Tài liệu học tập môn GDCD lớp 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây
lượt xem 4
download
"Tài liệu học tập môn GDCD lớp 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tâyh" hỗ trợ cho các bạn học sinh lớp 11 trong quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức môn Toán để chuẩn bị bước vào kì thi sắp diễn ra. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu học tập môn GDCD lớp 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÀO SƠN TÂY TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 11 Họ và tên: …………………………………………. Lớp:……………………………………………….. Năm học 2021 – 2022
- BÀI 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (2 tiết) I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Sản xuất của cải vật chất: a. Thế nào là sản xuất của cải vật chất? Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. b. Vai trò của sản xuất của cải vật chất :- Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội- Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội. 2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất a. Sức lao động - Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất. - Sức lao động gồm 2 yếu tố:(Thể chất, Tinh thần) b. Đối tượng lao động - Đối tượng lao động là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người. c. Tư liệu lao động - Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người. Trong các yếu tố của quá trình lao động sản xuất thì sức lao động là yếu tố quan trọng và quyết định nhất 3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội. a. Phát triển kinh tế (giảm tải) Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hộ b. Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội (HS tự học) II. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Đối tượng lao động. B. Sức lao động. C. Tăng trưởng kinh tế. D. Phát triển kinh tế. Câu 2: Hệ thống bình chứa thuộc một trong các yếu tố nào sau đây của quá trình sản xuất? A. Đối tượng sản xuất. B. Tư liệu lao động. C. Môi trường tự nhiên. D. Yếu tố khách quan. Câu 3: Vai trò của sản xuất của cải vật chất được thể hiện ở nội dung nào sau đây? A. Cung cấp thông tin. B. Xóa bỏ mọi loại cạnh tranh. C. Lũng đoạn thị trường. D. Cơ sở tồn tại của xã hội. Câu 4: Yếu tố nào sau đây cấu thành tư liệu lao động? A. Kết cấu hạ tầng. B. Đối tượng lao động. C. Điều kiện thể chất. D. Đội ngũ nhân công. Câu 5: Yếu tố nào sau đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất của quá trình sản xuất? Tài liệu học tập môn GDCD 11 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 1
- A. Tư liệu lao động. B. Đối tượng lao động. C. Sức lao động. D. Công cụ lao động. Câu 6: Đối tượng lao động và tư liệu lao động kết hợp thành yếu tố nào sau đây? A. Đội ngũ nhân công. B. Tư liệu sản xuất. C. Tài nguyên thiên nhiên. D. Sức lao động. Câu 7:Trong quá trình sản xuất, cây gỗ dùng để chống lò trong khu vực hầm mỏ là yếu tố nào sau đây? A. Tư liệu lao động. B. Đối tượng lao động. C. Đội ngũ lao động. D. Khả năng lao động. Câu 8: Việc làm nào sau đây của công dân góp phần phát triển kinh tế gia đình? A. Chủ động tham gia sản xuất. B. Thành lập quỹ bảo trợ xã hội. C. Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe. D. Tiếp cận phương tiện truyền thông. Câu 9: Kết cấu hạ tầng thuộc một trong các yếu tố nào sau đây của quá trình sản xuất? A. Đối tượng sản xuất. B. Tư liệu lao động. C. Môi trường tự nhiên. D. Đội ngũ nhân công. Câu 10:Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội là nội dung của khái niệm nào sau đây? A.Phát triển kinh tế. B.Cơ chế thị trường. C. Tư liệu sản xuất. D.Trao đổi hàng hóa. Câu 11:Yếu tố nào sau đây giữ vai trò quan trọng nhất trong tư liệu lao động? A. Công cụ sản xuất B. Kết cấu hạ tầng. C. Hệ thống bình chứa. D. Mạng lưới giao thông. Câu 12:Công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người là thuộc tính nào sau đây của hàng hóa? A. Giá trị trao đổi. B.Giá trị cá biệt. C. Giá trị sử dụng. D. Giá trị xã hội. Bài 2: HÀNG HOÁ – TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG (2 tiết) I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Hàng hoá a. Hàng hoá là gì? Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua – bán. b.Hai thuộc tính của hàng hóa: -Giá trị sử dụng của hàng hóa( công dụng của sản phẩm). -Giá trị của hàng hóa( lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa). 2. Tiền tệ b. Chức năng của tiền tệ 5 chức năng cơ bản của tiền tệ: - Thước đo giá trị - Phương tiện lưu thông - Phương tiện cất trữ (mua vàng, mua ngoại tệ) - Phương tiện thanh toán - Tiền tệ thế giới (đồng tiền được công nhận là phương tiện thanh toàn quốc tế) Tài liệu học tập môn GDCD 11 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 2
- 3. Thị trường b. Các chức năng cơ bản của thị trường - Chức năng thực hiện hay thừa nhận giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá. - Chức năng thông tin. - Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. II. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Nội dung nào sau đây là một trong những thuộc tính cơ bản của hàng hóa? A. Giá trị sử dụng. B. Điều tiết tiêu dùng. C. Phương tiện thanh toán. D. Đầu cơ tích trữ. Câu 2: Công dụng của sản phẩm làm cho hàng hóa luôn có giá trị nào sau đây? A. Thặng dư. B. Sử dụng. C. Cá biệt. D. Xã hội. Câu 3: Nội dung nào sau đây thể hiện một trong những chức năng của tiền tệ? A. Phương tiện lưu thông. B. Xóa bỏ cạnh tranh. C. Cung cấp thông tin. D. Triệt tiêu độc quyền. Câu 4: Trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường không có chức năng cơ bản nào sau đây? A. Điều tiết sản xuất. B. Kích thích tiêu dùng. C. Cung cấp thông tin. D. Phương tiện cất trữ. Câu 5: Khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền tệ thực hiện chức năng nào sau đây? A. Thúc đẩy độc quyền. B. Công cụ tích trữ. C. Gia tăng lạm phát. D. Tiền tệ thế giới. Câu 6: Thị trường giúp người bán đưa ra các quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận là thể hiện chức năng nào sau đây? A. Cung cấp thông tin. B. Thước đo giá trị. C. Công cụ thanh toán. D. Xóa bỏ cạnh tranh. Câu 7: Thị trường giúp người tiêu dùng điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất là thể hiện chức năng nào sau đây? A. Tiền tệ thế giới. B. Phương tiện cất trữ. C. Cung cấp thông tin. D. Thúc đẩy độc quyền. Câu 8: Việc người sản xuất luân chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác thông qua sự biến động của giá cả thị trường là thực hiện chức năng nào sau đây của thị trường? A. Thanh toán. B. Cất trữ. C. Kiểm tra. D. Điều tiết. Câu 9:Hàng hóa có một trong những thuộc tính cơ bản nào sau đây? A.Giá trị. B. Bảo tồn. C. Cá biệt. D. Lưu trữ. Câu 10: Tiền tệ không có chức năng nào sau đây? A. Tiền tệ thế giới. B.Phương tiện lưu thông. C. Thước đo giá trị. D. Chuyển đổi cơ cấu. Câu 11:Lao động xã hội của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa tạo cho hàng hóa có thuộc tính nào sau đây? A. Độc lập. B. Sử dụng. C. Cá biệt. D. Giá trị. Câu 12: Sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người, chỉ trở thành hàng hóa khi được đi vào tiêu dùng thông qua quá trình nào sau đây? A. Trao đổi, mua bán. B. Cấp phát. C. Tự cung, tự cấp. D. Sử dụng. Tài liệu học tập môn GDCD 11 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 3
- CHỦ ĐỀ: CÁC QUY LUẬT TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA (4 tiết) - (Tích hợp Bài 3,4,5) Bài 3: QUY LUẬT GIÁ TRỊ I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1.Nội dung của quy luật giá trị: sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa. 2.Tác động của quy luật giá trị: a) Điều tiết SX và lưu thông hàng hoá: b) Kích thích lực lượng SX phát triển và năng suất LĐ tăng lên. Muốn phát triển kinh tế phải dựa vào sự phát triển của lực lượng SX vì vậy muốn thu được lợi nhuận nhiều người SX kinh doanh phải tìm cách phát triển lực lượng SX bằng cách cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề của người LĐ, làm cho giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội. c) Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá giàu nghèo - giữa những người SX hàng hoá. - Sự tác động của quy luật giá trị thông qua sự lựa chọn tự nhiên làm cho người SX - kinh doanh hàng hoá phát triển. Mặt khác: Người SX - kinh doanh kém sẽ thua lỗ, phá sản và trở thành nghèo => làm cản trở kinh tế hàng hoá phát triển. Tác động của quy luật giá trị luôn có 2 mặt: - Tích cực: Thúc đẩy lực lượng SX phát triển, nâng cao năng suất LĐ. -> Kinh tế hàng hoá phát triển. - Hạn chế: Có sự phân hoá giàu nghèo -> Kìm hãm, cản trở sự phát triển của kinh tế hàng hoá. II. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Theo quy luật giá trị, trong lưu thông việc trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào sau đây? A. Phân công lao động xã hội. B. Hao phí lao động cá biệt khác nhau. C. Chuyên môn hóa sản xuất. D. Thời gian lao động xã hội cần thiết. Câu 2: Quy luật giá trị có tác động tích cực nào sau đây? A. Xóa bỏ các loại cạnh tranh. B. Duy trì hiện tượng lạm phát. C. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. D. Thực hiện công bằng xã hội tuyệt đối. Câu 3: Người sản xuất tiến hành cải tiến kĩ thuật là vận dụng tác động nào sau đây của quy luật giá trị? A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển. B. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. C. Phân phối các yếu tố tư liệu lao động. D. Thúc đẩy thời gian lao động cá biệt tăng. Câu 4: Người sản xuất phân phối lại nguồn hàng thông qua sự biến động của giá cả trên thị trường là vận dụng tác động nào sau đây của quy luật giá trị? A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. B. Thâu tóm ngân sách quốc gia. C. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển. Tài liệu học tập môn GDCD 11 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 4
- D. San bằng các nguồn thu nhập. Câu 5:Theo quy luật giá trị, trên thị trường việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc nào sau đây? A. Ngang giá. B. Ngẫu nhiên. C. Trung gian. D. Độc lập. Câu 6:Người sản xuất áp dụng các biện pháp đổi mới công nghệ là thực hiện tác động nào sau đây của quy luật giá trị? A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển. B. Nâng cao thời gian lao động cá biệt. C. Điều tiết lưu thông hàng hóa. D. Thay đổi cơ cấu mặt hàng. Câu 7. Quy luật nào dẫn đến sự phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa? A. Quy luật cung – cầu B. Quy luật cạnh tranh C. Quy luật giá trị D. Quy luật lưu thông hàng hoá Câu 8: Một trong những mặt tích cực của quy luật giá trị là A. Người sản xuất có thể sản xuất nhiều loại hàng hóa B. Người tiêu dùng mua được hàng hóa rẻ C. Người sản xuất ngày càng giàu có D. Kích thích lực lượng sản xuất, năng xuất lao động tăng Câu 9: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây? A. Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa B. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa C. Thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa D. Chi phí để sản xuất ra hàng hóa Câu 10: Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá trị hàng hóa sau khi bán phải bằng A. Tổng chi phí để sản xuất ra hàng hóa B. Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất C. Tổng số lượng hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất D. Tổng thời gian để sản xuất ra hàng hóa Bài 4: CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh a. Có hai loại cạnh tranh: - Cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh đúng pháp luật, mang tính nhân văn, có tác dụng kích thích kinh tế thị trường phát triển đúng hướng. - Cạnh tranh không lành mạnh là cạnh tranh vi phạm pháp luật, vi phạm các chuẩn mực đạo đức, làm rối loạn và kìm hãm sự phát triển của kinh tế thị trường. b. Nguyên nhân cạnh tranh: - Trong nền kinh tế hàng hoá, do tồn tại nhiều chủ thể kinh tế khác nhau, tồn tại với tư cách là một đơn vị kinh tế độc lập nên không thể không cạnh tranh. - Do điều kiện sản xuất của mỗi chủ thể khác nhau nên chất lượng và chi phí sản xuất khác nhau… do đó kết quả sản xuất không giống nhau. 2. Mục đích của cạnh tranh, các loại cạnh tranh a. Mục đích của cạnh tranh: - Mục đích cuối cùng là giành lợi ích về mình nhiều hơn người khác. Tài liệu học tập môn GDCD 11 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 5
- - Biểu hiện: + Giành nguồn nguyên liệu, giành các nguồn lực sản xuất khác. + Giành ưu thế về khoa học công nghệ. + Giành thị trường tiêu thụ, nơi đầu tư, nơi đặt hàng, các hợp đồng. + Giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hoá. 3. Tính hai mặt của cạnh tranh a. Mặt tích cực: - Kích thích lực lượng sản xuất phát triển. - Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước. - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần hội nhập kinh tế quốc tế. b. Mặt tiêu cực: - Làm cho môi trường, môi sinh suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng. - Để giành giật khách hàng và lợi nhuận nhiều hơn, một số người không từ những thủ đoạn phi pháp bất lương (làm hàng giả, trốn thuế …) - Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường, từ đó nâng giá lên cao làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. II. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Mặt hạn chế của cạnh tranh được biểu hiện ở nội dung nào sau đây? A. Đầu cơ gây rối loạn thị trường. B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. C. Chủ động hội nhập quốc tế. D. Nâng cao năng lực cạnh tranh. Câu 2: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa nhằm mục đích nào sau đây? A. Giành lợi nhuận nhiều nhất. B. Xóa bỏ cơ chế thị trường. C. Chấm dứt tình trạng lạm phát. D. Thúc đẩy đầu cơ tích trữ. Câu 3: Việc khai thác gỗ bừa bãi làm cho rừng bị tàn phá là thể hiện mặt hạn chế của cạnh tranh ở nội dung nào sau đây? A. Khai thác tối đa nguồn lực của đất nước. B. Điều tiết lưu thông hàng hóa. C. Chạy theo lợi nhuận một cách thiếu ý thức. D. Nâng cao năng lực cạnh tranh. Câu 4: Việc vi phạm quy luật tự nhiên trong khai thác tài nguyên làm cho môi trường suy thoái là biểu hiện sự tác động của cạnh tranh ở mặt nào sau đây? A. Hạn chế. B. Tích cực. C. Tiến bộ. D. Lành mạnh. Câu 5: Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Cầu. B. Cung. C. Cạnh tranh. D. Thị trường. Câu 6:Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa hình thành từ nguyên nhân nào sau đây? A. Phân chia nguồn quỹ phúc lợi. B. Tồn tại nhiều chủ sở hữu độc lập. C. Thực hiện xóa đói giảm nghèo. D. Hiện tượng khủng hoảng kinh tế. Câu 7:Nội dung nào được xem là mặt hạn chế của cạnh tranh? A. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế C. Kích thích sức sản xuất D. Làm cho môi trường bị suy thoái Câu 8:Hành vi nào sau đây là sự biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh ? A. Áp dụng khoa học – kỹ thuật hiện đại vào sản xuất Tài liệu học tập môn GDCD 11 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 6
- B. Đầu cơ tích trữ để nâng cao lợi nhuận C. Hạ giá thành sản phẩm D. Tung ra nhiều khuyến mãi để thu hút khách hàng Câu 9: Ý kiến nào đúng khi nói về cạnh tranh ? A. Ở nơi nào có sản xuất thì nơi có có cạnh tranh B. Nền kinh tế tập trung bao cấp có cạnh tranh C. Nền kinh tế tự túc tự cấp có cạnh tranh D. Chỉ có sản xuất hàng hóa thì mới có cạnh tranh Câu 10:Cạnh tranh diễn ra theo đúng pháp luật và gắn liền với các tác động tích cực được gọi là A. Cạnh tranh hoàn hảo B. Cạnh tranh lành mạnh C. Cạnh tranh lí tưởng D. Cạnh tranh tích cực Bài 5: CUNG – CẦU TRONG SX VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1.khái niệm cung-cầu a. khái niệm cầu: Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định, tương ứng với giá cả và thu nhập xác định. b. Khái niệm cung Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất nhất định. 2. Mối quan hệ cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá: a. Nội dung của quan hệ cung - cầu: Ba biểu hiện của nội dung quan hệ cung - cầu: *Cung - cầu tác động lẫn nhau: - Cầu tăng => sản xuất mở rộng => cung tăng. - Cầu giảm => sản xuất thu hẹp => cung giảm. *Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường: - Cung = Cầu giá cả = giá trị. - Cung > Cầu giá cả rẻ. - Cung < Cầu giá cả đắt *Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu: về phía cung:Khi giá cả tăng => cung tăng và ngược lại. - về phía cầu:Khi giá cả giảm => cầu tăng và ngược lại. II. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với mức giá cả và thu nhập xác định là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Cung. B. Cầu. C. Thị trường. D. Cạnh tranh. Câu 2: Quan hệ cung - cầu không thể hiện ở nội dung nào sau đây? A. Cung - cầu triệt tiêu giá cả. B. Cung - cầu tác động lẫn nhau. C. Giá cả ảnh hưởng đến cung - cầu. D. Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả. Tài liệu học tập môn GDCD 11 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 7
- Câu 3: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, giá cả thị trường cao hơn giá trị hàng hóa ở trường hợp nào sau đây? A. Cung lớn hơn cầu. B. Cung nhỏ hơn cầu. C. Cầu nhỏ hơn cung. D. Cầu cân bằng cung. Câu 4: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi giá cả tăng lên, lượng cung và cầu thường thay đổi theo xu hướng nào sau đây? A. Cung giảm, cầu giảm. B. Cung tăng, cầu giảm. C. Cung tăng, cầu tăng. D. Cung giảm, cầu tăng. Câu 5: Khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Cung. B. Cầu. C. Tích lũy. D. Đầu cơ. Câu 6:Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa những chủ thể nào sau đây? A. Người mua và người bán. B.Nội bộ người sản xuất. C. Người tiêu dùng thông thái. D. Đội ngũ các nhà đầu tư. Câu 7:Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi các nhà sản xuất thu hẹp sản xuất thì lượng cung sẽ biểu hiện theo xu hướng nào sau đây? A. Giảm xuống. B. Giữ nguyên. C. Tăng dần. D. Ổn định. Câu 8:Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi giá cả giảm xuống thì cầu thường có xu hướng nào sau đây? A. Ổn định. B. Giữ nguyên. C. Giảm xuống. D. Tăng lên. Câu 9. Trường hợp nào người bán có nhiều lãi nhất? A. Cung < cầu B. Cung = cầu C. Cung > cầu D. Mọi trường hợp đều có lãi Câu 10. Trong nền kinh tế hàng hoá khái niệm cầu được hiểu là A. nhu cầu của mọi người B. nhu cầu của người tiêu dùng C. nhu cầu có khả năng thanh toán D. nhu cầu tiêu dùng hàng hoá BÀI 6: CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA (2 tiết) I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: a. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa: * Công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí * Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế- xã hội. 2. Nội dung của CNH, HĐH ở nước ta a. Phát triển mạnh mẽ LLSX - Thực hiện qua việc: + Cơ khí hóa nền sản xuất xã hội. + Áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại. Tài liệu học tập môn GDCD 11 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 8
- + Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực b. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và hiệu quả Chuyển dịch CCKT là chuyển đổi từ CCKT lạc hậu, hiệu quả kém và bất hợp lý sang một CCKT hợp lý hiện đại và hiệu quả 3. Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Đối với công dân - Có nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của CNH, HĐH - Trong sản xuất kinh doanh cần lựa chọn nghành, mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao, phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước và thế giới - Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu của KH-CN hiện đại vào sản xuất để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ có khả năng chiếm lĩnh thị trường nhằm tối đa hóa lợi nhuận Đối với học sinh Thường xuyên học tập nâng cao trình độ văn hóa, KH-CN theo hướng hiện đại đáp ứng nguồn lao động có kỹ thuật cho sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. II. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta thực hiện một trong những nội dung cơ bản nào sau đây? A. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. B. Duy trì khoảng cách tụt hậu kinh tế. C. Bảo tồn mọi phong tục vùng miền. D. Thúc đẩy hiện tượng lạm phát. Câu 2: Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất được thể hiện ở một trong những nội dung cơ bản nào sau đây của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta? A. Xóa bỏ các hình thức cạnh tranh. B. Xây dựng nền kinh tế tự nhiên. C. Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất. D. Chủ động thúc đẩy độc quyền. Câu 3: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta thể hiện ở nội dung cơ bản nào sau đây? A. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí. B. Sử dụng phổ biến lao động thủ công. C. Xóa bỏ mọi loại cạnh tranh. D. Từ chối tham gia hội nhập quốc tế. Câu 4: Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta được thực hiện thông qua quá trình nào sau đây? A. Kìm hãm cơ khí hóa nền sản xuất. B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. C. Duy trì nền kinh tế tự cung tự cấp. D. Sử dụng lao động thủ công. Câu 5: Việc áp dụng máy móc hiện đại trong sản xuất nông nghiệp là thực hiện nội dung cơ bản nào sau đây của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta? A. San bằng mức thuế thu nhập. B. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. C. Thực hiện công bằng xã hội. D. Duy trì nền kinh tế tự cung, tự cấp. Câu 6: Sử dụng công nghệ, phương tiện tiên tiến trong sản xuất là thực hiện nội dung cơ bản nào sau đây của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta? A. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. B. Thúc đẩy phân hóa giàu nghèo. C. Xóa bỏ hoàn toàn nền kinh tế thị trường. D. Nâng cao tỉ lệ lạm phát. Câu 7: Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng sử dụng công nghiệp cơ khí gọi là A. công nghiệp hóa B. tự động hóa. C. tự động sản xuất D. quá trình phát triển. Tài liệu học tập môn GDCD 11 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 9
- Câu 8: Công nghệ vi sinh, kĩ thuật gen và nuôi cấu tế bào được ứng dụng ngày càng nhiều trong các lĩnh vực là biểu hiện của quá trình nào ở nước ta hiện nay? A. Công nghiệp hóa B. Hiện đại hóa C. Tự động hóa D. Trí thức hóa Câu 9: Mục đích của công nghiệp hóa là A. Tạo ra năng suất lao động cao hơn B. Tạo ra một thị trường sôi động C. Tạo ra nhiều cơ hội hơn cho người lao động D. Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại Câu 10: Một trong những tác động to lớn, toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là A. Xây dựng được nền kinh tế nhiều thành phần B. Con người có điều kiện phát triển toàn diện C. Các dân tộc trong nước đoàn kết, bình đẳng D. Tạo tiền đề thức đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội CHỦ ĐỀ: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN Ở NƯỚC TA (Tích hợp Bài 7, Bài 8) BÀI 7: THỰC HIỆN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN VÀ TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC (2 tiết) I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần a. Khái niệm thành phần kinh tế và tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần. Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất * Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. - Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, ở nước ta vẫn tồn tại một số thành phần kinh tế cũ chưa thể cải biến ngay được; đồng thời trong quá trình xây dựng quan hệ sản xuất mới XHCN lại xuất hiện thêm một số thành phần kinh tế mới. Các thành phần kinh tế cũ và mới tồn tại khách quan và có quan hệ với nhau, tạo thành cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. - Bước vào thời kỳ quá độ với LLSX thấp kém và ở nhiều trình độ khác nhau nên có nhiều hình thức sở hữu về TLSX khác nhau. b. Các thành phần kinh tế ở nước ta (Hướng dẫn HS tự học) Thành phần Khái niệm Hình thức tổ chức Vai trò Ví dụ kinh tế Là thành phần dựa trên Giữ vai trò chủ Ngân hàng Nhà hình thức sở hữu Nhà Doanh nghiệp Nhà nước, đạo nước Việt Nam, nước về tư liệu sản quỹ dự trữ quốc gia, quỹ quỹ dự trữ quốc Nhà nước xuất. bảo hiểm, tài sản thuộc gia, tài nguyên, quyền sở hữu của nhà khoáng sản, tập nước đoàn dầu khí Việt Nam Là thành phần dựa trên Hợp tác xã là nòng cốt Cùng với kinh tế Liên hiệp HTX Tập thể hình thức sở hữu tập dựa trên nguyên tắc tự Nhà nước hợp Coop Mart, HTX Tài liệu học tập môn GDCD 11 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 10
- Thành phần Khái niệm Hình thức tổ chức Vai trò Ví dụ kinh tế thể về tư liệu sản xuất. nguyện, quản lí dân chủ thành nền tảng vận tảiQuyết cùng có lợi. của nền kinh tế Thắng, HTX chăn quốc dân. nuôi bò… Là thành phần kinh tế Bao gồm kinh tế cá thể, Có vai trò quan Công ty TNHH Đất dựa trên hình thức sở tiểu chủ và kinh tế tư trọng, là một Việt, Công ty hữu tư nhân về tư liệu bản tư nhân. Được trong những động TNHH Phương sản xuất. khuyến khích phát triển lực của nền kinh Hoa,… Tư nhân trong những ngành tế. nghề mà pháp luật không cấm Là thành phần kinh tế Gồm những doanh Là cầu nối đưa KCN Tân Thuận, dựa trên hình thức sở nghiệp trên cơ sở vốn sản xuất nhỏ lạc KCN Linh Trung, Tư bản nhà hữu hỗn hợp về vốn liên doanh nhằm thu hậu lên CNXH Liên doanh dầu khí nước giữa nhà nước với tư hút vốn, kỷ thuật và Vietxopetro … bản trong nước hoặc công nghệ tiên tiến nước ngoài Là thành phần dựa trên Quy mô vốn lớn, tình Thu hút khoa học Công ty bảo hiểm hình thức sở hữu 100% độ quản lý hiện đại, công nghệ hiện Prudential Kinh tế có vốn của nước ngoài công nghệ cao, đa dạng đại, tạo thêm việc vốn đầu tư làm, thúc đẩy nền nước ngoài kinh tế nước ta tăng trưởng và phát triển II. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Thành phần kinh tế nào sau đây được hình thành dựa trên hình thức sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất? A. Cá thể, tiểu chủ. B. Tập thể. C. Tư bản tư nhân. D. Nhà nước. Câu 2: Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về A. tư liệu sản xuất. B. mức thuế thu nhập. C. nguồn vốn ưu đãi. D. tài sản thế chấp. Câu 3: Công dân thể hiện trách nhiệm đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần thông qua việc làm nào sau đây? A. Khôi phục kinh tế tự nhiên. B. Xóa bỏ nền kinh tế thị trường. C. Tham gia sản xuất hàng giả. D. Chủ động tìm kiếm việc làm. Câu 4. Nước ta có nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo là A. kinh tế tư nhân. B. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. C. kinh tế tập thể. D. kinh tế nhà nước. Câu 5. Nước ta có nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó thành phần kinh tế nào giữ vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế? A. kinh tế tập thể. B. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tài liệu học tập môn GDCD 11 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 11
- C. kinh tế tư nhân. D. kinh tế nhà nước. Câu 6: Yếu tố nào dưới đây là căn cứ trực tiếp để xác định thành phần kinh tế? A. Quan hệ sản xuất B. Sở hữu tư liệu sản xuất C. Lực lượng sản xuất D. Các quan hệ trong xã hội Câu 7: Nền kinh tế của nước ta hiện nay phát triển theo điịnh hướng nào? A. Tư bản chủ nghĩa B. Xã hội chủ nghĩa C. Công nghiệp hóa D. Hiện đại hóa Câu 8: Các quỹ dự trữ quốc gia thuộc thành phần nào dưới đây ? A. Kinh tế tư nhân B. Kinh tế nhà nước C. Kinh tế tập thể D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Câu 9: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần mang lại hiệu quả nào dưới đây? A. Tạo ra một thị trường sôi động B. Làm cho các giá trị kinh tế được phát triển C. Làm cho các mối quan hệ kinh tế- xã hội trở nên tốt đẹp hơn D. Tạo nhiều vốn, nhiều việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Câu 10: Chính sách phát triển nền kinh tế mà Đảng bà Nhà nước ta đang thực hiện là gì? A. Kinh tế thị trường tự do cạnh tranh B. Kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa C. Kinh tế thương mại tăng cường hội nhập D. Kinh tế tư nhân theo hướng xã hội hóa BÀI 8: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1 tiết) I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Chủ nghĩa xã hội và những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. a. CNXH là giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa(Hs tự học) b. Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. - Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. - Do nhân dân làm chủ - Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. - Có nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện. - Các dân tộc trong cộng đồng VN bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Có nhà nước pháp quyền XHCN cuả nhân dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. - Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. 2. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta a. Tính tất yếu khách quan đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. - Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định có hai hình thức quá độ: + Quá độ trực tiếp: từ CNTB lên CNXH + Quá độ gián tiếp: từ xã hội tiền TBCN lên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN Tài liệu học tập môn GDCD 11 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 12
- - Nước ta đi lên CNXH theo hình thức quá độ gián tiếp từ xã hội tiền TBCN lên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN vì: + Chỉ có đi lên CNXH thì đất nước mới thực sự được độc lập. + Đi lên CNXH mới xoá bỏ được áp bức, bóc lột. + Đi lên CNXH mới có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; mọi người mới có điều kiện phát triển toàn diện. II. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Một trong những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được thể hiện ở nội dung nào sau đây? A. Duy trì quan hệ sản xuất cũ. B. Do nhân dân lao động làm chủ. C. Thúc đẩy lao động thủ công. D. Tạo công bằng xã hội tuyệt đối. Câu 2: Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không được thể hiện ở nội dung nào sau đây? A. Xóa bỏ mọi phong tục tập quán. B. Có nền kinh tế phát triển cao. C. Quan hệ hợp tác với các nước. D. Con người có cuộc sống ấm no. Câu 3: Nhà nước Việt Nam có chính sách giữ gìn, khôi phục các lễ hội truyền thống là thể hiện đặc trưng nào sau đây của chủ nghĩa xã hội? A. Có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. B. Thực hiện mọi hình thức lễ nghi tôn giáo. C. Mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác. D. Ngăn chặn du nhập văn hóa nước ngoài. Câu 4: Mục tiêu cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đang ra sức phấn đầu xây dựng là A. Chủ nghĩa quốc tế B. Chủ nghĩa xã hội C. Chủ nghĩa tư bản D. Chủ nghĩa vô sản Câu 5: Chủ nghĩa xã hội mà nước ta đang xây dựng có mấy đặc trưng cơ bản? A. Bốn đặc trưng B. Sáu đặc trưng C. Tám đặc trưng D. Mười đặc trưng Câu 6: Một trong những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là A. Có nền văn hóa tiến bộ, đậm đà bản sắc dân tộc B. Có nền văn hóa hiện đại C. Có di sản văn hóa vật thể và phi vật thể D. Có nguồn lao động dồi dào Câu 7: Cac dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ là A. Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam B. Điểm mới trong xã hội Việt Nam C. Biểu hiện của sự phát triển của các dân tộc D. Đặc điểm quan trọng của đất nước Câu 8: Nguyên nhân nào dưới đây lí giải cho việc nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là hoàn toàn đúng đắn? A. Đi lên chủ nghĩa xã hội xóa bỏ áp lực , bóc lột B. Đi lên chủ nghĩa xã hội la nhu cầu của nhiều nước trên thế giới C. Tư bản chủ nghĩa là một chế độ còn duy trì tình trạng bóc lột D. Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội tốt đẹp và công bằng Câu 9: Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo hình thức nào dưới đây? A. Quá độ trực tiếp B. Quá độ gián tiếp C. Quá độ nhảy vọt D. Quá độ nửa trực tiếp Tài liệu học tập môn GDCD 11 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 13
- Câu 10: Quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là quá độ A. Trực tiếp B. Tích cực C. Liên tục D. Gián tiếp BÀI 9: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (2 tiết) I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Nguồn gốc và bản chất của Nhà nước( Hs tự học) 2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam a. Thế nào là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo. b. Bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Nhà nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân. - Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta bao hàm cả tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc. - Tính nhân dân của Nhà nước ta thể hiện : + Nhà nước ta là nhà nước của dân, vì dân, do nhân dân lập nên và nhân dân tham gia quản lí. + Nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. - Tính dân tộc của Nhà nước ta được thể hiện : + Trong tổ chức và thực hiện, Nhà nước ta kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc. + Nhà nước có chính sách dân tộc đúng đắn, chăm lo lợi ích, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân. c. Chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Chức năng đảm bảo an ninh chính trị và trật tự, an toàn XH ( Bạo lực trấn áp). - Chức năng tổ chức và xây dựng, đảm bảo thực hiện quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân. 3.Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam - Gương mẫu thực hiện tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. - Tích cực tham gia các hoạt động: xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền; trật tự, an toàn xã hội. - Phê phán đấu tranh những hành vi, vi phạm pháp luật. - Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. II. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào sau đây? A. Công nhân. B. Tư sản. C. Địa chủ. D. Nông nô. Tài liệu học tập môn GDCD 11 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 14
- Câu 2: Nội dung nào sau đây là một trong những chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Sùng bái quyền lực cá nhân. B. Bảo vệ địa vị thống trị. C. Đàn áp bóc lột nhân dân. D. Đảm bảo an ninh chính trị. Câu 3: Trong mọi trường hợp, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam dùng phương tiện chủ yếu nào sau đây để quản lí xã hội? A. Thói quen. B. Tín ngưỡng. C. Pháp luật. D. Tập quán. Câu 4: Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước Việt Nam bao hàm cả tính dân tộc và A. sự độc đoán. B. tính chuyên quyền. C. tính nhân dân. D. sự bảo thủ. Câu 5: Tính dân tộc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện ở việc kế thừa và phát huy A. truyền thống tốt đẹp của đất nước. B. mọi tập quán địa phương. C. hệ tư tưởng của các tổ chức tôn giáo. D. tất cả phong tục vùng miền. Câu 6: Chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam không được biểu hiện ở nội dung nào sau đây? A. Giữ vững an ninh chính trị. B. Đàn áp nhân dân lao động. C. Đảm bảo an toàn xã hội. D. Tổ chức và xây dựng chính quyền. Câu 7: Việc làm nào sau đây của công dân là góp phần tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa? A. Đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật. B.Từ chối tố giác hành vi tội phạm. C.Sử dụng mìn trái phép đánh bắt thủy sản. D. Buôn bán động vật hoang dã. Câu 8:Việc làm nào sau đây không góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa? A. Cảnh giác trước âm mưu của kẻ thù. B.Thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước. C. Giữ gìn trật tự và an toàn xã hội. D. Xuyên tạc, chống phá chính quyền. Câu 9: Bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta được thể hiện tập trung nhất ở sự lãnh đạo của tổ chức nào sau đây? A.Hội nông dân. B. Đảng Cộng sản. C. Mặt trận Tổ quốc. D. Hội chữ thập đỏ. Câu 10: Việc làm nào sau đây của công dân là góp phần tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A.Tuân thủ pháp luật. B.Buôn bán hàng cấm. C.Che giấu tội phạm. D. Phá hoại của công. Câu 11: Tại hội nghị toàn dân,nhân dân biểu quyết công khai về mức đóng góp xây dựng đường liên thôn của địa phương là thực hiện hình thức dân chủ nào sau đây? A.Trực tiếp. B.Gián tiếp. C.Đại diện. D.Trung gian. Câu 12. Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trách nhiệm của A. công dân. B. tổ chức. C. cán bộ nhà nước. D. nhà nước. BÀI 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (2 tiết) I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Bản chất của nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa. - Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân. Tài liệu học tập môn GDCD 11 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 15
- - Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. - Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng Mác-Lênin làm nền tảng tinh thần của toàn xã hội. - Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của nhân dân lao động. - Dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương. 2. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam a.Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế (Hs đọc thêm) b. Nội cung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị. - Biểu hiện ở những quyền và nghĩa vụ sau đây của công dân: Quyền: + Bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội. + Tham gia quản lí nhà nước, tham gia thảo luận các vấn đề chung của nhà nước và địa phương + Quyền kiến nghị, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý. + Tự do ngôn luận, báo chí, thông tin. +Quyền giám sát, khiếu nại, tố cáo. Nghĩa vụ: + Bảo vệ Tổ quốc, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia. + Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. c. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hóa. - Biểu hiện ở những quyền và nghĩa vụ sau: + Tham gia đời sống văn hóa + Được hưởng những lợi ích sáng tạo văn hóa, nghệ thuật + Sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật. + Nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc. d. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội.(Hs tự học) 3. Những hình thức cơ bản của dân chủ.(Hs tự học) II. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp nào sau đây? A. Công nhân. B. Nông nô. C. Tư sản. D. Địa chủ. Câu 2: Cơ sở kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên hình thức sở hữu nào sau đây về tư liệu sản xuất? A. Tiểu chủ. B. Cá thể. C. Công hữu. D. Tư hữu. Câu 3: Dân chủ được thực hiện thông qua một trong những hình thức nào sau đây? A. Gián tiếp. B. Thỏa ước. C. Chuyên chế. D. Độc quyền. Câu 4: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng nào sau đây làm nền tảng tinh thần của xã hội? A. Mác - Lênin. B. Chủ nô. C. Phong kiến. D. Tư sản. Câu 5:Tại hội nghị toàn dân,nhân dân biểu quyết công khai về mức đóng góp xây dựng nhà văn hóa của địa phương là thực hiện hình thức dân chủ nào sau đây? A.Trực tiếp. B.Gián tiếp. C.Đại diện. D.Chuyên chế. Câu 6: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện ở một trong những phương diện nào sau đây? Tài liệu học tập môn GDCD 11 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 16
- A. Mang bản chất giai cấp công nhân. B. Đảm bảo tính công bằng tuyệt đối. C. Triệt tiêu lợi ích cá nhân. D. Đề cao tư tưởng tự tôn. Câu 7. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và địa phương là nội dung dân chủ trong lĩnh vực A. kinh tế. B. văn hóa. C. xã hội D. chính trị. Câu 8. Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật là nội dung dân chủ trong lĩnh vực A. pháp luật. B. văn hóa. C. xã hội D. chính trị. Câu 9. Quyền được đảm bảo về mặt vật chất và tinh thần khi không còn khả năng lao động là nội dung dân chủ trong lĩnh vực A. pháp luật. B. văn hóa. C. xã hội D. chính trị. Câu 10: Anh A tố cáo người có hành vi trộm cắp tài sản Nhà nước là thực hiện hình thức dân chủ nào dưới đây? A. Trực tiếp B. Gián tiếp C. Hợp pháp D. Thống nhất BÀI 11: CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIẢI QUYẾTVIỆC LÀM (1 tiết) I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1.Chính sách dân số a. Tình hình dân số.(Hs tự học) b. Mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số. *. Mục tiêu: - Tiếp tục giảm tốc độ tăng dân số. - Ổn định qui mô, cơ cấu dân số và phân bố dân số hợp lý. - Nâng cao chất lượng dân số nhằm phát huy nguồn nhân lực cho đất nước. * Phương hướng. - Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lý. - Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền giáo dục. - Nâng cao hiểu biết của người dân về vai trò của gia đình - Nhà nước đầu tư đúng mức, tranh thủ các nguồn trong và ngoài nước để làm tốt công tác dân số. 2. Chính sách giải quyết việc làm a.Tình hình việc làm ở nước ta hiện nay: Thiếu việc làm ở nước ta đang là vấn đề rất bức xúc ở cả thành thị và nông thôn b. Mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm: * Mục tiêu : - Tập trung sức giải quyết việc làm ở thành thị và nông thôn. - Phát triển nguồn nhân lực. - Mở rộng thị trường lao động. - Giảm tỉ lệ thất nghiệp. - Tăng tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề. * Phương hướng: - Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ. - Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề. - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Tài liệu học tập môn GDCD 11 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 17
- - Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. 3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm.(Hs tự học) - Chấp hành chính sách dân số, pháp luật về dân số. - Chấp hành chính sách giải quyết việc làm và pháp luật về lao động. - Động viên mọi người tham gia chấp hành và chống hành vi vi phạm. - Có ý chí vươn lên nắm bắt khoa học kỹ thuật, định hướng nghề nghiệp đúng đắn, chủ động tìm việc làm,... II. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Nội dung nào sau đây thể hiện một trong những mục tiêu của chính sách dân số? A. Nâng cao chất lượng dân số. B. Phân tầng giai cấp. C. Tăng cường quản lí thu nhập. D. Chia đều của cải. Câu 2: Một trong những phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số được thể hiện ở nội dung nào sau đây? A. San bằng mọi nguồn phúc lợi xã hội. B. Tăng cường công tác quản lí. C. Phân hóa trình độ giữa các giai cấp. D. Chia đều ngân sách quốc gia. Câu 3: Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ là một trong những phương hướng của chính sách nào sau đây? A. Bảo vệ tài nguyên. B. Xóa bỏ thị trường. C. Giải quyết việc làm. D. Gia tăng dân số. Câu 4: Tham gia truyền thông về vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên là công dân thực hiện chính sách nào sau đây? A.An ninh. B.Dân số. C. Đối ngoại. D.Quốc phòng. Câu 5: Nhà nước tổ chức tốt bộ máy làm công tác dân số từ Trung ương đến cơ sở là thực hiện phương hướng nào sau đây của chính sách dân số? A. Tăng cường công tác quản lí. B. Chia đều mọi nguồn thu nhập. C. Khuyến khích phát triển dân số. D. Phân cấp tầng lớp dân cư. Câu 6: Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống là công dân góp phần thực hiện chính sách giải quyết việc làm ở phương hướng nào sau đây? A. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật. B.Cung ứng nguồn nhân lực xuất khẩu. C.Thúc đẩy hiện tượng lạm phát. D.Chia đều mọi nguồn thu nhập. Câu 7: Tham gia phong trào lập nghiệp ở địa phương là thanh niên thực hiện chính sách giải quyết việc làm ở phương hướng nào sau đây? A. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật. B.Phân bổ ngân sách quốc gia. C.Thúc đẩy xuất khẩu lao động. D.Chủ động khai thác tài nguyên. Câu 8: Để góp phần tạo nhiều việc làm mới với chất lượng ngày càng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, nhà nước cần có biện pháp nào sau đây? A.Khôi phục ngành nghề truyền thống. B.Thúc đẩy mọi loại cạnh tranh. C.Khuyến khích mọi nguồn thu nhập. D.Chia đều nguồn quỹ phúc lợi. Câu 9: Tuyên truyền thông điệp “Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con” là công dân góp phần thực hiện mục tiêu nào sau đây của chính sách dân số? A. Đẩy mạnh phân hóa dân cư. B. Phân chia địa giới hành chính. C. Khuyến khích làm giàu hợp pháp. D. Ổn định quy mô dân số. Tài liệu học tập môn GDCD 11 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 18
- Câu 10: Nội dung nào sau đây thể hiện một trong những mục tiêu của chính sách dân số ở nước ta hiện nay? A. San bằng mật độ dân cư. B. Điều chỉnh mọi nguồn thu nhập. C. Thúc đẩy hoạt động nhập cư. D.Ổn định cơ cấu dân số. Câu 11: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động là một trong những phương hướng cơ bản của chính sách nào sau đây? A. Bảo vệ môi trường. B. Quốc phòng và an ninh. C. Giải quyết việc làm. D. Khoa học và công nghệ. Câu 12: Việc làm nào sau đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm? A. Lười lao động, sống ỷ lại. B. Định hướng nghề nghiệp đúng đắn. C. Chủ động tham gia sản xuất. D. Vươn lên nắm bắt khoa học kĩ thuật. BÀI 12: CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜN ((1 tiết) I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1.Tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay.(Hs tự học) 2. Mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường * Mục tiêu - Sử dụng hợp lí tài nguyên - Bảo vệ môi trường - Bảo tồn đa dạng sinh học - Từng bước nâng cao chất lượng môi trường - Góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân * Phương hướng - Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước (tuần tra bảo vệ rừng, bắt giữ đối tượng buôn bán động vật trái phép) - Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường cho mọi người dân - Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực- Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên (trồng rừng, thả động vật về rừng) - Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên (bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời, hệ thống xử lí rác thải, nước thải, lợi dụng sức gió để tạo ra năng lượng điện, dùng chất thải trong chăn nuôi để tạo ra khí đốt Bioga) - Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lí chất thải… 3.Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.(Hs tự học) - Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường. - Tích cực tham gia các hoạt động về bảo vệ tài nguyên môi trường ở địa phương -Vận động mọi người cùng thực hiện, đồng thời chống các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tài liệu học tập môn GDCD 11 – Trường THPT Đào Sơn Tây Tp. HCM Trang 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập môn GDCD 8 năm 2017-2018
2 p | 233 | 15
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS An Thạnh 1
3 p | 210 | 12
-
Đề kiểm tra chất lượng giữa HK 1 môn GDCD 8 năm 2017-2018 có đáp án
3 p | 291 | 11
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình Giang
5 p | 172 | 7
-
Tài liệu ôn tập môn GDCD lớp 12 (KHTN) năm 2022-2023 - Trường THPT Đào Sơn Tây
38 p | 19 | 6
-
Tài liệu học tập môn GDCD lớp 12 (KHXH) năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây
63 p | 18 | 6
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn GDCD 12 năm 2017-2018
15 p | 97 | 5
-
Tài liệu ôn tập môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Đào Sơn Tây
22 p | 10 | 5
-
Tài liệu ôn tập môn GDCD lớp 12 (KHXH) năm 2022-2023 - Trường THPT Đào Sơn Tây
47 p | 11 | 4
-
Tài liệu học tập môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây
34 p | 11 | 4
-
Tài liệu ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Gia Viễn
25 p | 9 | 4
-
Tài liệu ôn tập môn GDCD lớp 12: Chủ đề - Pháp luật và đời sống
15 p | 21 | 3
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD 11 năm 2017-2018 - THCS Chuyên Bảo Lộc
10 p | 107 | 3
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 - THCS Thăng Long
3 p | 97 | 3
-
Đề cương ôn tập cuối năm môn GDCD lớp 10 năm 2015-2016
3 p | 87 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn GDCD lớp 7 năm 2015-2016 - THCS Đức Trí
3 p | 77 | 2
-
Đề kiểm tra HK 2 môn GDCD 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Mỹ Đức
4 p | 138 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn