ta đang đứng
trước một số hạn chế, thách thức chủ yếu:
- Công tác quy hoạch vùng sản xuất rau quả hàng hoá tại các địa phương tuy đã đạt
được một số kết quả, tuy nhiên quy mô còn nhỏ lẻ, phân tán: bình quân phổ biến 0,2-0,6
ha/vườn hộ, khó khăn liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và quản lý chất lượng. Cơ sở
hạ tầng chưa được quan tâm đầu tư, chưa đáp ứng kịp tốc độ phát triển của sản xuất;
- Năng suất chất lượng sản phẩm chưa cao: Cơ cấu giống, giống thoái hóa và chưa
kiểm soát chặt chẽ cây giống chất lượng, sạch bệnh, giống cây trồng kém chất lượng vẫn