Tài liệu hướng dẫn thực hành Thí nghiệm điện tử công suất - Trường Đại học Quy Nhơn
lượt xem 1
download
Tài liệu hướng dẫn thực hành "Thí nghiệm điện tử công suất" cung cấp cho sinh viên những nội dung kiến thức về: Khảo sát linh kiện và chỉnh lưu tia 1 pha; chỉnh lưu cầu 1 pha; chỉnh lưu 3 pha; điều áp xoay chiều;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu hướng dẫn thực hành Thí nghiệm điện tử công suất - Trường Đại học Quy Nhơn
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT (1TC- 30 tiết thực hành) Sinh viên:………………………………. Lớp:…………………………………….. Giảng viên hướng dẫn:……………….. Bình Định, 2024
- Tài liệu hướng dẫn TN-TH Điện tử công suất – Trường Đại học Quy Nhơn Bài 1. KHẢO SÁT LINH KIỆN VÀ CHỈNH LƯU TIA 1 PHA 1.1 Mục đích thí nghiệm Khảo sát các linh kiện điện tử công suất Khảo sát các trường hợp chỉnh lưu tia một pha 1.2 Danh mục thiết bị thí nghiệm Cần kiểm tra các thiết bị sau đây: Máy hiện sóng Đồng hồ vạn năng Dây cắm M2, M4 Module nguồn AC: TPAE.L0130 Module Đào Tạo Chỉnh Lưu 1 Pha Nửa Sóng: TPAP.E1500 Module Đào Tạo Mạch Kích Cosine: TPAP.G6100 1.3 Nội dung thí nghiệm 1.3.1 Khảo sát mạch phát xung Nguyên lý làm việc mạch kích cosine Hình 1.1: Nguyên lý chung mạch mở kích xung điều khiển 2
- Tài liệu hướng dẫn TN-TH Điện tử công suất – Trường Đại học Quy Nhơn Hình 1.2: Sơ đồ nguyên lý mạch kích mở SCR 3
- Tài liệu hướng dẫn TN-TH Điện tử công suất – Trường Đại học Quy Nhơn 1.3.2 Nguyên lý các dạng sóng mạch kích xung Hình 1.3: Các dạng sóng mạch kích mở 1.3.3 Trình tự thí nghiệm khảo sát các dạng sóng mạch điều khiển xung Khảo sát dạng sóng khối tích phân B1: Cấp nguồn 220VAC cho module từ module nguồn AC qua 2 jack M4 L-N rồi bật công tắc. 4
- Tài liệu hướng dẫn TN-TH Điện tử công suất – Trường Đại học Quy Nhơn B2: Bật máy hiện sóng, que đo kênh 1 chân + cắm vào jack J11, chân – cắm vào jack GND. Que đo kênh 2 chân + cắm vào jack J10, chân – cắm vào jack GND. B3: Bấm nút auto trên máy hiện sóng. Quan sát dạng sóng ở 2 kênh đo. B4: Chuyển que đo kênh 1 chân + cắm vào jack J27, que đo kênh 2 chân + cắm vào jack J28. B5: Bấm nút auto trên máy hiện sóng. Quan sát dạng sóng ở 2 kênh đo. Kết quả khảo sát: Ta thấy dạng sóng sau khi qua bộ tích phân sẽ lệch pha 90 so với sóng sine ban đầu. Khảo sát dạng sóng khối so sánh B1: Cấp nguồn 220VAC cho module từ module nguồn AC qua 2 jack M4 L-N rồi bật công tắc. B2: Bật máy hiện sóng, que đo kênh 1 chân + cắm vào jack J11, chân – cắm vào jack GND. Que đo kênh 2 chân + cắm vào jack J12, chân – cắm vào jack GND. B3: Bấm nút auto trên máy hiện sóng. Quan sát dạng sóng ở 2 kênh đo. B4: Vặn biến trở VR1, quan sát sự dịch chuyển của xung vuông. B5: Chuyển que đo kênh 2 chân + cắm vào jack J30. B6: Vặn biến trở VR1, quan sát sự dịch chuyển của xung vuông. Kết quả khảo sát: Ta thấy xung vuông thay đổi độ rộng khi vặn biến trở, xung vuông nằm trọn trong nửa chu kỳ dương (ở điểm J12) hoặc nửa chu kỳ âm (ở điểm J30) của sóng sine. Khảo sát dạng sóng khối mono B1: Cấp nguồn 220VAC cho module từ module nguồn AC qua 2 jack M4 L-N rồi bật công tắc. B2: Bật máy hiện sóng, que đo kênh 1 chân + cắm vào jack J8, chân – cắm vào jack GND. Que đo kênh 2 chân + cắm vào jack J13, chân – cắm vào jack GND. B3: Bấm nút auto trên máy hiện sóng. Quan sát dạng sóng ở 2 kênh đo. Kết quả khảo sát: Ta thấy J13 mất 1 nửa số xung đơn so với J8, đây là các xung đơn tương ứng sườn xuống của xung vuông. B4: Chuyển que đo kênh 1 chân + cắm vào jack J11, que đo kênh 2 chân + cắm vào jack J13, bấm nút auto trên máy hiện sóng. 5
- Tài liệu hướng dẫn TN-TH Điện tử công suất – Trường Đại học Quy Nhơn B5: Vặn biến trở VR1, quan sát sự dịch chuyển của xung đơn. B6: Chuyển que đo kênh 2 chân + cắm vào jack J26. B7: Vặn biến trở VR1, quan sát sự dịch chuyển của xung đơn. Kết quả khảo sát: Ta thấy khi vặn biến trở, xung đơn ở điểm J13 dịch chuyển trong nửa chu kỳ dương, xung đơn ở điểm J26 dịch chuyển trong nửa chu kỳ âm của sóng sine. Khảo sát dạng sóng flip flop SR B1: Cấp nguồn 220VAC cho module từ module nguồn AC qua 2 jack M4 L-N rồi bật công tắc. B2: Bật máy hiện sóng, que đo kênh 1 chân + cắm vào jack J6, chân – cắm vào jack GND. Que đo kênh 2 chân + cắm vào jack J17, chân – cắm vào jack GND. B3: Bấm nút auto trên máy hiện sóng. Quan sát dạng sóng ở 2 kênh đo. Kết quả khảo sát: Ta thấy xung vuông có độ rộng xung 180 độ, 2 xung vuông ở 2 kênh đo ngược pha nhau. B4: Chuyển que đo kênh 1 chân + cắm vào jack J11, que đo kênh 2 chân + cắm vào jack J6, bấm nút auto trên máy hiện sóng. B5: Vặn biến trở VR1, quan sát sự dịch chuyển của xung vuông. B6: Chuyển que đo kênh 2 chân + cắm vào jack J17. B7: Vặn biến trở VR1, quan sát sự dịch chuyển của xung vuông. Kết quả khảo sát: Ta thấy khi vặn biến trở, sườn lên xung vuông ở điểm J6 dịch chuyển trong nửa chu kỳ dương, sườn lên xung vuông ở điểm J17 dịch chuyển trong nửa chu kỳ âm của sóng sine. Khảo sát khối xung tần số cao B1: Cấp nguồn 220VAC cho module từ module nguồn AC qua 2 jack M4 L-N rồi bật công tắc. B2: Bật máy hiện sóng, que đo kênh 1 chân + cắm vào jack J6, chân – cắm vào jack GND. Que đo kênh 2 chân + cắm vào jack J9, chân – cắm vào jack GND. B3: Bấm nút auto trên máy hiện sóng. Quan sát dạng sóng ở 2 kênh đo. Kết quả khảo sát: Ta thấy xung vuông đã trở thành chùm xung kim. B4: Chuyển que đo kênh 1 chân + cắm vào jack J32. Đọc giá trị tần số trên máy hiện sóng. 6
- Tài liệu hướng dẫn TN-TH Điện tử công suất – Trường Đại học Quy Nhơn B5: Vặn biến trở VR2, quan sát giá trị tần số thay đổi. Kết quả khảo sát: Ta thấy khi vặn biến trở làm tần số đầu ra thay đổi. Khảo sát xung kích SCR B1: Cấp nguồn 220VAC cho module từ module nguồn AC qua 2 jack M4 L-N rồi bật công tắc. B2: Bật máy hiện sóng, que đo kênh 1 chân + cắm vào jack J11, chân – cắm vào jack GND. Que đo kênh 2 chân + cắm vào jack J2, chân – cắm vào jack J4. B3: Bấm nút auto trên máy hiện sóng. Vặn biến trở VR 1 và quan sát dạng sóng ở 2 kênh đo. Kết quả khảo sát: Ta thấy khi vặn biến trở, chùm xung kim dịch chuyển trong nửa chu kỳ dương của sóng sine. B4: Chuyển que đo kênh 2 chân + cắm vào jack J19, chân – cắm vào jack J22. B5: Vặn biến trở VR 1 và quan sát dạng sóng ở 2 kênh đo. Kết quả khảo sát: Ta thấy khi vặn biến trở, chùm xung kim dịch chuyển trong nửa chu kỳ âm của sóng sine. 1.3.4 Khảo sát đặc tính Diod Diode là một linh kiện bán dẫn hoạt động như một công tắc một chiều cho dòng điện. Nó cho phép dòng điện dễ dàng chạy theo một hướng (phân cực thuận), nhưng hạn chế nghiêm trọng dòng điện chạy theo hướng ngược lại (phân cực ngược). Khi điện áp UAK đạt tới giá trị mở (khoảng 0.7V) thì diode sẽ phân cực thuận và cho phép dòng điện chạy qua. B1: Sử dụng các dây cắm M2 đấu nối như sơ đồ hình 2. Trong đó V+ và COM là dây đo của đồng hồ vạn năng ngoài. 7
- Tài liệu hướng dẫn TN-TH Điện tử công suất – Trường Đại học Quy Nhơn Hình 1.4: Sơ đồ đấu dây thực hành với diode B2: Điều chỉnh đồng hồ vạn năng trên module ở chế độ đo ampe, thang đo 20mA, điều chỉnh đồng hồ vạn năng ngoài ở chế độ đo Vdc. B3: Cấp nguồn cho module bằng dây M4 từ module nguồn AC rồi bật công tắc. B4: Vặn biến trở VR200 để điện áp đầu ra Vs về 0V, sau đó vặn từ từ để tăng dần điện áp Vs. B5: Quan sát giá trị dòng điện trên đồng hồ trên module khi tăng dần Vs. B6: Lặp lại thí nghiệm với các diode khác. Kết quả thực hành: Khi Vs vượt qua giá trị điện áp phân cực thuận của diode (Vf) thì bắt đầu xuất hiện dòng điện Id. Trở nối tiếp diode có giá trị 1000 Ohm, ta có Id = (Vs – Vf) / 1000. Tính giá trị Vf. Quan sát Id tăng dần khi tăng Vs. Các kết quả ghi vẽ lại trong báo cáo nộp trong ngày. 1.3.5 Khảo sát đặc tính SCR 8
- Tài liệu hướng dẫn TN-TH Điện tử công suất – Trường Đại học Quy Nhơn Hình 1.5: Sơ đồ nguyên lý bài thực hành Nguyên lý hoạt động của bài thực hành: SCR, hay "Silicon Controlled Rectifier" (Rectifier có điều khiển bằng silic), là một loại linh kiện bán dẫn thường được sử dụng trong các mạch điện tử công suất. Nguyên lý cơ bản của SCR là kiểm soát dòng điện chạy qua nó bằng cách sử dụng một tín hiệu điều khiển. Chế độ tắt (Off-state): Khi không có tín hiệu điều khiển, SCR ở trạng thái tắt và không cho phép dòng điện chạy qua nó. Chế độ bật (On-state): Khi có dòng tín hiệu điều khiển đủ lớn được áp dụng tại cổng G và có một điện áp phân cực thuận UAK tại 2 cực A và K, SCR chuyển sang trạng thái bật. Trong trạng thái này, SCR trở thành một đường dẫn cho phép dòng điện chạy qua. Tự duy trì: Một khi SCR đã chuyển sang trạng thái bật, nó sẽ tiếp tục ở trạng thái này cho đến khi dòng chạy qua nó giảm xuống dưới mức duy trì. 9
- Tài liệu hướng dẫn TN-TH Điện tử công suất – Trường Đại học Quy Nhơn 1.3.6 Chỉnh lưu tia một pha có điều khiển Hình 1.6: Sơ đồ nguyên lý chỉnh lưu tia một pha Trong mạch kích hoạt UJT, UJT bắt đầu dẫn điện khi giá trị điện áp trên tụ điện bằng hoặc lớn hơn giá trị điện áp đỉnh Von của UJT. Lúc này tụ điện bắt đầu xả và khi điện áp của nó giảm xuống mức điện áp Voff của UJT thì UJT sẽ tắt. Tụ điện lại được sạc và quá trình trên lặp lại. Do đó, bất cứ khi nào UJT dẫn điện, nó sẽ tạo ra các xung kim ở cực cổng của SCR như hình vẽ trên. Thời gian sạc của tụ điện phụ thuộc vào giá trị biến trở VR. Do đó, thay đổi giá trị VR sẽ thay đổi góc kích SCR. Các xung kim ở chân J18 cấp cho cuộn sơ cấp biến áp xung, cuộn thứ cấp biến áp xung sẽ được nối với chân G và 1 chân K của SCR để điều khiển mở cho SCR. 10
- Tài liệu hướng dẫn TN-TH Điện tử công suất – Trường Đại học Quy Nhơn 1.3.7 Mạch điện chỉnh lưu tia một pha có điều khiển B1: Dùng dây M2 nối 6V1AC – J3, 6V2AC – J10, J2 – J27, J16 – J29, J33 – J46. J11 và J61 nối vào 24VAC của module nguồn AC TPAE.L0130.. Báo cáo với giảng viên hướng dẫn (GVHD). Hình 1.7: Sơ đồ lắp ráp mạch thí nghiệm thực hành tia 1 pha B2: Cấp nguồn 220VAC cho module từ module nguồn AC qua 2 jack M4 L-N rồi bật công tắc. B3: Bật máy hiện sóng, que đo kênh 1 chân + cắm vào jack J46, chân – cắm vào jack J61. Que đo kênh 2 chân + cắm vào jack J11, chân – cắm vào jack J61. B4: Vặn biến trở VR1 và quan sát sự thay đổi của dạng sóng. Kết quả khảo sát: Chu kì âm sóng sine ở que đo kênh 1 biến mất, khi vặn biến trở, nửa sóng sine sẽ bị cắt dần dần, góc cắt thay đổi theo vị trí biến trở. 11
- Tài liệu hướng dẫn TN-TH Điện tử công suất – Trường Đại học Quy Nhơn Bài 2. CHỈNH LƯU CẦU 1 PHA 2.1 Mục đích thí nghiệm Khảo sát các trường hợp chỉnh lưu cầu 1 pha không đối xứng Khảo sát các trường hợp chỉnh lưu cầu 1 pha đối xứng 2.2 Danh mục thiết bị thí nghiệm Cần kiểm tra các thiết bị sau đây: Module đào tạo chỉnh lưu cầu 1 pha đối xứng và không đối xứng: TPAP.E1600 Module nguồn AC: TPAE.L0130 Máy hiện sóng Đồng hồ vạn năng Dây cắm M2, M4 2.3 Nội dung thí nghiệm 2.3.1 Sơ đồ nguyên lý cầu một pha không đối xứng dạng 1 Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý cấu một pha không đối xứng dạng 1 SCR dẫn khi có dòng điều khiển IG được cấp ở cực G , IG càng lớn thì VBo càng nhỏ. Khi SCR đã dẫn cực điều khiển G mất tác dụng điều khiển. Thay vì dùng 4 SCR để chỉnh lưu cầu thì thay thế 2 SCR bằng 2 diode. Trong nửa chu kỳ dương, dòng điện đi theo đường D3 và SCR2 và quay trở lại nguồn. Trong nửa chu kỳ âm, sự dẫn truyền 12
- Tài liệu hướng dẫn TN-TH Điện tử công suất – Trường Đại học Quy Nhơn qua D4 và SCR1 và quay trở lại nguồn. Cặp SCR1-D4 và SCR2-D3 phải dẫn điện cùng nhau. Do đó, điện áp đầu ra trung bình phụ thuộc vào góc mở α của hai SCR. 2.3.2 Trình tự thao tác thực hành cầu 1 pha không đối xứng dạng 1 B1: Dùng dây M2 nối như hình vẽ. J19 và J20 nối vào 24VAC của module nguồn AC TPAE.L0130. Báo cáo với giảng viên hướng dẫn (GVHD). Hình 2.2: Sơ đồ lắp ráp mạch thí nghiệm thực hành cầu 1 pha không đối xứng dạng 1 B2: Cấp nguồn 220VAC cho module từ module nguồn AC qua 2 jack M4 L-N rồi bật công tắc. B3: Bật máy hiện sóng, que đo kênh 1 chân + cắm vào jack J19, chân – cắm vào jack J20. Que đo kênh 2 chân + cắm vào jack J33, chân – cắm vào jack J25. B4: Vặn biến trở VR1 và quan sát sự thay đổi của dạng sóng. Kết quả khảo sát: Nửa âm của sóng sine được lật lên thành nửa dương, khi vặn biến trở, nửa sóng sine sẽ bị cắt dần dần, góc cắt thay đổi theo vị trí biến trở. B5: Vẽ đầy đủ các kết quả khảo sát vào báo cáo và nộp trong ngày 13
- Tài liệu hướng dẫn TN-TH Điện tử công suất – Trường Đại học Quy Nhơn 2.3.3 Sơ đồ nguyên lý cầu một pha không đối xứng dạng 2 Hình 2.3: Sơ đồ nguyên lý không đối xứng dạng 2 SCR dẫn khi có dòng điều khiển IG được cấp ở cực G , IG càng lớn thì VBo càng nhỏ. Khi SCR đã dẫn cực điều khiển G mất tác dụng điều khiển. Thay vì dùng 4 SCR để chỉnh lưu cầu thì thay thế 2 SCR bằng 2 diode. Trong nửa chu kỳ dương, dòng điện đi theo đường SCR1 và SCR2 và quay trở lại nguồn. Trong nửa chu kỳ âm, sự dẫn truyền qua D4 và D3 và quay trở lại nguồn. Bởi vì chỉ có SCR1 và SCR2 là SCR nên chỉ có 1 nửa chu kỳ chỉnh lưu điều khiển được góc pha, nửa chu kỳ còn lại là chỉnh lưu bằng diode không điều khiển. 2.3.4 Trình tự thao tác thực hành B1: Dùng dây M2 nối như hình vẽ. J19 và J20 nối vào 24VAC của module nguồn AC TPAE.L0130. Báo cáo với giảng viên hướng dẫn (GVHD). B1: Dùng dây M2 nối như hình vẽ. J19 và J20 nối vào 24VAC của module nguồn AC TPAE.L0130. Báo cáo GVHD kiểm tra. 14
- Tài liệu hướng dẫn TN-TH Điện tử công suất – Trường Đại học Quy Nhơn Hình 2.4: Sơ đồ lắp ráp mạch thí nghiệm thực hành cầu 1 pha không đối xứng dạng 2 B2: Cấp nguồn 220VAC cho module từ module nguồn AC qua 2 jack M4 L-N rồi bật công tắc. B3: Bật máy hiện sóng, que đo kênh 1 chân + cắm vào jack J19, chân – cắm vào jack J20. Que đo kênh 2 chân + cắm vào jack J25, chân – cắm vào jack J33. B4: Vặn biến trở VR1 và quan sát sự thay đổi của dạng sóng. Kết quả khảo sát: Nửa âm của sóng sine được lật lên thành nửa dương, khi vặn biến trở, 1 nửa chu kì sóng sine sẽ bị cắt dần dần, góc cắt thay đổi theo vị trí biến trở, 1 nửa chu kì còn lại không bị cắt. Ghi vẽ lại tất cả các kết quả vào báo cáo nộp trong ngày. 2.3.5 Sơ đồ nguyên lý cầu một pha điều khiển đối xứng SCR dẫn khi có dòng điều khiển IG được cấp ở cực G, IG càng lớn thì VBo càng nhỏ. Khi SCR đã dẫn cực điều khiển G mất tác dụng điều khiển. 15
- Tài liệu hướng dẫn TN-TH Điện tử công suất – Trường Đại học Quy Nhơn Trong mạch kích hoạt UJT, UJT bắt đầu dẫn điện khi giá trị điện áp trên tụ điện bằng hoặc lớn hơn giá trị điện áp đỉnh Von của UJT. Lúc này tụ điện bắt đầu xả và khi điện áp của nó giảm xuống mức điện áp Voff của UJT thì UJT sẽ tắt. Tụ điện lại được sạc và quá trình trên lặp lại. Do đó, bất cứ khi nào UJT dẫn điện, nó sẽ tạo ra các xung kim ở cực cổng của SCR như hình vẽ trên. Thời gian sạc của tụ điện phụ thuộc vào giá trị biến trở VR. Do đó, thay đổi giá trị VR sẽ thay đổi góc kích SCR. Các xung kim ở chân J18 cấp cho cuộn sơ cấp biến áp xung, cuộn thứ cấp biến áp xung sẽ được nối với chân G và 1 chân K của SCR để điều khiển mở cho SCR. Trong bộ chỉnh lưu cầu 1 pha có điều khiển, điện áp tải DC trung bình được điều khiển bằng hai SCR trong nửa chu kỳ. SCR2 và SCR3 được kích hoạt cùng nhau thành một cặp trong nửa chu kỳ dương, trong khi SCR1 và SCR4 cũng được kích hoạt cùng nhau thành một cặp trong nửa chu kỳ âm. Trong quá trình chỉnh lưu, bốn SCR liên tục đóng cắt thành các cặp luân phiên để duy trì điện áp đầu ra DC. Điện áp đầu ra được điều chỉnh bằng cách thay đổi góc kích SCR. Hình 2.5: Sơ đồ nguyên lý cầu 1 pha đối xứng 2.3.6 Trình tự thao tác thực hành B1: Dùng dây M2 nối như hình vẽ. J33 và J34 nối vào 24VAC của module nguồn AC TPAE.L0130. 16
- Tài liệu hướng dẫn TN-TH Điện tử công suất – Trường Đại học Quy Nhơn Hình 2.6: Sơ đồ lắp ráp mạch thí nghiệm thực hành cầu 1 pha đối xứng B2: Cấp nguồn 220VAC cho module từ module nguồn AC qua 2 jack M4 L-N rồi bật công tắc. B3: Bật máy hiện sóng, que đo kênh 1 chân + cắm vào jack J61, chân – cắm vào jack J46. Que đo kênh 2 chân + cắm vào jack J33, chân – cắm vào jack J34. B4: Vặn biến trở VR1 và VR2 và quan sát sự thay đổi của dạng sóng. Kết quả khảo sát: Nửa âm của sóng sine được lật lên thành nửa dương, khi vặn biến trở, nửa sóng sine sẽ bị cắt dần dần, góc cắt thay đổi theo vị trí biến trở. 17
- Tài liệu hướng dẫn TN-TH Điện tử công suất – Trường Đại học Quy Nhơn Bài 3. CHỈNH LƯU 3 PHA 3.1 Mục đích thí nghiệm Khảo sát mạch tia 3 pha Khảo sát mạch cầu 3 pha không đối xứng Khảo sát mạch cầu 3 pha có đối xứng 3.2 Danh mục thiết bị thí nghiệm Cần kiểm tra các thiết bị sau đây: Module đào tạo chỉnh lưu cầu 1 pha đối xứng và không đối xứng: TPAP.E1600 Module Đào Tạo Chỉnh Lưu Cầu Ba Pha Bằng SCR Nửa Sóng: TPAP.E2100 Module biến áp 3 pha AC: TPAE.L0400 Module Đào Tạo Chỉnh Lưu Cầu Ba Pha Bằng Scr toàn Sóng: TPAP.E3400 Máy hiện sóng Dây cắm M2, M4 3.3 Nội dung thí nghiệm 3.3.1 Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển Mạch kích bằng sóng cosine biến đổi điện áp sóng sine đầu vào thành sóng cosine, sau đó biến đổi thành xung kích SCR, có thể điều chỉnh góc kích bằng biến trở. Mạch kích SCR sử dụng sóng cosine gồm 3 mạch kích riêng biệt, mỗi mạch kích có 1 tín hiệu điều khiển SCR chu kì dương và 1 tín hiệu điều khiển SCR chu kì âm. Trên mạch kích có 3 công tắc, SW1 sẽ chọn giữa việc sử dụng VR101 hoặc VR106 điều khiển góc kích cho khối kích 1. SW2 sẽ chọn giữa việc sử dụng VR105 hoặc VR106 điều khiển góc kích cho khối kích 2. SW3 sẽ chọn giữa việc sử dụng VR106 điều khiển góc kích hoặc nối đất điện áp tham chiếu cho khối kích 3. Như vậy, ta có thể sử dụng VR3 điều khiển góc kích của tất cả các khối kích, hoặc điều chỉnh riêng biệt cho từng khối kích SCR. 18
- Tài liệu hướng dẫn TN-TH Điện tử công suất – Trường Đại học Quy Nhơn Hình 3.1: Sơ đồ nguyên lý thực hành 3 pha 3.3.2 Trình tự thao tác khảo sát mạch điều khiển 3 pha B1: Dùng dây M4 nối dây với module biến áp 3 pha AC TPAE.L0400 như hình vẽ. B2: Gạt công tắc SW1 và SW2 lên trên sẽ tắt VR101 và VR105, lúc này cả 3 pha đều điều chỉnh góc kích bằng VR106, gạt công tắc SW3 để bật VR106. 19
- Tài liệu hướng dẫn TN-TH Điện tử công suất – Trường Đại học Quy Nhơn Hình 3.2: Sơ đồ nguyên lý thực hành 3 pha Hình 3.3: Sơ đồ biến áp xung 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn thực hành vi điều khiển AVR
228 p | 735 | 300
-
Hướng dẫn thực hành Plaxis Input
241 p | 668 | 249
-
Sổ tay thực hành kỹ thuật tiện: Phần 2
232 p | 435 | 187
-
Sổ tay thực hành máy xúc: Phần 2
63 p | 618 | 185
-
Tài liệu hướng dẫn thí nghiệm - thực hành vi điều khiển MCS-51 - Phạm Quang Trí (ĐH Công nghiệp TP.HCM)
275 p | 460 | 179
-
Sổ tay thực hành kỹ thuật tiện: Phần 1
107 p | 424 | 162
-
Hướng dẫn thực hành thí nghiệm VLXD
38 p | 256 | 113
-
Hướng dẫn thực hành điện cơ bản
28 p | 296 | 103
-
Phương pháp sư phạm, phương pháp hướng dẫn thực hành lái xe ô tô và phương pháp bảo hiểm tay lái trong dạy thực hành lái xe
69 p | 672 | 61
-
Tài liệu hướng dẫn thực hành Điện công nghiệp: Bài 2 - Khởi động từ và nhấp máy
4 p | 178 | 41
-
Hướng dẫn thực hành kỹ thuật thiết kế lắp đặt điện nhà: Phần 2
82 p | 35 | 30
-
Hướng dẫn thực hành thí nghiệm VLXD - Trung cấp Cầu đường & Dạy nghề
38 p | 153 | 22
-
tài liệu hướng dẫn thực tập cơ khí
204 p | 98 | 9
-
Tài liệu Hướng dẫn và bảo hành Máy đầm CP-533E và CS-533E
112 p | 89 | 7
-
Tài liệu hướng dẫn Thực tập điện tử - Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn
28 p | 25 | 4
-
Tài liệu hướng dẫn thực hành Thí nghiệm kỹ thuật CNC - Trường Đại học Quy Nhơn
71 p | 6 | 1
-
Tài liệu hướng dẫn thực hành PLC và mạng TTCN&SCADA - Trường Đại học Quy Nhơn
307 p | 4 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn