intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu học tập Công nghệ sản xuất dược phẩm: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:137

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu học tập "Công nghệ sản xuất dược phẩm" Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như Công nghệ sản xuất viên nén; công nghệ bao viên; công nghệ sản xuất vi nang; công nghệ sản xuất nang cứng; công nghệ sản xuất nang mềm;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu học tập Công nghệ sản xuất dược phẩm: Phần 2

  1. CHƯƠNG 7 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VIÊN NÉN MỤC TIÊU 1. Trình bày được quy trình sản xuất viên nén bằng phương pháp tạo hạt ướt, tạo hạt khô, dập thẳng, các thông số kỹ thuật trong từng giai đoạn sản xuất. 2. Trình bày được nguyên tắc xác định 4 tiêu chuẩn của hạt: kích thước tiểu phân, tỷ trọng biểu kiến, độ trơn chảy, độ chịu nén. 3. Trình bày được yêu cầu về đặc tính kỹ thuật của bột thuốc để có thể sản xuất viên nén bằng phương pháp dập thẳng. 4. Phân tích được ý nghĩa của các thông số kỹ thuật trong từng giai đoạn sản xuất viên nén, mối quan hệ với các chỉ tiêu chất lượng của bán thành phẩm và thành phẩm viên nén. 5. Có khả năng tham gia thực hiện quy trình sản xuất thuốc viên nén. Viên nén được sản xuất với số lượng lớn các chế phẩm, chiếm tỷ trọng lớn lượng thuốc trong tổng số các dạng bào chế, do viên nén thuận tiện trong sử dụng, bảo quản, lưu thông, phân phối. 169
  2. TLHT CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM Trong công nghệ sản xuất, viên nén là dạng thuốc chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định và sinh khả dụng của thuốc, đòi hỏi nghiên cứu kỹ lưỡng khi xây dựng công thức thuốc, xây dựng quy trình cũng như kiểm soát chặt chẽ các thông số kỹ thuật trong quy trình sản xuất. NỘI DUNG 7.1. Nhà xưởng, trang thiết bị máy móc 7.1.1. Nhà xưởng, các phòng chức năng Thiết kế nhà xưởng, bố trí các phòng chức năng cần tuân theo nguyên tắc của GMP đối với sản xuất thuốc viên (dạng thuốc uống). Các phòng chức năng trong xưởng sản xuất thường bố trí theo nguyên tắc một chiều từ đầu vào đến đầu ra xuất xưởng nhằm hạn chế sự nhiễm chéo. Có thể bố trí theo mô hình đường thẳng (hình 7.1A) hoặc theo mô hình đường cong (hình 7.1B). Nhà xưởng bao gồm các phòng chức năng (có số tương ứng trong sơ đồ): văn phòng (1), phòng nhận nguyên liệu (2A, 9B), phòng biệt trữ nguyên liệu (3A, 8B), nguyên liệu đã được nhận (4A, 7B), cấp phát nguyên liệu (5A, 6B), xát hạt (6A, 5B), dập viên (7A, 4B), bao viên (8A, 2B), pha hệ dịch bán rắn (9A, 10B), đóng gói nguyên liệu đã được cấp (10A, 11B), bán thành phẩm (11A, 12B), đóng gói (12A, 13B), giao cấp nhãn (13A, 3B), giao nhận thành phẩm (14). 170
  3. Chương 7. Công nghệ sản xuất viên nén Hình 7.1A. Sơ đồ xưởng sản xuất viên nén, các phòng bố trí di chuyển theo đường thẳng Trong mỗi phòng dập viên chỉ đặt một máy dập viên. Không khí trong các phòng sản xuất cần duy trì ở nhiệt độ 250C và độ ẩm tương đối khoảng 45%. Riêng các phòng sản xuất viên sủi cần duy trì không khí có nhiệt độ 200C, độ ẩm tương đối dưới 30%. Áp suất không khí trong phòng sản xuất thuốc viên nhỏ hơn áp suất ngoài hành lang để tránh bay bụi nhiễm chéo trong nhà xưởng và môi trường (áp suất âm). Áp suất luồng khí qua hệ lọc HEPA được mô tả trên hình 7.2. 171
  4. TLHT CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM Hình 7.1B. Sơ đồ xưởng sản xuất viên nén, các phòng bố trí di chuyển theo đường cong Hình 7.2. Sơ đồ dòng khí lọc HEPA thổi vào các phòng sản xuất thuốc viên 172
  5. Chương 7. Công nghệ sản xuất viên nén 7.1.2. Trang thiết bị, máy móc Công nghệ sản xuất viên nén cần có các thiết bị cần có trong kỹ thuật xay nghiền, kỹ thuật trộn, kỹ thuật sấy như máy xay nghiền, thiết bị rây, máy trộn, thiết bị sấy. Ngoài các máy dập viên chuyên dụng còn có máy ép vỉ, đóng lọ, … Cần một số thiết bị đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật của nguyên liệu và bán thành phẩm như thiết bị xác định kích thước tiểu phân, tỷ trọng biểu kiến, độ trơn chảy, độ chịu nén của hạt, một số thiết bị đánh giá chỉ tiêu chất lượng của viên như thiết bị đo độ rã, thử độ hòa tan, độ cứng, độ mài mòn,… Nguyên tắc xác định một số chỉ tiêu của nguyên liệu, bán thành phẩm như sau: - Xác định kích thước tiểu phân và phân bố kích thước tiểu phân Sử dụng phương pháp rây, phân đoạn khối bột nằm giữa hai cỡ rây được cân để tính % của từng phân đoạn, kích cỡ hạt. Sử dụng kính hiển vi với trắc vi thị kính để xác định kích thước tiểu phân của các bột dược chất, tá dược có kích cỡ nhỏ hơn rây. - Xác định tỷ trọng biểu kiến của khối hạt Cân một khối lượng chính xác của hạt đưa vào ống đong hình trụ của máy đo có nhịp gõ để thể tích khối bột được xếp đặc khít nhất. Đo thể tích để tính ra tỷ trọng g/cm3. 173
  6. TLHT CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM - Xác định độ chịu nén của bột và hạt Dập viên có khối lượng xác định (300mg) với chày đường kính (9mm) dưới lực dập 1200 kg/cm2 sau đó đo độ cứng của viên (lực làm vỡ viên). Độ cứng xác định ở điều kiện đã cho biểu thị độ chịu nén của vật liệu (tính bằng N). Thiết bị xác định độ chịu nén còn dùng để lựa chọn tá dược dính, xác định lực đẩy viên ra khỏi cối được áp dụng để lựa chọn tá dược trơn chống ma sát, chống dính. - Xác định độ trơn chảy của khối hạt Cân 200g hạt cho vào phễu của máy có độ rung. Tính thời gian chảy của khối hạt từ đó tính ra độ trơn chảy biểu thị bằng g/s. Thiết bị đo độ trơn chảy còn được dùng để lựa chọn tá dược trơn điều hòa sự chảy, chống ma sát. Cũng có thể biểu thị độ trơn chảy gián tiếp qua góc nghỉ của khối bột tgα = h/r (h chiều cao, r bán kính khối bột). a. Máy dập viên tâm sai Nguyên tắc cấu tạo Một số bộ phận chính (hình 7.3): - Môtơ kết nối hai trục có cam quay lệnh tâm (tác động lên xuống của hai chày). - Phễu nạp hạt cốm để phân phối liều dập viên. - Các bộ chày cối cỡ đường kính khác nhau. - Cốc chỉnh lực nén của chày trên. 174
  7. Chương 7. Công nghệ sản xuất viên nén - Cốc chỉnh mặt bằng chày dưới (bằng mặt cối), chỉnh độ sâu của chày dưới tương ứng dung tích cối. Hình 7.3. Máy dập viên tâm sai Nguyên lý hoạt động Môtơ hoạt động quay trục có cam quay lệch tâm tác động lên chày trên, chày dưới và phễu tạo ra các bước của chu trình dập viên (hình 7.4). 175
  8. TLHT CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM - Chày dưới hạ xuống. - Phễu quay vào vị trí lỗ cối, nạp hạt cốm, lắc gạt phân liều đủ khối lượng viên. - Phễu dịch chuyển ra ngoài lỗ cối, chày trên dập xuống nén dập viên. - Chày trên nâng cao khỏi cối, chày dưới đẩy viên, phễu gạt viên ra ngoài máy. Hình 7.4. Nguyên lý hoạt động của máy dập viên tâm sai Sau khi xoay cốc chỉnh độ sâu của chày dưới đảm bảo cối chứa đủ khối lượng của viên cần dập. Tiếp tục dùng cốc chỉnh chày trên để hạ sâu tăng lực nén viên hoặc nâng lên giảm lực nén. 176
  9. Chương 7. Công nghệ sản xuất viên nén Trường hợp sử dụng Hiện nay, máy dập viên tâm sai chủ yếu dùng trong nghiên cứu xây dựng công thức viên, xây dựng quy trình sản xuất quy mô thí nghiệm. Nhược điểm trong quá trình hoạt động của máy dập viên tâm sai lực dập viên chỉ tác động một chiều từ trên xuống. Do đó sự phân bố lực nén không đều, dễ dẫn đến các sự cố không đạt độ bền cơ học, viên bong, nứt mặt… máy có công suất nhỏ, gây ồn và bay bụi. b. Máy dập viên quay tròn Nguyên tắc cấu tạo Các bộ phận chính của máy dập viên quay tròn (hình 7.5). - Môtơ điện kết nối với hai mâm quay, trục đứng có chứa các bộ chày cối. - Mâm trên chế có các chày trên, mâm dưới chứa các cối và chày dưới. - Hệ thống phễu và khoang phân phối hạt cốm. - Hệ thống cam dẫn hướng và tạo lực nén cho chày trên và chày dưới. 177
  10. TLHT CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM Hình 7.5. Máy dập viên quay tròn Máy dập viên quay tròn có thể thiết kế hai đến ba chu trình nén trên một vòng quay của mâm, tương ứng có hai đến ba phễu, khung phân phối hạt và bộ cam dẫn nén. Máy dập viên quay tròn còn có hệ thống hiển thị lực nén ở từng bộ cối chày trong quá trình dập viên. Nguyên lý hoạt động Một chu trình dập viên bao gồm các giai đoạn sau: (hình 7.6). - Hạt từ phễu đổ vào khung phân phối. Khung phân phối có nhiều ngăn nối nhau để trải hạt trên một diện tích rộng đủ thời gian cối nhận hạt, tại thời điểm này cam dưới dẫn chày dưới hạ xuống đáy để nhận hạt vào dung tích cối. 178
  11. Chương 7. Công nghệ sản xuất viên nén - Chày dưới và hạt di chuyển đến vị trí cam kiểm soát, điều chỉnh vị trí chày dưới trong cối, thanh gạt gắn trên khung phân phối gạt bằng mặt khối hạt để trong cối chứa một lượng hạt xác định. - Sau khi chỉnh khối lượng hạt trong cối, chày dưới di chuyển theo cam để hạ xuống thấp. - Chày dưới di chuyển đến trục nén dưới, chày trên cũng di chuyển đến trục nén trên để nén khối hạt trong cối. Lực nén được điều chỉnh bằng cách thay đổi khoảng cách giới hạn tới hai đầu chày trong khi hai đầu chày ở vị trí đỉnh nén. Trục nén trên thường được cố định, trục nén dưới có thể điều chỉnh. - Sau khi nén, chày trên được nâng lên theo cam dẫn, chày dưới đi lên theo cam dẫn để đưa viên viên lên mặt bằng cối, viên được gạt ra khỏi máy nhờ thanh gạt gắn trước khung phân phối hạt. Hình 7.6. Nguyên lý hoạt động của máy dập viên quay tròn 179
  12. TLHT CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM Trường hợp sử dụng máy dập viên quay tròn có nhiều cỡ với công suất khác nhau, từ 8 đến 12 bộ chày cối dùng trong quy mô sản xuất pilot (cỡ lô nhỏ vài chục vạn viên/ lô) hoặc có từ 33 đến 51 bộ chày cối dùng trong quy mô sản xuất lớn (lô sản xuất công nghiệp 0,5 đến vài triệu viên/ lô). Công suất máy (số viên trên giờ) phụ thuộc vào số chày và tốc độ dập viên (số vòng của mâm quay/ giờ). Ưu điểm: trong chu trình hoạt động của máy dập viên quay tròn, lực dập viên tác động vào khối hạt trong cối đồng thời từ hai hướng, chày trên đi xuống và chày dưới đi lên. Do đó lực nén được phân bố đồng đều, khối hạt nhận lực nén từ từ nên viên dễ đạt chỉ tiêu độ bền cơ học (cả về độ cứng và độ mài mòn), độ rã, độ hòa tan, cũng như hình thức cảm quan. 7.2. Quy trình sản xuất viên nén 7.2.1. Sơ đồ các giai đoạn trong quy trình sản xuất, các thông số cần kiểm soát Các giai đoạn trong quy trình sản xuất viên nén bằng phương pháp tạo hạt ướt và các thông số cần kiểm soát được trình bày trong sơ đồ sau: 180
  13. Chương 7. Công nghệ sản xuất viên nén Nguyên vật liệu Các giai đoạn Các thông số cần kiểm soát sản xuất Kích thước tiểu phân, độ tan, Dược chất, tá CHUẨN BỊ độ trơn chảy, độ chịu nén, dược, dung môi (xay rây, cân đong) tỷ trọng  Dược chất, tá dược TRỘN KHÔ Tốc độ, thời gian trộn (độn, rã trong) (bột kép) Độ đồng đều hàm lượng  Tá dược dính HÒA TAN Tốc độ, thời gian trộn Dung môi (pha chế tá dược dính) Độ đồng nhất  Nhiệt độ, tốc độ, thời gian trộn TRỘN ƯỚT Độ đồng nhất  XÁT HẠT Cỡ rây  Nhiệt độ, thời gian, hàm ẩm SẤY HẠT  SỬA HẠT Cỡ rây, kích thước tiểu phân  Tá dược rã ngoài Độ trơn chảy, tỷ trọng biểu kiến TRỘN HOÀN Tá dược trơn Hàm lượng, độ đồng đều hàm TẤT lượng  Tốc độ, lực nén, độ đồng đều DẬP VIÊN khối lượng  Nhiệt độ tạo khuôn, ép vỉ ÉP VỈ Độ kín vỉ  Kiểm nghiệm các chỉ tiêu trong ĐÓNG GÓI tiêu chuẩn của thành phẩm Hình 7.7. Quy trình sản xuất viên nén theo phương pháp tạo hạt ướt 181
  14. TLHT CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM 7.2.2. Nguyên tắc tiến hành các giai đoạn Giai đoạn chuẩn bị: Dược chất tá dược cần đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật đúng yêu cầu đề ra của quy trình sản xuất. Khi các chỉ tiêu thay đổi, do nguyên liệu khác lô sản xuất hoặc do thay đổi nhà sản xuất dược chất, tá dược cần phải nghiên cứu xác định lại chứng minh các thông số không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu chất lượng, độ ổn định và sinh khả dụng của thành phẩm đã đề ra. Giai đoạn trộn khô: Cần kiểm soát các thông số của thiết bị theo quy trình đặt ra. Đây là giai đoạn quyết định về độ đồng đều hàm lượng trong bột kép bán thành phẩm và thành phẩm vì bột kép ở trạng thái khô tơi, thuận lợi nhất cho việc trộn đều. Trong giai đoạn này, một phần tá dược rã được trộn vào bột kép để phát huy tác dụng rã trong. Giai đoạn pha chế tá dược dính: Các thông số cần được kiểm soát đảm bảo các polyme trương nở và hòa tan hoàn toàn dịch thể đồng nhất. Giai đoạn trộn ướt: Tiến hành giống như giai đoạn trộn khô, thường được thực hiện trong máy trộn cao tốc, đảm bảo độ đồng nhất cao, tốc độ và thời gian trộn có thể ảnh hưởng đến độ liên kết, tỷ trọng biểu kiến, độ trơn chảy của hạt sau này, từ đó ảnh hưởng đến độ bền cơ học, độ rã, độ hòa tan của viên. 182
  15. Chương 7. Công nghệ sản xuất viên nén Giai đoạn xát hạt: Kiểm soát cỡ rây để đảm bảo chỉ tiêu kích thước của hạt đề ra. Trong một số trường hợp, số bột kép ẩm được sấy sơ bộ trước khi xát hạt giúp cho việc xát hạt dễ dàng không tạo sợi bết dính rây. Giai đoạn sấy hạt: Kiểm soát nhiệt độ, thời gian sấy, đảm bảo hàm ẩm trong hạt đúng yêu cầu, tránh các yếu tố làm giảm hàm lượng dược chất cũng như ảnh hưởng tới các đặc tính cơ lý của hạt. Trong một số trường hợp, khối hạt ẩm được sấy sơ bộ trong tủ sấy đối lưu thông thường sau đó mới chuyển sang sấy tầng sôi nhằm tránh sự vón cục do hơi ẩm trong tầng sôi tạo ra chưa thóat hết ra ngoài. Giai đoạn sửa hạt: Hạt khô cần được sửa qua rây để phá vỡ các kết dính tiểu phân trong giai đoạn sấy. Giai đoạn trộn hoàn tất: Tiến hành như giai đoạn trộn khô. Trong giai đoạn này, tá dược rã ngoài và tá dược trơn cần có kích thước nhỏ mịn để có thể phủ đều lên bề mặt các hạt. Từ đó mới có thể phát huy vai trò của tá dược rã hoặc tá dược trơn. Cần tiến hành trộn hoàn tất trong máy trộn hộp lập phương côn hai đầu, hình chữ V, đảm bảo giữ nguyên các đặc tính cơ lý của hạt. 183
  16. TLHT CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM Giai đoạn dập viên: Cần kiểm soát tốc độ dập viên, lực dập viên theo yêu cầu đặt ra của quy trình. Tốc độ dập viên nhanh có thể làm viên không đủ độ bền cơ học do lực nén chưa phân phối đều, viên không đồng đều khối lượng do làm tăng sai số phân phối lượng hạt vào cối. Lực dập viên lớn làm tăng độ cứng, giảm độ rã, độ hòa tan. Trong quá trình dập viên phải thường xuyên kiểm tra độ đồng đều khối lượng, độ rã của viên ở từng giai đoạn đầu, giữa và cuối quá trình (15 phút một lần). Giai đoạn ép vỉ: Cần kiểm soát nhiệt độ tạo khuôn trên vỉ, nhiệt độ và tốc độ ép vỉ để đảm bảo độ hàn kín vỉ. Độ kín của vỉ được thử với máy hút chân không, các vỉ được đặt nhúng chìm trong dung dịch màu trong bình chân không, khi mở van, dung dịch màu không được thấm vào trong vỉ. Giai đoạn đóng gói: Vỉ hoặc lọ chứa viên được đóng hộp sau đó đóng thùng theo quy cách đồ bao gói thứ cấp, kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng của thành phẩm. 184
  17. Chương 7. Công nghệ sản xuất viên nén 7.2.3. Thành phần công thức một số thuốc viên nén Công thức viên nén vitamin C Công thức cho 1 viên Vitamin C 500,0 mg Avicel PH 102 266,8 mg Cilicol coloidal 5,0 mg Panmito stearat glycerol 1,7 mg Magnesi stearat 1,5 mg Công thức viên nén Paracetamol Công thức cho 1 viên Paracetamol 375,00 mg Avicel PH 102 80,00 mg Tinh bột mì 80,00 mg Tinh bột sắn 15,00 mg Talc 12,50 mg Magnesi stearat 1,50 mg Nước tinh khiết 0,18 ml 185
  18. TLHT CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM Công thức viên nén Co-trimoxazol Công thức cho 1 viên Sulfamethoxazol 400,0 mg Trimethorprim 80,0 mg Cellulose vi tinh thể 30,0 mg Tinh bôt mì 70,0 mg Hồ tinh bột sắn vừa đủ Natri laurylsulfat 2,0 mg Talc 10,0 mg Magnesi stearat 5,0 mg 7.2.4. Các yếu tố kỹ thuật trong quy trình sản xuất ảnh hưởng đến chỉ tiêu chất lượng của bán thành phẩm và thành phẩm Quy trình sản xuất viên nén theo phương pháp tạo hạt ướt có nhiều giai đoạn, lỗi kỹ thuật của sản phẩm đầu ra ở giai đoạn trước sẽ là nguyên nhân không đạt yêu cầu chỉ tiêu chất lượng của bán thành phẩm ở giai đoạn sau và thành phẩm sẽ không đạt yêu cầu. Sơ đồ dưới đây biểu thị mối quan hệ của các thông số kỹ thuật và chỉ tiêu kỹ thuật trong quy trình sản xuất viên nén. 186
  19. Chương 7. Công nghệ sản xuất viên nén Hình 7.8. Sơ đồ mối quan hệ giữa các thông số kỹ thuật và chỉ tiêu kỹ thuật của nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm trong sản xuất viên nén 187
  20. TLHT CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM 7.2.5. Nồng độ và tỷ lệ các tá dược thường dùng trong sản xuất viên nén a. Nồng độ tá dược dính thường dùng Loại tá dược dính Tỷ lệ thường dùng Tinh bột sắn, USP Hỗn dịch nước 5 - 10% Tinh bột sắn tiền gelatin hóa Dung dịch nước 5 - 10% Tinh bột 1500 Hỗn dịch nước 5 - 10% Gelatin (nhiều loại khác nhau) Dung dịch nước 2 - 10% Sucrose Dung dịch nước 10 - 85% Keo Dung dịch nước 5 - 20% Polyvinylpyrrolidone (PVP) Dung dịch nước, cồn, hỗn hợp nước - cồn 5 - 20% Methylcellulose (MC) (độ Dung dịch nước 2 - 10% nhớt đa dạng) Natri cacboxymethylcellu- Dung dịch nước 2 - 10% lose (NaCMC) (loại độ nhớt thấp) Ethylcellulose (EC) (độ nhớt Dung dịch nước 2 - 15% đa dạng) Polyvinyl alcol (độ nhớt đa Dung dịch nước hoặc hỗn dạng) hợp nước - cồn 2 - 10% Polyethylen glycol (PEG) Dung dịch nước, cồn, hỗn 6000 hợp nước - cồn 10- 30% 188
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0