![](images/graphics/blank.gif)
Tài liệu Kinh tế học vi mô - ĐH Thương Mại
Chia sẻ: Hảihớnhởhiềnhậu Híhửnghămhở Hìhụihọchành Hônghamhốhúchùnghục | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:82
![](images/blank.gif)
lượt xem 0
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Tài liệu Kinh tế học vi mô giúp các bạn hệ thống lại kiến thức trong môn học Kinh tế học vi mô một cách nhanh và hiệu quả hơn, từ đó tài liệu giúp các bạn học tập và ôn thi môn học một cách hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu Kinh tế học vi mô - ĐH Thương Mại
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VI MÔ - Xác định được 3 vấn đề cơ bản của nền kinh tế. - Định nghĩa được kinh tế vi mô - Phân biệt được kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô, kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc. - Trình bày được khái niệm chi phí cơ hội và nắm rõ quy luật khan hiếm, lợi suất giảm dần để lựa chọn kinh tế tối ưu Các nhà kinh tế cho rằng vấn đề trọng tâm của kinh tế học là sự khan hiếm. Sự khan hiếm nguồn lực đòi hỏi các cá nhân và xã hội đưa ra quyết định lựa chọn. Kinh tế học nghiên cứu sự lựa chọn trong điều kiện nguồn lực khan hiếm. Chương này đề cập đến những vấn đề kinh tế cơ bản và cách thức giải quyết các vấn đề trong nền kinh tế, các mối quan hệ trong nền kinh tế và sự tương tác với thị trường, những khái niệm và nguyên lý cơ bản của kinh tế học, phạm vi phân tích của kinh tế học vi mô và vĩ mô và cách thức tiếp cận trong nghiên cứu các vấn đề kinh tế. 1.1 Những vấn đề kinh tế cơ bản của nền kinh tế: 1.1.1 Các vấn đề kinh tế cơ bản: Các nhu cầu của con người được thỏa mãn từ nguồn lực sẵn có trong thiên nhiên hay được sản xuất ra bằng cách kết hợp các nguồn lực về con người, công cụ, máy
- móc, tài nguyên để tạo ra các sản phẩm dịch vụ thỏa mãn mong muốn của con người. Tuy nhiên nhu cầu con người là vô hạn trong khi đó nguồn lực thì hữu hạn cho nên cần có giải pháp để giải quyết vấn đề nguồn lực có thể đáp ứng nhu cầu. Điều này chỉ có thể thực hiện thông qua một cơ chế tổ chức đó là nền kinh tế. Để hiểu được sự vận hành của nền kinh tế chúng ta phải nhận thức được những vấn đề cơ bản mà bất kỳ nền kinh tế nào cũng phải giải quyết. Đó là: - Sản xuất cái gì? - Sản xuất như thế nào? - Sản xuất cho ai? 1.1.1.1 Sản xuất cái gì? Vấn đề này có thể được hiểu là: Sản phẩm, hàng hóa dịch vụ nào được sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường sự tương tác giữa người mua và người bán vì lợi ích cá nhân sẽ xác định sản phẩm dịch vụ nào sẽ được sản xuất. Sự cạnh tranh làm cho các nhà sản xuất cung cấp các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng vì mục tiêu của nhà sản xuất là tìm kiếm lợi nhuận cho nên họ cố gắng cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao hơn để phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng nhằm thu hút sức mua. Và để giải quyết vấn đề trên, các nhà sản xuất phải căn cứ vào nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hoá dịch vụ của người tiêu dùng. Nhu cầu này có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng.Cho nên đây chính là căn cứ đ ể cho các nhà sản xuất lựa chọn và quyết định sản xuất cái gì đ ể cung ứng trên th ị trường. Bên cạnh việc lựa chọn sản xuất cái gì, nhà sản xuất phải quyết định sản xuất bao nhiêu, cơ cấu thế nào, khi nào thì sản xuất và cung ứng là có ý nghĩa r ất quan trọng. Bởi vì nhu cầu của xã hội đối với bất cứ mặt hàng nào cũng có giới hạn riêng và thời điểm nảy sinh nhu cầu theo từng loại hàng cũng khác nhau tuỳ vào loại hàng hoá cũng như các yếu tố về mặt tâm lý, thói quên thị hiếu,…của người tiêu dùng. Vì vậy, lựa chọn và quyết định sản xuất bao nhiêu, bao giờ thì sản xuất đúng đắn, phù hợp với nguồn lực, năng lực sản xuất của đơn vị sẽ đảm bảo cho quá trình kinh doanh có hiệu quả. 1.1.1.2. Sản xuất như thế nào? Vấn đề thứ hai có thể phát biểu một cách hoàn chỉnh như là: Sản phẩm và dịch vụ được sản xuất bằng cách nào? Vấn đề này liên quan đến việc xác định những nguồn lực nào được sử dụng và phương pháp để sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên việc lựa chọn phương pháp sản xuất nào còn phải xem xét trên khía cạnh hiệu quả kinh tế- xã hội, nguồn lực và trình độ khoa học công nghệ của mỗi đơn vị sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, các nhà sản xuất với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sẽ phải tìm kiếm và lựa chọn những nguồn tài nguyên, trình độ công nghệ, phương pháp tổ chức và quản lý sản xuất để đạt năng suất và chất lượng cao nhất với chi phí thấp nhất. Trong điều kiện thu nhập của xã hội có xu hướng ngày càng tăng thì chất lượng hàng hoá dịch vụ có ý nghĩa quyết định trong cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường và thực hiện mục tiêu cơ bản của các nhà sản xuất, các doanh nghiệp.
- Trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ buộc các nhà sản xuất phải luôn đổi mới kỹ thuật và công nghệ, không ngừng nâng cao trình độ quản lý kinh doanh và trình độ lành nghề cho người lao động để đổi mới sản phẩm và nâng cao chất l ượng sản phẩm. 1.1.1.3 Sản xuất cho ai? Vấn đề thứ ba cần giải quyết đó là “ Ai sẽ nhận sản phẩm và dịch vụ”. Trong nền kinh tế thị trường, thu nhập và giá cả xác định ai sẽ nhận hàng hóa và dịch vụ cung cấp. Điều này được xác định thông qua tương tác giữa người mua và bán trên th ị trường sản phẩm và thị trường nguồn lực. Thu nhập chính là nguồn tạo ra năng l ực mua sắm của các cá nhân và phân phối thu nhập được xác định thông qua: tiền lương, tiền lãi, tiền cho thuê và lợi nhuận trên thị trường nguồn lực sản xuất. Trong nền kinh tế thi trường, những ai có nguồn tài nguyên, lao động, vốn, kỹ năng quản lý cao s ẽ nhận được thu nhập cao hơn. Với thu nhập này các cá nhân sẽ đưa ra quyết định loại và số lượng sản phẩm sẽ mua trên thị trường sản phẩm và giá cả định hướng cách thức phân bổ nguồn lực cho những ai mong muốn trả với mức giá thị trường. 1.1.2 Cách giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản: Các vấn đề kinh tế cơ bản của nền kinh tế, cụ thể là mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng được giải quyết thông qua các mô hình của nền kinh tế: nền kinh tế hàng hóa tập trung, nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hỗn hợp. Các mô hình này được hình thành dựa trên hai tiêu chí: - Quan hệ sở hữu về nguồn lực sản xuất. - Cơ chế phối hợp và định hướng các hoạt động của nền kinh tế. 1.1.2.1 Nền kinh tế hàng hóa tập trung: Nền kinh tế được đặc trưng bởi quyền sở hữu công cộng đối với mọi nguồn lực và quyền đưa ra các quyết định bởi nhà nước thông qua cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Nhà nước quyết định cơ cấu các ngành, đơn vị sản xuất và phân bố sản lượng và các nguồn lực sử dụng để tổ chức quá trình sản xuất. Các doanh nghiệp sở hữu bởi chính phủ và sản xuất theo định hướng của nhà nước. Nhà nước giao kế hoạch sản xuất và định mức chi tiêu cho các doanh nghiệp và hoạch định phân bổ nguồn lực cụ thể cho doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu sản xuất này. 1.1.2.2 Nền kinh tế thị trường: Nền kinh tế đặc trưng bởi quan hệ sở hữu tư nhân về nguồn lực sản xuất và sử dụng hệ thống thị trường và giá cả để phối hợp, định hướng các hoạt động kinh tế. Thị trường là một cơ chế mà ở đó các quyết định và sở thích cá nhân được truyền thông và phối hợp với nhau. Dựa vào nhu cầu người tiêu dùng để các nhà sản xuất quyết định sản xuất cái gì. Bên cạnh đó các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra và các nguồn lực được cung cấp trong điều kiện cạnh tranh của thị trường cho nên các nhà sản xuất phải lựa chọn các phương pháp sản xuất với chi phí thấp nhất, cân nhắc giá cả của các hệ thống đầu vào nhằm thúc đẩy sử dụng nguồn lực hiệu quả, gia tăng sản lượng, ổn định việc làm và tăng trưởng kinh tế. Vì vậy đây là nền kinh tế có tính hiệu quả nhất và giá cả là phạm trù trung tâm của nền kinh tế này. Bởi thị trường là một cơ chế trong đó người mua và người bán một thứ hàng hóa hoặc dịch vụ tương tác với nhau để xác định giá cả và thị trường.
- Cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế trong đó người tiêu dùng và người sản xuất tác động lẫn nhau qua thị trường để đồng thời giải quyết ba vấn đề cái gì, như thế nào và cho ai. 1.1.2.3 Nền kinh tế hỗn hợp: Nền kinh tế này nằm giữa hai thái cực của kinh tế thị trường và kinh tế hàng hóa tập trung. Hầu hết, các quốc gia hiện nay đều vận dụng mô hình kinh tế hỗn hợp. Nền kinh tế hỗn hợp phát huy ưu điểm của nền kinh tế thị trường, đồng thời tăng cường vai trò của chính phủ trong việc điều chỉnh các khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế hỗn hợp các thể chế công cộng và tư nhân đều kiểm soát nền kinh tế. Thể chế tư nhân kiểm soát thông qua bàn tay vô hình của cơ chế thị trường, còn thể chế công cộng kiểm soát bằng những mệnh lệnh và những chính sách nhằm kích thích về tài chính và tiền tệ của chính phủ…. Xu hướng chung trên thế giới hiện nay và kể cả Việt Nam là kiểu tổ chức kinh tế theo mô hình kinh tế hỗn hợp. Với kiểu tổ chức này các yếu tố thị trường, chỉ huy và truyền thống cùng tham gia quyết định các vấn đề kinh tế. 1.2. Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vi mô: 1.2.1. Kinh tế học vi mô và mối quan hệ với kinh tế học vĩ mô: Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu sự lựa chọn khi con người đương đầu với nguồn lực khan hiếm. Kinh tế học tập trung nghiên cứu việc sử dụng và quản lý các nguồn lực khan hiếm để thỏa mãn tối đa nhu cầu vật chất của con người. Đ ặc biệt, kinh tế học nghiên cứu hành vi trong sản xuất, phân phối và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trong thế giới nguồn lực han chế. Tính cấp thiết của kinh tế học là nhận thức được thực tế của sự khan hiếm và dự kiến tổ chức xã hội như thế nào để sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả nhất. Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu, kinh tế học được chia thành: Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô Kinh tế học vi mô: Là môn học nghiên cứu hành vi, cách ứng xử của các chủ thể trong nền kinh tế, sự tương tác của các chủ thể này trên các thị trường khác nhau. Kinh tế vi mô đi nghiên cứu các hành vi cụ thể của từng cá nhân, t ừng doanh nghiệp trong việc lựa chọn và quyết định ba vấn đề kinh tế cơ bản cho mình là sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và phân phối ra sao để có thể đ ứng vững và phát triển cạnh tranh trên thị trường. Nói một cách cụ thể là kinh tế học vi mô nghiên c ứu xem họ đạt được mục đích với nguồn tài nguyên hạn chế bằng cách nào và sự tác động của họ đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân ra sao. Mục tiêu của kinh tế học vi mô nhằm giải thích giá và lượng của một hàng hóa cụ thể. Kinh tế học vi mô còn nghiên cứu các quy định,chính sách thuế của chính phủ tác động đến giá và lượng hàng hóa và dịch vụ cụ thể. Chẳng hạn, kinh tế học vi mô nghiên cứu các yếu tố nhằm xác định giá và lượng xe ô tô, đồng thời nghiên cứu các quy định và thuế của chính phủ tác động đến giá cả và lượng sản xuất xe ô tô trên thị trường.
- Kinh tế học vĩ mô: Là môn học nghiên cứu tổng thể nền kinh tế, cách thức vận hành của toàn bộ nền kinh tế quốc dân và các chính sách của nhà nước có thể tác động vào tổng thể nền kinh tế, cải thiện hiệu quả hoạt động của nền kinh tế như nghiên cứu ảnh hưởng vay nợ của Chính phủ đến tăng trưởng kinh tế của một đất nước, thay đổi của tỉ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế, quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát, nghiên cứu tác động của các chính sách nhằm ổn định nền kinh tế... Mối liên hệ giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô: Kinh tế vi mô & kinh tế vĩ mô tuy khác nhau nhưng đều là nội dung quan tr ọng của kinh tế học, không thể chia cắt mà bổ sung cho nhau, tạo thành hệ thống kiến thức kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước Kinh tế vĩ mô tạo hành lang, tạo môi trường, tạo điều kiện cho kinh t ế vi mô phát triển. Thực tế đã chứng minh, kết quả của kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào các hành vi của kinh tế vi mô, kinh tế quốc dân phụ thuộc vào sự phát triển c ủa các doanh nghiệp, của các tế bào kinh tế trong sự tác động ảnh hưởng của nền kinh tế. Căn cứ vào cách thức sử dụng thì kinh tế học được chia thành 2 dạng: kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc: Kinh tế học thực chứng là một nhánh kinh tế học quan tâm tới việc miêu tả và giải thích các hiện tượng kinh tế ,đưa ra các phát biểu có tính khoa học về hành vi kinh tế . Kinh tế học thực chứng, với tư cách là một môn khoa học quan tâm tới việc phân tích hành vi kinh tế. Nó không quan tâm tới việc phán xét giá trị kinh tế. Ví dụ, lý thuyết kinh tế học thực chứng có thể miêu tả việc tăng cung tiền ảnh hưởng tới lạm phát thế nào, nhưng nó không đưa ra một đề nghị nào về cần có chính sách gì khi đó . Hay Kinh tế học thực chứng đề cập đến "điều gì là?". Chẳng hạn, một phát biểu thực chứng là "thất nghiệp là 7% trong lực lượng lao động". Dĩ nhiên, con số 7% này dựa trên các dữ liệu thống kê và đã được kiểm chứng. Vì vậy, không có gì phải tranh cãi với các phát biểu thực chứng. Kinh tế học Chuẩn tắc liên quan đến các đánh giá của cá nhân về nền kinh tế phải là như thế này, hay chính sách kinh tế phải hành động ra sao dựa trên các mối quan hệ kinh tế. Kinh tế học Chuẩn tắc đề cập đến "điều gì phải là?". Chẳng hạn, một phát biểu chuẩn tắc là "thất nghiệp phải được giảm xuống". 1.2.2. Vị trí và ý nghĩa, đối tượng của việc nghiên cứu kinh tế học vi mô: 1.2.2.1 Vị trí, ý nghĩa của việc nghiên cứu KTH vi mô: - Kinh tế hoc vi mô là một môn khoa học kinh tế cơ bản, cung cấp kiến thức về kinh tế thị trường để ra quyết định tối ưu. - Kinh tế học vi mô có quan hệ với các môn học khác, nó là cơ sở lý thuy ết đ ể nghiên cứu các môn kinh tế ngành và quản trị kinh doanh. 1.2.2.2 Đối tượng nghiên cứu: Kinh tế học vi mô chỉ đề cập đến hoạt động của từng tế bào kinh tế: người sản xuất, người tiêu dùng, chính phủ đến các mục tiêu của họ và cách thức đ ể đ ạt đ ược mục tiêu đó. Cụ thể: Kinh tế học vi mô là môn khoa học nghiên cứu và giải quy ết ba vấn đề kinh tế cơ bản của một doanh nghiệp trong nền kinh tế: sản xuất cái gì, s ản xuất như thế nào và sản xuất cho ai?. Ba vấn đề kinh tế cơ bản trên được thể hiện ở
- những vấn đề về tiêu dùng cá nhân, cung, cầu hàng hoá, sản xuất và chi phí, giá cả thị trường, canh tranh, lợi nhuận của từng doanh nghiệp Kinh tế vi mô nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng, hành vi của doanh nghiệp và sự tác động của chúng đến nền kinh tế trên cơ sở của những qui luật, những xu th ế vận động tất yếu của nền kinh tế thị trường. Kinh tế học vi mô cũng phân tích những mặt trái (trục trặc, khuyết tật, thất bại,...) của nền kinh tế thị trường và vai trò can thiệp, điều tiết của nhà nước đ ể h ướng dẫn“bàn tay vô hình hoạt động có hiệu qủa. 1.2.3 Nội dung nghiên cứu của kinh tế học vi mô: - Những vấn đề kinh tế cơ bản của nền kinh tế, lý thuyết lựa chọn kinh tế tối ưu. - Cung cầu hàng hoá, các yếu tố ảnh hưởng đến cung cầu hàng hoá, sự thay đổi của cung cầu hàng hoá và giá cả trên thị trường. - Lý thuyết về người tiêu dùng bao gồm: lý thuyết về lợi ích, lý thuyết về đ ường ngân sách, đường cong đẳng ích, về sự co dãn của cung và cầu hàng hoá nhằm làm rõ những vấn đề liên quan đến hành vi lựa chọn của của người tiêu dùng. - Lý thuyết về sản xuất và chi phí, nghiên cứu các vấn đề liên quan đ ến s ản xuất của doanh nghiệp như: hàm sản xuất, các yếu tố đầu vào, năng suất lao động và vốn. - Hành vi ứng xử của doanh nghiệp để đạt lợi nhuận tối đa trong thị trường cạnh tranh và độc quyền. - Những hạn chế của kinh tế thị trường và vai trò của Chính phủ trong việc điều tiết các hoạt động kinh tế ở các doanh nghiệp để nền kinh tế phát triển ổn định và đảm bảo công bằng xã hội. 1.2.4 Phương pháp nghiên cứu kinh tế học vi mô Kinh tế học vi mô là môn khoa học xã hội sử dụng phương pháp nghiên c ứu giống như những môn khoa học xã hội khác và có sử dụng phương pháp nghiên c ứu cụ thể, phù hợp với đặc thù của môn học. Những phương pháp chung + Nghiên cứu những vấn đề lý luận, phương pháp luận và phương pháp lựa chọn kinh tế tối ưu trong các hoạt động kinh tế vi mô. Muốn vậy phải nắm vững các khái niệm, định nghĩa, nội dung và công thức toán học, cơ sở hình thành các hoạt động kinh tế vi mô và quan trọng là rút ra được tính tất yếu và xu thế phát triển của chúng. + Gắn chặt việc nghiên cứu lý luận, phương pháp luận với thực hành để có thể giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp. Việc phân tích và giải quyết tình huống về mặt lý thuyết của các hoạt động kinh tế vi mô đ ể nắm vững lý thuyết là rất cần thiết. + Nghiên cứu lý luận phải gắn liền với giải thích các vấn đề thực tiễn của các hoạt động kinh tế học vi mô của các doanh nghiệp ở Việt Nam và các nước. Nh ững
- kết quả thu được sẽ là minh chứng và cơ sở để hoàn thiện những vấn đề về lý luận, phương pháp luận của kinh tế học vi mô. Phương pháp cụ thể + Sử dụng toán học làm công cụ nghiên cứu kinh tế học vi mô đ ể mô hình hoá, lượng hoá các đối tượng của kinh tế vi mô và mối quan hệ giữa chúng. + Vận dụng phương pháp cân bằng nội bộ giữa các bộ phận trong tổng thể, đơn giản hoá các mối quan hệ phức tạp của các nội dung nghiên cứu trong kinh tế vi mô. Việc sử dụng kết hợp, đồng thời hai phương pháp nghiên cứu trên là cần thiết để phân tích, đánh giá và kết luận một cách đúng đắn những nội dung nghiên c ứu của kinh tế vi mô. 1.3. Lý thuyết lựa chọn: 1.3.1. Những vấn đề cơ bản của lý thuyết lựa chọn: 1.3.1.1 Lý thuyết lựa chọn: Như đã trình bày kinh tế học là việc nghiên cứu xem các cá nhân và các n ền kinh tế giải quyết vấn đề cơ bản của sự khan hiếm như thế nào. Do không có đ ủ nguồn tài nguyên để thoả mãn nhu cầu của các cá nhân và toàn xã hội, các cá nhân và xã hội phải đưa ra sự lựa chọn trong số các lựa chọn thay thế cạnh tranh. Cơ sở lý luận cho sự lựa chọn này chính là lý thuyết lựa chọn: Lý thuyết lựa chọn là tìm cách lý giải cách thức mà mỗi cá nhân, tổ chức đưa ra quyết định của mình đ ể giải quy ết ba vấn đề kinh tế cơ bản nói trên và nó cố gắng giải thích tại sao họ l ựa chọn như vậy hay Lựa chọn là cách thức mà các đơn vị kinh tế sử dụng để ra quyết định có lợi nhất. Ví dụ: Một cá nhân có một khoản tiền là 100 triệu đồng. Người này sẽ phân tích các phương án sử dụng số tiền này sao cho có lợi nhất. Một số phương án: PA1: Cất đi =>không rủi ro, không sinh lời. PA2: Gửi ngân hàng => An toàn nhưng sinh lời ít PA3: Bỏ vào kinh doanh => Rủi ro cao nhưng lợi nhuận hấp dẫn. Với các phương án đó thì người này sẽ cân nhắc cái được và cái mất trong mỗi phương án để đưa ra quyết định tối ưu nhất cho bản thân. Như vậy bản chất của sự lựa chọn là sự đánh đổi được cái này mất cái kia tức là để nhận được một lợi ích nào đó buộc chúng ta phải đánh đổi hoặc bỏ qua một chi phí nhất định cho nó. Quyết định của sự lựa chọn được cân nhắc trên cơ sở xem xét chi phí cơ hội. Bởi lẽ mỗi cá nhân trong xã hội sở hữu những nguồn lực nhất định để có thể sản xuất hay tiêu dùng một số hàng hóa nhất định cho dù cá nhân có nguồn lực có dồi dào đi chăng nữa thì sự giới hạn về thời gian và nhân l ực chỉ cho phép h ọ s ản xuất hay tiêu dùng một số hàng hóa nhất định. Chi phí cơ hội của một phương án được lựa chọn là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa chọn đó (và là những lợi ích mất đi khi chọn phương
- án này mà không chọn phương án khác; Phương án được chọn khác có thể tốt hơn phương án đã chọn). Do quy luật về sự khan hiếm nên luôn tồn tại những sự đánh đổi khi thực hiện các sự lựa chọn. Hay nói cách khác, chi phí cơ hội luôn tồn tại. Một ví dụ đơn giản của chi phí cơ hội là khi lựa chọn việc đ ến lớp nghe giáo sư giảng bài, một học viên sẽ mất cơ hội gặp gỡ ký kết hợp đồng với một đối tác làm ăn, hoặc mất cơ hội tham dự một hội thảo khác cũng đang được tổ chức trong thời gian đó. Thời gian là nguồn lực khan hiếm nên không thể cùng một lúc thực hiện được cả ba phương án. Nếu lựa chọn đến lớp nghe giáo sư giảng bài, thì phương án tốt nhất bị bỏ qua đối với người học viên là gặp mặt đối tác để ký kết hợp đồng. Cụ thể hơn, nếu hợp đồng đó mang lại cho anh ta 10 triệu đồng, thì có thể nói là chi phí cơ hội của việc đến lớp nghe giáo sư giảng bài là giá trị của phương án tốt nhất đã bị bỏ qua đó, tức là 10 triệu đồng. Một ví dụ khác: Ông H đang sở hữu một ngôi nhà mà ông ta đang sử dụng đ ể mở cửa hàng tạp hóa. Nếu ông ta bán căn nhà đó ( căn nhà trị giá 500 triệu đồng ) rồi gửi tiền vào ngân hàng với lãi suất tiền gửi tai thời điểm đó là 10%/năm. Hoặc nếu ông ta cho thuê ngôi nhà thì mỗi tháng sẽ nhận được 1.500.000 đồng. Như vậy chi phí cơ hội trong trường hợp ông ta không lựa chọn phương án bán nhà gửi tiền vào ngân hàng mà sử dụng nó để bán tạp hóa là khoản tiền lãi từ việc gửi tiền hàng năm là: 500.000.000 x 10% = 50.000.000 ( đồng) đã bị từ bỏ ( giả sử giá cả ngôi nhà không thay đổi theo thời gian). Còn chi phí cơ hội trong trường hợp ông ta không lựa chọn phương án cho thuê chính là số tiền cho thuê hàng tháng 1.500.000 đồng mà lẽ ra ông ta sẽ nhận được nếu không sử dụng nhà đó để mở tạp hóa. Trong sản xuất, chi phí cơ hội cho một mặt hàng là số lượng của các mặt hàng khác phải bỏ qua, không sản xuất để sản xuất thêm mặt hàng đó 1 đơn vị. Ví dụ: một công ty may hiện tại có khả năng sản xuất hai loại hàng hoá là áo sơ mi cung cấp cho thị trường nội địa và áo jacket xuất khẩu trong điều kiện các nguồn lực hiện có không thể tăng thêm được (nhân công,vốn,…), nếu muốn tăng sản lượng của áo sơ mi lên buộc doanh nghiệp phải giảm sản lượng của áo jacket. Như vậy, chi phí cơ hội của áo sơ mi chính là số lượng áo jacket bị bỏ qua không sản xuất để sản xuất thêm một đơn vị áo sơ mi. Chi phí cơ hội không chỉ là chi phí thể hiện bằng tiền mà còn là chi phi cơ hội về thời gian. Ví dụ như: nếu bạn đi xem phim thì chi phí cơ hội không chỉ là tiền vé, tiền đi lại, mà còn là thời gian mà bạn dành cho việc xem phim. Khi nghiên cứu chi phí cơ hội, người ta đã phát hiện ra qui luật chi phí cơ hội ngày càng tăng. Qui luật này được phát biểu như sau: Để ngày càng có thêm một đơn vị của loại hàng hoá nào đó, chúng ta phải bỏ qua một lượng ngày càng lớn các loại hàng hoá khác ( trong điều kiện các yếu tố sản xuất khác không đổi). Theo qui luật chi phí cơ hội ngày càng tăng doanh nghiệp sẽ lựa chọn và so sánh những lợi ích do sự lựa chọn đó đem lại và có tính đến chi phí của những cơ hội đã bỏ qua. Qui luật chi phí cơ hội ngày càng tăng chính là căn cứ giúp doanh nghiệp tính toán và lựa chọn sản xuất cái gì, như thế nào là có lợi nhất, tuy nhiên nó không phải là căn cứ duy nhất. 1.3.2.2 Mục tiêu của sự lựa chọn
- Theo lý thuyết lựa chọn, sự lựa chọn là cần thiết bởi vì các nguồn l ực đ ều có giới hạn. Một doanh nghiệp chỉ có một số vốn nhất định, người tiêu dùng chỉ có một lượng thu nhập nhất định, mỗi quốc gia cũng chỉ có một số nguồn lực nhất định, nếu chúng ta sử dụng vào mục đích này thì không thể sử dụng vào mục đích khác. Sự lựa chọn là có thể thực hiện được vì với một nguồn lực khan hiếm có thể được sử dụng vào mục địch này hay mục đích khác. Một doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại hàng hoá khác nhau, một loại hàng hoá có thể được sản xuất bằng nhiều cách khác nhau. Do đó, vấn đề quan trọng là ở chỗ chúng ta phải tiến hành lựa chọn sử dụng các nguồn lực với mục tiêu cơ bản nhất là đạt được lợi nhuận tối đa. Đối với người tiêu dùng, mục tiêu của sự lựa chọn tiêu dùng hàng hoá này hay hàng hoá khác là nhằm đạt được lợi ích tối đa. Bởi vì sự tiêu dùng của họ bị giới hạn bởi ngân sách gia đình và giá cả hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. 1.3.3. Phương pháp tiến hành lựa chọn kinh tế Doanh nghiệp phải lựa chọn những vấn đề kinh tế cơ bản của mình trong giới hạn cho phép của khả năng sản xuất hiện có mà xã hội đã phân bổ cho nó. Nói cách khác, doanh nghiệp phải sử dụng tối ưu các nguồn lực khan hiếm. Phương pháp lựa chọn kinh tế tối ưu có tính ràng buộc quan trọng nhất là đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF). Đường giới hạn khả năng sản xuất cho biết khối lượng tối đa của một lo ại hàng hoá mà một doanh nghiệp hay một nền kinh tế có thể sản xuất được tương ứng với mỗi mức sản lượng của mặt hàng kia trong giới hạn của nguồn lực hiện có. Ví dụ: Giới hạn khả năng sản xuất hàng tiêu dùng và thiết bị cơ bản của một doanh nghiệp như sau: Khả năng Hàng tiêu dùng Thiết bị cơ bản A 4 0 B 3,5 3 C 2 5 D 1 5,6 E 0 6 Thiết lập một hệ trục toạ độ vuông góc trong đó trục tung biểu thị cho hàng tiêu dùng , trục hoành biểu thị cho thiết bị cơ bản. Từ số liệu của ví dụ trên ta có thể vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất như sau:
- Đường giới hạn khả năng sản xuất. Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp. Những điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất là những điểm hiệu quả. Tại đó, doanh nghiệp đã sử dụng triệt để các nguồn lực sẵn có của mình. Số lượng hàng hóa đạt trên đường PPF càng ở xa gốc tọa độ thì càng có hiệu quả.S ự thỏa mãn tối đa về mặt hàng, chất lượng, số lượng hàng hóa theo nhu cầu thị trường trong giới hạn của đường PPF cho ta đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Điểm H nằm bên ngoài đường giới khả năng sản xuất là điểm không thể đ ạt được. Nó đòi hỏi phải đầu tư nhiều nguồn lực lớn hơn so với nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp, của nền kinh tế. Điểm G nằm bên trong đường giới hạn khả năng sản xuất là điểm không có hiệu quả vì chưa sử dụng hết nguồn lực sẵn có. Như vậy, điểm hiệu quả nhất phải nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất và thoã mãn tối đa các nhu cầu của xã hội và con người. Và hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp.Mọi sự tăng lên về số lượng chất lượng sẽ làm cho đường giới hạn khả năng sản xuất dịch chuy ển ra bên ngoài. Sự dịch chuyển này có thể là do thay đổi công nghệ làm tăng khả năng sản xuất của hai hàng hóa. CHƯƠNG 2: CUNG - CẦU HÀNG HÓA VÀ GIÁ HÀNG HÓA TIÊU DÙNG. Cung cầu là hai từ mà các nhà kinh tế sử dụng thường xuyên nhất, là những l ực lượng cấu thành sự vận hành của thị trường cạnh tranh. Phân tích cung cầu là một
- trong những công cụ quan trọng nhất của kinh tế học vi mô, nhằm giải thích cơ chế hình thành giá cả thông qua mối quan hệ cung cầu. 2.1 Cầu hàng hóa: 2.1.1. Khái niệm cầu: Trong nền kinh tế thị trường, người ta quyết định mua một hàng hóa nào đó tùy thuộc vào giá cả và các yếu tố sở thích cá nhân. Giá hàng hóa càng cao thì khách hàng càng mua ít hàng hóa này và số khách hàng chấp nhận mua hàng hóa càng ít. Ngược lại, giá hàng hóa càng rẻ thì lượng người mua càng nhiều và người tiêu dùng càng mua nhiều hàng hóa này hơn. Như vậy, ứng với mỗi điều kiện nhất định về giá cả và các yếu tố khác, người tiêu dùng sẵn sàng chấp nhận mua một số l ượng hàng hóa nh ất định. Số lượng đó chính là cầu về hàng hóa đã cho. Như vậy: Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua sẵn sàng hoặc có khả năng mua trên thị trường ở những mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định ( giả định các yếu tố khác không đổi) Cần phân biệt cầu với nhu cầu. Nhu cầu là mong muốn và nguyện vọng luôn tăng cao và hầu như không có giới hạn của con người. Nhu cầu chỉ trở thành cầu khi gắn nó với một hàng hóa cụ thể, với một mức giá và hàng loạt yếu tố cụ thể của thị tr ường về không gian, thời gian, thu nhập…Nói cách khác, cầu chính là nhu cầu có khả năng thanh toán gắn liền với sự chấp nhận mua hàng trong những điều kiện cụ thể 2.1.2 Các công cụ xác định cầu: 2.1.2.1 Biểu cầu: Để biểu thị cầu của hàng hóa thông qua biểu cầu. Biểu cầu là bảng số liệu chỉ mối quan hệ giữa lượng cầu và mức giá. Ví dụ biểu cầu dưới đây phản ánh cầu về gạo trên thị trường một thành phố, biểu cầu minh họa quan hệ giữa giá gạo và lượng cầu về gạo được tạo bởi hai yếu tố: giá hàng hóa(P) và lượng cầu (QD). Giá gạo (P) (Ngàn Lượng cầu về gạo (Q) đồng/kg) (Tấn/ngày) 20 5 15 10 10 15 5 20 Lượng cầu chính là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong thời gian nhất định. (Ký hiệu là QD) 2.1.2.2. Đường cầu: Đường cầu phản ánh quan hệ giữa lượng cầu và giá cả trên một đồ thị hai chiều minh họa dưới đây.
- Đồ thị đường cầu: Trên đồ thị đường cầu, trục tung biểu thị giá, trục hoành biểu thị lượng cầu. Trong ví dụ của chúng ta, mối quan hệ là tuyến tính nên đ ường cầu là đường thẳng. Trong nhiều trường hợp, quan hệ cầu là phi tuyến tính và đường cầu thường có dạng hình cong hyperbol. 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu: Chúng ta hãy xem xét các nhân tố làm thay đổi cầu của hầu hết các hàng hóa dịch vụ và để thấy rõ sự tác động của các yếu tố đến cầu hàng hóa dịch vụ khi nghiên cứu một yếu tố nào đó tác động đến cầu, ta giả định các yếu tố còn lại không đổi. Những nhân tố bao gồm: 2.1.3.1.Thu nhập của người tiêu dùng:(Income) Dễ dàng nhận thấy thu nhập là yếu tố có ảnh hưởng rất mạnh đến cầu. Khi thu nhập của một cá nhân tăng lên thường làm cho cầu của cá nhân đó v ề một mặt hàng nào đó cũng tăng theo (ví dụ, khi bạn có nhiều tiền hơn, bạn mua sắm quần áo và đi du lịch nhiều hơn). Những hàng hóa có cầu chịu ảnh hưởng tác động cùng chi ều bởi thu nhập như vậy được gọi là hàng hóa thông thường. Trong cuộc sống, không phải tất cả các hàng hóa đều là hàng hóa thông thường. Có một số hàng hóa lại có tính chất ngược lại: Khi thu nhập tăng lên sẽ làm cho cầu giảm đi. Ví dụ cầu xe đạp: khi thu nhập tăng lên, nhiều người sẽ mua xe máy và ít mua xe đạp, cầu về xe đạp sẽ giảm xuống. Những hàng hóa như vậy như vậy gọi là hàng hóa thứ cấp. Gạo, ngô, đi xe buýt, Tivi trắng đen, xem phim ngoài trời…hiện nay là những hàng hóa thứ cấp ở Việt Nam. Rõ ràng là hàng hóa thứ cấp mang tính lịch sử cụ thể rõ rệt. Một hàng hóa ở thời điểm này là hàng hóa thông thường nhưng vào thời điểm khác lại trở thành hàng hóa thứ cấp. 2.1.3.2.Thị hiếu sở thích của người tiêu dùng: (L) Thị hiếu là yếu tố mang tính tâm lý và văn hóa nhưng có vai trò r ất quan tr ọng quyết định đến cầu. Dĩ nhiên, một hàng hóa đang đuợc ưa chuộng (sở thích thị hiếu) sẽ làm tăng cầu của hàng hóa đó. Chẳng hạn, điện thoại Iphone hiện đang được ưa chuộng trên thị trường chính vì vậy mà có sự tăng cầu trên thị trường đối với mặt hàng này. Cầu sẽ giảm khi sự ưa chuộng của hàng hóa không còn nữa, do đó nguời tiêu dùng không còn mong muốn tiêu dùng hàng hóa nữa. Chẳng hạn, máy nghe nhạc VCD rất được ưa chuộng trước đây nhưng ngày nay người tiêu dùng đang ưa chuộng máy nghe nhạc DVD, do đó cầu máy nghe nhac VCD giảm xuống. Yếu tố thị hiếu là yếu tố rất tinh tế, nhiều khi chi tiết hóa đến màu sắc, kiểu dáng, mùi vị…của hàng hóa, đặc biệt là đối với các sản phẩm thời trang (áo quần,mỹ phẩm, điện thoại di động,…) chịu tác động rất lớn bởi sở thích và thị hiếu người tiêu dùng.
- 2.1.3.3. Giá cả hàng hóa có liên quan: ( Price) Các hàng hóa liên quan là các hàng hóa có tác động ảnh hưởng đ ến việc mua bán hàng hóa đang khảo sát. Hãy hình dung, cầu về thịt gà sẽ thay đổi ra sao khi đ ến mùa thu hoạch vịt, giá thịt vịt giảm đi một nữa? Rõ ràng là khi giá thịt vịt giảm sẽ làm cho cầu về thịt vịt tăng, nhưng thịt vịt và thịt gà là hai mặt hàng có thể thay th ế cho nhau, nên hệ quả tiếp theo là cầu về thịt gà sẽ giảm xuống do nhiều người ăn thịt vịt sẽ không có nhu cầu nhiều về thịt gà nữa. Những hàng hóa liên quan mà trong tiêu dùng có thể thay thế cho nhau được gọi là hàng hóa thay thế. Trong thực tế, có thể lấy rất nhiều ví dụ xe máy và ôtô, bánh và kẹo, áo thun và áo s ơ mi, xem phim và nghe nhạc… Bây giờ hãy thử hình dung cầu về xăng sẽ thay đổi như thế nào khi giá xe máy giảm mạnh. Rõ ràng là khi giá xe máy giảm làm cầu xe máy tăng và đ ương nhiên khi người ta sử dụng nhiều xe máy sẽ dẫn đến hệ quả là tăng cầu về xăng. Các hàng hóa liên quan có quan hệ với nhau theo kiểu xe máy và xăng – tức là khi tiêu dùng hàng hóa này buộc phải kèm theo tiêu dùng hàng hóa kia – được gọi là hàng hóa bổ sung. Như vậy, nhóm hàng hóa liên quan có hai loại: hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung. Đối với hàng hóa thay thế, giá của nó có tác dụng cùng chiều đối với cầu hàng hóa khảo sát (khi Py giảm làm cho Qx giảm và ngược lại). Đối với hàng hóa bổ sung, giá của nó có tác động ngược chiều đối với cầu về hàng hóa khảo sát (khi Py giảm làm cho Qx tăng và ngược lại). Hàng hóa bổ sung là hàng hóa tiêu dùng cùng nhau ví dụ như: xe máy và mũ bảo hiểm, máy ảnh và phim, đĩa CD và máy CD, mực in và máy in ......... 2.1.3.4 Dân số: (N) Dân số là yếu tố quy định quy mô thị trường. Dân số của một thị trường càng lớn đương nhiên sẽ kéo theo cầu về hàng hóa càng lớn. Vai trò của dân số nhiều khi có ý nghĩa quyết định lượng cầu trong tính toán chiến lược kinh doanh của các công ty. Nhưng lưu ý rằng sự thay đổi số lượng người tiêu dùng, người có mong muốn và có khả năng thanh tóan mới chính là nhân tố ảnh hưởng đến cầu của một hàng hóa cụ thể. 2.1.3.5 Kỳ vọng của người tiêu dùng: Dự tính giá cả và thu nhập trong tương lai cũng là những yếu tố quyết định quan trọng với cầu hiện tại về một hàng hoá. Trước tiên, hãy nói về những tác động xảy ra khi mức giá dự tính sẽ cao hơn trong tương lai. Giả sử bạn đang xem xét mua một chiếc ô tô mới hoặc một chiếc máy vi tính mới. Nếu bạn có những thông tin mới khiến bạn tin là giá của hàng hoá này trong tương lai tăng, bạn có thể sẽ mua nó hôm nay. Vì vậy, một mức giá dự tính tương lai cao hơn sẽ tăng cầu hiện tại. Theo cách tương tự, một mức giá dự tính giảm trong tương lai sẽ làm giảm cầu hiện tại (do bạn muốn hoãn việc mua hàng với dự tính chờ đợi một mức giá thấp hơn trong tương lai). Nếu thu nhập dự tính trong tương lai tăng, cầu của nhiều hàng hoá hiện tại có vẻ s ẽ tăng. Nói cách khác, nếu thu nhập dự tính trong tương lai giảm (có thể do những tin đồn ngừng sản xuất hoặc bắt đầu suy thoái) các cá nhân có thể giảm cầu hiện tại của
- họ với nhiều hàng hoá để họ có thể tiết kiệm nhiều hơn hiện nay do dự tính thu nhập trong tương lai giảm. 2.1.4 Hàm cầu: Như đã tìm hiểu cầu đối với một hàng hóa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Ta coi các yếu tố có ảnh hưởng đến cầu là các đối số. Các yếu tố đó là giá c ả hang hóa khảo sát (Px), giá cả hàng hóa liên quan (Py), thu nhập (I), dân số (N), sở thích (L), kỳ vọng (E)… Cầu là một đại lượng hàm số ký hiệu là Qx. Hàm cầu là một hàm chịu sự tác động của nhiều đối số được viết dưới dạng toán học như sau: Qx = f (Px, Py, I, N, L, E…) (1) Đó chính là hàm cầu viết dưới dạng tổng quát hàm nhiều biến. Xem xét các đối số của hàm cầu Qx, ta thấy đối số Px là quan tr ọng nhất. Đ ể làm nổi bật quan hệ giữa lượng cầu và giá Px, chúng ta có thể giả định tất cả các yếu tố khác ngoài giá Px không đổi, khi đó hàm cầu rút gọn chỉ còn là hàm một biến: Qx = f (Px) (2) Hàm cầu một biến nêu trên có thể được viết đổi vế giữa hàm số và đối số, khi đó hàm cầu có dạng sau: Px = f (Qx) (3) Hàm cầu (3) mang tính phổ biến trong nghiên cứu kinh tế học vi mô bởi vì các nhà kinh tế khi sử dụng đồ thị để minh họa thường thống nhất quy ước trục tung là giá (P) còn trục hoành là trục lượng (Q). Hàm cầu viết dưới dạng trên sẽ dễ cho sinh viên nhận dạng và phán đoán các tính chất và sự phụ thuộc lẫn nhau của hai yếu tố có quan hệ với nhau là giá và lượng hàng hóa. Trong trường hợp đặc biệt, quan hệ giữa giá và lượng là quan hệ tuyến tính ta sẽ có hàm cầu dạng đặc biệt như sau: Px = aQx + b Trong đó: - Px là giá cả hang hóa - Qx là lượng cầu hang hóa - a,b là các hệ số đặc trưng cho hàm cầu Hàm cầu có quan hệ chặt chẽ với biểu cầu. Từ biểu cầu, ta có thể dễ dàng tính toán để viết hàm cầu và ngược lại. Trong ví dụ đã nêu ở mục biểu cầu và đường cầu đã trình bày ở phần trên, ta thấy quan hệ giữa lượng cầu và mức giá là tuyến tính. Để xác định hàm cầu trong ví dụ này cần xác định hai hệ số a và b. Ta có thể lấy 2 cặp số liệu bất kỳ (ví dụ ta lấy 2 cặp số liệu đầu tiên ở ví dụ biểu cầu) để tính toán, xác định hàm cầu. Cách 1: Ta cần lập một hệ phương trình với 2 ẩn số là a và b giúp tìm giá tr ị của 2 hệ số này. Như vậy ta có hệ phương trình với 2 ẩn số là a và b 20 = 5a + b 15 = 10a + b Giải hệ phương trình trên ta có: a = -1 ; b = 25 Như vậy hàm cầu trong ví dụ có dạng: P = -Q + 25 Cách 2: Có thể tìm hệ số a, b theo cách sau: a = ; b = P0 – a x Q0
- Áp dụng giải ví dụ trên: a = = -1, b = 20 – (-1)x5 = 25 Như vậy hàm cầu có dạng: P = -Q + 25 2.1.5 Luật cầu: Qua biểu cầu và đường cầu đều chỉ ra rằng, đối với một hàng hóa quan hệ nghịch biến tồn tại giữa giá và lượng cầu khi các yếu tố khác không đổi. Điều này có nghĩa là: “ Lượng cầu hàng hoá, dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định sẽ tăng lên khi giá của hàng hoá, dịch vụ đó giảm xuống và ngược lại trong điều ki ện các y ếu t ố khác ảnh hưởng đến cầu là không đổi”. Lý do lượng cầu và giá hàng hóa có quan hệ ng ược chi ều nh ư vậy là do hai hiệu ứng sau: - Hiệu ứng thay thế: Khi giá của một hàng hóa nào đó tăng lên, người tiêu dùng tìm các hàng hóa thay thế để mua, do vậy làm cho lượng cầu hàng hóa khảo sát giảm xuống. - Hiệu ứng thu nhập:Khi giá hàng hóa tăng lên, người tiêu dùng thấy rằng, với thu nhập của mình sẽ mua được ít hàng hóa hơn. Mọi người đều tự động cắt giảm mức tiêu dùng để tiết kiệm chi tiêu, cuối cùng làm cho lượng cầu giảm xuống. 2.1.6 Di chuyển dọc theo đường cầu và dịch chuyển đường cầu: 2.1.6.1 Di chuyển dọc theo đường cầu: Như đã đề cập, cầu là mối quan hệ toàn bộ giữa giá và lượng thể hiện ở biểu cầu và đường cầu. Một sự thay đổi giá của hàng hóa sẽ làm thay đổi lượng cầu nhưng không làm thay đổi cầu của hàng hóa lúc đó sẽ xảy ra sự vận động dọc hay sự trượt dọc trên đường cầu. 2.6.1.2. Sự dịch chuyển đường cầu: Sự dịch chuyển của đường cầu xảy ra khi cầu hàng hoá dịch vụ thay đổi do các yếu tố ảnh hưởng đến cầu thay đổi (trừ giá cả của bản thân hàng hóa). Khi yếu tố ảnh hưởng làm cầu giảm thì đường cầu dịch chuyển sang trái; khi yếu tố cầu gia tăng, đường cầu sẽ dịch chuyển sang phải
- Ví dụ, đối với thị trường thịt gà, một công bố của Bộ Y tế về dịch bệnh của gà với virút H5N1 đang lan truyền chắc chắn sẽ làm cầu về thịt gà giảm xuống (đây là yếu tố thị hiếu tiêu dung). Nếu vẽ đường cầu mới lên đồ thị, ta sẽ thấy đường cầu mới vẫn giữ nguyên độ dốc và hình dáng như cũ nhưng bị dịch chuyển mạnh sang trái. Ngược lại, khi Bộ Y tế công bố hết dịch bệnh sẽ dịch chuyển theo hướng ngược lại. Bảng sau đây nêu ví dụ cho biết sự di chuyển dọc (trượt dọc) và dịch chuy ển đ ường cầu đối với thị trường gạo. Bảng 1: Khảo sát sự trượt dọc và dịch chuyển đường cầu về gạo Yếu tố tác động Tác Sự thay đổi đường cầu động đến cầu Giá gạo (Px) tăng lên Giảm Trượt dọc điểm khảo sát theo đường cầu, bản thân đường cầu không thay đổi. Giá bột mỳ (Py) tăng lên Tăng Đường cầu dịch chuyển sang phải Thu nhập (I) tăng lên Giảm Đường cầu dịch chuyển sang trái (Gạo là hàng hóa thứ cấp) Sở thích (S) tăng lên do Bộ Y Tăng Đường cầu dịch chuyển sang phải tế công bố lợi ích của ăn gạo Dân số (N) tăng lên Tăng Đường cầu dịch chuyển sang phải Tóm lại, đường cầu phản ánh sự thay đổi của lượng cầu hàng hóa khi giá cả của nó thay đổi (với điều kiện các yếu tố khác không đổi). Khi các yếu tố khác thay đổi, đường cầu sẽ dịch chuyển sang phải (khi cầu gia tăng) và sang trái (khi cầu suy giảm). 2.1.7. Cầu cá nhân, cầu thị trường: - Cầu cá nhân là cầu của một thành viên kinh tế nào đó ( cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp) - Cầu thị trường gồm tổng lượng cầu của mỗi cá nhân trong thị tr ường.Theo khái niệm này, đường cầu thị trường được hình thành bởi việc tính tổng toàn bộ các đường cầu ngang của mỗi cá nhân người tiêu dùng.Giả sử trên thị trường chỉ có hai người tiêu dùng là A và B và A muốn mua 10 đơn vị hàng hoá này và B muốn mua 15 đơn vị khi giá là 3 đôla. Vì vậy, tại mức giá là 3 đôla, tổng lượng cầu trên thị trường là 25 (= 10 + 15) đơn vị hàng hóa. Như vậy tổng lượng cầu trên thị trường chỉ là tổng lượng cầu của mỗi các nhân. 2.2 Cung hàng hóa:
- 2.2.1 Khái niệm cung: Cung hàng hoá là số lượng háng hoá, dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định trong khi các yếu tố khác ảnh hưởng đến cung là không đổi. Lượng cung là số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người bán sẵn sàng bán và có khả năng bán ở mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định. Như vậy, cung hàng hoá là toàn bộ những lượng cung ở các mức giá khác nhau. Ký hiệu là QS. 2.2.2 Các yếu tố xác định cung: 2.2.2.1 Biểu cung: Biểu cung là bảng biểu thị cung hàng hoá ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Dễ dàng nhận thấy, cũng giống như biểu cầu, biểu cung chính là hàm cung viết dưới dạng biểu bảng. Ví dụ: Trên thị trường gạo của thành phố đã nêu ở mục cầu, khi quan sát v ề cung, thấy được các số liệu thể hiện ở biểu cung như sau: Giá gạo (P) (Ngàn đồng/kg) Lượng cầu về gạo (Q)(Tấn/ngày) 20 35 15 25 10 15 5 5 2.2.2.2 Đường cung: Đường cung biểu thị mối quan hệ giữa giá cả của hàng hoá, dịch vụ với một lượng cung trên hệ trục toạ độ vuông góc gọi là đường cung. Đường cung là công cụ để mô tả cung hàng hoá trên đồ thị. (Ký hiệu là S) Trên hệ trục toạ độ vuông góc qui ước trục tung biểu thị giá cả và trục hoành biểu thị lượng cung Qs. Từ biểu cung trên ta có thể vẽ đường cung về gạo như sau: Đường cung trên đồ thị là đường thẳng. Tuỳ theo mối quan hệ giữa giá cả và lượng cung của hàng hoá khác nhau mà đường cung có thể là đường thẳng, đ ường
- cong hay đường gấp khúc nhưng chúng đều có xu hướng chung là hướng lên trên, về phía bên phải. 2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung: 2.2.3.1 Công nghệ: (Technology) Công nghệ là yếu tố quan trọng làm tăng năng suất lao động, gi ảm chi phí s ản xuất và tăng lợi nhuận. Trình độ công nghệ là yếu tố quan trọng quyết định khả năng cung ứng hàng hoá của doanh nghiệp. Khi công nghệ thay đổi (thường theo xu hướng hiện đại hơn, tiên tiến hơn) chắc chắn sẽ làm cho năng suất tăng lên và lượng cung tăng lên. Một s ự cải ti ến về công nghệ sẽ làm tăng sản lượng nên khả năng cung ứng hàng hoá của doanh nghiệp tăng lên dẫn đến cung hàng hoá tăng lên. 2.2.3.2 Giá ( Price) Giá của hàng hoá đó (Px) Khi giá của hàng hoá tăng lên lượng cung của hàng hoá đó tăng lên và ng ược lại. Vì giá tăng lên nhà sản xuất sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn, họ sẽ s ẵn sàng cung ứng nhiều hàng hoá hơn và ngược lại. Giá của các yếu tố sản xuất đầu vào (Py) Khi giá cả nguồn lực sản xuất tăng lên sẽ làm giảm khả năng sinh lời của hàng hóa dịch vụ. Điều này làm giảm sản lượng mà nhà sản xuất muốn cung cấp tại mỗi mức giá hay làm cho cung hàng hóa giảm đi và ngược lại. 2.2.3.3 Chính sách về thuế: (Tax) Thuế là cộng cụ của Chính phủ dùng để điều tiết cung hàng hoá. Thuế của Nhà nước thường đánh trực tiếp vào thu nhập của người sản xuất. Mức thuế cao làm cho thu nhập của nhà sản xuất ít đi và họ không muốn cung cấp thêm hàng hoá n ữa sẽ làm cung hàng hoá giảm. Ngược lại, mức thuế thấp sẽ khuyến khích nhà sản xuất mở rộng sản xuất, tăng sản lượng và cung hàng hoá tăng lên. Vì thế, đối với những ngành cần khuyến khích phát triển thì Chính phủ đ ưa ra những mức thuế suất thấp hơn, đối với những ngành không khuyến khích sản xuất và tiêu dùng thì Chính phủ áp đặt mức thuế suất cao hơn. 2.2.3.4 Số người sản xuất trên thị trường: Đối với một loại hàng hoá dịch vụ nhất định, số lượng người sản xuất càng nhiều thì cung của hàng hoá đó trên thị trường càng lớn và ngược lại. 2.2.3.5 Kỳ vọng của người bán: Như trong trường hợp của cầu, những kỳ vọng của nhà sản xuất đóng vai trò rất quan trọng trong các quyết định sản xuất. Chẳng hạn nếu giá kỳ vọng của xăng dầu tăng lên trong tương lai, các nhà cung cấp có thể giảm lượng cung hôm nay để cung cấp trong tương lai nhằm kiếm được lợi nhuận cao hơn và ngược lại nếu giá cả hàng hóa sẽ giảm trong tương lai, có lẽ các nhà sản xuất sẽ cung cấp nhiều hơn trong hiện tại trước khi giá giảm xuống. 2.2.4. Hàm cung: Hàm cung là hàm số biểu thị quan hệ giữa lượng cung (hàm số) với các yếu tố tác động đến cung (đối số). Hàm cung có dạng tổng quát:
- Qs = f (T, Px, Py, Tx, Nx...) Trong đó: Qs: Lượng cung hàng hóa Px: Giá của bản thân hàng hóa Py: Giá của các yếu tố đầu vào T : Công nghệ Tx: Thuế đánh vào bản thân hàng hóa Nx: Số lượng người tham gia vào sản xuất cùng hàng hóa Trong các đối số của hàm cung, ta thấy Px có vai trò quan trọng nhất. Đ ể đơn giản hóa trong khảo sát hàm cung, có thể giả định các yếu tố ngoài giá Px không đổi – khi đó hàm cung được viết dưới dạng rút gọn như sau: Qs = f (Px) Hàm cung thường được viết dưới dạng đổi vế, coi giá là hàm số, lượng cung có đối số như sau: Px = f (Qs) Trong trường hợp đặc biệt, quan hệ của hàm cung là quan hệ bậc nhất (tuyến tính), khi đó hàm cung được viết dưới dạng: Px = a. Qs + b, Trong đó: a, b là các hệ số đặc trưng cho quan hệ của hàm cung. Với biểu cung về gạo ở trên,để xác định hàm cung dạng Px = a. Qs + b, ta có thể chọn hai cặp số liệu nào đó (chẳng hạn chúng ta chọn hai cặp đầu tiên). Từ số liệu này ta lập được hệ phương trình có hai ẩn là a và b. 20 = 35a + b 15 = 25a + b Giải hệ phương trình chúng ta có: a = 1/2 ; b = 5/2. Vậy hàm cung được viết như sau: P = 1/2Qs + 5/2. 2.2.5 Luật cung: Luật cung này được phát biểu như sau: “ Nếu các yếu tố khác không đ ổi khi giá của một mặt hàng nào đó tăng lên thì lượng cung của mặt hàng đó tăng lên và ngược lại ”. Nói cách khác, cung của các hàng hóa hoặc dịch vụ có mối quan hệ cùng chiều với giá cả của chúng. 2.2.6. Sự di chuyển trên đường cung và dịch chuyển cung. 2.2.6.1. Sự di chuyển trên đường cung: Tại một điểm cụ thể trên đường cung, ta luôn xác định được mức giá bán t ương ứng với một lượng cung nhất định. Sự vận động dọc theo đường cung là sự trượt dọc trên đường cung khi giá của hàng hoá thay đổi làm cho lượng cung hàng hoá thay đổi (các yếu tố khác gi ữ nguyên không đổi). Thể hiện ở biểu đồ sau:
- 2.2.6.2. Sự dịch chuyển của đường cung: Sự dịch chuyển của đường cung xảy ra khi cung hàng hoá dịch vụ thay đổi do các yếu tố ảnh hưởng đến cung thay đổi (trừ giá cả của bản thân hàng hóa). Toàn bộ đường cung sẽ dịch chuyển sang trái nếu cung giảm hoặc dịch chuyển sang phải nếu cung tăng. Thể hiện ở biểu đồ dưới đây: Bảng 2: Cho biết các yếu tố tác động như thế nào đến đường cung (ví dụ đường cung về gạo) Khảo sát sự trượt dọc và dịch chuyển của đường cung Yếu tố tác động Tác động đến Sự thay đổi đường cung cung Giá của gạo tăng (Px) Tăng Đường cung không thay đổi, điểm khảo sát trượt dọc theo đường cung Giá phân bón giảm (Py) Tăng Dịch chuyển đường cung sang phải Áp dụng giống mới (T) Tăng Dịch chuyển đường cung sang phải Số lượng nông trại trồng Giảm Dịch chuyển đường cung sang trái lúa giảm (Nx) Chính phủ miễn thuế Tăng Dịch chuyển đường cung sang nông nghiệp 2 năm (Tx) phải Lũ lụt làm mất mùa Giảm Dịch chuyển đường cung sang trái 2.2.7. Cung cá nhân, cung thị trường: - Cung cá nhân là lượng cung của mỗi cá nhân đối với một loại hàng hóa dịch vụ. - Cung thị trường gồm tổng cung của các cá nhân trên thị trường 2.3. Cân bằng cung cầu: 2.3.1. Trạng thái cân bằng cung cầu:
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Mẫu đề thi trắc nghiệm môn Kinh tế học vĩ mô
16 p |
2670 |
1040
-
16 Bộ đề Kinh tế học vi mô (có đáp án)
53 p |
1460 |
452
-
Câu hỏi và bài tập thực hành môn Kinh tế học vĩ mô I
9 p |
632 |
151
-
kinh tế học vĩ mô dành cho chính sách công
14 p |
359 |
111
-
Bài giảng Các nguyên lý của Kinh tế học vi mô
42 p |
596 |
74
-
Đề thi trắc nghiệm môn Kinh tế học vĩ mô
16 p |
280 |
44
-
kinh tế học vi mô (microeconomic)
0 p |
283 |
38
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô: Chương 1 - TS. Nguyễn Hoàng Hiển
84 p |
302 |
30
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô (TS Trần Thị Hồng Việt) - Bài 1 Các mô hình kinh tế và phương pháp tối ưu hoá
49 p |
231 |
29
-
TÀI LIỆU KINH TẾ HỌC
40 p |
112 |
24
-
KHÁI QUÁT KINH TẾ HỌC VI MÔ
14 p |
145 |
24
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô I: Microeconomics - ThS. Phan Thế Công
39 p |
186 |
20
-
Bài giảng kinh tế học vĩ mô 2
177 p |
141 |
18
-
Câu hỏi và bài tập thực hành (ôn tập và thảo luận) Kinh tế học vĩ mô I
9 p |
384 |
18
-
Bài giảng môn học Kinh tế học vi mô
10 p |
123 |
9
-
Đề cương môn Kinh tế học vĩ mô - Trường ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
17 p |
15 |
4
-
Bài giảng Kinh tế học: Kinh tế học vi mô
10 p |
71 |
2
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)